Giáo án tổng hợp Tuần 5 - Lớp 4

Tiết 3: (Theo TKB)

Môn: Toán

Tiết 21: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

- Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận.

- Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây.

- Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào.

* Bài 1, bài 2, bài 3

II. CHUẨN BỊ:

- Nội dung bảng bài tập 1 – VBT, kẻ sẵn trên bảng phụ, nếu có thể.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

docx 12 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 573Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp Tuần 5 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Thứ hai Ngày soạn: 24/9/2017 
Ngày giảng:25/9/2017
Tiết 3: (Theo TKB) 
Môn: Toán
Tiết 21: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
- Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận.
- Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây.
- Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào.
* Bài 1, bài 2, bài 3
II. CHUẨN BỊ: 
- Nội dung bảng bài tập 1 – VBT, kẻ sẵn trên bảng phụ, nếu có thể.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3
35
2
A.Mở đầu:
1.Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra VBT của HS.
-Chữa một số bài.
2.Giới thiệu bài: 
B.Giảng bài:
 Bài 1: 
+ Những tháng nào có 30 ngày? 
+ Những tháng nào có 31 ngày? 
+ Tháng 2 có bao nhiêu ngày?
- GV giới thiệu: Những năm tháng 2 có 29 ngày gọi là năm nhuận. Một năm nhuận có 366 ngày. Cứ 4 năm thì có một năm nhuận. Ví dụ 
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Gọi HS chia sẻ trước lớp. 
-Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
C.Kết luận:
+ Những tháng nào có 30 ngày? 
+ Những tháng nào có 31 ngày?
- GV tổng kết giờ học, 
- Chuẩn bị bài: Tìm số trung bình cộng.
- HS nghe giới thiệu bài.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS cả lớp làm bài vào VBT.
+ Những tháng có 30 ngày là 4, 6, 9, 11. 
+ Những tháng có 31 ngày là 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12.
+ Tháng 2 có 28 ngày hoặc 29 ngày.
- HS nghe GV giới thiệu, sau đó làm tiếp phần b của bài tập.
- HS cả lớp làm bài vào VBT.
 3 ngày = 72 giờ; 
1/2 phút = 30 giây
 4 giờ = 240 phút 
 3 giờ 10 phút = 190 phút
 8 phút = 480 giây 
 2 phút 5 giây = 125 giây
 1/3 ngày = 8 giờ 
 4 phút 20 giây= 260 giây
 1/4 giờ = 15 phút
- Nhận xét thống nhất KQ.
- HS đọc yêu cầu và tự làm.
- Vua Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789. Năm đó thuộc thế kỉ thứ XVIII.
- Nguyễn Trãi sinh năm: 
1980 – 600 = 1380 năm. Năm đó thuộc thế kỉ XIV.
..................................š&›..................................
Tiết 3: (Theo TKB) 
Môn: Tập đọc
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. MỤC TIÊU: 
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
* HS khá, giỏi trả lời được CH 4 (SGK).
II. CHUẨN BỊ: 
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 46, SGK (phóng to nếu có điều kiện)
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5
32
3
A.Mở đầu:
1.Khởi động:
- Trưởng ban văn nghệ cho các bạn chơi trò chơi khởi động.
- Ban HT kiểm tra 2 bạn đọc nối tiếp bài thơ Tre VN, TLCH liên quan.
- Nhận xét và tuyên dương.
2. Giới thiệu bài:
 - GV nhận xét, giới thiệu bài mới, nêu mục tiêu, ghi tên bài.
- CTHĐTQ yêu cầu một số bạn nhắc lại mục tiêu của bài.
B.Giảng bài:
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 
 HĐ1: Luyện đọc: 
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
-GV hoặc HS chia đoạn: 4 đoạn.
+Đoạn 1: Ngày xưađến bị trừng phạt
+ Đoạn 2: Có chú bé  đến nảy mầm được.
+ Đoạn 3: Mọi người  đến của ta.
+ Đoạn 4: Rồi vua  đến hiền minh.
+ GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp hướng dẫn đọc câu văn dài khó.
- GV giải nghĩa một số từ khó: 
- GV đọc diễn cảm cả bài.
* Toàn bài đọc với giọng chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính thật tha. Lời Chôm tâu vua: ngây thơ, lo lắng. Lời vua lúc giải thích thóc đã luộc kĩ: ôn tồn, lúc khen ngợi Chôm dõng dạc.
* Nhấn giọng ở những từ ngữ: nối ngôi, giao hẹn, nhiều thóc nhất,truyền ngôi, 
HĐ2: Tìm hiểu bài: 
+ Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
+ Nhà vua đã làm cách nào để tìm được người trung thực?
+ Theo em hạt thóc giống đó có thể nảy mầm được không? Vì sao?
+ Thóc luộc kĩ thì không thể nảy mầm được. Vậy mà vua lại giao hẹn, nếu không có thóc sẽ bị trừng trị để biết ai là người trung thực, dũng cảm nói lên sự thật. 
+ Theo lệng vua, chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao?
+ Đến kì nộp thóc cho vua, chuyện gì đã xảy ra?
+ Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?
+ Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe Chôm nói.
+ Nhà vua đã nói như thế nào?
+ Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm: 
Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài: đoạn 2, 3.
+ Đọc mẫu đoạn văn.
+ Theo dõi, uốn nắn.
C.Kết luận:
Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì? Nêu ý nghĩa của bài?
- Chuẩn bị bài: Gà trống và cáo 
- Nhận xét tiết học.
Hát
HS đọc và TLCH
- Nhận xét.
-1HS đọc, cả lớp theo dõi.
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn. 
- HS đọc từ khó.
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- HS đọc chú giải.
- Luyện đọc theo cặp (báo cáo kết quả)
- HS theo dõi.
Hoạt động nhóm
CTHĐTQ yêu cầu một số bạn TLCH và chia sẻ trc lớp
-Nhà vua muốn chọn một người trung thực để truyền ngôi.
+ Vua phát cho mỗi người dân một thúng thóc đã luộc kĩ mang về gieo trồng và hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có sẽ bị trừng phạt.
+ Hạt thóc giống đó không thể nảy mầm được vì nó đã được luộc kĩ rồi.
+ Vua muốn tìm xem ai là người trung thực, ai là người chỉ mong làm đẹp lòng vua, tham lam quyền chức.
+ Chôm gieo trồng, em dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm.
+ Mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp. Chôm không có thóc, em lo lắng, thành thật quỳ tâu: Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.
+ Mọi người không dám trái lệnh vua, sợ bị trừng trị. Còn Chôm dũng cảm dám nói sự thật dù em có thể em sẽ bị trừng trị
+ Mọi người sững sờ, ngạc nhiên vì lời thú tội của Chôm. Mọi người lo lắng vì có lẽ Chôm sẽ nhận được sự trừng phạt.
+ Vua nói cho mọi người biết rằng: thóc giống đã bị luộc thì làm sao có thể mọc được. Mọi người có thóc nộp thì không phải là thóc giống vua ban.
*Vì người trung thực bao giờ cũng nói đúng sự thật, không vì lợi ích của mình mà nói dối, làm hỏng việc chung...
- 4 em đọc tiếp nối nhau 4 đoạn của bài.
+ Luyện đọc phân vai theo nhóm
+ Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ Bình chọn người đọc hay.
Ý nghĩa: Câu chuyện ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
..................................š&›..................................
Chiều
Tiết 1: (Theo TKB) 
Môn:Luyện Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Củng cố về viết và so sánh các số tự nhiên.
- Bước đầu làm quen với bài tập dạng x <5; 68 < x <92 (với x là số tự nhiên).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép bài 3. SGK toán 4.
III. Các hoạt động dạy học
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Mở bài: 
1. Ôn định:
2. Kiểm tra:
- Để viết các số tự nhiên ta dùng mấy chữ số?
B. Bài mới:
Bài1:
- Cho HS làm vở
- Nhận xét và bổ sung
Bài 2:
- Cho HS làm vở.
+Từ 0 đến 9 có mấy số?
+Từ 0 đến 99 có bao nhiêu số?
Bài 3:
- GV treo bảng phụ.
- Cho HS làm vào vở.
Bài 4:
- GV giới thiệu bài tập:
x < 5 (Đọc : x bé hơn 5).
- ChoHS tự đọc trong SGK
Bài 5:
- Cho HS làm vào vở
- Chấm một số vở và chữa
C.Hoạt động nối tiếp:
- Có bao nhiêu số có ba chữ số?
- Hệ thống bài và nhận xét
- Dặn về nhà ôn lại bài
 - HS nêu
 - Nhận xét và bổ sung
 - HS làm vở và đổi vở để kiểm tra
 - Một số em lên bảng chữa
 - Nhận xét và chữa
 - HS trả lời
 - Nhận xét và bổ sung
 - HS làm vở - 2HS lên bảng
 - Nhận xét và chữa
 - HS đọc và làm vào vở
 - HS làm vở - Nêu miệng kq
 - Nhận xét và bổ sung
..................................š&›..................................
Tiết 2: (Theo TKB) 
Môn: Chính tả(Nghe – viết)
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. MỤC TIÊU: 
- Nghe- viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ; biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.
* HS khá, giỏi tự giải được câu đố ở BT (3).
II. CHUẨN BỊ: 
Bài tập 2a, bài tập 2b viết sẵn 2 lần trên bảng lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5
32
3
A. Mở bài:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết.
- Nhận xét về chữ viết của HS.
2. Giới thiệu bài: 
B.Giảng bài:
1. Hướng dẫn nghe- viết chính tả: 
* Tìm hiểu nội dung đoạn văn: 
- Gv đọc bài.
+ Nhà vua chọn người như thế nào để nối ngôi?
* Hướng dẫn viết từ khó: 
+ GV đọc từ khó cho HS viết
 * Viết chính tả: 
+ GV đọc bài cho HS viết.
 * Thu nhận xét bài của HS
- Sửa sai một số lỗi cơ bản.
 2. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 2: Tìm những từ.
b.Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Tổ chức cho HS thi làm bài tập theo nhóm.
- Nhận xét, khen.
Bài 3: Giải câu đố.
a/. – Gọi1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tìm ra tên con vật.
- Giải thích: ếch, nhái đẻ trứng dưới nước. Trứng nở thành nòng nọc, có đuôi, bơi lội dưới nước. Lớn lên nòng nọc rụng đuôi, nhảy lên sống trên cạn
C. Kết bài: 
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Nhận xét tiết học.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Rạo rực, dìu dịu, gióng giả,bâng khuâng, bận bịu, nhân dân, vâng lời, dân dâng,
- Nhận xét.
+ Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi.
+ HS viết bài: luộc kĩ, giống thóc, dõng dạc, truyền ngôi,
+ HS viết bài.
- HS nghe GV đọc và soát bài
+ HS nộp bài.
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS trong nhóm tiếp sức nhau điền chữ còn thiếu (mỗi HS chỉ điền 1 chữ)
** Chen chân- len qua- leng keng- áo len- màu đen- khen em.
- Lời giải: Con nòng nọc.
- HS lắng nghe
..................................š&›..................................
Thứ ba Ngày soạn: 25/9/2017 
Ngày giảng:26/9/2017
Tiết 2: (Theo TKB) 
Môn: Toán
Tiết 22: TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I. MỤC TIÊU: 
- Bước đầu hiểu biết về số trung bình cộng của nhiều số.
- Biết tìm số trung bình cộng của 2, 3, 4 số.
* Bài 1 (a, b, c), bài 2
II. CHUẨN BỊ: 
- Hình vẽ và đề bài toán a, b phần bài học SGK viết sẵn trên bảng phụ hoặc băng giấy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3
32
5
A.Mở đầu:
1.Kiểm tra:
-Kiểm tra VBT của HS.
-Chữa bài, nhận xét, tuyên dương.
2.Giới thiệu bài: 
B.Giảng bài:
1..Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng: 
 * Bài toán 1
- GV yêu cầu HS đọc đề toán.
- Có tất cả bao nhiêu lít dầu? (GV ghi bảng phép tính 4+ 6 = 10 lít)
- Nếu rót đều số dầu ấy vào 2 can thì mỗi can có bao nhiêu lít dầu? (10: 2 = 5 lít)
- GV yêu cầu HS trình bày lời giải.
- GV giới thiệu: Can thứ nhất có 6 lít dầu, can thứ hai có 4 lít dầu. Nếu rót đều số dầu này vào hai can thì mỗi can có 5 lít dầu, ta nói trung bình mỗi can có 5 lít dầu. Số 5 được gọi là số trung bình cộng của hai số 4 và 6.
- Dựa vào cách giải thích của bài toán trên bạn nào có thể nêu cách tìm số trung bình cộng của 6 và 4?
 GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra từng bước tìm: 
Bước thứ nhất trong bài toán trên,chúng ta tính gì?
+ Để tính số lít dầu rót đều vào mỗi can, chúng ta làm gì?
+ Tổng 6+ 4 có mấy số hạng?
GV Kl cách tìm số trung bình cộng.
- GV yêu cầu HS phát biểu lại quy tắc tìm số trung bình cộng của nhiều số.
 * Bài toán 2: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán 2.
- Bài toán cho ta biết những gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Em hiểu câu hỏi của bài toán như thế nào?
- GV nhận xét bài làm của HS 
Ba số 25, 27, 32 có trung bình cộng là bao nhiêu?
2.Luyện tập, thực hành: 
Bài 1: Tìm số trung bình cộng 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.
- GV chữa bài. Lưu ý HS chỉ cần viết biểu thức tính số trung bình cộng là được, không bắt buộc viết câu trả lời.
Bài 2: 
- GV yêu cầu HS đọc đề toán.
- Đặt câu hỏi gợi mở.
- GV nhận xét và chữa bài.
C.Kết luận:
- GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. 
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
+ HS hát.
- HS đọc.
- Có tất cả 4+ 6 = 10 lít dầu.
- Mỗi can có 10: 2 = 5 lít dầu.
+ HS trình bày lời giải cho 2 phép tình.
-HS nêu: Số trung bình cộng của 4 và 6 là 5. Cách tìm: (6+ 4): 2 = 5
+ Tính tổng số dầu trong cả hai can dầu.
+ Thực hiện phép chia tổng số dầu cho 2 can.
+ Có 2 số hạng.
- 3 HS đọc qui tắc
- HS đọc.
- Số học sinh của ba lớp lần lượt là 25 học sinh, 27 học sinh, 32 học sinh.
- Trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh?
- Nếu chia đều số học sinh cho ba lớp thì mỗi lớp có bao nhiêu học sinh.
- HS lên bảng, lớp làm bài vào nháp.
Giải:
Tổng số HS của 3 lớp là:
25+ 27+ 32 = 84 (HS)
Trung bình mỗi lớp có:
84: 3 = 28 (HS)
Đáp số: 28 HS
+ Ba số 25, 27, 32 có trung bình cộng là 28
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS lên bảng. Lớp làm VBT.
a. Số TB cộng của 42 và 52 là: 
 (42+ 52): 2 = 47
b. Số TB cộng của 36, 42 và 57 là: 
 (36+ 42+ 57): 3 = 45
c. Số TB cộng của 34, 43, 52 và 39 là: 
 (34+ 43+ 52+ 39): 4 = 42
+ HS đọc đề.
- HS tự giải.
Giải:
Cả bốn em cân nặng là:
36+ 38+ 40+ 34 = 148 (kg)
Trung bình em cân nặng là:
148: 4 = 37 (kg)
Đáp số: 37 kg
- 3 HS đọc qui tắc
..................................š&›..................................
Tiết 3: (Theo TKB) 
Môn: Luyện từ và câu:
Tiết 9: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG
I. MỤC TIÊU: 
Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Trung thực- Tự trọng (BT4); tìm được 1, 2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với một từ tìm được (BT1, BT2); nắm được nghĩa từ "tự trọng" (BT3).
II. CHUẨN BỊ: 
Từ điển (nếu có) hoặc trang photo cho nhóm HS.
Giấy khổ to và bút dạ.
Bảng phụ viết sẵn 2 bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Tg
Hoạt động của HS
Hoạt động của HS
3
35
3
A.Mở đầu:
1.Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi HS làm lại bài tập 3.
+ Nhận xét tuyên dương.
2. Giới thiệu bài: 
- GV ghi đề.
B.Giảng bài:
 Bài 1: Tìm những từ cùng nghĩa và 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Phát bảng nhóm. Yêu cầu HS thảo luận, làm BT.
- Kết luận về các từ đúng.
Bài 2: Đặt câu với một từ cùng nghĩa với từ “ trung thực”
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS suy nghĩ, mỗi HS đặt 1 câu (1 câu với từ cùng nghĩa với trung thực hoặc 1 câu trái nghĩa với trung thực)
+ Nhận xét, khen.
Bài 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tìm đúng nghĩa của từ tự trọng. 
- Gọi HS trình bày, các HS khác bổ sung (nếu sai).
- Mở rộng: Cho HS tìm các từ trong từ điển có nghĩa a, b, d.
Bài 4: Có thể dùng những thành ngữ, 
- Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm để trả lời câu hỏi.
- GV ghi nhanh lựa chọn lên bảng. 
Các nhóm khác bổ sung.
* GV có thể mở rộng nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ cho HS hiểu thêm (SGV- 120)
C. Kết bài:
- GV củng cố ND bài.
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Nhận xét tiết học.
+ HS lên bảng.Lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng.
 Hoạt động trong nhóm.
- Dán phiếu, nhận xét bổ sung.
- Chữa lại các từ (nếu thiếu hoặc sai)
+ Từ cùng nghĩa với trung thực: Thẳng thắng, thẳng tính, 
+ Từ trái nghĩa với trung thực: Điêu ngoa, gian dối, sảo trá, .
HĐTQ điều khiển lớp đặt câu
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Suy nghĩ và nói câu của mình.
+ Bạn Minh rất thật thà.
+ Chúng ta không nên gian dối.
+ Tô hiến Thành là người chính trực.
+ Gà không vội tin lời con cáo gian manh.
+ Thẳng thắn là đức tính tốt.
- 1 HS đọc thành tiếng.
Hoạt động cặp đôi.
- Tự trọng: Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.
+ Tin vào bản thân: Tự tin.
+ Quyết định lất công việc của mình: tự quyết.
