Giáo án Tuần 25 - Lớp 5 (không chia cột)

TOÁN ( TIẾT 121)

 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

I.MỤC TIÊU :

-Kiểm tra về :

+Tỉ số % và giải các bài toán có liên quanđến tỉ số %.

+Đọc và phân tích thông tin từ biểu đố hình quạt .

+ Nhận dạng , tính diện tích và thể tích một số hình đã học

II. ĐỀ BÀI :

Phần 1 :

Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng

1. Một lớp học có 13 HS nữ và 12 HS nam . Tỷ số giữa HS nữ và HS của cả lớp đó là :

a. 50% c. 52%

b. 51% d. 53%

2. 35% của 87 là :

a. 30 c. 45,30

b. 30,45 d.3,045

3. Kết quả điều tra về ý thích đối với một số môn học tự chọn của 200 học sinh lớp 5 được thể hiện trên biểu đồ .Trong 200 học sinh đó ,số học sinh thích môn họa là:

 

docx 47 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 25 - Lớp 5 (không chia cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nên gật đầu.
+ Tranh 2 : Năm 1284, giặc Nguyên sang xâm lược nước ta.
+ Tranh 3 : Trần Quốc Tuấn mời ông Trần Quang Khải xuống thuyền của mình ở bến Đông để cùng nhau bàn kế đánh giặc.
+ Tranh 4 : Trần Quốc Tuấn tự tay dội nước tắm cho Trần Quang Khải, khéo léo cởi bỏ mâu thuẩn gia tộc.
+ Tranh 5 : Theo lời Trần Quốc Tuấn, vua mở hội nghị Diên Hồng triệu tập các vị bô lão từ mọi miền đất nước.
+ Tranh 6 : Cả nước đoàn kết một lòng nên giặc Nguyên mới bị đánh tan.
- Một vài tốp HS tiếp nối nhau lên bảng thi kể lại từng đoạn câu chuyện theo 6 tranh minh hoạ.
- 2HS tiếp nối nhau thi kể toàn bộ câu chuyện.
- HS trao đổi 
- HS nhận xét, bình chọn bạn kể đúng kể hay câu chuyện.
+ Trần Hưng Đạo 
+ Truyền thống đoàn kết hoà thuận.
+ Truyện ca ngợi Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết cách cư xử vì đại nghĩa. 
+ Đoàn kết là sức mạnh vô địch, nhờ đoàn kết chúng ta đã chiến thắng được kẻ thù. 
- 1 em kể lại câu chuyện.
HS thi đua phát biểu. Ví dụ :
+ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
+ Máu chảy ruột mềm
+ Môi hở răng lạnh.
+ Anh em như thể tay chân
 Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần. 
+ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
+ Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
4.Củng cố :
- GV hỏi : + Vì sao câu chuyện có tên là “Vì muôn dân”?
- Giáo dục hs noi gương các anh hùng, luôn có lòng yêu nước
3
HS nêu 
5.Dặn dò:
Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị câu chuyện nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc
-Xem trước bài sau. 
1
Học sinh thực hiện
****************************************************** 
KHOA HỌC( TIẾT 49)
 ÔN TẬP VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (tiết1)
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức :
Giúp HS củng cố về:
- Các kiến thức phần vật chất và năng lượng và các kĩ năng quan sát, tự làm thí nghiệm .
2. Kĩ năng:
- Những kĩ năng bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng.
3. Thái độ
- Yêu thích môn học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
- Tranh ảnh về sử dụng các nguồn năng lượng trong sinh hoạt, sản xuất và giải trí.
- Pin bóng đèn, dây dẫn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
 Hoạt động của giáo viên
Tg
(ph)
 Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức : 
 - Cho học sinh hát
1
Hát
2.Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
- HS1 : + Em cần làm gì và không nên làm gì để tránh bị điện giật ? 
- HS 2 : + Em có thể làm gì để tránh lãng phí điện ?
- GV cùng HS nhận xét từng HS.
2
- 2HS nêu 
- Lớp nhận xét.
3.Bài mới :
3.1 Giới thiệu bài :
 Giới thiệu bài : Để củng cố các kiến thức về phần Vật chất và năng lượng đồng thời rèn những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe liên quan đến nội dung phần Vật chất và năng lượng. Tiết này chúng ta cùng ôn tập bài: Vật chất và năng lượng. (tiết 1)
 3.2 Phát triển các hoạt động:
a. HĐ1: Tính chất của một số vật liệu và sự biến đổi hoá học.
+ Ở phần vật chất và năng lượng em đã được tìm hiểu về những vật liệu nào ? 
- GV nhận xét và phát phiêú thảo luận 
- YC HS tự đọc và hoàn chỉnh câu hỏi 
- GV HD, giúp đỡ HS kém 
- Gọi HS trình bày và ghi câu trả lời 
- Thu phiếu học tập của HS 
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 101 SGK và thực hiện các yêu cầu 
+ Mô tả thí nghiệm được minh hoạ 
+ Sự biến đổi hoá học của các chất xảy ra trong điều kiện nào ? 
- GV nhận xét kết luận chung 
 b. HĐ2: Củng cố kiến thức về việc sử dụng một số nguồn năng lượng.
- YC HS quan sát các hình minh hoạ và trả lời câu hỏi trang 102 SGK.
- Nêu tên các phương tiện máy móc có trong hình 
- Các phương tiện máy móc đó lấy năng lượng từ đâu để hoạt động ? 
Gọi HS phát biểu 
Nhận xét ,kết luận
32
-HS lắng nghe
+ HS tiếp nối nhau trả lời: sắt, gang, thép, đồng, nhôm, thuỷ tinh, cao su, xi măng, tơ sợi.
- HS tự làm bài 
- HS trình bày kq
Đáp án: 1 - d ; 2 - b ; 3 - c
 4 - b ; 5 - b ; 6 - c.
- HS trao đổi thảo luận 
- HS cử đại diện trả lời 
+ a) Nhiệt độ bình thường.
+ b) Nhiệt độ cao.
+ c) Nhiệt độ bình thường.
+ d ) Nhiệt độ bình thường.
HS quan sát trả lời:
+ HS nối tiếp nhau trả lời với mỗi hình 
a) Năng lượng cơ bắp của con người
b) Năng lượng chất đốt từ xăng.
c) Năng lượng gió.
d) Năng lượng chất đốt từ xăng 
e) Năng lượng nước
g) Năng lượngchất đốt từ than đá
h) Năng lượng mặt trời
4.Củng cố :
-Học sinh nêu lại kiến thức đã học
- Nhận xét giờ học
3
HS nêu.
5.Dặn dò:
-Xem trước bài sau. 
1
Học sinh thực hiện
************************************************************************
Ngày thứ 3 :
Ngày soạn: 28 / 3 /2016 
Ngày giảng: Thứ tư , 2 / 3 /2016 
TOÁN( TIẾT 123)
CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN
I: MỤC TIÊU:
Giúp học sinh 
1 Kiến thức:
Thực hiện phép cộng số đo thời gian
2.Kĩ năng
Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
3.Thái độ :
Gd hs yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 1. Giáo viên: Giáo án
 2. Học sinh : Sgk, vở ghi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Tg
Hoạt động của hoc sinh
1. Ôn định tổ chức:
1
- Lớp hát
2.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài . Dưới lớp theo dõi nhận xét.
+ Viết số thích hợp vào chỗ chấm : 
0,5ngày = ..... giờ 
 1,5giờ =..... phút
84phút = ..... giờ 
135giây = ..... phút
Gv nhận xét 
3-5
 2 hs lên bảng làm bài 
3.Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài:
Tiết Toán hôm nay chúng ta học cách thực hiện phép cộng số đo thời gian, vận dụng giải các bài toán đơn giản
- Gv ghi tên bài lên bảng.
3.2 Nội dung 
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
* Thực hiện phép cộng số đo thời gian.
Ví dụ 1:
- GV nêu ví dụ 1 (trong SGK, cho HS nêu phép tính tương ứng).
- GV hướng dẫn cho HS tìm cách đặt tính và tính:
Ví dụ 2 :
- GV nêu bái toán, sau đó cho HS nêu phép tính tương ứng.
- GV cho HS đặt tính và tính:
*Vậy : Muốn cộng số đo thời gian ta làm thế nào?
HĐ 2 : Hướng dẫn học sinh laømbài luyện tập.
Bài 1 : - GV cho HS tự làm bài, 
 gọi 4 em lên bảng làm sau đó thống nhất kết quả.
- GV hướng dẫn những HS yếu cách đặt tính và tính, chú ý phần đổi đơn vị đo thời gian.
- Nhận xét, 
Bài 2: - GV cho HS đọc bài rồi thống nhất phép tính tương ứng để giải bài toán. 
Sau đó HS tự tính và viết lời giải - Gọi một HS trình bày trên bảng 
- Nhận xét, 
1
- Hs nghe
- HS theo dõi, nêu phép tính:
3giờ 15phút + 2giờ 35phút = ?
+
	 3 giờ 15 phút 
 2 giờ 35 phút
 5 giờ 50 phút 
Vậy 3giờ 15phút + 2giờ35 phút = 5giờ 50phút .
Ví dụ 2 :
+
 22phút 58giây
 23phút 25giây 
 45phút 83giây
 (83 giây = 1phút 23giây)
 Vậy 22phút 58giây + 23phút 25giây
 = 46phút 23giây
* Muốn cộng số đo thời gian ta cộng các số đo theo từng loại đơn vị.
Trong trường hợp số đo theo đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì cần đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề.
Bài 1. Tính:
Hs đọc yc 
a) 7 năm 9tháng + 5năm 6tháng
+
 7 năm 9tháng 
 5 năm 6tháng
 12 năm 15tháng
(15 tháng = 1năm 3 tháng)
Vậy 7 năm 9tháng + 5năm 6tháng
= 13 năm 3 tháng)
3giờ 5phút + 6giờ 32phút
+
 3giờ 5phút 
 6giờ 32phút
 9giờ 37phút
Vậy 3giờ 5phút + 6giờ 32phút
= 9 giờ 37 phút
 12 giờ 18 phút + 8 giờ 12 phút
+
 12giờ 18phút 
 8giờ 12phút
 20giờ 30phút
Vậy 12giờ 18phút + 8giờ 12phút
= 20giờ 30phút.
4giờ 35phút + 8giờ 42phút 
+
 4giờ 35phút 
 8giờ 42phút 
 12giờ 77phút
(77phút = 1giờ 17phút)
Vậy : 4giờ 35phút + 8giờ 42phút 
= 13giờ 17phút.
Bài 2. 
- Cả lớp làm vào vở và nhận xét bài bạn làm trên bảng:
Tóm tắt.
Lâm đi từ nhà đến bến xe: 35 phút
Sau đó đi đến Viện Bảo tàng lịch sử hết: 2 giờ 20 phút.
Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo tàng lịch sử :  phút ?
Bài giải:
 Thời gian Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo tàng Lịch sử là:
35phút + 2giờ 20phút = 2giờ 55phút
 Đáp số : 2giờ 55phút 
4. Củng cố:
- Hôm nay học bài gì?
- Gv nhận xét tiết học.
3
- Hs trả lời 
- Hs nghe
5. Dăn dò:
- Gv yc hs về nhà học bài và chuẩn bị bài sau Trừ số đo thời gian .
1
- Hs nghe
*********************************************************************
TẬP ĐỌC ( TIẾT 50)
CỬA SÔNG
I: MỤC TIÊU:
Giúp học sinh 
 1 Kiến thức:
- Hiểu ý nghĩa : Qua hình ảnh cửa sông tác giả ca ngợi nghĩa tình thuỷ chung, biết nhớ cội nguồn. Trả lời được các câu hỏi 1,2,3; thuộc 3,4 khổ thơ)
2 - Kĩ năng
Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng thiết tha, gắn bó
3Thái độ :
Giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồ
 - Gd hs yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 1. Giáo viên: Giáo án- Tranh minh hoạ cửa sông trong SGK. Tranh ảnh về phong cảnh vùng cửa sông
 2. Học sinh : Sgk, vở ghi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Tg
Hoạt động của hoc sinh
1. Ôn định tổ chức:
1
- Lớp hát
Kiểm tra bài cũ:
Mời 2 HS đọc lại bài “Phong cảnh Đền Hùng”, trả lời câu hỏi về nội dung bài học.
- Tìm những từ ngữ tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng.
- GV nhận xét
3-5
Mỗi học sinh đọc 1 đoạn. 
- Có những khóm hải đường đâm bông đỏ rực, những cánh bướm dập dờn bay lượn; bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bước tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc.
- Những cây đại, cây thông già, giếng Ngọc trong xanh. 
3.Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài:
Giới thiệu bài : GV: Bài thơ “Cửa sông” – sáng tác của nhà thơ Quang Huy là một bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, lời thơ giản dị nhưng giàu ý nghĩa. Qua bài thơ này nhà thơ Quang Huy muốn nói với các em một điều rất quan trọng. Chúng ta cùng học bài thơ để biết điều đó là gì.
- Gv ghi tên bài lên bảng.
3.2 Nội dung 
HĐ 1. Hướng dẫn HS luyện đọc:
- Mời một HS khá đọc bài thơ.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ cảnh cửa sông, mời 1 HS đọc chú giải từ cửa sông.	
- Mời từng tốp 6 HS tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ - 2, 3 lượt.
- GV cho HS luyện phát âm đúng các từ ngữ khó đọc và dễ lẫn lộn. 
- Giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ khó trong bài.
- GV giảng thêm: Cần câu uốn cong lưỡi sóng – ngọn sóng uốn cong tưởng như bị cần câu uốn. 
- YC HS luyên đọc theo cặp.
- Mời một HS đọc cả bài.
- GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu: Toàn bài giọng nhẹ nhàng, tha thiết giàu tình cảm; nhấn mạnh những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: không then khoá, khép lại, mênh mông, bao nỗi, đợi chờ, cần mẫn, gửi lại, ùa ra, bạc đầu, vị ngọt, nước lợ nông sâu, để trứng, búng càng, uốn cong, lấp loá, chào mặt đất, ngân lên, tiễn người.
HĐ 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm cùng trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK. 
- GV theo dõi, bổ sung, kết luận. 
+ Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển?
+ Theo em, cách giới thiệu ấy có gì hay?
- GV: đó là cách chơi chữ, dùng nghĩa chuyển.
+ Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào? 
+ Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?
+ Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn nói lên điều gì?
HĐ3. Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
- Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc bài. 
- GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm khổ thơ 4, 5:
+ GV treo bảng phụ có viết sẵn hai khổ thơ. Sau đó, GV đọc mẫu và HS theo dõi GV đọc để phát hiện cách ngắt giọng, nhấn giọng khi đọc bài.
+ YC HS luyện đọc theo cặp.
- GV nhận xét, 
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ. HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng từng khổ thơ. Cuối cùng, mời 3 HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
1
 25-30
- Hs nghe
- 1 học sinh khá đọc.
- Cả lớp quan sát tranh, HS đọc chú giải từ cửa sông: nơi sông chảy ra biển, chảy vào hồ hay một dòng sông khác.
- HS tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ - 2, 3 lượt.
- HS luyện phát âm đúng các từ ngữ khó đọc và dễ lẫn lộn: then khó, cần mẫn, mênh mông, nước lợ, nông sâu, tôm rảo, lấp loá, trôi xuống, núi non
-1 HS đọc các từ ngữ được chú giải. 
- HS lắng nghe, quan sát hình để hiểu thêm.
- HS luyên đọc theo cặp.
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- HS lắng nghe.
- Những từ ngữ là: 
 Là cửa nhưng không then khoá.
 Cũng không khép lại bao giờ.
- Cách nói rất đặc biệt của tác giả bằng cách dùng từ chuyển nghĩa làm cho người đọc hiểu ngay thế nào là cửa sông, cửa sông rất quen thuộc.
- Cách nói đó rất hay, làm cho ta như thấy cửa sông cũng như là một cái cửa nhưng khác với mọi cái cửa bình thường, không có then cũng không có khoá.
- Cửa sông là nơi những dòng sông gửi phù sa lại để bồi đắp bãi bờ, nơi nước ngọt chảy vào biển rộng, nơi biển cả tìm về với đất liền, nơi nước ngọt của những con sông và nước mặn của biển cả hoà lẫn vào nhau tạo thành vùng nước lợ, nơi cá tôm hội tụ, những chiếc thuyền câu lấp loá đêm trăng, nơi những con tàu kéo còi giã từ mặt đất, nơi tiễn đưa người ra khơi.
- Những hình ảnh nhân hoá được sử dụng trong khổ thơ: Dù giáp mặt cùng biển rộng, Cửa sông chẳng dứt cội nguồn / Lá xanh mỗi lần trôi xuống / Bỗng nhớ một vùng núi non Phép nhân hoá giúp tác giả nói được “tấm lòng’’của cửa sông là không quên cội nguồn.
*Nội dung : Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn ca ngợi tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.
- HS cả lớp theo dõi và tìm giọng đọc hay.
- HS theo dõi.
- HS luyện đọc diễn cảm và thi đọc d/c khổ thơ 4-5.
- HS luyện đọc, thi đọc thuộc lòng.
4. Củng cố:
- Hôm nay học bài gì?
- Gv nhận xét tiết học.
3
- Hs trả lời 
- Hs nghe
5. Dăn dò:
- Gv yc hs về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
1
- Hs nghe
*****************************************************************
TẬP LÀM VĂN( TIẾT 49)
TẢ ĐỒ VẬT (kiểm tra viết)
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức :
- HS viết được một bài văn tả đồ vật có bố cục rõ ý; dùng từ, đặt câu đúng; lời văn tự nhiên.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng trình bày bài văn tả đồ vật.
3. Thái độ
- Yêu thích môn học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
Một số tranh ảnh minh hoạ nội dung về đề văn: Giấy kiểm tra.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
 Hoạt động của giáo viên
Tg
(ph)
 Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức : 
 - Cho học sinh hát
1
Hát
2.Kiểm tra bài cũ :
-Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
2
HS chuẩn bị đồ dùng học tập 
3.Bài mới :
3.1 Giới thiệu bài :
 Giáo viên giới thiệu bài, ghi bảng.
 3.2 . Hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS đọc 5 đề bài trong SGK.
- Giúp HS hiểu YC của đề bài:
+ Trong 5 đề bài đã cho,suy nghĩ để chọn một đề hợp nhất với mình.
GV nhắc HS : Các em đã quan sát kĩ hình dáng của đồ vật, biết công dụng của đồ vật qua việc lập dàn ý chi tiết, viết đoạn mở bài, kết bài, đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của đồ vật gần gũi với em. Từ các kĩ năng đó, em hãy viết thành bài văn tả đồ vật hoàn chỉnh.
3.3. HS làm bài.
- GV phát đề bài cho HS làm.
- GV nhắc HS cách trình bày.
- Thu bài về nhà nhận xét ,chữa lỗi cho bài làm của HS
1
5
25
-HS lắng nghe
- HS đọc đề bài.
* Chọn một trong các đề sau:
1. Tả quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai của em.
2. Tả cái đồng hồ báo thức.
3. Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.
4. Tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.
5. Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát.
- HS chú ý lắng nghe.
- Vài HS nói về đề bài mình đã chọn. 
- Nêu những điều mình chưa rõ, cần GV giải thích
- HS làm bài vào giấy kiểm tra.
4.Củng cố :
- Nhận xét giờ học
3
Hs nghe 
5.Dặn dò:
-Xem trước bài sau Tập viết đoạn đối thại .
1
Học sinh thực hiện
**************************************************************************
ĐỊA LÍ( TIẾT 25)
CHÂU PHI
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức : Học xong bài này, HS:
- Mô tả sơ lược vị trí địa lí, giới hạn của châu Phi.
- Nêu được một số đặc điểm về vị trí địa hình, khí hậu.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của châu Phi.
- Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa-ha-ra trên bản đồ(lược đồ)
3. Thái độ
- Yêu thích môn học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
- Bản đồ Tự nhiên Châu Phi.
- Quả địa cầu.
- Tranh ảnh: hoang mạc, rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa và xa-van ở châu Phi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
 Hoạt động của giáo viên
Tg
(ph)
 Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức : 
 - Cho học sinh hát
1
Hát
2.Kiểm tra bài cũ :
GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi bài ôn tập.
+ Em hãy nêu những nét chính về châu Á.
+ Em hãy nêu những nét chính về châu Âu.
Gv nhận xét 
2
-2 HS nêu.lớp nhận xét 
3.Bài mới :
3.1 Giới thiệu bài :
 Trong bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về châu Phi. Các em hãy cùng chú ý học bài để tìm ra các đặc điểm về vị trí và tự nhiên châu Phi, so sámh để xem có gì giống và khác so với các châu lục đã học
 3.2 Phát triển các hoạt động 
HĐ1:Tìm hiểu vị trí địa lí:
- Treo bản đồ tự nhiên cho HS theo giõi, YC HS thảo luận theo cặp. Các câu hỏi sau.
+ Châu Phi nằm ở vị trí nào trên trái Đất ?
+ QS hình 1, cho biết châu Phi tiếp giáp với châu lục, biển và đại dương nào?
+ Dựa vào bảng số liệu ở bài 17, cho biết diện tích của châu Phi, so sánh với châu Âu.
So sánh diện tích của châu Phi với các châu lục khác?
- GV gọi HS nối tiếp nhau nêu ý kiến.
- GV chỉnh sửa câu trả lời của HS cho hoàn chỉnh, sau đó
 Kết luận:
* Châu Phi nằm ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu Á. Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến, qua đường xích đạo đi qua giữa lãnh thổ. Châu Phi có diện tích là 30 triệu km2, đứng thứ 3 trên thế giới sau châu Á và châu Mĩ.
. *Hoạt động 2 : Địa hình châu Phi.
- Cho HS quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi và trả lời các câu hỏi sau:
+ Lục địa châu Phi có chiều cao như thế nào so với mực nước biển?
+ Kể tên và nêu vị trí của các bồn địa ở châu Phi? 
+ Kể tên các cao nguyên của châu Phi ?
+ Kể tên, chỉ và nêu vị trí các con sông lớn của châu Phi? 
+ Kể tên các hồ lớn của châu Phi? GV gọi HS trình bày trước lớp. Sau đó, 
GV nhận xét và kết luận: 
 Châu Phi là nơi có địa hình tương đối cao, có nhiều bồn địa và cao nguyên.
* Hoạt động 3: Khí hậu và cảnh quan châu Phi
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm cùng đọc SGK, thảo luận để hoàn thành nội dung sau:
27
-HS lắng nghe
- Quan sát, thảo luận theo cặp các YC của GV.
- Châu Phi nằm ở phía nam Châu Âu và phía tây nam Châu á đương Xích đạo đi ngang qua giữa châu lục. 
- Phía Bắc giáp Địa Trung Hải, Phía Tây và Tây Nam giáp với Đại Tây Dương;
Phía Đông và Đông Nam ấn Độ Dương)
+ DT của châu Phi là 30 triệu km2, đứng thứ 3 thế giới, diện tích châu Phi bằng khoảng 2/3 diện tích châu Âu.
- HS chú ý lắng nghe
Châu Phi là châu lục có diện tích lớn 
thứ 3 trên thế giới, sau châu Á và châu Mĩ. Diện tích này gấp 3 lần diện tích châu Âu.
Hs nghe 
- HS quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi và trả lời các câu hỏi sau:
+ Đại bộ phận lục địa châu Phi có địa hình tương đối cao. Toàn bộ châu lục được coi như một cao nguyên khổng lồ, trên các bồn địa lớn.
+ Các bồn địa của châu Phi là: Bồn địa Sát, bồn địa Nin thượng, bồn địa Côn Gô, bồn địa Ca-la-ha-ri.
+ Các cao nguyên của châu Phi là: cao nguyên Ê-to-ô-pi, cao nguyên Đông Phi.
+ Các con sông lớn của châu Phi là: sông Nin, sông Ni-giê, sông Côn- gô, sông Dăm-be-di.
+ Hồ Sát , hồ Víc-to-ri-a
- HS đọc thông tin SGK ,làm việc theo nhóm, để hoàn thành nội dung sau vào VBT, 1 nhóm làm trên bảng lớp:
Cảnh thiên nhiên châu Phi
Đặc điểm khí hậu, sông ngòi, động thực vật
Phân bổ
Hoang mạc
Xa-ha-ra
- Khí hậu khô và nóng nhất thế giới
