Giáo án Tuần 19 - Lớp 5 (không chia cột)

 TOÁN (BS)

(Tiết 1/20) - TGDK: 40 phút

I.MỤC TIÊU:

Củng cố kiến thức về tính chu vi và diện tích hình tròn.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 HS: Vở thực hành toán và Tiếng Việt 5/T2

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Bài cũ: (5’)

2.Bài mới: (33’)

- Bài tập 1/13: Tính chu vi và diện tích hình tròn

+ 1HS đọc yêu cầu bài tập

+ GV hướng dẫn cách làm bài.

+ HS làm vào vở - 1HS làm bảng phụ.

+ Sửa bài trên bảng phụ.

Bài tập 2/13: Giải toán.

+ 1HS đọc yêu cầu bài tập

+ HS nêu cách làm

+ GV hướng dẫn cách làm bài.

+ HS làm vào vở - 2HS làm bảng phụ.

+ Sửa bài trên bảng phụ.

Bài tập3 /14: Giải toán

+ 1HS đọc yêu cầu bài tập

+ HS nêu cách làm

+ GV hướng dẫn cách làm bài.

+ HS làm vào vở .

+ Sửa bài trên bảng.

3. Củng cố -Dặn dò: (2’)

Bổ sung:

 

doc 61 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 490Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 19 - Lớp 5 (không chia cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đọc diễn cảm cả trích đoạn kịch và thi đọc diễn cảm đoạn 4 theo cách phân vai (đọc phân vai, diễn cảm đoạn kịch, giọng đọc thể hiện được tính cách từng nhân vật (câu 4).
- Nhận xét + Tuyên dương. 
3. Củng cố - Dặn dò: ( 2’)
Chuẩn bị bài: Thái sư Trần Thủ Độ.
Bổ sung:
..........................................................................................................................................
ĐỊA LÍ
CHÂU Á
(SGK/ 102) - Thời gian: 40 phút.
I.MỤC TIÊU:
 - Biết tên các châu lục và đại dương trên thế giới: Châu Á, Âu, Mĩ, Phi, Đại Dương, Nam Cực; các đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.
- Nêu được vị trí, giới hạn của châu Á:
+ Ở bán cầu Bắc, trải dài từ cực bắc tới quá Xích đạo, ba phía giáp biển và đại dương.
+ Có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới.
- Nêu được 1 số đặc điểm về địa hình, khí hậu của châu Á:
+ 3/4 diện tích dồi núi và cao nguyên, núi cao và đồ sộ nhất thế giới.
+ Châu Á có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
- Sử dụng quả địa cầu, BĐ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn, lãnh thổ Châu Á.
- Đọc tên và chỉ một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Á trên BĐ (LĐ).
***** Giáo dục TN MT biển và hải đảo (HĐ4)
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: QĐC; BĐ tự nhiên châu Á; Ảnh cảnh thiên nhiên của châu Á.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Bài cũ: (2’)
2.Bài mới: (35’)
a. Giới thiệu bài: ( 2’) Châu Á.
b. HĐ1: (8’) 1.Vị trí địa lí và giới hạn:
- HS q/sát hình1 nhóm 4 TLCH/SGK - Đại diện nhóm trình bày kết quả - Chỉ bản đồ.
c.HĐ2: (8’) Làm việc theo cặp.
- Y/C HS dựa vào số liệu để nhận biết diện tích của châu Á so với thế giới - Nhóm trao đổi.
d.HĐ3: (8’) 2.Đặc điểm tự nhiên:
- HS quan sát hình SGK + Đọc tên các khu vực - GV kết luận.
e. HĐ 4: (8’) -Y/C HS quan sát bản đồ tự nhiên châu Á, nhận biết kí hiệu núi, đồng bằng và ghi lại tên chúng ra giấy; đọc thầm tên các dãy núi, đồng bằng. (Dựa vào lược đồ trống ghi tên các châu lục và đại dương giáp với châu Á)Y/C 2 HS đọc tên các dãy núi, đồng bằng. GV kết luận. - Nắm được những nét lớn về đặc điểm tư nhiên châu Á.
