Giáo án Trải nghiệm sáng tạo lớp 2 – Chủ đề 3: Đôi bàn tay khéo léo

LỚP 2 – CHỦ ĐỀ 3: ĐÔI BÀN TAY KHÉO LÉO

Mục tiêu:

Sau chủ đề này, HS:

- Nêu được ý tưởng và làm được ít nhất một sản phẩm/món quà chúc mừng

- Thể hiện được sự khéo léo, sáng tạo khi làm các sản phẩm thủ công

- Giới thiệu được với người thân, thầy, cô và bạn bè về sản phẩm mình đã làm

được và những ý tưởng, dự định sử dụng các sản phẩm đó.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của các sản phẩm do mình làm ra, tự hào về bản thân và yêu đôi bàn tay mình.

- Bước đầu hình thành năng lực tự chủ, sáng tạo, hợp tác; góp phần hình thành năng lực giao tiếp và năng lực thẩm mỹ.

TIẾT 1

HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ THEO CHỦ ĐỀ

Chuẩn bị:

HS:

- Mỗi em mang đến lớp ít nhất 1 sản phẩm do tự tay em đã làm (nếu các em còn giữ được)

- Mỗi em mang đến lớp ít nhất 2 trong số các vật liệu như: giấy báo cũ, giấy màu, khuy/cúc áo, vỏ chai, vỏ hộp, hạt thóc, hạt đỗ, chỉ màu, đất nặn, (như gợi ý ở nhiệm vụ 2 trong SHS)

GV:

- Sưu tầm hoặc tự chuẩn bị một số sản phẩm mẫu với các loại hình khác nhau như tranh vẽ, sản phẩm đất nặn, tranh xé dán, tấm bưu thiếp, con rối, vòng tay tự bện, lọ hoa bằng gốm, sản phẩm thêu, .

- Chuẩn bị tranh, ảnh về các vật liệu như trong nhiệm vụ 2 của SHS và một số mẫu sản phẩm cho học sinh tham khảo như đèn lồng, con chim giấy, sản phẩm tô tượng, thiếp chúc mừng, bức tranh do học sinh vẽ,

 

doc 10 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1606Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Trải nghiệm sáng tạo lớp 2 – Chủ đề 3: Đôi bàn tay khéo léo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỚP 2 – CHỦ ĐỀ 3: ĐÔI BÀN TAY KHÉO LÉO
Mục tiêu:
Sau chủ đề này, HS:
Nêu được ý tưởng và làm được ít nhất một sản phẩm/món quà chúc mừng
Thể hiện được sự khéo léo, sáng tạo khi làm các sản phẩm thủ công
Giới thiệu được với người thân, thầy, cô và bạn bè về sản phẩm mình đã làm
được và những ý tưởng, dự định sử dụng các sản phẩm đó.
Cảm nhận được vẻ đẹp của các sản phẩm do mình làm ra, tự hào về bản thân và yêu đôi bàn tay mình.
- Bước đầu hình thành năng lực tự chủ, sáng tạo, hợp tác; góp phần hình thành năng lực giao tiếp và năng lực thẩm mỹ.
TIẾT 1
HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ THEO CHỦ ĐỀ
Chuẩn bị:
HS:
Mỗi em mang đến lớp ít nhất 1 sản phẩm do tự tay em đã làm (nếu các em còn giữ được)
Mỗi em mang đến lớp ít nhất 2 trong số các vật liệu như: giấy báo cũ, giấy màu, khuy/cúc áo, vỏ chai, vỏ hộp, hạt thóc, hạt đỗ, chỉ màu, đất nặn,  (như gợi ý ở nhiệm vụ 2 trong SHS)
GV:
Sưu tầm hoặc tự chuẩn bị một số sản phẩm mẫu với các loại hình khác nhau như tranh vẽ, sản phẩm đất nặn, tranh xé dán, tấm bưu thiếp, con rối, vòng tay tự bện, lọ hoa bằng gốm, sản phẩm thêu, .
Chuẩn bị tranh, ảnh về các vật liệu như trong nhiệm vụ 2 của SHS và một số mẫu sản phẩm cho học sinh tham khảo như đèn lồng, con chim giấy, sản phẩm tô tượng, thiếp chúc mừng, bức tranh do học sinh vẽ, 
Gợi ý cách tổ chức
Hoạt động 1. Khởi động - Kết nối chủ đề
Hoạt động này nhằm tạo cho HS sự chú ý và gợi cho các em ý tưởng để thiết kế và làm được sản phẩm từ đôi bàn tay của mình.
GV có thể thực hiện như sau:
Giáo viên giới thiệu với HS một số sản phẩm mà mình đã sưu tầm hoặc tự chuẩn bị như tranh vẽ, sản phẩm đất nặn, tranh xé dán, tấm bưu thiếp, con rối, vòng tay tự bện, 
Đèn lồng	Bưu thiếp làm từ giấy cuộn
GV nêu câu hỏi trao đổi về từng sản phẩm theo gợi ý sau:
Em hãy cho biết đây là cái gì?
Sản phẩm này được làm từ chất liệu gì?
Em đã bao giờ làm một sản phẩm từ chất liệu đó chưa?
Em có thể tự mình làm được một sản phẩm như một trong các sản phẩm này không?
GV mời HS trả lời các câu hỏi trên và giới thiệu vào chủ đề “Đôi bàn tay khéo léo”
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh thực hiện các nhiệm vụ Nhiệm vụ 1. Nhớ lại những sản phẩm em đã làm
GV yêu cầu cá nhân HS đọc thầm việc 1 của nhiệm vụ 1 (trang 24 SHS). Chú ý hỏi lại xem HS đã hiểu đúng yêu cầu của nhiệm vụ chưa. Dành thời gian khoảng 5 phút cho HS thực hiện nhiệm vụ đánh dấu vào bên cạnh những sản phẩm em đã làm được.
Lưu ý:
GV gợi ý để các em hiểu rằng hình ảnh trong SHS chỉ có tính chất minh họa, không nhất thiết các em phải làm được đúng những hình ảnh đó, nếu các em làm được một trong các sản phẩm như vẽ tranh, bưu thiếp, hay tranh xé dán, đất nặn,  thì đều có thể đánh dấu được.
Nếu có học sinh nào trong lớp học không lựa chọn được hình ảnh để đánh dấu, giáo viên có thể gợi ý thêm một số câu hỏi dẫn dắt để học sinh suy nghĩ trả lời, ví dụ như:
Em đã từng vẽ một bức tranh nào chưa ?
Em đã từng tự mình làm một đồ vật nào chưa ?
Từ câu trả lời của học sinh, giáo viên sẽ gợi ý cho các em đánh dấu vào hình ảnh gần nhất với sản phẩm mà em đã tự làm được
GV yêu cầu cá nhân HS đọc thầm việc 2 của nhiệm vụ 1 (trang 25) hướng dẫn học sinh nhớ lại cảm xúc của mình khi tự tay làm được một sản phẩm và đánh dấu vào hình ảnh phù hợp với cảm xúc của em.
Hướng dẫn học sinh viết lại lý do vì sao em có cảm xúc đó.
GV tổ chức cho một vài HS chia sẻ kết quả của nhiệm vụ 1 trước lớp, khi các em giới thiệu về những sản phẩm em đã làm được, GV nhắc nhở các em có thể kết hợp giới thiệu luôn với các bạn trong lớp sản phẩm do tự tay em đã làm cùng những cảm xúc của mình.
Nhiệm vụ 2. Thể hiện sự khéo léo của đôi bàn tay
GV chiếu các hình ảnh hoặc yêu cầu HS quan sát các hình ảnh trong SHS (trang
26) để tham khảo và lên ý tưởng về sản phẩm em định làm.
Yêu cầu HS ghi tên sản phẩm em định làm vào khung “Tôi sẽ làm” (trang 26). Lưu ý HS khi ghi tên sản phẩm định làm càng chi tiết càng tốt, có thể ghi cả chất liệu của sản phẩm. Ví dụ như: Làm bông hoa hồng bằng lụa hay làm bức tranh con gà từ hạt đỗ, 
Yêu cầu cá nhân HS đọc thầm việc 3 của nhiệm vụ 2 (trang 26, SHS) và đánh dấu vào dưới những vật liệu mà em định sử dụng làm sản phẩm của mình. Nếu các vật liệu trong sách gợi ý không trùng với vật liệu em định sử dụng, hãy ghi vào ô “Loại khác” trong SHS, trang 27.
Lưu ý:
Trong mục lựa chọn vật liệu để làm sản phẩm, giáo viên gợi ý cho học sinh nên tìm những vật liệu dễ tìm, sẵn có trong gia đình hoặc ở địa phương mình. Các vật liệu gắn với những nghề truyền thống của địa phương thì càng tốt.
GV hướng dẫn HS có thể chọn nhiều hơn một vật liệu để làm sản phẩm, như vậy các em có thể kết hợp các vật liệu khi tạo ra sản phẩm của mình.
GV hướng dẫn HS lập danh sách các vật liệu em cần chuẩn bị để làm sản phẩm và ghi vào bảng các vật liệu cần chuẩn bị (SHS trang 27).
GV yêu cầu HS đặt những vật liệu mà em đã chuẩn bị lên bàn và thảo luận nhóm đôi, chia sẻ với bạn ý tưởng của mình về sản phẩm em định làm trên vật liệu đó.
GV mời đại diện một vài nhóm chia sẻ ý tưởng trước lớp sau khi đã thảo luận cặp đôi. Lưu ý các em HS cần nói to, rõ ràng và có thể mô tả chi tiết về sản phẩm định làm.
GV yêu cầu cá nhân HS hoàn thành bảng dự định sử dụng sản phẩm bằng cách đánh dấu vào cột “Lựa chọn của em” (trang 28) sau khi trả lời câu hỏi “Em dự định sử dụng sản phẩm này như thế nào ?”. Nhắc nhở các em có thể chọn nhiều ý chứ không chỉ đánh dấu vào một ý.
Lưu ý:
- GV có thể dành thời gian cho HS tập làm sản phẩm theo ý tưởng. Có thể không yêu cầu các em phải hoàn thiện sản phẩm ngay trên lớp mà mang sản phẩm về nhà hoàn thiện sau.
- GV nhắc nhở các em về nhà thực hiện việc làm sản phẩm theo ý tưởng của mình. Trước khi làm sản phẩm có thể hỏi thêm ông, bà, bố, mẹ, anh chị em trong gia đình về cách làm trước, sau đó cần nắm vững từng bước làm sản phẩm cuối cùng mới bắt tay vào làm sản phẩm. Khi làm sản phẩm phải thật cẩn thận, tỷ mỉ, càng đẹp càng tốt và không giới hạn số lượng.
Nhiệm vụ 3: Giới thiệu về sản phẩm của em
GV cho cá nhân HS đọc thầm việc 1 của nhiệm vụ 3 trong SHS trang 28 và nêu câu hỏi:
Em hãy nói lại yêu cầu của nhiệm vụ 3 trong SHS trang 28
Em hiểu cách thực hiện nhiệm vụ đó như thế nào ?
GV Mời một số HS trả lời 2 câu hỏi trên và nhắc lại yêu cầu cũng như cách thực hiện của nhiệm vụ đó. GV nhắc các em nhớ rằng khi giới thiệu về sản phẩm em làm được với ông, bà, bố, mẹ, anh, chị em trong gia đình các em cần giới thiệu đủ cả 4 ý trong phần gợi ý của SHS và cần nhìn vào sản phẩm nói to, rõ ràng, lưu loát để rèn luyện cả kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng cho học sinh.
GV mời 1 đến 2 HS đọc to yêu cầu của việc 2 trong nhiệm vụ 3 (SHS trang 29) và hướng dẫn HS cách thực hiện bài tập này.
Lưu ý:
Nếu HS nào không có anh/chị/em thì có thể xin ý kiến nhận xét của bạn bè cho sản phẩm của mình cũng được.
Khi xin và ghi các ý kiến nhận xét của ông bà, bố, mẹ và người thân trong gia đình cho sản phẩm của mình, các em cần ghi rõ cả những ưu điểm, cái đẹp, cái hay của sản phẩm, đồng thời ghi cả những chỗ chưa chưa đẹp, chưa hoàn thiện để các em chỉnh sửa cho sản phẩm của mình được đẹp hơn.
Hoạt động 3. Hoạt động tiếp nối
Yêu cầu HS về nhà mỗi em làm ít nhất được 1 sản phẩm theo ý tưởng của mình, khuyến khích các em làm được nhiều hơn càng tốt. Lưu ý các em có thể thay đổi vật liệu khác hoặc làm sản phẩm khác đều được
GV nhắc nhở HS sau khi đã làm được sản phẩm theo ý tưởng của mình rồi, hãy giới thiệu với ông, bà, bố, mẹ, anh chị em/người thân trong gia đình về sản phẩm đã làm và hoàn thành các bài tập ở nhiệm vụ 2, nhiệm vụ 3 trong SHS
GV nhắc nhở HS chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.
Mỗi HS mang đến lớp ít nhất 1 sản phẩm mình đã làm được. Khuyến khích các bạn mang được nhiều hơn 1 sản phẩm.
Tập nói trước lời giới thiệu về sản phẩm của mình đã làm với các ý như tên
sản phẩm, vật liệu để làm sản phẩm, hình dáng, màu sắc của sản phẩm, ý nghĩa của sản phẩm, cảm xúc của mình khi làm xong sản phẩm đó.
Hoàn thành nhiệm vụ 4 “Em học được gì”
Yêu cầu 2 đến 3 HS nhắc lại những việc cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau như GV đã nêu ở trên.
TIẾT 2, 3
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ
Chuẩn bị:
HS:
+ Mang đến lớp các sản phẩm đã làm ở nhà theo nhiệm vụ GV đã giao ở
tiết trước
GV:
+ Nhạc và lời bài hát “Hai bàn tay của em”
+ giấy A1, bút dạ màu, keo dán, bút chì, thước kẻ,  giá treo tranh (nếu có) băng dính hoặc nam châm
+ Không gian trong lớp để trưng bày sản phẩm
+ Phần thưởng cho HS thuyết trình hay nhất (nếu có)
CHIA SẺ VÀ KẾT NỐI KINH NGHIỆM
Hoạt động 1: Múa hát tập thể bài “hai bàn tay của em”
Hoạt động này nhằm tạo tâm thế cho học sinh tham gia vào hoạt động tập thể và giới thiệu chủ đề hoạt động
GV có thể tiến hành như sau:
GV mở nhạc bài hát “hai bàn tay của em” và mời cả lớp đứng lên cùng múa hát theo lời bài hát:
“Hai bàn tay của em đây em múa cho mà xem. Hai bàn tay của em như 2 con bướm xinh xinh. Khi em đưa tay lên là bướm xinh bay múa.
Khi em đưa tay xuống là cánh bướm đậu trên cành hồng.”
Kết thúc bài hát, GV nêu một số câu hỏi sau cho HS trả lời:
Bài hát vừa rồi nói về cái gì ?
Theo em, ý nghĩa của bài hát này là gì ?
GV mời một số HS trả lời câu hỏi, tổng hợp các ý kiến và giới thiệu vào chủ đề hoạt động “Đôi bàn tay khéo léo”
KIẾN TẠO TRI THỨC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG Hoạt động 2. Trưng bày sản phẩm của em
Hoạt động này nhằm tạo cơ hội cho HS được chia sẻ với các bạn trong nhóm về
sản phẩm mình đã làm được, đồng thời thể hiện được ý tưởng sắp xếp, bố trí các
sản phẩm chung của nhóm từ đó rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, phát triển kĩ năng tư duy sáng tạo
GV có thể tiến hành như sau:
Giáo viên chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm từ 4 đến 6 HS) và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
Mỗi HS sẽ giới thiệu về sản phẩm của mình với các bạn trong nhóm theo các nội dung: tên sản phẩm, vật liệu để làm ra sản phẩm đó, dự định sử dụng sản phẩm này để làm gì.
Cả nhóm cùng trao đổi và lên kế hoạch trưng bày sản phẩm của nhóm theo các ý tưởng sáng tạo riêng.
GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A1, bút dạ màu, keo dán, bút chì, thước kẻ,  và nêu yêu cầu:
Mỗi nhóm sẽ trang trí tờ giấy khổ lớn và trưng bày sản phẩm của tất cả các thành viên trên tờ giấy khổ lớn đó.
Đặt tên cho sản phẩm chung của nhóm
GV lưu ý các em, nếu sản phẩm không thể dán trên giấy khổ lớn, các em có thể đặt chúng trên bàn tại vị trí của nhóm, tuy nhiên các em vẫn cần trang trí tờ giấy khổ lớn để đặt các sản phẩm lên trên.
GV dành thời gian ít nhất 10 phút cho các nhóm trưng bày sản phẩm, sau
đó tổ chức cho HS trao đổi chung cả lớp một số câu hỏi sau:
Em thấy sản phẩm của các bạn trong nhóm em như thế nào?
Em có nhận xét gì về đôi bàn tay của em và các bạn ?
Nêu cảm xúc của em khi tham gia hoạt động này?
GV khen ngợi, động viên các nhóm và tổng kết hoạt động 2, giới thiệu chuyển ý sang hoạt động 3.
Hoạt động 3. Thi thuyết trình viên tài năng
Hoạt động này nhằm tạo cơ hội cho HS giới thiệu được ý tưởng sắp xếp, trưng bày sản phẩm chung của nhóm đồng thời giúp học sinh rèn luyện kĩ năng trình bày trước đám đông
GV có thể tiến hành như sau:
GV yêu cầu các nhóm thảo luận để chuẩn bị giới thiệu sản phẩm của nhóm mình trong cuộc thi “Thuyết trình viên tài năng” theo gợi ý sau:
Giới thiệu tên các sản phẩm của từng thành viên trong nhóm và vật liệu của từng sản phẩm
Giới thiệu ý tưởng sắp xếp trưng bày sản phẩm của cả nhóm, giải thích tại sao nhóm lại chọn ý tưởng sắp xếp đó
Giới thiệu về dự định sử dụng các sản phẩm của nhóm
GV dành thời gian cho các nhóm thảo luận và cử người trình bày. Nhắc nhở các nhóm có thể cử 1 đến 2 bạn trình bày và HS được đề cử thay mặt nhóm trình bày sẽ tập trình bày trước nhóm, các bạn trong nhóm cùng góp ý để bạn đại diện nhóm trình bày hoàn thiện bài giới thiệu của nhóm mình
GV lần lượt mời đại diện các nhóm thuyết trình về sản phẩm trưng bày của nhóm mình, cả lớp lắng nghe và chuẩn bị ý kiến nhận xét, đánh giá
GV tổ chức cho cả lớp đánh giá xem bạn nào là thuyết trình viên tài năng nhất.
GV trao giải thuyết trình viên tài năng nhất cho HS được cả lớp bầu chọn (nếu có giải thưởng)
VẬN DỤNG VÀ SÁNG TẠO
Hoạt động 4. Phát triển ý tưởng sáng tạo
Hoạt động này giúp HS phát triển được ý tưởng sáng tạo của mình sau khi đã tự mình làm và giới thiệu được sản phẩm với thầy, cô và bạn bè
GV có thể tổ chức hoạt động như sau:
GV chia lớp thành các nhóm từ 4 đến 5 HS, tổ chức cho các nhóm thảo luận theo những câu hỏi sau:
Ngoài vật liệu em đã sử dụng, em còn có thể sử dụng vật liệu nào khác để
làm ra sản phẩm của mình không ?
Với những vật liệu em đã sử dụng, em có thể làm ra được những sản phẩm nào khác nữa ?
Sau khi nghe giới thiệu về những sản phẩm của các bạn trong nhóm, trong lớp, em có thêm ý tưởng sáng tạo ra những sản phẩm nào khác không ?
GV dành thời gian cho các nhóm thảo luận và nhắc nhở HS về việc em nào trong nhóm cũng phải trả lời 3 câu hỏi nêu trên.
GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp, khen ngợi, động viên cả lớp và những HS đã thay mặt nhóm giới thiệu về các ý tưởng sáng tạo
Lưu ý:
GV cần tôn trọng mọi ý tưởng sáng tạo của các em, không nên chê bai hay bình phẩm các ý tưởng nào dù có thể có những ý tưởng còn ngây ngô, lãng mạn. Có như vậy mới phát huy được trí tưởng tượng và sự tự tin cho các em.
GV tổng kết buổi hoạt động, dặn dò các em chuẩn bị cho tiết hoạt động tiếp theo
TIẾT 4
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN
Chuẩn bị:
HS:
GV:
Sách học sinh lớp 2, phần “Em học được gì” chủ đề “Đôi bàn tay khéo léo”
Sổ ghi chép, theo dõi sự tiến bộ của học sinh trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Bảng đánh giá tổng hợp (theo mẫu ở hoạt động 3)
Gợi ý tổ chức hoạt động Hoạt động 1: Tự đánh giá
Hoạt động này giúp HS tự xem xét và đánh giá được những công việc và sản phẩm mình đã làm được, những đức tính, kĩ năng của bản thân thông qua việc làm sản phẩm
GV có thể tổ chức hoạt động như sau:
GV đề nghị HS lần lượt nhớ lại từng khâu/từng bước trong quá trình làm sản phẩm để thấy được những thuận lợi, khó khăn trong quá trình làm sản phẩm: từ lúc lên ý tưởng về sản phẩm đến lúc chọn vật liệu và tìm hiểu về cách làm sản phẩm,  sau đó ghi câu trả lời (hoặc hoàn thiện, bổ sung câu trả lời, nếu HS nào đã làm bài tập này) vào bài tập 1 và bài tập 2 của nhiệm vụ 4 (Sách HS trang 29, 30)
GV yêu cầu HS đọc lại bảng đánh giá trong bài tập 3 của nhiệm vụ 4 (trang
30) và điều chỉnh, bổ sung hoặc thay đổi câu trả lời trong mục “ý kiến của em” (nếu có). Giáo viên có thể giải thích thêm cho học sinh về từng tiêu chí trong cột “điều em học được”, lấy ví dụ minh họa cho HS dễ hiểu về mỗi tiêu chí để HS dễ hiểu.
GV khích lệ, động viên HS trong hoạt động tự đánh giá.
Hoạt động 2. Tổ chức đánh giá sự tiến bộ của bạn theo nhóm
Hoạt động này giúp HS chia sẻ được những nhận xét, đánh giá của mình với bạn và ghi nhận sự tiến bộ của các bạn trong nhóm, trong lớp.
GV có thể tổ chức hoạt động như sau:
GV đề nghị HS quay trở về nhóm làm việc theo hoạt động ở tiết 2, 3. Lần lượt từng HS trong nhóm chia sẻ ý kiến của mình về từng bạn cùng nhóm theo các câu hỏi sau:
Em thấy điểm nổi bật của bạn trong các hoạt động ở chủ đề này là gì?
