I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được lợi ích của việc trình bày thông tin dưới dạng bảng.
2. Kĩ năng:
- Biết cách tạo được bảng đơn giản, thêm hàng, cột, xóa hàng, cột.
- Biết cách nhập, định dạng văn bản trong bảng.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.
II. Chuẩn bị:
- Gv: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
- Hs: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. Phương pháp:
- Gv hướng dẫn, đặt vấn đề, thao tác mẫu. Hs quan sát, vấn đáp, thao tác thực hiện.
IV. Tiến trình bài dạy:
Liễu Thị Hoài Lớp Toán tin k19 Trường CĐSP Thái Nguyên Ngày soạn:.../4/2014 Ngày giảng: .../4/2014 Tiết 60 Bài 21: TRÌNH BÀY CÔ ĐỌNG BẰNG BẢNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được lợi ích của việc trình bày thông tin dưới dạng bảng. 2. Kĩ năng: - Biết cách tạo được bảng đơn giản, thêm hàng, cột, xóa hàng, cột. - Biết cách nhập, định dạng văn bản trong bảng. 3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn. II. Chuẩn bị: Gv: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu. Hs: Vở ghi, sách giáo khoa. III. Phương pháp: - Gv hướng dẫn, đặt vấn đề, thao tác mẫu. Hs quan sát, vấn đáp, thao tác thực hiện. IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 6A1:............................................................................................................. 2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong nội dung học 3. Gợi động cơ: - Quan sát xung quanh em hãy cho một vài ví dụ về cách trình bày bằng bảng? - Như các em thấy nhiều nội dung văn bản, nếu diễn đạt bằng từ ngữ sẽ rất dài dòng và rất khó so sánh chúng với nhau. Như Văn bản 1 thì chúng ta lặp đi lặp lại nhiều lần các môn học. Trình bày theo Văn bản 2 gọi là trình bày cô đọng bằng bảng. Để các em biết tạo bảng như thế và thao tác trong bảng. Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải quyết vấn đề trên. Chúng ta bắt đầu bài học: Bài 21: Trình bày cô đọng bằng bảng 4. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 1: (20’) Tìm hiểu tạo bảng + GV: Đưa ra ví dụ về 2 nội dung, một nội dung diễn đạt bằng bảng, một nội dung không diễn đạt bằng bảng, yêu cầu HS quan sát và nhận xét hai nội dung trên. + GV: Rút ra ưu điểm của việc sử dụng bảng để trình bày. + GV: Đặt vấn đề vậy để tạo bảng trong phần mềm soạn thảo Word các em thực hiện như thế nào? + GV: Thao tác tạo bảng cho HS quan sát các bước thực hiện trên. + GV: Yêu cầu 2 HS lên bảng thực hiện lại thao tác tạo bảng dưới sự hướng dẫn của GV. + GV: Yêu cầu HS rút ra các bước tạo bảng trong phần mềm soạn thảo. + GV: Nhận xét và sửa chữa những sai sót của các em. + GV: Yêu cầu các bạn khác nhắc lại các bước thực hiện. + GV: Nhận xét chốt nội dung. + GV: Cho HS nhận xét về bảng sau khi thực hiện xong các thao tác tạo bảng. + GV: Thao tác nhập nội dung vào bảng. + GV: Muốn đưa nội dung vào ô em thực hiện như thế nào? + GV: Thực hiện các thao tác nhập nội dung văn bản, chỉnh sửa nội dung trên bảng. + GV: Trên bảng chúng ta có thể thực hiện những thao tác nào. + GV: Làm mẫu các thao tác trên cho HS quan sát nhận biết. + GV: Gọi một số HS lên bảng thực hiện các thao tác GV đã hướng dẫn. + HS: Nội dung diễn đạt bằng từ ngữ khá dài dòng và rất khó so sánh. + HS: Bảng giúp trình bày cô đọng, dễ hiểu và dễ so sánh hơn. + HS: Đọc tìm hiểu và nghiên cứu SGK. + HS: Quan sát và nắm bắt các bước thực hiện tạo bảng. + HS: Từng bạn lên thực hiện thao tác theo sự hướng dẫn của GV về cách tạo bảng. + HS: Các bước thực hiện: 1. Chọn nút lệnh Insert Table (Chèn bảng) trên thanh công cụ chuẩn. 