*****Biết được đặc điểm tự nhiên châu Á trong đó có biển và đại dương là quan trọng.
3.Củng cố - Dặn dò: ( 2’) Chuẩn bị bài: Châu Á (tt).
Bổ sung:
..........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 15 tháng 1 năm 2015
KĨ THUẬT
NUÔI DƯỠNG GÀ
(SGK/ 62) - Thời gian: 40 phút.
I.MỤC TIÊU: 
- Biết mục đích của việc nuôi gà.
- Biết cách cho gà ăn, cho gà uống. Biết liên hệ thực tế để nêu cách cho gà ăn uống ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).
**** Giới thiệu một số cách cho gà ăn, chăm sóc gà ở trại gà địa phương.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Hình ảnh minh hoạ cho bài học theo nội dung SGK; phiếu đánh giá kết quả học tập.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Bài cũ: ( 5’) Thức ăn nuôi gà (tt).
2.Bài mới: (30’)
a.Giới thiệu bài: ( 2’) Nuôi dưỡng gà.
b.HĐ1: (10’) Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
- Nêu khái niệm: công việc cho gà ăn uống được gọi chung là nuôi dưỡng.
- HS đọc mục 1/SGK, nêu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
- Tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1: Nuôi dưỡng gà gồm hai công việc cho gà ăn và cho gà uống nhằm cung cấp nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho gà. Nuôi dưỡng hợp lí sẽ giúp gà khoẻ mạnh, lớn nhanh, sinh sản tốt. Muốn nuôi gà đạt năng suất cao phải cho gà ăn uống đủ chất, đủ lượng, hợp vệ sinh.
c.HĐ2: (10’) Tìm hiểu cách cho gà ăn uống.
**** Hướng dẫn một số cách cho gà ăn, chăm sóc gà ở địa phương.
 + Cách cho gà ăn: HS đọc nội dung mục 2a/ SGK. GV đặt các câu hỏi để HS nêu cách cho gà ăn ở từng thời kì sinh trưởng, liên hệ thực tiễn.
- HS trả lời câu hỏi mục 2a/SGK - GV nhận xét, chốt ý đúng.
 + Cách cho gà uống:
- HS nêu vai trò của nước trong đời sống động vật (môn khoa học lớp 4)
- GV nhận xét và giải thích: nước là một trong những thành phần chủ yếu cấu tạo nên cơ thể động vật. Nhờ có nước mà cơ thể động vật hấp thu được các chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần thiết cho sự sống. Nước còn có tác dụng thải các chất thừa, chất độc hại trong cơ thể.
- HS nêu sự cần thiết phải thường xuyên cung cấp đủ nước sạch cho gà.
- HS đọc mục 2b và nêu cách cho gà ăn uống. GV nhận xét và nêu tóm tắt theo SGK.
d.HĐ3: (10’) Đánh giá kết quả học tập của học sinh.
3.Củng cố - Dặn dò: ( 2’)
- Giới thiệu một số cách cho gà ăn, chăm sóc gà ở trại gà địa phương.
- Chuẩn bị bài: Chăm sóc gà.
Bổ sung:
...
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
(SGK/ 95) - Thời gian: 40 phút.
I.MỤC TIÊU: Biết:
- Tính diện tích hình tam giác vuông, hình thang.
- Giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm. Làm BT: 1, 2.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 GV : bảng phụ để HS làm bài tập, bảng phụ ghi sẵn bài giải mẫu của bài tập 3/SGK.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Bài cũ: (5’) Luyện tập.
2.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài: (2’) Luyện tập chung.
b.Thực hành: (30’) SGK: 1, 2/ 95.
Bài 1: HS đọc yêu cầu. HS nhắc lại cách tính diện tích hình tam giác vuông. 
- HS làm bài vào vở toán. 3 HS làm bảng phụ. Đính bảng phụ, chữa bài. 
 Đáp án: a/ 3 x 4 : 2 = 6 (cm2)
 b/ 2,5 x 1,6 : 2 = 2 (m2); 
 c/ (dm2)
Bài 2: HS đọc yêu cầu.
- GV vẽ hình như SGK lên bảng. 
- HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài. HS làm bài vào vở toán. 
- 1HS làm bảng phụ. Đính bảng, chữa bài. 
3.Củng cố - Dặn dò:( 2’) 
- Chuẩn bị bài: Hình tròn. Đường tròn (chuẩn bị com-pa).
Bổ sung: 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Dựng đoạn mở bài).
(SGK/ 12) - Thời gian: 40 phút
I.MỤC TIÊU: 
- Nhận biết được hai kiểu mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả người (BT1).
- Viết được đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp cho 2 trong 4 đề ở BT2.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- 1 tờ phiếu về hai kiểu mở bài trực tiếp, gián tiếp
- Bút dạ và một tờ giấy để HS làm bài tập 2.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Bài cũ: ( 5’) Nhận xét bài thi HKI.
2. Bài mới: (35’) 
a. Giới thiệu bài: ( 2’) Luyện tập tả người (Dựng đoạn mở bài).
b.HD luyện tập:
Bài 1: Gọi HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu bài tập - HS đọc thầm lại hai đoạn văn, suy nghĩ, tiếp nối nhau phát biểu, chỉ ra sự khác nhau của hai cách mở bài . GV nhận xét, kết luận:
 + Đoạn a mở bài theo kiểu trực tiếp: Giới thiệu người định tả.
+ Đoạn b mở bài theo kiểu gián tiếp: Giới thiệu hoàn cảnh, sau đó giới thiệu người được tả.
Bài 2: Gọi HS đọc Y/C bài.
- GV hướng dẫn HS hiểu Y/C của bài, làm bài theo các bước sau: 
 + Chọn đề văn để viết đoạn mở bài. 
 + Suy nghĩ để hình thành ý cho đoạn mở bài. 
 + Viết 2 đoạn văn mở bài cho đề đã chọn: 1 theo kiểu trực tiếp, 1 theo kiểu gián tiếp.
- 1 số HS nêu đề bài em chọn - Cả lớp viết bài , 1HS viết vào giấy khổ lớn.
- Nhận xét HS viết vào giấy khổ lớn. Nhiều HS đọc đoạn viết. 
- Lớp nhận xét, GV nhận xét, bổ sung để hoàn thiện đoạn mở bài.
3. Củng cố - Dặn dò: ( 2’)
- Khen ngợi những HS viết được đoạn mở bài hay, HS chưa hoàn thiện về nhà viết tiếp.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài).
Bổ sung:
.....................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 8 tháng 1 năm 2015
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP
(SGK/ 12) - Thời gian: 40 phút
I.MỤC TIÊU: 
- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng các quan hệ từ và nối các vế câu ghép không dùng từ nối (ND ghi nhớ).
- Nhận biết câu ghép trong đoạn văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn theo y/c của BT2.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 GV: bút dạ, bảng phụ để HS làm bài tập.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Bài cũ: ( 5’) Câu ghép.
2.Bài mới: (35’)
a. Giới thiệu bài: ( 2’) Cách nối các vế câu ghép.
b.Phần nhận xét: 
- Hai HS nối tiếp nhau đọc Y/C bài tập 1,2. 
- GV dán sẵn 4 câu ghép, mỗi em phân tích 1 câu ghép, HS, GV nhận xét.
- Từ kết quả phân tích trên, HS thấy các vế câu ghép theo mấy cách?
- 3 HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
c. Luyện tập: VBT/6
Bài 1: - Gọi HS đọc Y/C bài tập, HS tự đọc câu văn, làm bài vào vở.
- Nhiều HS phát biểu ý kiến - Lớp, GV nhận xét, chốt ý đúng.
Bài 2: - Gọi HS đọc Y/C bài tập.
- GV nhắc HS một số chú ý:
 + Đoạn văn từ 3- 5 câu tả về ngoại hình một người bạn, phải có ít nhất 1 câu ghép.
- GV mời 1- 2HS làm mẫu.
- HS làm vở bài tập - 4 HS làm vào giấy khổ lớn, đính bảng, chữa bài.
3. Củng cố - Dặn dò: ( 2’) 
- Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ - Chuẩn bị bài: MRVT: Công dân
Bổ sung: 
.....................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
TOÁN
HÌNH TRÒN. ĐƯỜNG TRÒN
(SGK/ 96) - Thời gian: 40 phút.
I.MỤC TIÊU:
- Nhận biết được về hình tròn, đường tròn va các yếu tố của hình tròn. 
- Biết sử dụng com pa để vẽ hình tròn. Làm BT: 1, 2.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: bảng phụ để HS làm bài tập.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Bài cũ: (5’) Luyện tập chung.
- HS nhắc lại quy tắc và ghi công thức tính diện tích hình tam giác và hình thang. 
- 2 HS lên bảng làm bài tập :
1/ Tính diện tích hình tam giác có độ dài đáy 5 cm và chiều cao 4 cm.
2/ Tính diện tích hình thang có tổng hai đáy là 15 cm và chiều cao 7 cm.
- Cả lớp làm bảng con: Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 16cm.
- Lớp nhận xét chữa bài. 
2.Bài mới: (30’)
a.Giới thiệu bài: Hình tròn. Đường tròn.	
b.Nhận biết hình tròn và các yếu tố của hình tròn:
- GV đưa ra một tấm bìa hình tròn chỉ lên và nói: “Đây là hình tròn”.
- GV dùng com pa vẽ trên bảng một hình tròn rồi nói “Đầu chì của com pa vạch ra một đường tròn”.
- GV hướng dẫn cách cầm compa. HS dùng com pa vẽ trên giấy một hình tròn.
- GV giới thiệu cách tạo dựng một bán kính hình tròn.
- HS tự phát hiện đặc điểm: Tất cả các bán kính của hình tròn đều băng nhau.
- GV giới thiệu cách tạo dựng một đường kính của hình tròn. 
- HS nhắc lại đặc điểm: “Trong một hình tròn đường kính dài gấp 2 lần bán kính”.
c.Thực hành: SGK: 1, 2/96.
Bài 1: HS đọc yêu cầu, vẽ vào vở.
- GV quan sát uốn nắn. Vẽ xong cho HS đổi vở để kiểm tra chéo và nhận xét. 
- GV nhận xét các trường hợp vẽ sai. 
Bài 2: HS đọc yêu cầu, vẽ vào vở, 1 HS lên bảng vẽ. 
- HS, GV nhận xét.
3.Củng cố - Dặn dò:( 2’) 
- Chuẩn bị bài: Chu vi hình tròn
Bổ sung:
.
..
LỊCH SỬ
CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ
(SGK/ 37) - Thời gian: 40 phút.
I.MỤC TIÊU: 
- Kể lại một số sự kiện về chiến dịch Điện Biên Phủ:
+ Chiến dịch diễn ra trong ba đợt tấn công; ba đợt: ta tấn công và tiêu diệt cứ điểm đối A1và khu trung tâm chỉ huy của địch.
+ Ngày 07/5/1954, Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm ra hang, chiến dịch kết thúc thắng lợi.
- Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ: là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch: tiêu biểu là anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tư liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Bản đồ hành chính Việt Nam. Lược đồ phóng to chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Phiếu học tập của HS ghi câu hỏi thảo luận nhóm.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Bài cũ: ( 5’) GV nhận xét bài thi HKI.
2.Bài mới: (35’)
a. Giới thiệu bài: ( 2’) Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
b. HĐ1: (15’) Nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.
- GV chia nhóm 4, mỗi nhóm thảo luận 1 nhiệm vụ của bài học theo phiếu học tập. 
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận - GV kết luận.
c. HĐ2: (15’) Diễn biến sơ lược và ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Điên Biên Phủ. 
- GV chia nhóm 4 mỗi nhóm thảo luận 1 nhiệm vụ .
N1: Nêu diễn biến sơ lược của chiến dịch Điện Biên Phủ ?
