I.- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1.- Kiến thức:
Giúp HS biết được một số khả năng trình bày trang văn bản của MS Word.
2.- Kỹ năng:
Biết cách thực hiện các thao tác chọn hướng trang và đặt lề trang.
Biết cách xem trước khi in.
3.- Thái độ:
Rèn luyện tính cẩn thận, tư duy thẩm mỹ.
II.- CHUẨN BỊ:
1.- Giáo viên:
Giáo án, SGK, bảng phụ.
2.- Học sinh:
SGK, bảng phụ, xem bài trước.
III.- NỘI DUNG DẠY HỌC:
1.- Ổn định lớp:
Kiểm tra sỉ số.
Tác phong HS.
2.- Kiểm tra bài cũ: ( Gọi HS lên bảng ).
Tin học 6 Ngày soạn: Tiết: 53 Ngày dạy: . Bài 18: TRÌNH BÀY TRANG VĂN BẢN VÀ IN ----&---- I.- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 1.- Kiến thức: Giúp HS biết được một số khả năng trình bày trang văn bản của MS Word. 2.- Kỹ năng: ü Biết cách thực hiện các thao tác chọn hướng trang và đặt lề trang. ü Biết cách xem trước khi in. 3.- Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, tư duy thẩm mỹ. II.- CHUẨN BỊ: 1.- Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ. 2.- Học sinh: SGK, bảng phụ, xem bài trước. III.- NỘI DUNG DẠY HỌC: 1.- Ổn định lớp: Ä Kiểm tra sỉ số. Ä Tác phong HS. 2.- Kiểm tra bài cũ: ( Gọi HS lên bảng ). DỰ KIẾN CÂU HỎI YÊU CẦU TRẢ LỜI Câu 1: Em hãy cho biết có mấy cách để định dạng văn bản? Câu 2: cho biết tác dụng của các nút lệnh sau: Trong slide 3. Câu 3: Nêu các tính chất phổ biến trong định dạng đoạn văn. TL: Có hai cách để định dạng văn bản: + Cách 1: Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ. + Cách 2: Sử dụng hộp thoại Paragraph. TL: Căn trái, căn giữa, căn phải, căn thẳng 2 lề, tăng mức thụt lề trái, giảm mức thụt lề trái, khoảng cách giữa các dòng. TL: Có 5 tính chất. Kiểu căn lề. Vị trí lề của cả đoạn văn bản so với toàn trang. Khoảng cách lề của dòng đầu tiên. Khoảng cách đến đoạn văn trên hoặc dưới. Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn. 3- Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1: Đặt vấn đề: Tiết trước các em đã được học cách định dạng đoạn văn bản. Vậy vấn đề đặt ra là để định dạng cả trang văn bản (trình bày trong văn bản) ta cần định dạng những gì? Và để có được trang văn bản vừa định dạng ta cần in trang văn bản ra, nhưng thao tác in văn bản ra sao? Để trả lời câu hỏi này chúng ta sang bài mới. Hoạt động 2: 1.- Trình bày trang văn bản: GV: Qua những tiết thực hành các em đã được làm quen với soạn thảo văn bản trên máy tính. Nhưng làm thế nào để có được một trang văn bản đẹp, dễ nhìn. Chúng ta đi vào phần 1: Trình bày trang văn bản. GV: cho HS quan sát bức tranh a, b trang 94 SGK Tin học 6. GV: quan sát bức tranh a. Em nào cho thầy biết cách trình bày trang văn bản của bức tranh a về: Tiêu đề được định dạng như thế nào? Đoạn đầu tiên được định dạng như thế nào? Đoạn thứ hai được định dạng như thế nào? Đoạn cuối được định dạng như thế nào? GV: ở bức tranh a, trang văn bản được trình bày theo hướng trang đứng hay trang nằm ngang? GV: tương tự, cho HS quan sát bức tranh b và trả lời các câu hỏi: Tiêu đề được định dạng như thế nào? Đoạn đầu tiên được định dạng như thế nào? Đoạn thứ hai được định dạng như thế nào? Đoạn cuối được định dạng như thế nào? GV: ở bức tranh b, trang văn bản được trình bày theo hướng trang đứng hay trang nằm ngang? GV: Yêu cầu HS tìm sự giống và khác nhau giữa bức tranh a và bức tranh b. GV: nhận xét chung. Ngoài cách trình bày trang giấy theo kiểu trang đứng hay trang nằm ngang. Chúng ta còn phải thiết lập lề trang. GV: theo em có những lề trang nào? GV: tóm lại, để trình bày một trang văn bản đẹp chúng ta cần phải có những yếu tố cơ bản nào? GV: đối với một trang giấy ta có thể chọn theo những hướng nào? GV: Cho HS đọc lưu ý. GV: giải thích. Lưu ý 1: (liên hệ thực tế) quyển tập thì lề đoạn văn là lề từ lề trang đến lề đỏ. Khi ta viết thì bắt đầu từ lề đỏ nhưng cũng có lúc ta có thể viết ra ngoài lề đỏ. Lưu ý 2: Gỉa sử văn bản có 10 trang ta có thể trình bày trang 1 thì những trang còn lại có được trình bày giống như vậy không? GV: Nhận xét chung: để thực hiện việc thò ra ngoài lề ta phải sử dụng hộp thoại Paragraph. GV: yêu cầu HS nêu lại cách mở hộp thoại Paragraph đã được học ở bài trước. GV: lưu ý không sử dụng nút lệnh: tăng hoặc giảm mức thụt lề trái để thực hiện việc thò ra ngoài lề trang, vì nó chỉ tăng hoặc giảm lề trái. GV: để hiểu rõ hơn về mục này các em về quan sát thêm bức tranh còn lại trong SGK và khi học bài thì phải xem thêm phần lưu ý. GV: vừa rồi các em đã được biết để trình bày trang văn bản chúng ta cần phải chọn hướng trang và đặt lề trang. Vậy thao tác chọn hướng trang và đặt lề trang thực hiện như thế nào? Để trả lời câu hỏi này chúng ta sang phần 2. Hoạt động 3: 2.