- Hầu như không có sông ngòi, hồ nước.
- Thực vật và động vật nghèo nàn.
Vùng Bắc Phi
Rừng rậm
nhiệt đới
- Có nhiều mưa.
- Có các con sông lớn, hồ nước lớn. 
- Rừng cây rậm rạp, xanh tốt, động thực vật phong phú. 
Vùng ven biển, bồn Địa Côn-gô.
Xa-van
- Có ít mưa.
- Có một vài con sông nhỏ.
- Thực vật chủ yếu là cỏ, cây bao báp sống hàng nghìn năm.
- Chủ yếu là các loài động vật ăn cỏ.
Vùng tiếp giáp với hoang mạc Xa-ha-ra. Cao nguyên Đông Phi, bồn địa Ca-la-ha-ri
GV gọi nhóm làm trên bảng, yêu cầu các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- GV sửa chữa câu trả lời cho HS .
- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong SGK để trả lời câu hỏi:
+ Vì sao hoang mạc Xa-ha-ra thực vật và động vật lại rất nghèo nàn?
+ Vì sao ở các xa-van động vật chủ yếu là các loài động vật ăn cỏ?
- GV sửa chữa câu trả cho HS, sau đó tổng kết:
* Phần lớn diện tích châu Phi là hoang mạc và các xa-van, chỉ có một phần ven biển và gần hồ Sát, bồn địa Côn-gô là có rừng rậm nhiệt đới. Sở dĩ như vậy là vì khí hậu của châu Phi rất khô, nóng bậc nhất thế giới nên cả động vật và thực vật đều khó phát triển.
4.Củng cố :
-Học sinh nêu lại kiến thức đã học
-Tổ chức cho HS thi gắn các bức ảnh vào vị trí của chúng trên bản đồ, thi kể chuyện về hoang mạc và xa-van của châu Phi.
- Nhận xét giờ học
HS đọc nội dung trong SGK để trả lời câu hỏi:
+ Vì hoang mạc có khí hậu nóng khô nhất thế giới, sông ngòi không có nước, cây cối, động vật không phát triển được.
+ Vì xa-van có ít mưa, đồng cỏ và cây bụi phát triển, làm thức ăn cho động vật ăn cỏ vì thế động vật ăn cỏ phát triển.
Hs thực hiện yc 
5.Dặn dò:
-Xem trước bài sau. 
1
Học sinh thực hiện
 ********* ****** *************************************
Ngày thứ 4 :
Ngày soạn: 29 / 3 /2016 
Ngày giảng: Thứ năm , 2 / 3 /2016	 
TOÁN(TIẾT 124)
TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN
 I.MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức : Giúp HS 
- Biết cách thực hiện phép trừ hai số đo thời gian
 2. Kĩ năng:
 	- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
 3. Thái độ 
- Yêu thích môn học
 II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
Bảng phụ
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
 Hoạt động của giáo viên
Tg
(ph)
 Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức : 
 - Cho học sinh hát
1
Hát
2.Kiểm tra bài cũ :
GV mời 2 HS lên bảng làm bài tập 2b trong sgk.
3ngày 20giờ + 4ngày 15giờ
 4phút 13giây + 5phút 15giây 
-Gv gọi hs nhận xét 
-Gv hận xét và tuyên dương 
3.Bài mới :
3.1 Giới thiệu bài :
- Trong tiết học toán trước, các em đã thực hiện phép cộng hai số đo thời gian, trong tiết học toán này chúng ta sẽ thực hiện phép tính ngược lại, đó là phép trừ số đo thời gian.
3.2 Hướng dẫn thưc hiện phép trừ các số đo thời gian.
* Ví dụ 1: 
- Gv dán băng giấy có đề bài toán của ví dụ 1 và yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV hỏi HS:
+ Ô tô khởi hành từ Huế vào lúc nào? 	
+ Ô tô đến Đà Nẵng vào lúc nào? 	
+ Muốn biết ô tô đi từ Huế đến Đà Nẵng mất bao nhiêu thời gian ta làm thế nào? 	
- GV yêu cầu: Đó là một phép trừ hai số đo thời gian. Hãy dựa vào cách thực hiện phép cộng các số đo thời gian để đặt tính và thực hiện phép trừ.
- Gọi 1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở.
- GV cùng HS nhận xét bài làm của HS trên bảng lớp, sau

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an Tuan 25 Lop 5_12201418.docx