N2: Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ ?
- Nhóm thảo luận, đại diện lên trình bày kết quả. HS, GV nhận xét chốt ý đúng - Kết luận.
3. Củng cố - Dặn dò: ( 2’)
- GV cho HS quan sát ảnh tư liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập.
Bổ sung: 
.
.........................................................................................................................................
MĨ THUẬT
VẼ TRANH : ĐỀ TÀI NGÀY TẾT, LỄ HỘI VÀ MÙA XUÂN.
(SGK/ 60) - Thời gian: 35 phút.
I.MỤC TIÊU: - Hiểu đề tài Ngày Tết, lễ hội, mùa xuân.
- Biết cách vẽ tranh đề tài Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
- Vẽ được tranh về Ngày Tết hoặc lễ hội và mùa xuân ở quê hương.
* Yêu quý cảnh đẹp và có ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường.
**** Giáo dục HS ý thức xem tranh ảnh và cảnh vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV:
- Một số tranh ảnh về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân. Một số bài vẽ của HS lớp trước về đề tài này. Tranh về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân ở bộ Đồ dùng dạy học.
- HS: Vở thực hành, bút chì, tẩy, màu vẽ.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Bài cũ: ( 5’) GV nhận xét chung bài: Trang trí hình chữ nhật.
2. Bài mới: (30’)
a. Giới thiệu bài: ( 2’) Vẽ tranh: Đề tài Ngày tết, lễ hội và mùa xuân.
b.HĐ1: (10’) Tìm, chọn nội dung đề tài.
- HS xem ảnh, cảnh vật, con người Việt Nam vào những ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
- GV giới thiệu tranh ảnh về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân để HS nhớ lại: không khí của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân ; hoạt động trong ngày Tết, lễ hội và mùa xuân ; những hình ảnh, màu sắc trong ngày Tết, lễ hội và mùa xuân .
- Gợi ý để HS kể về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân ở quê hương mình.
c.HĐ2: (10’) Cách vẽ tranh.
- GV gợi ý HS một số nội dung để vẽ tranh về đề tài ngày Tết, lễ hội và mùa xuân ( cảnh vườn hoa, công viên, chợ hoa ngày Tết; trang trí nhà cửa, gói bánh chưng; chúc tết ông bà, cha mẹ; đi lễ chùa; múa lân, đấu vật, chọi gà, đua thuyền
- GV cho HS nhận xét một số bức tranh để HS tìm ra cách vẽ: Vẽ các hình ảnh chính của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân. Sau đó vẽ các hình ảnh phụ cho tranh thêm sinh động; vẽ màu tươi sáng, rực rỡ.
d.HĐ3: (10’) Thực hành.
- HS chọn nội dung và vẽ tranh như đã hướng dẫn. (Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp).
****** Giáo dục HS tham gia trồng cây để bảo vệ rừng và biển.
e. HĐ4: (10’) Nhận xét, đánh giá.
- GV cùng HS chọn một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp để nhận xét về cách chọn và sắp xếp các hình ảnh, cách vẽ hình, màu sắc. GV tổng kết.
* Chúng ta cần làm gì để giữ gìn cảnh quan môi trường luôn sạch đẹp?
3. Củng cố - Dặn dò: ( 2’) Chuẩn bị bài: Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu.
Bổ sung:
Thứ năm ngày 14 tháng 1 năm 2015
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Dựng đoạn kết bài ).
(SGK/ 14) - Thời gian: 40 phút.
I.MỤC TIÊU: 
- Nhận biết được hai kiểu kế bài (mở rộng và không mở rộng) qua hai đoạn kết bài trong SGK (BT1).
- Viết được hai đoạn kết bài theo yêu cầu của BT2.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bút dạ và phiếu để làm bài tập 2, 3.
- Bảng phụ viết kiến thức đã học về hai kiểu kết bài.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Bài cũ: ( 5’) Luyện tập tả người (Dựng đoạn mở bài).
- HS đọc 2 đoạn văn mở bài (trực và gián tiếp) ở BT 2 - HS, GV nhận xét.
2.Bài mới: (35’)
a.Giới thiệu bài: ( 2’) Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài).
- GV mở bảng phụ viết hai cách kết bài, mời 1HS đọc. 
b.Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: HS đọc yêu cầu. HS đọc thầm lại đoạn văn, suy nghĩ, TLCH.
- HS tiếp nối nhau phát biểu, chỉ ra sự khác nhau của 2 kết bài (a) và (b).
- GV nhận xét, kết luận.
Bài 2: - HS đọc yêu cầu. Một số HS nói tên đề bài em định chọn.
- HS viết các đoạn kết bài. 2HS làm vào giấy khổ lớn.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc đoạn viết. Mỗi em đều nói đoạn kết bài của mình được viết theo kiểu mở rộng hay không mở rộng. 
- HS, GV nhận xét, góp ý.
- Đính giấy lên bảng, cả lớp cùng GV phân tích, nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò: ( 2’)
 Chuẩn bị bài: Tả người (Kiểm tra viết).
Bổ sung:
.. ..
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC
SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC (Tiết 1).
(SGK/ 78) - Thời gian: 40 phút.
I.MỤC TIÊU: 
 Nêu được một số ví dụ về biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
** Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 78, 79, 80, 81 SGK.
- Giá đỡ, ống nghiệm, đèn cồn hoặc thìa có cán dài và nến.
- Một ít đường kính trắng.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Bài cũ: ( 5’) Dung dịch.
2. Bài mới: (30’)
a.Giới thiệu bài: ( 2’) Sự biến đổi hóa học.
b.HĐ1: (10’) Thí nghiệm
 + Mục tiêu: Làm TN để nhận ra sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
- Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học.
** Quản lí thời gian trong quá trình thí nghiệm.
 + Cách tiến hành: 
- Các nhóm làm TN theo Y/C ở SGK/78 và ghi lại kết quả. Sau đó trả lời câu hỏi SGK/78.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Y/C các nhóm trả lời câu hỏi. 
 + GV kết luận: Mục Bạn cần biết SGK/78.
c.HĐ2: (10’) Thảo luận
 + Mục tiêu: HS phân biệt được sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học.
 + Cách tiến hành: HS quan sát hình, thảo luận theo nhóm các câu hỏi SGK/ 79.
- Đại diện các nhóm trả lời. 
- Các nhóm khác bổ sung - GV kết luận.
3. Củng cố - Dặn dò: ( 2’) Chuẩn bị bài: Năng lượng	 
Bổ sung:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
CHU VI HÌNH TRÒN
(SGK/ 99) - Thời gian: 40 phút.
I.MỤC TIÊU: 
- Biết quy tắc tính chu vi hình tròn và vận dụng để giải bài toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn. Làm BT: 1(a, b), 2(c), 3.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: bảng phụ để HS làm bài tập.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Bài cũ: (5’) Hình tròn. Đường tròn.
2.Bài mới: (20’)
a.Giới thiệu bài: (2’) Chu vi hình tròn.
- HS vẽ hình tròn bán kính 2 cm vào giấy nháp. 
- GV theo dõi nhận xét. 
- Gọi HS nêu mối quan hệ giữa đường kính và bán kính hình tròn.
 + Giới thiệu về chu vi một hình tròn:
- GV cho HS thực hành lăn hình tròn trên thước thẳng có chia vạch cen-ti-mét và mi-li-mét (như SGK). 
