Giáo án Toán 5 - Tiết 115 - Thể tích hình lập phương

Toán

Tiết 115 THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG

I.Mục tiêu bài học:

- Biết công thức tính thể tích hình lập phương.

- Biết vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương để giải một số bài tập liên quan.Các bài tập cần làm : Bài 1 ; Bài 3/trang 122

- Giáo dục Hs tính cẩn thận khi làm bài .

II.Phương tiện dạy học:

+ Chuẩn bị hình vẽ và hình mô phỏng như trong sách giáo khoa.

+Bảng phụ, phiếu học tập.

II. Tiến trình dạy học.

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ.

- Gv cho hs nêu lại quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.

- Gv nhận xét.

3. Bài mới.

* Giới thiệu bài: Thể tích hình lập phương.

* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tự hình thành về biểu tượng thể tích hình lập phương. Tìm được quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương.

- Giáo viên đưa ra ví dụ, gọi 1-2 hs đọc đề bài.

- Gv đặt câu hỏi:

 + Đề bài cho ta biết những gì?

 + Đề bài yêu cầu ta làm gì?

- Gv chiếu lần lượt hình lập phương cạnh 3cm và hình lập phương cạnh 1cm và hỏi:

 + Thể tích của hình lập phương cạnh 1cm là bao nhiêu?

 

docx 3 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1211Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 5 - Tiết 115 - Thể tích hình lập phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán
Tiết 115	THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG
I.Mục tiêu bài học: 
- Biết công thức tính thể tích hình lập phương.
- Biết vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương để giải một số bài tập liên quan.Các bài tập cần làm : Bài 1 ; Bài 3/trang 122
- Giáo dục Hs tính cẩn thận khi làm bài .
II.Phương tiện dạy học: 
+ Chuẩn bị hình vẽ và hình mô phỏng như trong sách giáo khoa.
+Bảng phụ, phiếu học tập.
II. Tiến trình dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ.
- Gv cho hs nêu lại quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
- Gv nhận xét.
3. Bài mới.
* Giới thiệu bài: Thể tích hình lập phương.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tự hình thành về biểu tượng thể tích hình lập phương. Tìm được quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương.
- Giáo viên đưa ra ví dụ, gọi 1-2 hs đọc đề bài.
- Gv đặt câu hỏi:
 + Đề bài cho ta biết những gì?
 + Đề bài yêu cầu ta làm gì?
- Gv chiếu lần lượt hình lập phương cạnh 3cm và hình lập phương cạnh 1cm và hỏi:
 + Thể tích của hình lập phương cạnh 1cm là bao nhiêu?
- Gv nêu: Để tính thể tích hình lập phương có cạnh 3cm, chúng ta phải đi tìm số hình lập phương có thể tích 1cm3 xếp đầy vào hình lập phương cạnh 3cm.
- Gv đặt vấn đề: Nhìn vào hình, các em cho thầy biết, ở mỗi lớp thầy có thể xếp được bao nhiêu hình lp 1cm3?
-Gv ghi: Mỗi lớp có: 3x3=9 hình lp có thể tích 1cm3
- Vậy nếu thầy xếp 3 lớp như thế thì có bao nhiêu hlp 1cm3?
- Gv ghi: Có 9x3= 27 hlp thể tích 1cm3.
- Gv đặt vấn đề: xếp đủ 27 hlp thể tích 1cm3 thì đầy hình lập phương cạnh 3cm. Vậy Vhlp có cạnh 3cm là bao nhiêu?
- GV nhận xét và chốt: Thể tích hình lập phương cạnh 3cm là 27cm3.
- Hlp là dạng đặc biệt của hhcn, khi chiều dài, chiều rộng, chiều cao của chúng bằng nhau.
- Gv hỏi: Vậy từ cách tính hình hộp chữ nhật, hãy nêu cho thầy cách tính Vhlp có cạnh 3cm?
- Gv nhận xét và chốt.
- Gv đặt vấn đề: Dựa vào phép tính cho thầy biết, muốn tính thể tích hlp ta làm như thế nào?
- Gv chốt, đưa ra quy tắc tính( nếu học sinh không trả lời được thì gv phải gợi ý).
- Gv đặt vấn đề: Nếu thầy gọi độ dài cạnh của hlp là a, hãy viết công thức tính thể tích hình lập phương có cạnh là a? ( gọi 1 hs lên bảng viết)
- Cho hs khác nhận xét.
- Gv chốt, đưa ra công thức tính thể tính hình lập phương : V= a x a x a.
- Gv cho 2-3 hs đọc lại quy tắc tính Vhlp. Sau khi đọc xong, cho hs làm bài tập củng cố( 1 hs lên bảng làm, ở dưới làm nháp).
- Gv cho hs nhận xét và chốt.	
* Luyện tập( hđ 2)
Bài 1: Làm phiếu bài tập cá nhân.
- Gv phát phiếu bt theo dãy. 
- Gv treo bảng phụ. Sau đó gv thu 1 số phiếu để nhận xét. Gọi mỗi dãy 2 bạn để sửa bài. Sau đó cho hs nhận xét và chốt kết quả.
- Gv tuyên dương các nhóm.
Bài 2: Làm nhóm 4.
- Gv cho hs đọc yêu cầu bài toán. Xác định yêu cầu bài toán và nêu lại công thức tính Vhlp.
- Gv cho hs thảo luận theo nhóm 4. Gv chỉ định 2 nhóm bất kì để hoàn thành bảng phụ.
- Gv cho 2 nhóm lên bảng dán bảng phụ. Yêu cầu hs trình bày lại cách làm. Cho hs dưới lớp nhận xét.
- Gv chốt và tuyên dương các nhóm.
Bài 3: Làm vào vở
-1 hs đọc yêu cầu bài toán.
+ Gv gợi ý cho hs : Tìm số tbc của 3 số bằng cách nào? Nêu lại công thức tính thể tích hhcn? Vhlp?
-Hs làm vào vở.1 Hs làm bảng lớp.
-Hs nhận xét bài làm của bạn.
-Gv nhận xét và sửa cho hs.
4. Củng cố:
- Gv cho hs nêu lại quy tắc và công thức tính Vhlp.
5.Nhận xét- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc quy tắc và công thức tính Vhlp.
- Chuẩn bị bài: “Luyện tập chung.”
- Hát khởi động.
- Một hình lập phương có cạnh 3cm. Hãy tính thể tích hình lập phương đó.
+ Là 1cm3.
- Mỗi lớp có: 3x3=9 hình lp có thể tích 1cm3.
- Có 9x3= 27 hlp 1cm3.
- Là 27cm3.
- 3x3x3=27cm3.
- Học sinh nêu: Muốn tính thể tích hình lập phương, ta lấy cạnh nhân cạnh rồi nhân với cạnh.
- Hs viết bảng: V=a x a x a
- Hs lên bảng làm. Dưới lớp làm nháp.
Hình LP
 (1)
 (2)
 (3)
 (4)
Độ dài cạnh
 1,5m
 dm
6cm
10dm
DT 1 mặt
2,25m2
dm2
 36cm2
100dm2
DTTP
13,5m2
dm2
216cm2
600dm2
Thể tích
3,375m3
dm2
216cm3
1000dm3
- Hs thảo luận nhóm. 2 nhóm được chỉ định và hoàn thành bảng phụ.
Thể tích của khối lập phương:
0.75x0.75x0.75= 0.421875(m3)
Đổi 0.421875m3 = 421.875dm3
Cân nặng của khối kim loại là: 15x 421.875= 6328.125(kg)
Đáp số: 6328.125kg
- Hs nêu cách tìm tbc.
- Hs dưới lớp làm vào vở. 1 hs làm bảng lớn.
 Giaûi :
 Thể tích của hình hộp chữ nhật là :
 8 7 9 = 504(cm3)
 Cạnh hình lập phương là : 
 (8 + 7 + 9) : 3 = 8 (cm)
 Thể tích hình lập phương là : 
 8 8 8 = 512(cm3)
 Đs : 504 cm3 ; 512(cm3)

Tài liệu đính kèm:

  • docxThe tich hinh lap phuong_12271171.docx