Em thấy bạn đã thể hiện được những đức tính tốt đẹp nào khi tự mình làm các sản phẩm?
Em thấy bạn đã tiến bộ nhất ở điểm nào trong tháng vừa qua?
GV lưu ý HS khi chia sẻ ý kiến về sự tiến bộ của bạn, hãy nhìn vào mắt bạn, tươi cười nói suy nghĩ của mình. Người nghe cần nói cảm ơn sau khi bạn nói xong.
GV mời HS đại diện nhóm báo cáo điểm tiến bộ của mỗi bạn trong tháng vừa qua.
GV khen ngợi, động viên khuyến khích tinh thần làm việc của các HS.
Hoạt động 3. Đánh giá tổng hợp
Hoạt động này giúp HS nhận thấy được những đức tính và khả năng của bản thân cũng như của các bạn trong lớp khi thực hiện làm sản phẩm.
GV có thể tổ chức hoạt động như sau:
GV treo bảng những điều em đã học được lên bảng (phóng to từ bảng ở bài
tập 3, nhiệm vụ 4 trong SHS trang 30)
STT
Bài học
Ý kiến của em
Đồng ý
Băn khoăn
Không đồng ý
1
Tính kiên trì
2
Tính sáng tạo
3
Sự khéo léo
4
Tính cẩn thận
5
Cách lựa chọn vật liệu
6
Cách phối hợp vật liệu
7
Cách phối hợp màu sắc
8
Cách	giới	thiệu	sản
phẩm với người thân, thầy cô, bạn bè
9
Em trân trọng sản phẩm mình làm ra và yêu đôi
bàn tay mình
9
Ý kiến khác của em
(ghi rõ)
GV tổ chức cho HS cả lớp tự đánh giá những điều em đã học được sau chủ đề này bằng cách lần lượt đọc những điều em đã học được trong bảng và yêu cầu HS giơ tay theo từng cột đồng ý, băn khoăn và không đồng ý
Sau mỗi ý trong bảng hỏi, GV đếm số lượng HS giơ tay và ghi tổng số HS vào cột tương ứng với mỗi ý.
Ví dụ: Sau chủ đề này em đã học được tính kiên trì, ai đồng ý thì giơ tay. GV đếm số lượng HS và ghi vào cột đồng ý. Ai còn băn khoăn thì giơ tay, GV ghi tổng số HS giơ tay vào cột băn khoăn. Ai không đồng ý thì giơ tay, GV ghi tổng số HS giơ tay vào cột không đồng ý.
Sau khi cả lớp thực hiện xong bài tập này, GV tổng hợp lại những điều mà HS cả lớp đã học được bằng cách xem xét cột nào được các em lựa chọn nhiều nhất và những điều các em chưa học được, còn băn khoăn để giúp đỡ các em tìm cách giải quyết.
Dựa vào kết quả tổng hợp của cả lớp, GV khen ngợi, động viên, khích lệ HS trong lớp đã cố gắng trong chủ đề hoạt động này và khen ngợi một số HS có sản phẩm đẹp, đặc biệt khi tự mình làm được sản phẩm, thể hiện sự khéo léo của đôi bàn tay.
Hoạt động 4. Xây dựng kế hoạch tiếp theo
Hoạt động này giúp HS tiếp tục thực hiện sự khéo léo của đôi bàn tay khi tự mình làm ra những sản phẩm thủ công đồng thời nuôi dưỡng ý tưởng sáng tạo của các em
GV có thể tiến hành hoạt động như sau:
GV nêu câu hỏi:
Sau khi tham gia chủ đề hoạt động này, em sẽ tiếp tục làm các sản phẩm nào khác? Nêu rõ tên sản phẩm và chất liệu để làm sản phẩm?
Em sẽ sử dụng sản phẩm mình sắp làm vào việc gì?
GV tổ chức cho HS chia sẻ câu trả lời với bạn ngồi cạnh ( thảo luận cặp
đôi)
Mời đại diện một số cặp chia sẻ trước lớp về kế hoạch làm sản phẩm từ đôi bàn tay của bản thân.
GV tôn trọng mọi ý tưởng của HS, tổng hợp các ý kiến và đề nghị các em về nhà tiếp tục thực hiện dự định của mình để làm ra những sản phẩm đẹp và sử dụng các sản phẩm đó một cách có ý nghĩa.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TRAI NGHIEM SANG TAO DOI BAN TAY KHÉO LÉO LOP 2.doc