Giáo án Tin học lớp 6 - Chương 4: Soạn thảo văn bản - Bài 18: Trình bày trang văn bản và in

I. MỤC TIÊU

1 .Kiến thức:

- Nắm được cách trình bày trang văn bản khác nhau.

- Nắm được các yêu cầu cơ bản khi trình bày trang văn bản.

- Phân biệt được lề trang văn bản và lề đoạn văn bản.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết được các trang văn bản được trình bày theo các hướng khác nhau.

- Xác định được lề trang và lề đoạn văn.

3. Thái độ:

Nghiêm túc, có ý thức, thói quen suy nghĩ và làm việc hợp lý, tính cẩn thận, khoa học.

 

doc 7 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1190Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học lớp 6 - Chương 4: Soạn thảo văn bản - Bài 18: Trình bày trang văn bản và in", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/03/2013
Ngày giảng:12/03/2013
Tiết: 53
TRÌNH BÀY TRANG VĂN BẢN VÀ IN
I. MỤC TIÊU
1 .Kiến thức:
- Nắm được cách trình bày trang văn bản khác nhau.
- Nắm được các yêu cầu cơ bản khi trình bày trang văn bản.
- Phân biệt được lề trang văn bản và lề đoạn văn bản.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được các trang văn bản được trình bày theo các hướng khác nhau.
- Xác định được lề trang và lề đoạn văn.
3. Thái độ:
Nghiêm túc, có ý thức, thói quen suy nghĩ và làm việc hợp lý, tính cẩn thận, khoa học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Giáo án word, giáo án điện tử, SGK, tài liệu tham khảo.
2. Học sinh:
SGK, vở viết, học bài cũ
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp	(1 phút)
- Kiểm tra sĩ số	Lớp:............Sĩ số:........Vắng:........
2. Kiểm tra bài cũ	(9 phút)
Câu hỏi: Nêu công dụng của các nút lệnh định dạng được đánh dấu bởi các số sau?
Đáp án:
1. Chọn phông chữ
6. Căn thẳng lề trái
2. Chọn cỡ chữ
7. Căn thẳng giữa
3. Kiểu chữ đậm
8. Căn thẳng lề phải
4. Kiểu chữ nghiêng
9. Căn thẳng hai bên
5. Kiểu chữ gạch chân
10. Khoảng cách giữa các dòng
Hỏi thêm: Nếu chọn một phần văn bản của đoạn và thực hiện lệnh định dạng đoạn văn thì lệnh đó có tác dụng định dạng cho toàn đoạn văn đó không?
Đáp án: Nếu chọn một phần văn bản của đoạn và thực hiện lệnh định dạng đoạn văn thì lệnh đó có tác dụng định dạng cho toàn đoạn văn.
3. Nội dung bài mới 
	Đặt vấn đề vào bài: Ở các bài học trước, các em đã được làm quen với định dạng văn bản, định dạng đoạn văn bản,  Từ việc định dạng đó, các đoạn văn bản hay lớn hơn là trang hay các trang văn bản của chúng ta trở nên rõ ràng, đẹp hơn, Hôm nay thầy trò mình cùng tìm hiểu một bài mới đó là bài “Bài 18 Trình bày trang văn bản và in”, ở bài này gồm có 3 phần, ở tiết này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu phần đầu.
Hoạt động 1: Trình bày trang văn bản	(18 phút)
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Trình bày trang văn bản
Các yêu cầu cơ bản khi trình bày trang văn bản:
- Chọn hướng trang: trang đứng hay trang nằm ngang.
- Đặt lề trang: Lề trái, lề phải, lề trên và lề dưới.
- Lưu ý: 
+ Lề đoạn văn được tính từ lề trang và có thể “thò” ra ngoài lề trang.
+ Nếu văn bản có nhiều trang việc trình bày trang có tác dụng đến mọi trang của văn bản.
GV: Cho HS quan sát 2 văn bản được trình bày theo hai hướng khác nhau và yêu cầu HS nhận xét về hướng của hai văn bản đó.
GV: Có mấy kiểu trình bày trang văn bản?
GV yêu cầu HS khác nhận xét.
GV nhận xét và kết luận: Có 2 kiểu trình bày trang văn bản đó là trang đứng và trang nằm ngang.
GV: Khi trình bày trang văn bản cần có các yêu cầu cơ bản nào?
GV yêu cầu HS khác nhận xét.
GV nhận xét và chốt lại: Các yêu cầu cơ bản khi trình bày trang văn bản là chọn hướng trang và đặt lề trang.
GV: Chọn hướng trang thì có những hướng nào?
GV nhận xét và kết luận: Chọn hướng trang thì có trang đứng và trang nằm ngang.
GV: Đặt lề trang thì đặt những lề nào?
GV yêu cầu HS khác nhận xét.
GV chốt lại: Đặt lề trang thì phải đạt các lề: Lề trái, lề phải, lề trên và lề dưới.
GV: Vậy trình bày trang văn bản là gì?
{Trình bày trang văn bản ta làm những công việc gì?}
GV Cho HS khác nhận xét và đọc lại.
GV: Nhận xét và chốt lại: Trình bày trang văn bản là đặt hướng và các khoảng cách lề cho trang văn bản.
 GV: Chiếu hình vẽ và giải thích các lề trang văn bản (Lề trên, lề dưới, lề trái, lề phải), lề đoạn văn bản.
GV: Em hiểu thế nào là lề trang văn bản?
{Lề trang văn bản là gì?}
GV yêu cầu HS khác nhận xét
GV: Nhận xét và chốt lại: Lề đoạn văn là khoảng cách tương đối của đoạn văn bản đến lề trang
GV: Lề đoạn văn bản là gì ?
GV: Nhận xét và chốt lại: Lề đoạn văn được tính từ lề trang và có thể “thò” ra ngoài lề trang.
GV: Với nhiều trang văn bản khác nhau thì việ trình bày trang văn bản có tác dụng đến mấy trang? 
GV: Cho HS khác nhận xét.
GV: Chốt lại: Nếu văn bản có nhiều trang việc trình bày trang có tác dụng đến mọi trang của văn bản.
HS: Quan sát và nhận xét. Văn bản 1: Trang đứng
Văn bản 2: Trang nằm ngang.
HS: Có 2 kiểu: Trang đứng và trang nằm ngang.
HS khác nhận xét câu trả lời của bạn.
HS chú ý lắng nghe.
HS Các yêu cầu cơ bản khi trình bày trang văn bản là chọn hướng trang và đặt lề trang.
HS nhận xét câu trả lời của bạn
HS chú ý lắng nghe.
HS: Trang đứng và trang nằm ngang.
HS chú ý nghe giảng
HS: Lề trái, lề phải, lề trên và lề dưới.
HS khác nhận xét câu trả lời của bạn.
HS: Trình bày trang văn bản là đặt hướng và các khoảng cách lề cho trang văn bản.
HS nhận xét và đọc lại.
HS : Ghi bài
HS: Chú ý nghe giảng
HS: Lề trang văn bản là biên ngoài của vùng chứa trang văn bản
HS nhận xét.
HS ghi bài.
HS: Lề đoạn văn là khoảng cách tương đối của đoạn văn bản đến lề trang.
HS: Ghi bài
HS: Với nhiều trang văn bản khác nhau thì việ trình bày trang văn bản có tác dụng đến mọi trang.
HS khác nhận xét
HS: Chú ý và ghi bài
HS khác nhận xét
Hoạt động 2 : Bài tập 	(12 phút)
+ Bài 1.
+ Bài 2.
+ Câu 3: 
+ Câu 4:
Trong hai trang văn bản được đánh dấu (A) và (B) dưới đây, văn bản nào được trình bày theo trang đứng, văn bản nào được trình bày theo trang nằm ngang?
+ Câu 5: Hãy cho biết tên các thành phần của trang văn bản được đánh dấu bằng các chữ (A), (B), (C), (D) trong hình sau.
4. Củng cố 	(4 phút)
- Các yêu cầu cơ bản khi trình bày trang văn bản
Chọn hướng trang: Trang đứng hay trang nằm ngang;
Đặt lề trang: Lề trái, lề phải, lề trên, lề dưới.
- Phân biệt lề trang văn bản và lề đoạn văn bản.
Lề trang văn bản là biên ngoài của vùng chứa trang văn bản;
Lề đoạn văn là khoảng cách tương đối của đoạn văn bản đến lề trang.
5. Hướng dẫn về nhà	 (1 phút)
- Chọn hướng trang và đặt lề trang
- Muốn xem trước khi in, em sử dụng nút lệnh nào?
- Tìm hiểu thao tác in văn bản.
6. Rút kinh nghiệm
Nội dung:	
Phương pháp:	
Sử dụng đồ dùng dạy học và thiết bị dạy học:	
Khác:	
Nhận xét của giáo viên chỉ đạo

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 18. Trình bày trang văn bản và in (5).doc