Giáo án Tuần 01 - Lớp 1

Tiết 2: Toán

Tiết học đầu tiên

1. Mục tiêu dạy học:

Sau tiết học, HS có khả năng:

1.1. Kiến thức:

-Tạo không khí vui vẻ trong lớp.HS tự giới thiệu về mình, bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học Toán, các hoạt động học tập trong giờ học Toán.

1.2. Kỹ năng:

- Bước đầu có kĩ năng tự khám phá để nhận biết, kĩ năng trình bày trước tập thể

1.3. Thái độ:

- Yêu thích môn học.

1.4. Năng lực đạt được:

Năng lực tự học, năng lực làm việc nhóm, năng lực giao tiếp, năng lực trình bày, năng lực ghi nhớ, .

2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu:

Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS: mỗi HS chuẩn bị một quyển SGK Toán, bộ đồ dùng học toán.

3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp:

3. 1. Hoạt động 1:Hướng dẫn sử dụng sách Toán 1

* Mục tiêu: Biết xem, mở, gấp sách và các ký hiệu trong sách.

* Cách tiến hành:

- Giới thiệu ngắn gọn về SGK Toán 1

- Giáo viên cho HS xem và hướng dẫn HS mở sách và mở bài học đầu tiên

- Cho Hs thực hành gấp sách, mở sách, cầm sách.

- Cho HS quan sát các hình trong SGK và nêu những điều cần làm trong tiết học Toán.

 

docx 20 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 730Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 01 - Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ bản, nắm được điểm đặt bút và điểm dừng bút.
 - Cách tiến hành: 
 + Giáo viên hướng dẫn học sinh viết các nét cơ bản.
 + Giáo viên viết mẫu trên bảng lớp.
 + Học sinh viết bảng con, giáo viên theo dõi sửa chữa.
 + Cho học sinh tô các nét vào vở, giáo viên theo dõi cách cầm bút viết, kỹ thuật viết đúng ly, sửa tư thế ngồi cho học sinh.
4. Kiểm tra đánh giá
 - HS nhắc lại các nét cơ bản, chỉ ra sự giống nhau và khác nhau của một số nét cơ bản.
 - Giáo viên thu bài sửa bài tại chỗ cho học sinh vì đây là bài quan trọng bài đầu tiên.
 Giáo viên nêu nhận xét cụ thể từng bài tuyên dương những học sinh viết tốt.
5.. Định hướng học tập tiếp theo
- HS học thuộc các nét cơ bản, từ các nét cơ bản tạo nên các chữ cái
- Học sinh chuẩn bị xem trước bài 1 âm e: Các hình ảnh hoặc vật có chữ e.
* Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________
Sáng thứ năm ngày 7 tháng 9 năm 2017
( Học TKB thứ tư)
Tiết 1+ 2: Tiếng việt
 Bài 1: Âm e 
1.Mục tiêu dạy học:
 Sau tiết học, HS có khả năng:
 1.1.Kiến thức 
 - Nhận biết được chữ e và âm e 
 - Nhận biết được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật sự vật
 1.2. Kĩ năng:
 Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung : Trẻ em và loài vật ai cũng có lớp học của mình
1.3. Thái độ:
 Thích học môn Tiếng Việt
1.4. Các năng lực đạt được:
- Năng lực đọc: Đọc đúng âm e.
- Năng lực viết và trình bày: viết đúng chữ e bản trình bày sạch đẹp đúng ly.
- Năng lực nghe: Nghe hiểu được các tiếng từ có chữ e.
 - Năng lực nói: Phát triển lời nói theo nội dung: Trẻ em và loài vật ai cũng 
có lớp học của mình 
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu
2.1. Cá nhân
 - Học sinh chuẩn bị sách giáo khoa tiếng Việt Tập 1.
 - Các hình ảnh hoặc vật có chữ e in và chữ e viết
 2.2. Nhóm học tập
 Thảo luận nhóm tìm chữ e trong các đoạn văn bản, qua sách báo..
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp
3.1. Hoạt động 1: : Nhận diện chữ và âm e
 - Mục tiêu: Nhận biết được chữ và âm e
 - Cách tiến hành
 + Nhận diện chữ : Gv tô chữ e nói : Chữ e gồm một nét móc ngược phải rồi tạo thành vòng xoắn nhỏ. 
 GV hỏi chữ e giống hình cái gì?
 HS thảo luận và trả lời câu hỏi : giống hình sợi dây vắt chéo.
+ Dạy học sinh phát âm: Gv phát âm và hướng dẫn phát âm e , HS phát âm cá nhân, nhóm , dãy
 3.2. Hoạt động 2: Luyện viết
 - Mục tiêu: HS viết được chữ e theo đúng quy trình trên bảng con
 - Cách tiến hành:
 + Hướng dẫn viết bảng con
 + GV viết mẫu trên bảng lớp( hướng dẫn quy trình đặt bút)
 + Hướng dẫn viết trên không bằng ngón tay trỏ
 + HS viết vào bảng con
 + Giáo viên nhận xét bài của học sinh trên bảng con.
Tiết 2
3.3. Hoạt động 3: Luyện đọc
- Mục tiêu: HS phát âm được âm e
- Cách tiến hành:
 + Luyện đọc lại bài ở tiết 1
 + Phát âm e ( Cá nhân – đồng thanh)
3.4. Hoạt động 4: Luyện viết
 - Mục tiêu: HS tô đúng chữ e vào vở
 - Cách tiến hành: + Hướng dẫn học sinh tập tô chữ e
 + HS tô vở tập viết
3.5. Hoạt động 5: Luyện nói
- Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: “Trẻ em và loài vật ai cũng có lớp học của mình”
- Cách tiến hành: HS quan sát tranh vẽ SGK, HS thảo luận, đại diện nhóm trả lời theo chủ đề về bức tranh.
 Câu hỏi gợi ý: + Quan sát tranh em thấy những gì?
 + Mỗi bức tranh nói về loài vật nào?
 + Các bạn nhỏ trong bức tranh đang làm gì?
 + Các bức tranh có gì chung?
 GV nhận xét các nhóm khen trước lớp
 GVkết luận : Học là cần thiết nhưng rất vui. Ai cũng phải đi học và học hành chăm chỉ. 
4. Kiểm tra đánh giá
- Cho học sinh thi đua viết bảng chữ e và đọc chữ e
- Gv đưa câu văn để HS tìm chữ e”ngày hè , mẹ và bé đi nghỉ mát”
 -Tìm tiếng ngoài bài có âm e ? – Hs thi tìm 
 - GV nhận xét chữ viết của HS - tuyên dương trước lớp
5. Định hướng học tập tiếp theo
 - Về tìm chữ e qua sách báo
 - Học sinh chuẩn bị xem trước bài 2 âm b.
 - Các hình ảnh hoặc vật có chữ b in và chữ b viết.
* Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________________________
Tiết 3: Toán
Nhiều hơn, ít hơn
1. Mục tiêu dạy học:
Sau tiết học, HS có khả năng:
1.1. Kiến thức:
- Biết so sánh số lượng hai nhóm đồ vật, biết sử dụng từ nhiều hơn, ít hơn để so sánh các nhóm đồ vật.
1.2. Kỹ năng:
Có kĩ năng quan sát và giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy cá nhân..
1.3. Thái độ:
- Yêu thích môn học.
1.4. Năng lực đạt được:
 Năng lực tự học, năng lực làm việc nhóm, năng lực giao tiếp, năng lực trình bày, năng lực ghi nhớ, năng lực lắng nghe, năng lực tư duy, .
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu:
 Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS: mỗi HS chuẩn bị 5 chiếc cốc, 4 cái thìa, 4 bông hoa, 3 lọ hoa.
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp:
3. 1. Hoạt động 1: So sánh số lượng cốc và thìa
* Mục tiêu: Biết so sánh số lượng các nhóm đồ vật.
* Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát số cốc và thìa mà GV để trên bàn rồi nói: Có một số cốc, một số thìa. 
- Yêu cầu quan sát và thực hiện thao tác đặt từng chiếc thìa vào từng chiếc cốc. Cốc nào không có thìa?
- Vài học sinh thực hiện thao tác đặt cốc vào thìa và nêu nhận xét.
- Khi đặt một chiếc thìa vào một chiếc cốc thì vẫn còn một chiếc cốc không có thìa. Ta nói “số cốc nhiều hơn số thìa” và ngược lại
- Lắng nghe và nhắc lại: Số cốc nhiều hơn số thìa/ Số thìa ít hơn số cốc.
3. 2. Hoạt động 2: So sánh số lọ hoa và số bông hoa
* Mục tiêu: Biết so sánh số lượng các nhóm đồ vật.
* Cách tiến hành:
- Cũng tiến hành tương tự với 3 lọ hoa và 4 bông hoa như 5 chiếc cốc và 4 cái thìa.
- Giáo viên cho HS thực hiện cắm số bông hoa vào các lọ hoa rồi rút ra nhận xét: số bông hoa nhiều hơn số lọ hoa/ Số lọ hoa ít hơn số bông hoa.
3. 3. Hoạt động 3:Thực hành so sánh
* Mục tiêu: Biết so sánh số lượng các nhóm đồ vật.
* Cách tiến hành:
- Lần lượt cho Hs quan sát các hình vẽ trong SGK rồi rút ra nhận xét.
- HS quan sát hình vẽ và lần lượt rút ra nhận xét:
+ Số chai ít hơn số nắp chai / Số nắp chai nhiều hơn số chai.
+ Số cà rốt ít hơn số con thỏ? Số con thỏ nhiều hơn số cà rốt
- GV sửa sai cho HS
4. Kiểm tra, đánh giá.
 - GV gọi 3 HS nữ và 4 HS nam ,1 hS trả lời để học sinh nhận ra số HS nữ ít hơn số HS nam và ngược lại , cho HS tìm số đồ vật trong lớp học để so sánh.
- Khen và tuyên dương HS đã so sánh và trả lời tốt.
5. Định hướng học tập tiếp theo.
- GV củng cố lại nhiều hơn, ít hơn cho HS.
- Về nhà tìm các đồ dùng trong gia đình có để so sánh nhiều hơn – ít hơn.
- Xem trước bài hình vuông , hình tròn tìm trước ở nhà các đồ dùng có hình vuông , hình tròn.
* Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Sáng thứ sáu ngày 8 tháng 9 năm 2017
(Học TKB sáng thứ 5)
Tiết 1 + 2: Tiếng việt
Bài 2: b
1.Mục tiêu dạy học:
 Sau tiết học, HS có khả năng:
 1.1.Kiến thức
Học sinh nhận biết được chữ b và âm b
 1.2. Kĩ năng:
Bước đầu nhận biết được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật và sự vật
1.3. Thái độ:
Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Các hoạt động học tập khác nhau của trẻ em 
và của các con vật
1.4. Các năng lực đạt được:
- Năng lực đọc: Đọc đúng âm b.
- Năng lực viết và trình bày: viết đúng chữ b bản trình bày sạch đẹp đúng ly.
- Năng lực nghe: Nghe hiểu được các tiếng từ có chữ b.
 - Năng lực nói: Phát triển lời nói theo nội dung: Các hoạt động học tập khác nhau của
 trẻ em và của các con vật
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu
2.1. Cá nhân
- Học sinh chuẩn bị sách giáo khoa tiếng Việt Tập 1.
- Các hình ảnh hoặc vật có chữ b in và chữ b viết
 2.2. Nhóm học tập
 Thảo luận nhóm tìm chữ b trong các đoạn văn bản, qua sách báo.
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp
3.1. Hoạt động 1: Nhận diện chữ và âm b
- Mục tiêu: Nhận biết được chữ và âm b
- Cách tiến hành
- Nhận diện chữ: Chữ b gồm 2 nét: nét khuyết trên và nét thắt
- GV yêu cầu HS so sánh b với e?
+ Giống: nét thắt của e và nét khuyết trên của b
+ Khác: chữ b có thêm nét thắt
- Ghép âm và phát âm: b, be.
Ghép bìa cài
Đọc (CN, ĐT)
3.2. Hoạt động 2: Luyện viết
- Mục tiêu: HS viết được chữ b, be theo đúng quy trình trên bảng con
- Cách tiến hành:
+ Hướng dẫn viết bảng con
+ GV viết mẫu trên bảng lớp (hướng dẫn quy trình đặt bút)
+ Hướng dẫn viết trên không bằng ngón tay trỏ
+ HS viết vào bảng con
+ Giáo viên nhận xét bài của học sinh trên bảng con.
Tiết 2
3.3. Hoạt động 3: Luyện đọc
- Mục tiêu: HS phát âm được âm b, be
- Cách tiến hành:
 + Luyện đọc lại bài ở tiết 1
 + Phát âm b (CN, ĐT)
3.4. Hoạt động 4: Luyện viết
 - Mục tiêu: HS tô đúng chữ e vào vở
 - Cách tiến hành: + Hướng dẫn học sinh tập tô chữ b, be
 + HS tô vở tập viết
3.5. Hoạt động 5: Luyện nói
- Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: “Các hoạt động học tập khác 
nhau của trẻ em và của các con vật”
- Cách tiến hành: HS quan sát tranh vẽ SGK, HS thảo luận, đại diện nhóm trả lời theo chủ đề về bức tranh.
- Câu hỏi gợi ý: 
+ Ai học bài? Ai đang tập viết chữ e?
+ Bạn voi đang làm gì? Bạn ấy có biết đọc chữ không?
+ Ai đang kẻ vở? Hai bạn nhỏ đang làm gì?
+ Các bức tranh có gì giống và khác nhau?
-Giống: Ai cũng tập trung vào việc học tập
-Khác: Các loài khác nhau có những công việc khác nhau
GV nhận xét các nhóm khen trước lớp
 GV kết luận: Học là cần thiết nhưng rất vui. Ai cũng phải đi học và học hành chăm chỉ. 
4. Kiểm tra đánh giá
- Cho học sinh thi đua viết bảng chữ b, be và đọc chữ b, be
- Gv đưa câu văn để HS tìm chữ b “Nghỉ hè, bố đưa bé đi nghỉ mát”
 -Tìm tiếng ngoài bài có âm b? – HS thi tìm 
 - GV nhận xét chữ viết của HS - tuyên dương trước lớp
5. Định hướng học tập tiếp theo
- Về tìm chữ b qua sách báo
- Học sinh chuẩn bị xem trước bài 3 dấu sắc.
- Các hình ảnh hoặc vật có dấu sắc.
* Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________________________
Tiết 3: Toán
Hình vuông, hình tròn, hình tam giác
1. Mục tiêu dạy học:
Sau tiết học, HS có khả năng:
1.1. Kiến thức:
- Nhận ra và nêu đúng tên của hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
- Nhận ra hình vuông, hình tròn, hình tam giác từ các vật thật.
1.2. Kỹ năng:
Có kĩ năng quan sát và giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy cá nhân..
1.3. Thái độ:
- Yêu thích môn học.
1.4. Năng lực đạt được:
 Năng lực tự học, năng lực làm việc nhóm, năng lực giao tiếp, năng lực trình bày, năng lực ghi nhớ, năng lực lắng nghe, năng lực tư duy, .
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu:
Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS: mỗi HS chuẩn bị một số hình vuông, hình tròn, hình tam giác bằng bìa có kích thước , hình dạng khác nhau, một số vật thật, bộ đồ dùng học toán lớp 1.
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp:
3.1. Hoạt động 1: Höôùng daãn oân taäp nhiều hơn, ít hơn.
* Mục tiêu: Biết so sánh số lượng các nhóm đồ vật.
* Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát số lọ hoa và bông hoa mà GV để trên bàn rồi nói: Có một số lọ hoa, một số bông hoa. 
- Yêu cầu quan sát và thực hiện thao tác cắm từng bông hoa vào từng chiếc lọ. Lọ nào không có hoa?
- Vài học sinh thực hiện thao tác cắm hoa vào lọ hoa và nêu nhận xét.
- Khi cắm hoa vào một chiếc lọ thì vẫn còn một chiếc lọ hoa không có hoa. Ta nói “số lọ hoa nhiều hơn số hoa” và ngược lại.
- Lắng nghe và nhắc lại:số lọ hoa nhiều hơn số hoa/ Số hoa ít hơn số lọ hoa.
3.2. Hoạt động 2: Giới thiệu hình vuông
* Mục tiêu: Nhận biết được hình vuông
* Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát hình vuông.
- GV hỏi đây là hình gì?
- Đây là hình vuông.
- GV cho HS lấy từ hộp đồ dùng HS tất cả hình vuông đặt lên bàn.
-GV nêu: Tìm một số đồ vật trong lớp có hình vuông.
- GV cho HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện mỗi nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét và khen ngợi.
3.3. Hoạt động 3: Giới thiệu hình tròn, hình tam giác.
* Mục tiêu: Nhận biết được hình tròn và hình tam giác.
 * Cách tiến hành:
- Cũng tiến hành tương tự với hình vuông.
- GV cho HS lấy từ hộp đồ dùng HS tất cả hình tròn, hình tam giác đặt lên bàn.
- GV nêu: Tìm một số đồ vật trong lớp có hình tròn, hình tam giác.
- GV nhận xét và khen ngợi.
3.4. Hoạt động 4: Thực hành 
* Mục tiêu: Biết cách tô màu vào hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
* Cách tiến hành:
Baøi 1: HS làm bài tập số 1 trang 8 SGK
Mục tiêu: HS biết cách tô màu vào hình vuông.
- GV yêu cầu học sinh dùng bút chì màu để tô màu vào hình vuông.
- HS làm việc cá nhân
- HS, GV nhận xét, tuyên dương.
Baøi 2: HS làm bài tập số 2 trang 8 SGK
Mục tiêu: HS biết cách tô màu vào tròn
-GV yêu cầu học sinh dùng bút chì màu để tô màu vào hình tròn. Riêng hình lật đật GV phải hướng dẫn HS dùng các màu khác nhau để tô.
- HS làm việc cá nhân.
- HS, GV nhận xét, tuyên dương.
Baøi 3: HS làm bài tập số 3 trang 8 SGK
Mục tiêu: HS biết cách tô màu vào tròn, hình vuông.
- GV yêu cầu HS dùng màu khác nhau để tô, màu để tô hình vuông không được sử dụng tô hình tròn .
- HS làm việc cá nhân
- HS, GV nhận xét tuyên dương.
 Baøi 4: HS làm bài tập số 4 trang 8 SGK
Mục tiêu: HS biết cách gấp hình vuông, hình tam giác.
- Cho học sinh sử dụng bằng giấy bìa như SGK.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi gấp hình nhanh, (chơi theo nhóm)
- Các nhóm tự ghép hình của nhóm mình.
- GV quan sát và giúp đỡ HS.
- Hết giờ các nhóm tự trình bày sản phẩm của nhóm mình và nêu tên sản phẩm đó.
- HS, GV nhận xét và tuyên dương.
4. Kiểm tra, đánh giá.
- Sản phẩm cá nhân: Tuyên dương những HS có sự chuẩn bị tốt, làm bài đúng. Động viên, khích lệ các HS khác cùng cố gắng.
- Sản phẩm nhóm: Tuyên dương các nhóm làm tốt, động viên các nhóm khác cùng cố gắng.
5. Định hướng học tập tiếp theo.
- GV củng cố lại hình vuông, hình tròn, hình tam giác
- Về nhà tìm các đồ dùng trong gia đình có lại hình vuông, hình tròn, hình tam giác 
- Xem trước bài luyện tập và chuẩn bị màu trước ở nhà các đồ dùng có hình vuông hình tròn, hình tam giác.
* Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Thủ công
Giới thiệu một số loại giấy, bìa và dụng cụ thủ công
 1. Mục tiêu dạy học:
Sau tiết học, HS có khả năng:
1.1. Kiến thức:
- HS biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ (thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán) để học thủ công 
- Biết một số vật liệu khác có thể thay thế giấy, bìa để làm thủ công như: giấy báo, hoạ báo, giấy vở học sinh, lá cây
 1.1. Kỹ năng:
-Biết cách sử dụng các vật dụng
1.3. Thái độ:
- Biết cách bảo quản dụng cụ học tập. Kích thích tính say mê khi học tập phân môn.
1.4. Năng lực đạt được:
Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực trình bày, năng lực ghi nhớ, năng lực phát hiện, khám phá, .
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu:
Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS: mỗi HS chuẩn bị giấy, hồ dán, kéo, vở thủ công, thước.
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp:
3. 1. Hoạt động 1: Giới thiệu giấy, bìa.
* Mục tiêu: HS phân biệt được sự khác nhau giữa giấy và bìa.
* Cách tiến hành:
- GV giới thiệu cho HS nguyên liệu để làm ra giấy bìa: Giấy bìa được làm từ bột của nhiều loại cây như tre, nứa, bồ đề.
- Giới thiệu giấy, bìa: giúp HS phân biệt được giấy và bìa.
- HS theo dõi. 
3. 2. Hoạt động 2: Giới thiệu dụng cụ học thủ công.
* Mục tiêu: HS nhận biết được cách sử dụng của mối dụng cụ.
* Cách tiến hành:
- GV giới thiệu và nêu cách sử dụng của từng dụng cụ.
+ Thước: được làm bằng gỗ hay nhựa dùng để do chiều dài
+ Bút chì: dùng để kẻ đường thẳng
+ Kéo: dùng để cắt giấy, bìa
+ Hồ dán: dùng để dán giấy thành sản phẩm hoặc dán sản phẩm vào vở. Được chế biến từ bột sắn có pha chất chống dán, chuột đựng trong hộp nhựa
- HS theo dõi.
- GV yêu cầu HS lấy các dụng cụ.
- HS lấy lần lượt các dụng cụ theo yêu cầu của GV.
- GV nhận xét.
4. Kiểm tra, đánh giá.
- GV gọi HS nhắc lại tên các đồ dùng dụng cụ để học thủ công.
- GV khen ngợi và tuyên dương HS.
5. Định hướng học tập tiếp theo.
- GV dặn HS về nhà tìm hiểu trước hình chữ nhật, chuẩn bị giấy, hồ dán cho tiết học sau.
* Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________
Chiều thứ sáu ngày 8 tháng 9 năm 2017
(Học TKB sang thứ sáu )
Tiết 1 + 2: Tiếng việt
Bài 3: Dấu sắc
 1. Mục tiêu dạy học:
 Sau tiết học, HS có khả năng:
 1.1. Kiến thức
 - Học sinh nhận biết được dấu và thanh sắc, biết ghép tiếng bé
 1.2. Kĩ năng:
 - Biết được dấu và thanh sắc ở tiếng chỉ đồ vật, sự vật
 1.3. Thái độ:
 Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung các hoạt động khác 
 1.4. Các năng lực đạt được:
 - Năng lực đọc: Đọc đúng dấu sắc
 - Năng lực viết và trình bày: viết đúng dấu sắc bản trình bày sạch đẹp đúng ly.
 - Năng lực nghe: Nghe hiểu được các tiếng từ có dấu sắc
 - Năng lực nói: Phát triển lời nói theo nội dung: một số sinh hoạt của bé ở nhà trường
 2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu
 2.1. Cá nhân
 - Học sinh chuẩn bị sách giáo khoa tiếng Việt Tập 1.
 - Các hình ảnh hoặc vật có dấu sắc
 2.2. Nhóm học tập
 - Thảo luận nhóm tìm dấu sắc trong các đoạn văn bản, qua sách báo..
 3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp
 3.1. Hoạt động 1: Nhận diện dấu sắc
 * Mục tiêu: nhận biết được dấu và thanh sắc, biết ghép tiếng bé.
 * Cách tiến hành
 - Nhận diện dấu: Dấu sắc là một nét nghiêng phải (/)
 - Hỏi: Dấu sắc giống cái gì?
 (Thước đặt nghiêng)
 - Ghép chữ và phát âm: 
 - Hướng dẫn ghép:
 - Hướng dẫn đọc:
 3.2. Hoạt động 2: Luyện viết

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an ca nam_12295169.docx