+ Đánh giá mình quá cao và coi thường kẻ khác: tự kiêu. Tự cao.
Hoạt động nhóm
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận. 
+ Báo cáo kết quả.
Đáp án: Câu a, c, d nói về tính trung thực.
Câu b, e nói về lòng tự trọng.
- Nhận xét, bổ sung.
..................................š&›..................................
Tiết 4: (Theo TKB) 
Môn: Kể chuyện:
Tiết 5: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU: 
- Dựa vào gợi ý (SGK) biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực.
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
II. CHUẨN BỊ: 
GV và HS mang đến lớp những truyện đã sưu tần về tính trung thực.
Đề bài viết sẵn trên bảng lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5
32
3
A.Mở đầu:
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện “Một nhà thơ chân chính.”
- Nhận xét tuyên dương 
2. Giới thiệu bài: 
- Gv ghi đề.
B.Giảng bài:
Đề bài: Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về đức tính trung thực.
HĐ1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề: 
+ GV phân tích đề, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: được nghe, được đọc, tính trung thực.
+ Tính trung thực biểu hiện như thế nào?
HĐ2: Thực hành kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện: 
- Kể trước lớp: Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày.
- Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm.
- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
- Bình chọn:+ Bạn có câu truyện hay nhất.
+ Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.
+ Khen, khuyến khích.
C. Kết bài: 
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác, biết đặt câu hỏi thú vị. 
- Nhận xét tiết học
- HS kể chuyện.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc đề bài.
- 4- 5 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý.
- Trả lới tiếp nối (mỗi HS chỉ nói 1 ý) biểu hiện của tính trung thực
+ HS nối tiếp nhau nêu tên câu chuyện kể.
a. HS kể chuyện theo cặp hoặc nhóm.
- HS kể theo nhóm. 
+ HS kể chuyện theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Thi KC trước lớp: 
- HS xung phong kể chuyện hoặc đại diện các nhóm lên bảng trình bày.(Mỗi HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc trao đổi cùng bạn, đặt câu hỏi cho các bạn hoặc trả lời câu hỏi của cô giáo).
-HS thực hiện.
- 1 đến 2 HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
+ HS nhận xét và tìm ra bạn kể hay nhất lớp.
..................................š&›..................................
Chiều
Tiết 1: (Theo TKB) 
Môn: Luyện Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS cách đổi đơn vị khối lượng( từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ).
- Rèn kỹ năng giải toán có lời văn với các số đo khối lượng đã học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập toán
- Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học.
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A . Ôn định:
B . Bài mới:
 - GV cho HS làm lần lượt các bài tập vào vở
Bài 1:
 - Giáo viên treo bảng phụ:
Viết số thích hợp vào chỗ chấm
1 kg = g
2000 g = ...kg
5 kg =g
2 kg 500 g =g
2 kg 50g = g
2 kg 5 g =g
 - Chấm một số bài và nhận xét
Bài 2: Tính
123 kg + 456 kg
504 kg – 498 kg
234 kg x 4
456 kg : 3
Bài 3: Giải toán
Tóm tắt:
Ngày 1 bán: 1234 kg
Ngày 2 bán: gấp đôi ngày 1
Cả hai ngày.ki- lô- gam?
 - Chữa một số bài và nhạn xét
C. Hoạt động nối tiếp.
- Gọi học sinh trả lời và hệ thống bài
1 kg = . g
500 g = ..kg
- Nhận xét giờ học
- Về ôn lại bài.
 - HS làm vào vở
 - 1 HS lên bảng chữa bài.
 - Đổi vở tự kiểm tra
 - Nhận xét và chữa
 - HS làm vào vở.
 - 2 HS lên bảng chữa bài.
 - HS giải bài toán theo tóm tắt.
 - 1 HS lên bảng chữa bài.
 - Nhận xét và chữa bài
..................................š&›..................................
Thứ tư, thứ năm, thứ sáu
Tập huấn chuyên môn ở Phòng GD&ĐT
Cô Thoa dạy thay
..................................š&›..................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an Tuan 5 Lop 4_12246933.docx