2. Nhấy giữ nút trái chuột và di chuyển chuột để chọn số hàng, số cột cho bảng rồi thả nút chuột. + HS: Một bảng trống được tạo ra với số hàng và số cột như đã chọn. Bảng gồm các ô được sắp xếp đồng thời theo các hàng và các cột. + HS: Tập trung quan sát và rút ra nhận xét. + HS: Nháy chuột đặt con trỏ soạn thảo tại ô đó và gõ nội dung vào ô. + HS: Quan sát nhận biết và rút ra kết luận. + HS: Nhập – thêm nội dung, chỉnh sửa và sử dụng các công cụ định dạng đã biết. + HS: Thực hiện theo GV các thao tác nhập và thêm nội dung. + HS: Một số em lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV đưa ra. 1. Tạo bảng. Các bước thực hiện: Cách 1: B1: Chọn lệnh Insert Table trên thanh công cụ chuẩn. B2: Nhấn giữ nút trái và di chuyển chuột để lựa chọn số hàng và số cột cho bảng rồi thả nút chuột. Hình minh họa: Bảng gồm 3 hàng và 4 cột Cách 2: B1. Chọn Table\ Insert\ Table. Hộp thoại Insert Table xuất hiện. B2. Chọn số thích hợp tại ô + Number of columns: số cột + Number of rows: số hàng B3. Nháy OK * Nhập nội dung vào ô: C1: Nháy chuột vào ô muốn tới. C2: Dùng các phím mũi tên lên, xuống, trái, phải hoặc phím Tab. Rồi nhập dữ liệu vào ô bình thường. Lưu ý: Làm việc với nội dung văn bản trong các ô giống như với văn bản trên trang riêng biệt. Hoạt động 2: (18’) Thay đổi kích thước của cột hay hàng. + GV: Đặt vấn đề nếu nội dung nhập vào có kích thước lớn hơn so với ô trong bảng thì như thế nào. + GV: Thao tác thực hiện điều chỉnh độ rộng của cột hay độ cao của hàng. + GV: Yêu cầu một số HS lên thực hiện thao tác thay đổi độ rộng của cột hay độ cao của hàng. + GV: Yêu cầu các bạn khác quan sát theo dõi và nhận xét bạn thực hiện. + GV: Quan sát hướng dẫn và sửa sai cho các em. + GV: Cho các em thực hiện các thao tác đã học củng cố cho các em các bước thực hiện. + HS: Nội dung được trình bày không hợp lí vì vậy cần thay đổi kích thước của các ô trong bảng. + HS: Quan sát thao tác của GV thực hiện nhận biết cách thực hiện thao tác. + HS: Một số em lên bảng thực hiện thao tác trên. + HS: Các bạn khác theo dõi và nhận xét quá trình thực hiện của các bạn. + HS: Thực hiện các thao tác dưới sự giúp đỡ của GV. + HS: Thực hiện dưới sự hướng dẫn và yêu cầu của GV. 2. Thay đổi kích thước của cột hay hàng. - Để chỉnh sửa độ rộng của hàng hay của cột ta hãy đưa con trỏ chuột vào đường biên của của cột hay của hàng mà ta cần thay đổi cho đến khi con trỏ chuột có dạng ß||à hay và kéo sang phải, trái hay lên xuống cho phù hợp rồi thả chuột. 5. Củng cố: (5’) - Các bước tạo bảng. - Thay đổi kích thước hàng và cột 6. Hướng dẫn và dặn dò về nhà: (1’) Về nhà học bài và trả lời câu 1, 2 trang 106-SGK. Các em chuẩn bị trước phần 3, 4 tiếp theo của bài IV. RÚT KINH NGHIỆM: * DUYỆT GIÁO ÁN
Tài liệu đính kèm: