Giáo án tổng hợp Tuần 9 - Lớp 4

Tiết 3: (Theo TKB)

Môn: Toán

Tiết 41: HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC

I. MỤC TIÊU:

- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.

- Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke.

* Bài 1, bài 2, bài 3 (a)

II. CHUẨN BỊ:

- Ê ke, thước thẳng (cho GV và HS).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

A.Mở đầu:

1.Khởi động:

HS vẽ lên bảng vẽ góc nhọn, góc tù và góc bẹt.

- GV nhận xét và chữa bài.

2.Giới thiệu bài:

B.Giảng bài:

1. Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc:

HĐ1: Cả lớp:

- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và hỏi:

+ Đọc tên hình trên bảng và cho biết đó là hình gì?

- Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD là góc gì? (góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc bẹt

- GV vừa thực hiện thao tác, vừa nêu: Cô kéo dài cạnh DC thành đường thẳng DM, kéo dài cạnh BC thành đường thẳng BN. Khi đó ta được hai đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại điểm C.

 

docx 28 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 522Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Tuần 9 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sát hình thật kĩ và nêu các cạnh song song với cạnh BE. 
- GV có thể yêu cầu HS tìm các cạnh song song với AB (hoặc BC, EG, ED). 
 Bài 3: 
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ các hình trong bài. 
- Trong hình MNPQ có các cặp cạnh nào song song với nhau ?
 - Trong hình EDIHG có các cặp cạnh nào song song với nhau ?
 C.Kết luận:
- GV tổng kết giờ học
 - Nhận xét tiết học. 
- HS lên bảng làm bài. 
- HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. 
- HS nghe. 
- Hình chữ nhật ABCD. 
- HS theo dõi thao tác của GV. 
 A B
 D C
- Kéo dài hai cạnh AD và BC của hình chữ nhật ABCD chúng ta cũng được hai đường thẳng song song. 
- HS nghe giảng. 
- HS tìm và nêu. Ví dụ: 2 mép đối diện của quyển sách hình chữ nhật, 2 cạnh đối diện của bảng đen, của cửa sổ, cửa chính, khung ảnh, 
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS lên bảng. Lớp làm VBT. 
- Quan sát hình. 
Giải: a, Trong hình chữ nhật ABCD, có: 
 + Cạnh AB song song DC ; cạnh AD song song BC. 
b, Trong hình vuông MNPQ, có: 
- Cạnh MN song song QP, cạnh MQ song song NP. 
- 1 HS đọc. 
- HS lên bảng, lớp làm vào vở. 
Giải: Trong hình bên ta có: 
+ Các cạnh song song với BE là AG, CD. 
- Đọc đề bài và quan sát hình. 
Giải: a, Trong hình tứ giác MNPQ, có: 
- Cạnh MN song song với cạnh QP. 
* Trong hình tứ giác DIHGE, có;
- Cạnh DI song song với cạnh HG. 
+ HS nhắc lại
- HS cả lớp. 
..................................š&›..................................
Tiết 3: (Theo TKB) 
Môn: Luyện từ và câu:
Tiết 17: MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ
I. MỤC TIÊU: 
Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ; bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ (BT1, BT2); ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó (BT3), nêu được VD minh hoạ về một loại ước mơ (BT4).
II. CHUẨN BỊ:
HS chuẩn bị tự điển (nếu có). GV phô tô vài trang cho nhóm. 
Giấy khổ to và bút dạ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5
32
3
A.Mở đầu:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Dấu ngoặc kép có tác dụng gì?
- Nhật xét, tuyên dương. 
2. Giới thiệu bài: 
B.Giảng bài:
HĐ1: Cả lớp 
 Bài 1: Ghi lại những từ ngữ trong bài tập đọc “ Trung thu độc lập” cùng nghĩa với từ ước mơ. 
- Yêu cầu HS đọc lại bài Trung thu độc lập, ghi vào vở nháp những từ ngữ đồng nghĩa với từ ước mơ. 
- Mong ước có nghĩa là gì?
- Đặt câu với từ mong ước. 
- Mơ tưởng nghĩa là gì?
Bài 2: Tìm thêm từ cùng nghĩa với từ ước mơ
+ Yêu cầu HS có thể sử dụng từ điển để tìm từ. Nhóm nào làm xong trước báo cáo kết quả. Các nhóm khác n/xét, bổ sung để hoàn thành b/tập. 
- Kết luận về những từ đúng. 
Lưu ý: Nếu HS tìm các từ: ước hẹn, ước, đoán, ước ngưyện, mơ màngGV có thể giải nghĩa từng từ để HS phát hiện ra sự không đồng nghĩa hoặc cho HS đặt câu với những từ đó. 
 Bài 3: 
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để ghép từ ngữ thích hợp. 
- Gọi HS trình bày, GV kết luận lời giải đúng. 
HĐ2: Nhóm:
 Bài 4: 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và tìm ví dụ minh họa cho những ước mơ đó. 
- Gọi HS phát biểu ý kiến. Sau mỗi HS nói GV nhận xét xem các em tìm ví dụ đã phù hợp với nội dung chưa?
C.Kết luận:
- Dặn HS ghi nhớ các từ thuộc chủ điểm ước mơ và học thuộc các câu thành ngữ. 
- Chuẩn bị bài: “Động từ”. 
- Nhận xét tiết học. 
- HS hát. 
+ Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời trực tiếp của n/vật...
- Nhận xét, bổ sung. 
- Lắng nghe. 
- HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm và tìm từ. 
- Những từ đồng nghĩa với ước mơ là mơ tưởng, mong ước. 
- Mong ước: mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai. 
+ Em mong ước mình có một đồ chơi đẹp trong dịp Tết Trung thu. 
 “Mơ tưởng” mong mỏi và tưởng tượng điều mình muốn sẽ đạt được trong tương lai. 
- HS đọc thành tiếng. 
Hoạt động nhóm
- Thảo luận cặp đôi và ghi vào VBT. 
Bắt đầu bằng tiếng ước: Ước mơ, ước muốn, ước ao, ước mong, ước vọng. 
Bắt đầu bằng tiếng mơ: Mơ ước, mơ tưởng, mơ mộng. 
- 1 HS đọc thành tiếng. 
- Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, ghép từ. 
- Làm vào vở. 
a. Đánh giá cao: ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng
b. Đánh giá không cao: ước mơ nho nhỏ
c. Đánh giá thấp: ước mơ viễn vong, ước mơ kì quặc, ước mơ dại dột. 
- 1 HS đọc thành tiếng. 
Thảo luận nhóm.
- Báo cáo kết quả. 
+ Ước mơ được: đánh giá cao. Đó là những ước mơ vươn lên làm những việc có ích cho mọi người như: 
- Ứơc mơ học giỏi để trở thành thợ bậc cao/ trở thành bác sĩ/ kĩ sư/ phi công/ bác học/ trở thành những nhà phát minh, sáng chế/.... 
- Ước mơ về cuộc sống no đủ, hạnh phúc, không có chiến tranh
- Ước mơ chinh phục vũ trụ
+ Ước mơ được: đánh giá không cao: Đó là những ước mơ giãn dị, thiết thực có thể thực hiện được, không cần nổ lực lớn: ước mơ muốn có truyện đọc/ ...
+ Ước mơ bị: đánh giá thấp: Đó là những ước mơ phi lí, không thể thực hiện được; hoặc là những ước mơ ích kỉ, có lợi cho bản thân nhưng có hại cho người khác
Ước mơ viển vông của chàng Rít trong truyện Ba điều ước. 
- Ước mơ thể hiện lòng tham không đáy của vợ ông lão đánh cá: Ông lão đánh cá và con cá vàng. Ước mơ tầm thường- ước được ăn dồi chó- Ba điều ước. 
- Ước đi học không bị cô giáo kiểm tra bài, ước được xem ti vi suốt ngày, ước không phải học mà vẫn được điểm cao, ước không phải làm mà cái gì cũng có
..................................š&›..................................
Tiết 4: (Theo TKB) 
Môn: Kể chuyện:
Tiết 9: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU: 
- Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè, người thân.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Kế hoạch bài học – SGK
HS: Bài cũ – bài mới. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3
35
2
A.Mở đầu:
1.Giới thiệu bài:
GV ghi đề. 
B.Giảng bài:
HĐ1: Hướng dẫn HS kể chuyện: 
Đề bài: Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè em, người thân. 
- GV đọc, phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: ước mơ đẹp của em, của bạn bè, người thân. 
+ Y/cầu của đề bài về ước mơ là gì?
+ Nhân vật chính trong truyện là ai?
a. Giúp HS hiểu các hướng xây dựng cốt truyện. 
- Gọi HS đọc gợi ý 2. (các hướng xây dựng cốt truyện và VD)
+ GV ghi nhanh 3 hướng xây dựng cốt truyện. 
- N/nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp. 
- Những cố gắng để đạt ước mơ. 
- Những khó khăn đã vượt qua, ước mơ đã đạt được. 
- Em xây dựng cốt truyện của mình theo hướng nào? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe. 
b. Đặt tên cho câu chuyện: 
+ Gv gọi HS đọc gợi ý 3. 
- Yêu cầu HS suy nghĩ đặt tên cho câu chuyện. 
* Gv lưu ý HS: Kể chuyện chứng kiến, em phải mở đầu chuyện ở ngôi thứ nhất (tôi, em. VD: ở cạnh nha tôi có một cô chơi đàn rất hay... 
HĐ2: Thực hành KC: 
* Kể chuyện theo cặp: 
+ GV theo dõi, hướng dẫn góp ý. 
*Thi KC trước lớp: 
- Tổ chức cho HS thi kể. 
- Mỗi HS kể GV ghi nhanh lên bảng tên HS, tên truyện, ước mơ trong truyện. 
- Sau mỗi HS kể, GV yêu cầu HS dưới lớp hỏi bạn về nội dung, ý nghĩa, cách thức thực hiện ước mơ đó để tạo không khí sôi nổi, hào hứng ở lớp học. 
- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu ở các tiết trước. 
- Nhận xét, cho điểm từng HS. 
C.Kết luận:
- Dặn HS về nhà viết lại một câu chuyện các bạn vừa kể mà em cho là hay nhất và chuẩn bị bài kể chuyện Bàn chân kì diệu. 
- Nhận xét tiết học. 
+ HS đọc đề. 
- Tổ chức báo cáo việc chuẩn bị bài của các bạn. 
+ Đề bài yêu cầu đây là ước mơ phải có thật. 
+ Nhân vật chính trong truyện là em hoặc bạn bè, người thân. 
- 3 HS đọc thành tiếng gợi ý 2. 
+ HS tiếp nối nhau nói đề tài KC và hướng xây dựng cốt truyện của mình
VD: Tôi muốn kể một câu chuyện giải thích vì sao tôi ước mơ trở thành cô giáo. 
+ HS đọc gợi ý 3. 
- HS suy nghĩ đặt tên cho câu chuyện của mình. 
+ Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện về ước mơ của mình. 
- HS tham gia kể chuyện. 
- Hỏi và trả lời câu hỏi. 
- Nhận xét nội dung truyện và lời kể của bạn. 
..................................š&›..................................
Chiều
Tiết 1: (Theo TKB) 
Môn: Luyện Tiếng Việt
ÔN TẬP VỀ DANH TỪ
I. Môc tiªu 
 - Cñng cè khái niệm danh từ.
 - Nhận biết ®­îc danh từ trong câu văn, ®o¹n v¨n.
 - HS cã ý thøc häc tèt
II. §å dïng d¹y häc
 - B¶ng phô
III. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc
TG
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
A. Mở bài:
1.GT bµi + ThÕ nµo lµ danh tõ ? nªu vÝ dô - GV GT bµi
2.LuyÖn tËp
Bài 1:Cho các từ sau: bác sĩ, nhân dân, hy vọng, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, mơ ước, xe máy, sóng thần, hoà bình, chiếc, mong muốn, bàn ghế, gió mùa, truyền thống, xã, tự hào, huyện, phấn khởi.
 a, Xếp các từ trên vào hai nhóm
- danh từ
- Không phải danh từ
 b, xếp các danh từ tìm được vào các nhóm sau:
- Danh từ chỉ người
- danh từ chỉ vật
- Danh từ chỉ hiện tượng
- Danh từ chỉ khái nệm
- Danh từ chỉ đơn vị
* Cñng cè vÒ danh tõ, c¸c lo¹i danh tõ
Bài 2: Tìm các danh từ trong đoạn văn sau: 
Mùa xuân/ đã /đến. Những/ buổi chiều/ hửng ấm/, từng/ đàn/ chim én/ từ/ dãy/ núi/ đằng xa/ bay/ tới/, lượn vòng/ trên/ những/ bến đò/, đuổi nhau/ xập xè/ quanh /những/mái nhà/. Những /ngày/ mưa phùn/, người ta/ thấy/ trên/mấy/bãi soi/ dài/ nổi lên/ ở /giữa/ sông/, những/ con giang/, con sếu/cao/ gần/ bằng/ người/, theo/ nhau/ lửng thửng/ bước/ thấp thoáng/ trong/ bụi mưa/ trắng xoá.
 Theo Nguyễn Đình Thi
3. Kết bài:
 - GV nxÐt giê häc, dÆn HS vÒ «n bµi
2 HS TL
- HS ®äc ycÇu, ndung
- HS TL nhãm lµm bµi, 2 nhãm g¾n b¶ng, nxÐt, ch÷a bµi
 a, Xếp các từ trên vào hai nhóm: 
- danh từ : bác sĩ, nhân dân, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, xe máy, sóng thần, hoà bình, chiếc, gió mùa, truyền thống, xã, huyện 
- Không phải danh từ.: hy vọng, mơ ước, mong muốn, tự hào, phấn khởi. 
 b, xếp các danh từ tìm được vào các nhóm sau:
- Danh từ chỉ người: bác sĩ, nhân dân, thợ mỏ
- danh từ chỉ vật: thước kẻ, xe máy, bàn ghế.
- Danh từ chỉ hiện tượng: sấm, sóng thần, gió mùa.
- Danh từ chỉ khái nệm: văn học, hoà bình, truyền thống.
- Danh từ chỉ đơn vị: cái, chiếc, xã, huyện.
- HS ®äc ycÇu, ®o¹n v¨n
- HS lµm ra vë, 1 HS lµm b¶ng phô, ®æi vë ktra, ch÷a bµi
 * Các danh từ trong đoạn văn là: mùa xuân, buổi chiều, đàn, chim én, dãy, núi, bến đò, mái nhà, ngày, mưa phùn, người ta, bãi soi, sông, con, giang, sếu, người, bụi mưa.
..................................š&›..................................
Thứ tư Ngày soạn: 24/10/2017 
Ngày giảng:25/10/2017
Tiết 2: (Theo TKB) 
Môn: Toán
Tiết 43: VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. MỤC TIÊU: 
- Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước.
- Vẽ được đường cao của một hình tam giác.
* Bài 1, bài 2
II. CHUẨN BỊ:
- Thước thẳng và ê ke (cho GV và HS).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5
32
3
A.Mở đầu:
1.Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
-Nhận xét, tuyên dương.
2.Giới thiệu bài:
B.Giảng bài:
1. Hướng dẫn vẽ đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước: 
 - GV thực hiện các bước vẽ như SGK đã giới thiệu, vừa thao tác vẽ vừa nêu cách vẽ cho HS cả lớp quan sát (vẽ theo từng trường hợp). 
 - Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với đường thẳng AB. 
 - Chuyển dịch ê ke trượt theo đường thẳng AB sao cho cạnh góc vuông thứ hai của ê ke gặp điểm E. Vạch một đường thẳng theo cạnh đó thì được đường thẳng CD đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB. 
 Điểm E nằm trên đường thẳng AB. 
 - GV tổ chức cho HS thực hành vẽ. 
 + Yêu cầu HS vẽ đường thẳng AB bất kì. 
 + Lấy điểm E trên đường thẳng AB (hoặc nằm ngoài đường thẳng AB). 
 + Dùng ê ke để vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với AB. 
 - GV nhận xét và giúp đỡ các em còn chưa vẽ được hình. 
 2. Hướng dẫn vẽ đường cao của tam giác: 
 - GV vẽ lên bảng tam giác của ABC như phần bài học của SGK. 
 - GV yêu cầu HS đọc tên tam giác. 
 - GV yêu cầu HS vẽ đường thẳng đi qua điểm A và vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC. 
 - GV nêu: Qua đỉnh A của hình tam giác ABC ta vẽ đường thẳng vuông góc với cạnh BC, cắt cạnh BC tại điểm H. Ta gọi đoạn thẳng AH là đường cao của hình tam giác ABC. 
 - GV nhắc lại: Đường cao của hình tam giác chính là đoạn thẳng đi qua một đỉnh và vuông góc với cạnh đối diện của đỉnh đó. 
 - GV yêu cầu HS vẽ đường cao hạ từ đỉnh B, đỉnh C của hình tam giác ABC. 
 - GV hỏi: Một hình tam giác có mấy đường cao?
4. Hướng dẫn thực hình: 
Bài 1
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó vẽ hình. 
- GV nhận xét và tuyên dương. 
 Bài 2: Hãy vẽ các đường cao AH của hình tam giác trong mỗi trường hợp sau. 
- GV gọi HS lên bảng, lớp làm VBT. 
- GV nhận xét và tuyên dương HS. 
C.Kết luận:
- GV tổng kết giờ học. 
- Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét tiết học. 
- HS nghe. 
- Theo dõi thao tác của GV. 
+ Điểm E nằm ngoài đường thẳng AB. 
- 1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào VBT. 
- Tam giác ABC. 
- 1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp. 
 A
 B H C
- HS dùng ê ke để vẽ. 
- Một hình tam giác có 3 đường cao. 
- HS lên bảng vẽ hình, mỗi HS vẽ theo một trường hợp, HS cả lớp vẽ vào vở. 
 C
 C E D 
+ HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS lên bảng thực hành vẽ. 
- 3 HS lên bảng vẽ hình, mỗi HS vẽ đường cao AH trong một trường hợp, HS cả lớp dùng bút chì vẽ vào SGK. 
..................................š&›..................................
Tiết 2: (Theo TKB) 
Môn: Tập đọc
Tiết 18: ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI- ĐÁT
 (Thần thoại Hy Lạp)
I. MỤC TIÊU: 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật (lời xin, khẩn cầu của Mi-đát, lời phán bảo oai vệ của thần Đi-ô-ni-dốt).
- Hiểu ý nghĩa: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 90, SGK (phóng to nếu có điều kiện). 
Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5
32
3
A.Mở đầu:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Bài Thưa chuyện với mẹ 
+ Cương xin học nghề rèn để làm gì?
- Nhận xét, tuyên dương. 
2.Giới thiệu bài:
B.Giảng bài
HĐ1: Luyện đọc: 
-Gọi 1HS đọc toàn bài.
- GV hoặc HS chia đoạn: 
Đoạn1: Có lần thần  hơn thế nữa. 
Đoạn 2: Bọn đầy tớ  tôi được sống. 
Đoạn 3: Thần Đi- ô- ni- dốt đến tham lam. 
- GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp hướng dẫn cách đọc bài, đoạn văn khó. 
- GV giải nghĩa một số từ khó: 
- GV đọc diễn cảm cả bài. 
* Toàn bài đọc với giọng khoan thai. Lời vua Mi- đát chuyển từ phấn khởi, thoả mãn sang hốt hoảng, cầu khẩn, hối hận. Lời phán của thần Đi- ô- ni- dốt đọc với giọng điềm tĩnh, oai vệ. 
HĐ3: Tìm hiểu bài: 
+ Thần Đi- ô- ni- dốt cho vua Mi- đát cái gì?Vua Mi- đát xin thần điều gì?
+ Theo em, vì sao vua Mi- đát lại ước như vậy?
+ Thoạt đầu điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào?
- Tại sao vua Mi- đát lại xin thần Đi- ô- ni- dôt lấy lại điều ước?
+ Vua Mi- đát có được điều gì khi nhúng mình vào dòng nước trên sông Pác- tôn?
+ Vua Mi- đát hiểu ra điều gì?
HĐ4: Luyện đọc diễn cảm: 
Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài: đoạn 3
+ Đọc mẫu đoạn văn. 
+ Theo dõi, uốn nắn. 
C.Kết luận:
- Liện hệ giáo dục. 
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? 
- Nêu ý nghĩa của bài học?
- Nhận xét tiết học. 
- Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ. 
- HS nêu ý nghĩa bài học
- Nhận xét, bổ sung. 
 Lắng nghe. 
-1HS đọc, cả lớp theo dõi.
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn. 
- HS đọc từ khó, đoạn văn, câu văn khó. 
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2. 
- HS đọc chú giải. 
- Luyện đọc theo cặp. 
-HS lắng nghe.
Thảo luận nhóm – chia sẻ giữa các nhóm
+ Thần Đi- ô- ni- dốt cho Mi- đát một điều ước. Vua Mi- đat xin thần làm cho mọi vật ông chạm vào đều biến thành vàng. 
+ Vì ông ta là người tham lam. 
+ Vua bẻ thử một cành sồi, ngắt thử một quả táo, chúng đều biến thành vàng. Nhà vua tưởng như mình là người sung sướng nhất trên đời. 
 - HS đọc đoạn 2.. 
+ Vì nhà vua nhận ra sự khủng khiếp của điều ước: vua không thể ăn, uống bất cứ thứ gì. Vì tất cả mọi thứ ông chạm vào đều biến thành vàng. Mà con người không thể ăn vàng được. 
- HS đọc đoạn 3
+ Ông đã mất đi phép màu và rửa sạch lòng tham. 
+ Vua Mi- đát hiểu ra rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam. 
 - 3 em đọc tiếp nối nhau 3 đoạn của bài. 
+ Luyện đọc theo nhóm
+ Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp. 
+ Bình chọn người đọc hay. 
+ Người nào có lòng tham như vua Mi- đát thì không bào giờ hạnh phúc/ Lòng tham của con người không thể hạnh phúc
Ý nghĩa: Câu chuyện cho ta một bài học: Những điều ước tham lam không bao giờ mang lại hạnh phúc cho con người. 
..................................š&›..................................
Chiều không soạn lí do dự Đại hội LĐLĐ huyện
..................................š&›..................................
Thứ năm Ngày soạn: 25/10/2017 
Ngày giảng:26/10/2017
Tiết 2: (Theo TKB) 
Môn: Toán
Tiết 44: VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. Mục tiêu: 
Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và ê ke).
* Bài 1, bài 3
II. CHUẨN BỊ:
- Thước thẳng và ê ke (cho GV và HS). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5
32
3
A.Mở đầu:
1. Khởi động: 
 - GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS 1 vẽ hai đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau tại E, HS 2 vẽ hình tam giác ABC sau đó vẽ đường cao AH của hình tam giác này. 
 - GV chữa bài, nhận xét. 
2.Giới thiệu bài:
B.Giảng bài:
1. Hướng dẫn vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước: 
 - GV thực hiện các bước vẽ như SGK đã giới thiệu, vừa thao tác vẽ vừa nêu cách vẽ. 
+ GV vẽ lên bảng đường thẳng AB và lấy một điểm E nằm ngoài AB. 
+ GV yêu cầu HS vẽ đường thẳng MN đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB. 
+ GV yêu cầu HS vẽ đường thẳng đi qua E và vuông góc với đường thẳng MN vừa vẽ. 
** Gọi tên đường thẳng vừa vẽ là CD, có nhận xét gì về đường thẳng CD và đường thẳng AB?
 + KL: Vậy chúng ta đã vẽ được đường thẳng đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước. 
 - GV nêu lại trình tự các bước vẽ đường thẳng CD đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB như phần bài học trong SGK. 
2. Luyện tập, thực hành: 
 Bài 1
 - GV vẽ lên bảng đường thẳng CD và lấy một điểm M nằm ngoài CD như hình vẽ trong bài
- Để vẽ được đường thẳng AB đi qua M và song song với đường thẳng CD, trước tiên chúng ta vẽ gì?
- Sau khi đã vẽ được đường thẳng qua M và vuông góc với CD, chúng ta tiếp tục vẽ gì?
 Bài 3
 - GV yêu cầu HS đọc bài, sau đó tự vẽ hình. 
- GV yêu cầu HS nêu cách vẽ đường thẳng đi qua B và song song với AD. 
- GV nhận xét và chữa bài 
C.Kết luận:
- GV gọi HS nhắc lại quy tắc vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và ê ke).
- GV tổng kết giờ học.
- HS lên bảng vẽ hình. 
- HS cả lớp vẽ vào giấy nháp. 
HĐ cả lớp
- HS nghe. 
- Theo dõi thao tác của GV. 
- HS cả lớp quan sát. 
- 1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp. 
- 1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp. 
- Hai đường thẳng này song song với nhau. 
HĐ Cá nhân
+ HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Vẽ đường thẳng đi qua điểm M và vuông góc với đường thẳng CD. 
- Tiếp tục vẽ hình. 
- Đường thẳng này song song với CD. 
- HS lên bảng vẽ hình theo hướng dẫn của GV. Lớp làm VBT. 
- 1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào VBT. C
 B E
 A D
- Vẽ đường thẳng đi qua B, vuông góc với AB, đường thẳng này song song với AD. 
- Vì theo hình vẽ ta đã có BA vuông góc với AD. 
- Góc đỉnh E của hình tứ giác BEDA là góc vuông. 
..................................š&›..................................
Tiết 3: (Theo TKB) 
Môn: Luyện từ và câu:
Tiết 18: ĐỘNG TỪ
I. MỤC TIÊU: 
	- Hiểu thế nào là động từ (từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật: người, sự vật, hiện tượng).
	- Nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ (BT III)
II. CHUẨN BỊ:
Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn ở bài tập 1 phần nhận xét. 
Tranh minh họa trang 94, SGK (phóng to nếu có điều kiện)
Giấy khổ to và bút dạ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5
32
3
A.Mở đầu:
1. Khởi động: 
2. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài mới, nêu mục tiêu, ghi tên bài.
B.Giảng bài:
HĐ1: Cả lớp: 
Bài 1: Đọc đoạn văn sau. 
- Gọi HS đọc phần nhận xét. 
Bài 2: 
-Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm để tìm các từ theo yêu cầu. 
- Gọi HS phát biểu ý kiến. Các HS khác nhận xét, bổ sung. 
- Kết luận lời giải đúng. 
- Các từ nêu trên chỉ hoạt động, trạng thái của người, của vật. Đó là động từ, vậy động từ là gì?
* Ghi nhớ: 
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. 
* Luyện tập- thực hành: 
 Bài 1: Viết tên các hoạt động em thường
- Yêu cầu HS thảo luận và tìm từ. Nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng để các nhóm khác bổ sung. 
- Kết luận về các từ đúng. Khen nhóm tìm được nhiều động từ. 
Bài 2: Gạch dưới động từ trong đoạn văn sau: 
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi. Dùng bút ghi vào vở nháp. 
- Gọi HS trình bày, HS khác theo dõi, bổ sung (nếu sai). 
- Kết luận lời giải đúng. 
Bài 3: Trò chơi “ Xem kịch câm”Nói tên
- Treo tranh minh họa và gọi HS lên bảng chỉ vào tranh để mô tả trò chơi. 
- Tổ chức cho HS thi biểu diễn kịch câm. 
GV đi gợi ý các hoạt động cho từng nhóm. 
Ví dụ: 
*Động tác trong học tập: mượn sách đọc bài, viết bài, mở cặp, cất sách vơ
*Động tác khi vui chơi, giải trí: Chơi cờ, nhảy dây, trồng nụ trồng hoa,
- Nhận xét khen nhóm diễn được nhiều động tác khó và đoán đúng động từ chỉ hoạt động của nhóm bạn. 
C. Kết luận:
GV củng cố bài học. 
- Nhận xét tiết học. 
- Trưởng ban văn nghệ cho các bạn chơi trò chơi khởi động.
- Ban HT kiểm tra 2 bạn nêu ví dụ minh họa cho những ước mơ được đánh giá cao; đánh giá không; đánh giá thấp
- CTHĐTQ yêu cầu một số bạn nhắc lại mục tiêu của bài
- HS đọc yêu cầu và ND bài 1.
+ HS đọc yêu cầu bài 2. 
- 2 HS ngồi bàn thảo luận, viết các từ tìm được vào vở nháp. 
- Phát biểu, nhận xét, bổ sung. 
Các từ: Chỉ hoạt động của anh chiến sĩ hoặc của thiếu nhi: nhìn, nghĩ, thấy. 
- Chỉ trạng thái của các sự vật. 
+ Của dòng thác: đổ (đổ xu

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an Tuan 9 Lop 4_12246943.docx