- Chọn hướng trang và đặt lề trang: GV: cho học sinh quan sát hộp thoại Page Setup trong slide. Để trình bày trang văn bản chúng ta phải vào bảng chọn File để mở hộp thoại Page Setup. Sau đó chọn thẻ Margins. GV: hướng dẫn các mục trong thẻ Margins. Lưu ý đơn vị: nếu mặc định là cm ta có thể thay đổi sang đơn vị inch và ngược lại. GV: muốn định dạng trang giấy đứng ta thực hiện như thế nào? GV: muốn định dạng trang giấy nằm ngang ta thực hiện như thế nào? GV: để chọn loại khổ giấy ta thực hiện: trong hộp thoại Page Setup ta chọn thẻ Paper trong mục Paper Size ta chọn loại khổ giấy thích hợp. GV: Tóm lại, để chọn hướng trang và đặt lề trang ta thực hiện như thế nào? GV: cho HS đọc lưu ý. * Mở rộng: Thực hiện chèn tiêu đề trang và số trang. Cho HS quan sát hình và giới thiệu cách chèn tiêu đề trang và số trang. - làm mãu cho HS và yêu cầu 2 học sinh làm lại thao tác đó. Hoạt động 4: Luyện tập: Gọi lần lượt 3 học sinh đại diện cho 3 tổ lên thực hiện thoa tác cho cô và cả lớp quan sát. HS: lắng nghe HS: lắng nghe HS: quan sát. HS: tiêu đề căn giữa. HS: thụt lề dòng đầu tiên. HS: căn đều 2 bên. HS: căn thẳng lề phải. HS: trang đứng. HS: tiêu đề căn giữa. HS: thụt lề dòng đầu tiên. HS: căn đều 2 bên. HS: căn thẳng lề phải. HS: trang nằm ngang. HS: hoạt động nhóm: Giống nhau Đều thụt lề dòng đầu tiên. Đoạn thứ 2 căn thẳng 2 bên. Tiêu đề đặt giữa. Đoạn cuối được căn thẳng lề phải. Được chèn vào 1 bức tranh. Khác nhau Bức tranh a: được trình bày theo trang giấy đứng, bức tranh b được trình bày theo trang giấy nằm ngang. Bức tranh b có đầu trang, số trang. HS: lắng nghe. HS: lề trái, lề phải, lề trên và lề dưới. HS: + Chọn hướng trang. + Đặt lề trang. HS: hướng trang đứng hay hướng trang nằm ngang. HS: đọc lưu ý. HS: lắng nghe. HS: có. HS: Vào Format, chọn Paragraph. HS: lắng nghe. HS: chọn lệnh File/ Page Setup để mở hộp thoại Page Setup, sau đó chọn thẻ Margins, rồi chọn mục Portrait. HS: chọn lệnh File/ Page Setup để mở hộp thoại Page Setup, sau đó chọn thẻ Margins, rồi chọn mục Landscape. HS: vào File chọn Page Setup. HS: đọc lưu ý. - chú ý nghe. Và ghi bài - Lên bảng làm. - Chú ý và lên bảng thực hiện. Bài 18: TRÌNH BÀY TRANG VĂN BẢN VÀ IN 1.- Trình bày trang văn bản: Các yêu cầu khi trình bày trang văn bản gồm: Chọn hướng trang: trang đứng hay trang nằm ngang. Đặt lề trang: lề trái, lề phải, lề trên và lề dưới. 2.- Chọn hướng trang và đặt lề trang: { Chọn lệnh File/ Page Setup/ Margins. Thiết đặt các giá trị cho các phần: Top (lề trên). Bottom (lề dưới). Left (lề trái). Right (lề phải). { Chọn ô Portrait (trang đứng) hoặc Landscape (trang nằm ngang). * Mở rộng: Thực hiện chèn tiêu đề trang và số trang. - Chèn tiêu đề trang: Bước 1: Vào Menu View/ Header and Footer. Bước 2: nhập nội dung tiêu đề trang. Bước 3: Chọn Close để kết thúc. - Chè số trang: Bước 1: Vào Menu Insert\ Page Numbers Xuất hiện cửa sổ Page Numbers trong đó có: + Position: Chọn hướng đặt số trang (trên hoặc dưới). + Alignment: Chọn vị trí đặt số trang (trái, phải, giữa, bên trong, bên ngoài). 4. – Củng cố: Chơi trò chơi: Rung chuông vàng - Luật chơi: Chia lớp làm 10 nhóm. 2 bạn 1 nhóm. - Lần lượt các thành viên trong nhóm chọn câu hỏi (luân phiên lần lượt các nhóm nhau chọn câu) sau 10 giây phải đưa ra được câu trả lời. - Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai bị trừ đi 5 điểm. - Điểm TBC là của các thành viên trong nhóm. 5.- Dặn dò: Học thuộc lòng các yêu cầu cơ bản khi trình bày văn bản. Học thuộc và vận dụng được các thao tác để chọn hướng trang và đặt lề trang. Làm các bài tập trong SGK. Xem trước nội dung phần 3 bài 18: Trình bày trang văn bản và in.
Tài liệu đính kèm: