Giáo án Tiếng Việt buổi chiều - Lớp 5

Rèn Tập làm văn tuần 1

Luyện Tập Văn Tả Cảnh (tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về xác định dàn ý bài văn tả cảnh.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành văn tả cảnh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

* Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm bài tập 2 và tự chọn 1 trong 2 bài còn lại; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 83 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1786Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt buổi chiều - Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
Bài 1. Viết đoạn văn tả hoạt động của một bạn đang ngồi làm bài tập trong lớp theo gợi ý :
– Em định tả bạn nào đang ngồi làm bài tập ? 
– Quan sát tìm đặc điểm của bạn đó :
+ Dáng ngồi của bạn khi làm bài tập.
+ Nét mặt và ánh mắt của bạn khi ngồi làm bài tập.
+ Hoạt động của tay, đầu bạn đó khi ngồi làm bài tập.
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
Tham khảo
Cái bàn học bố mua đã lâu nên hơi thấp so với cái dáng cao gầy của Hoa. Ấy vậy mà Hoa chẳng quan tâm, bạn cứ cặm cụi viết. Có lẽ bạn đang chuẩn bị cho bài văn sắp viết. Những sợi tóc mai xoã xuống trán, dính bết mồ hôi. Mái tóc đen, dài của Hoa rung rung theo nhịp tay viết. Hoa chăm chú viết. Khuôn mặt của bạn nghiêm nghị. Đôi lông mày, lúc díu vào với nhau, lúc lại giãn ra một cách thoải mái. Chắc có lẽ bạn đã tìm ra được ý hay cho bài văn. Đồng hồ đã điểm đến giờ chơi, Hoa đứng lên, vươn vai, tập vài động tác thể dục cho đỡ mỏi rồi lại tiếp tục học bài. Nhìn Hoa học tập nghiêm túc, bố mẹ Hoa rất vui. Mẹ luôn tự hào về Hoa.
Bài 2. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu tả các động tác đang tập thể dục của một bạn học sinh trong lớp theo gợi ý :
– Em định tả bạn nào đang tập thể dục ?
– Quan sát các động tác của bạn đó :
+ Bạn đang tập động tác gì ?
+ Tay, chân bạn đó thực hiện động tác thể dục như thế nào ?
+ Thân hình, đầu, bạn đó khi tập động tác thể dục có gì đáng chú ý ?
........................................................................................
........................................................................................
........................................................................................
........................................................................................
Tham khảo
Giờ ra chơi hôm đó, chúng em tổ chức cuộc thi nhảy dây. Đến lượt Ngọc Anh nhảy. Bàn tay búp măng của bạn nhẹ nhàng cầm lấy chiếc dây, bắt đầu quay “Một... hai... ba... bắt đầu” – tiếng “trọng tài” Nga vang lên. Đôi chân thon thả của Ngọc Anh lúc lên, lúc xuống thật nhịp nhàng theo vòng quay đều đều của chiếc dây. Những cơn gió mơn man thổi, mái tóc dầy và đen nhánh của bạn nhẹ bay. Bấy giờ, cặp mắt bồ câu long lanh xinh đẹp của Ngọc Anh chỉ chăm chú vào chiếc dây. Trên khuôn mặt bầu bĩnh đã lấm tấm những giọt mồ hôi, nhưng Ngọc Anh vẫn tiếp tục nhảy. 1/9...120... Ngọc Anh dừng lại vì bị vấp dây, nhưng con số 120 đủ để bạn thắng cuộc. Cuộc thi kết thúc, “trọng tài” Nga tuyên bố: “Ngọc Anh là người chiến thắng”. Mọi người vỗ tay khen bạn, Ngọc Anh cũng cảm ơn bằng nụ cười tươi tắn, đôi môi đỏ hồng càng thêm vẻ duyên dáng. Bạn còn học rất giỏi, hát hay, vẽ đẹp... Ngọc Anh thật là một cô bé tài năng.
Bài 3. Viết đoạn văn khoảng 5 câu tả ngoại hình kết hợp tính nết một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, em) của em theo gợi ý : Tả ngoại hình là tả khuôn mặt, tả vóc dáng, tả thân hình, tả tiếng nói, ánh mắt,... Những đặc điểm ngoại hình dễ bộc lộ tính nết của một người là tiếng nói, ánh mắt, giọng cười, dáng đi,... (Đọc lại bài Bà tôi – Tuần 12 để thấy rõ tinh thần yêu đời lạc quan, tính tình vui vẻ, của bà thể hiện qua giọng nói, ánh mắt.)
........................................................................................
........................................................................................
........................................................................................
Tham khảo
Bà em là một cụ già nông thôn, hiền lành chất phác. Bà đã già. Tóc bà bạc phơ, búi sau gáy như một nắm bông con con. Bà thường mặc bộ quần áo vải thâm, rất rộng so với thân hình gầy guộc của bà. Hai má bà đã hóp, thái dương hơi nhô. Trên khuôn mặt bà đã có nhiều nếp nhăn nhưng vẫn còn giữ lại những nét đẹp của thời con gái. Bà thích ăn trầu. Bởi vậy, môi bà đỏ như được thoa son vậy. Tuy lưng bà hơi còng, chân đi chậm nhưng bà vẫn tham việc, chẳng mấy khi ngồi không. Từ sáng sớm, bà đã dậy cho lợn ăn, thổi cơm, đun nước, đi chợ, quét nhà quét sân... Mọi việc xong xuôi thì bà lại vác cuốc ra vườn cặm cụi xới đất, nhổ cỏ, tưới cây, bón phân cho cây... Bà thuộc rất nhiều truyện cổ tích và ca dao. Mỗi khi con cháu về là lại quây quần bên bà để được nghe bà kể chuyện.
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Ngày dạy: Thứ ., ngày  /  / 201
Rèn Tập làm văn tuần 17
Luyện Tập Văn Tả Người (tiết 4)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về văn tả người.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành một số bài tập củng cố và nâng cao.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm bài tập 2 và tự chọn 1 trong 2 bài còn lại; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
Bài 1. Dựa vào những ý sau, hãy viết thành một đoạn văn gợi tả và gợi cảm hơn: 
“Mùa đông đến. Những cơn gió lạnh tràn về. Nhìn lên trời, em không thấy chim én nữa. Mẹ giục em lấy áo ấm ra mặc. Em rất vui sướng khi mặc chiếc áo len mẹ mới đan cho em.”
Bài viết
...........................................................................................
........................................................................................... ........................................................................................... ...........................................................................................
Tham khảo
Có phải mùa đông lạnh lẽo đã đến rồi không?...Đúng rồi, những cơn gió lạnh như dao cắt đã vội vã tràn về! Nhìn lên bầu trời xam xám như màu chì, em không thấy những cánh én đang chao liệng nữa. Mẹ em giục: “Con hãy lấy chiếc áo mẹ vừa đan xong ra mặc cho ấm đi!”. Xỏ tay vào chiếc áo mới, em thấy mình như được lớn thêm một tuổi và thấy ấm áp hẳn lên vì được sống trong tình thương của mẹ.
Bài 2. Sắp xếp lại thứ tự các dòng dưới đây cho hợp lí.
Để làm tốt dạng văn tả người, em cần phải:
1) Lựa chọn những từ ngữ thích hợp (nhất là các động từ, tính từ để vừa nêu được những nét riêng biệt, nổi bật nhất của người được tả, vừa bộc lộ được thái độ, 
tình cảm của mình đối với người đó.
2) Xác định rõ người sẽ tả là ai.
3) Quan sát kĩ người sẽ tả để tìm ra những nét riêng biệt của người đó. Mỗi lứa 
tuổi, con người có những đặc điểm về hình dáng và tính tình khác nhau (người già thì tóc bạc, da nhăn; người trẻ thì mái tóc mượt mà, làn da căng tràn sức sống,...). Mỗi người một hoàn cảnh sống, một trình đọ văn hoá khác nhau. Tất cả những thứ ấy đều có ảnh hưởng đến sinh hoạt toàn diện của họ.
Đáp án
Để làm tốt dạng văn tả người, em cần phải thực hiện theo thứ tự:
2 - 3 - 1
Bài 3. Xác định kiểu mở bài cho đoạn văn dưới đây:
Năm tháng rồi cũng qua đi, chỉ có thời gian là thước đo chính xác nhất tình cảm của con người. Bây giờ, tuy tôi đã học lớp cuối của bậc tiểu học, sắp sửa từ biệt 
mái trường thân yêu để bước tiếp vào bậc trung học, nhưg với quãng thời gian năm năm học ở đây, đâu phải là ít.Mỗi lần nghe gọi tên Nhung, tôi khẽ giật mình, bởi một lẽ tự nhiên, đó là tên của cô giáo đã dạy dỗ tôi trong những ngày đầu chập chững cắp sách tới trường.
Đáp án
Kiểu mở bài gián tiếp.
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Ngày dạy: Thứ ., ngày  /  / 201
Rèn Tập làm văn tuần 18
Luyện Tập Văn Tả Người (tiết 5)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về văn tả người.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành một số bài tập củng cố và nâng cao.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm bài tập 2 và tự chọn 1 trong 2 bài còn lại; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
Bài 1. Viết đoạn văn tả hoạt động của một em bé tập đi hoặc một người nông dân đang làm ruộng hoặc một người đang chăm sóc cây
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
Tham khảo
Trên đôi môi đỏ thắm, chúm chím của Kẹo hay rạng ngời nụ cười tươi tắn y như nụ hoa xinh vừa hé mở. Và mỗi khi nụ hoa ấy bung nở thì để lộ năm cái răng trắng nõn của bé. Em có đôi bàn tay mũm mĩm hình búp măng cứ nắm chặt vào nhau, ngọ nguậy như những con sâu đo. Trên đôi bàn tay trắng trẻo ấy được mẹ đeo cho chiếc lắc vòng bạc óng ánh rất đẹp. Móng tay, móng chân bé như những nụ hồng chúm chím.
Bài 2. Viết đoạn văn tả một người thân đang làm việc (VD : giặt quần áo hoặc nấu cơm, rửa cốc chén, tưới cây, làm vườn, đóng hoặc sửa bàn ghế,...).
Bài viết
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
Tham khảo
Hôm nay, sau khi đi chợ về. Khuôn mặt trái xoan của mẹ lấm tấm những giọt mồ hôi trông thật đẹp. Nó càng rực rỡ hơn nhờ đôi mắt đen hai mí chớp chớp của mẹ. Đôi mắt ấy không còn đẹp như trước nữa, nó đã xuất hiện những vết chân chim và vết quầng thâm đen. Nhưng đôi mắt ấy vẫn biết khóc, biết cười, biết yêu thương và dạy bảo con cái, đôi mắt ấy vẫn toát lên nghị lực mạnh mẽ vì chồng vì con, vì gia đình của mẹ. Tuy khá mệt nhưng mẹ vẫn tươi cười với chúng em bằng đôi môi đỏ hồng ấm áp. Đôi môi ấy dạy em cái tốt, cái xấu, đôi môi ấy đã đưa em vào giấc ngủ bằng những câu chuyện cổ tích thần kì hay bài hát ru ấm áp, hiền dịu. Mẹ xách giỏ vào nhà, chia thức ăn vào từng rổ rồi rửa sạch sẽ.
Mẹ nhờ em vo gạo thật kĩ rồi đặt vào nồi cắm điện. Trong khi đó, mẹ cẩn thận cắt từng lát thịt. Rồi mẹ rửa rau, em phụ mẹ lặt rau, lặt lá úa, cọng sâu. Từng cọng râu được bàn tay gầy gầy, xương xương của mẹ lặt một cách nhanh, khéo. Bàn tay ấy đã làm biết bao công việc khó khăn cực nhọc. Bây giờ, cơm cũng đã chín, mẹ dùng đũa đảo lên cho tơi, dễ ăn. Khuôn mặt của mẹ lúc này đỏ bừng vì nóng. Tuy vậy, nó vẫn xuất hiện nụ cười thật tươi. Mẹ bắc bếp lên chiên thịt, xào rau, nấu canh. Mẹ nấu thế nào mà mùi thơm lan khắp mọi nơi. Bữa tối cũng đã xong. Em phụ mẹ lấy bát, đũa ra bàn. Một bữa ăn tối ngon miệng bắt đầu. Cả nhà quây quần bên nhau thật ấm cúng. Ai cũng khen thức ăn ngon không chê vào đâu được. Lúc này, em chợt nhìn thấy một nụ cười hạnh phúc trên khuôn mặt lấm tấm mồ hôi của mẹ, một nụ cười mới đẹp làm sao.
Bài 3. Xác định kiểu mở bài dưới đây:
 “Gia đình em, ai cũng yêu quý nội. Riêng em, em lại càng quý nội hơn vì nội đã chăm sóc em từ lúc em mới lọt lòng, nội ru em ngủ bằng những lời ru êm ái ngọt ngào.”
Đáp án
Mở bài trực tiếp
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Ngày dạy: Thứ ., ngày  /  / 201
Rèn Tập làm văn tuần 19
Luyện Tập Văn Tả Người (tiết 6)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về văn tả người.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành một số bài tập củng cố và nâng cao.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm bài tập 2 và tự chọn 1 trong 2 bài còn lại; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
Bài 1. Em hãy đọc lại bài kiểm tra định kì đã làm, tự nhận xét bằng cách đánh dấu x vào các ô trống:
o Có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài?
o Có câu mở đoạn.
o Nêu được các đặc điểm tiêu biểu về ngoại hình của người em chọn tả.
o Những đặc điểm về ngoại hình đã thể hiện tính tình người được tả.
o Thể hiện được các hoạt động của người được tả?
o Thể hiện được tình cảm của em đối với người được tả.
o Sắp xếp các câu trong đoạn hợp lí.
o Không sai nhiều lỗi chính tả?
o Không dùng câu cụt, câu què?
o Dùng từ sinh động, gợi hình ảnh, viết câu đúng và hay.
Bài 2. Đoạn mở bài sau được viết theo cách trực tiếp hay gián tiếp ?
 “Ông em già nhất khu phố này. Râu tóc ông bạc trắng. Cả lông mày cũng bạc. Thỉnh thoảng em vẫn nghĩ : ông em là ông tiên.”
(Trả lời ) : ..........................
Đáp án
Mở bài trực tiếp
Bài 3. Viết hai đoạn mở bài theo hai cách mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp cho đề bài sau: Tả người bà của em.
a) Cách 1 (mở bài trực tiếp).
.......................................................................................
.......................................................................................
.......................................................................................
b) Cách 2 (mở bài gián tiếp).
.......................................................................................
.......................................................................................
.......................................................................................
Tham khảo
Cả nhà em ai cũng quý bà. Riêng em, em lại càng quý bà hơn. Bà đã chăm sóc em từ lúc mới lọt lòng. Bà đã ru em bằng những lời ca êm dịu.
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Ngày dạy: Thứ ., ngày  /  / 201
Rèn Tập làm văn tuần 20
Luyện Tập Văn Tả Người (tiết 7)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về văn tả người.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành một số bài tập củng cố và nâng cao.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm bài tập 2 và tự chọn 1 trong 2 bài còn lại; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
Bài 1. Xác định biện pháp tu từ trong 2 dòng thơ sau và nêu cảm nhận của em về 2 dòng thơ đó.
Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.
(Võ Thanh An)
Đáp án tham khảo:
Biện pháp so sánh bà (sống lâu, tuổi đã cao) như quả ngọt chín rồi (quả đến độ già giặn, có giá trị dinh dưỡng cao). So sánh như vậy để cho người người đọc sự suy nghĩ, liên tưởng: Bà có tấm lòng thơm thảo,đáng quý; có ích lợi cho cuộc đời, đáng nâng niu và trân trọng )
Bài 2. Xác định kiểu kết bài sau:
 Thoắt cái, năm năm học vèo trôi qua. Năm năm học ấy, chúng tôi học được bao nhiêu điều thú vị và kì lạ từ thầy cô và bè bạn. Nhìn lại những năm tháng ngọt ngào ấy, trong tôi lại dâng lên n

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tieng Viet buoi chieu Lop 5 _12253546.doc