- HS đọc độ dài mà hình tròn đã lăn qua, đó chính là độ dài của một đường tròn hay chính là chu vi của hình tròn đó.
 + Quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn:
- HS dựa vào SGK để nêu quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn theo đường kính và theo bán kính.
- HS vận dụng công thức tính chu vi hình tròn có đường kính 6cm, sau đó là hình tròn bán kính 5cm (như ví dụ 1 và ví dụ 2- SGK) - HS thực hiện vào bảng con. 
-1HS làm bảng phụ. Đính bảng phụ, chữa bài. 
b.Thực hành:(15’) SGK: 1(a, b), 2(c), 3/98. 
Bài 1 (a, b): Tính chu vi hình tròn có đường kính cho trước.
- HS làm bài vào vở.
- 1HS làm bảng phụ. Đính bảng phụ, chữa bài.
Bài 2(c): Tính chu vi hình tròn theo bán kính cho trước.
- Thực hiện tương tự bài 1. 
Bài 3: GV ghi tóm tắt lên bảng: d = 0,75m 
 c = cm?
- HS làm bài vào vở (cá nhân). 
-1HS làm bảng phụ. Đính bảng phụ, chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò: (5’)
- Nhắc lại quy tắc tính diện tích hình tròn. 
Bổ sung:
....
ÂM NHẠC
HỌC HÁT BÀI: HÁT MỪNG
 (Dân ca Hrê- Tây Nguyên)
(SGK/32) - Thời gian: 40 phút. 
I.MỤC TIÊU: 
- Biết đây là một bài dân ca.
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. 
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Nhạc cụ gõ (thanh phách, song loan).Bản đồ hành chính để giới thiệu vùng Tây Nguyên.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Phần mở đầu: 
 Giới thiệu bài + Giới thiệu vùng đất Tây Nguyên trên bản đồ Việt Nam.
2.Phần hoạt động: Dạy hát bài Hát mừng.
HĐ1: Dạy hát.
- HS nghe GV hát bài Hát mừng.
- GV hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu
- GV đánh dấu những tiếng có luyến láy.
- GV dạy hát từng câu.
HĐ2: Luyện tập.
- GV cho HS hát chung cả lớp, sau đó từng dãy bàn, cá nhân hát.
- HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu. 
- HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 2/4.
3. Phần kết thúc:
- Cả lớp hát lại một lần.
- Dặn dò các em về nhà học thuộc lời ca và tìm một vài động tác phụ hoạ cho bài hát.
Bổ sung:
...
GIÁO DỤC NHA KHOA
EM CHƠI Ô CHỮ
(SGK /134) - Thời gian: 35 phút
I.MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nắm hình dạng và chức năng các loại răng.
- Có ý thức giữ gìn răng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 Phiếu bài tập.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Bài cũ: (5’) Thử tài trí nhớ của em.
- HS TLCH nội dung bài.
- GV nhận xét.
2.Bài mới: (30’)
a.Giới thiệu bài: (2’) Em chơi ô chữ.
b.HĐ1: (10’) Trò chơi ô chữ.
- GV phát phiếu - HS đọc yêu cầu.
- Báo cáo giải đáp từng ô chữ - Nhận xét.
- GV chốt ý: Nắm hình dạng chức năng các loại răng.
c.HĐ2: (5’) Rút ghi nhớ
- Các loại răng:
+ Răng cửa: Mỏng và sắc được sử dụng để cắn và cắt thức ăn.
+ Răng nanh: Sắc và nhọn được sử dụng để cắn và xé thức ăn.
+ Răng hàm: Phẳng và rộng được sử dụng để nhai và nghiền thức ăn.
+ Muốn răng tốt phải có nướu lành mạnh, muốn nướu lành mạnh cần phải có răng sạch.
d.HĐ3: (5’) Liên hệ thực tế.
- Hãy chỉ răng cửa, răng nanh, răng hàm của em?
- Hãy mô tả cách ăn ổi của em?
- Giả sử em bị mất răng cửa hoặc răng hàm em có ăn ổi được không?
- Ăn có còn cảm thấy ngon không?
3.Củng cố

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 19 Lop 5_12249803.doc