Giáo án Tuần 27 - Lớp Bốn

ĐẠO ĐỨC

Tiết 27: TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (Tiết 2)

I. Mục tiêu:

- Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.

- Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng

- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.

* GDKNS: Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi nhận tham gia các hoạt động nhân đạo.

II. Đồ dùng dạy học:

 - SGK Đạo đức 4.

 - Mỗi HS có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.

 - Phiếu điều tra (theo mẫu bài tập 5)

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 44 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 27 - Lớp Bốn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch trình bày bài báo “Vẽ cuộc sống an toàn” (Tiếng Việt 4 tập 2 trang 54, 55) Hãy viết phần tóm tắt in đậm cho bài báo “Vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới”. (Tiếng Việt 4 tập 2 trang 64)
+ Vào ngay! (Ga - vrốt ngoài chiến luỹ Tiếng Việt 4 tập 2 trang 81) 
+ Nhận xét các câu khiến của nhóm bạn.
+ 1 HS đọc yêu cầu đề, lớp đọc thầm.
+ Lắng nghe GV hướng dẫn.
- Thực hiện đặt câu khiến vào vở theo từng đối tượng khác nhau.
- Tiếp nối nhau đọc câu vừa đặt.
- Cho mình mượn cây bút của bạn một tí !
- Anh cho em mượn quả bóng của anh một lát nhé!
- Em xin cô cho em vào lớp ạ !
- Nhận xét câu bạn đặt.
+ Tiếp nối nhau nhắc lại.
- HS cả lớp.
Rút kinh nghiệm tiết dạy 
******************************************
THỂ DỤC
Tiết 53:	Nhảy dây . Di chuyển tung (chuyền) và bắt bóng. 
Giáo viên bộ môn 
****************************************** 
Thứ tư, ngày 15 tháng 3 năm 2017
KỂ CHUYỆN
Tiết 27: ÔN TẬP: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Kể lại một câu chuyện nói về lòng dũng cảm
mà em đã được nghe hoặc được đọc
I. MỤC TIÊU: 
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng dũng cảm dũng cảm. 
- Hiểu được nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện (đoạn truyện).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Đề bài viết sẵn trên bảng lớp. 
- Một số truyện thuộc đề tài của bài kể chuyện như: truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện danh nhân, có thể tìm ở các sách báo dành cho thiếu nhi, hay những câu chuyện về người thực, việc thực.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau kể từng đoạn truyện “Những chú bé không chết” bằng lời của mình.
- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi Vì sao truyện lại có tên Những chú bé không chết.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: 
- Các em đã được nghe và được đọc nhiều câu chuyện ca ngợi về lòng quả cảm của con người. Tiết kể chuyện hôm nay lớp mình sẽ cùng kể xem bạn nào có câu chuyện hay nhất, bạn nào kể chuyện hấp dẫn nhất về các câu chuyện có nội dung nói về những con người có lòng quả cảm đó .
 b. Hướng dẫn kể chuyện;
 * TÌM HIỂU ĐỀ BÀI:
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch các từ: được nghe, được đọc nói về lòng dũng cảm.
- Y/c 4 hs tiếp nối đọc gợi ý 1, 2 và 3, 4 
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ và đọc tên truyện.
- Gọi HS đọc lại gợi ý dàn bài kể chuyện
 * Kể trong nhóm:
- HS thực hành kể trong nhóm đôi .
GV đi hướng dẫn những HS gặp khó khăn.
Gợi ý:
+ Em cần giới thiệu tên truyện, tên nhân vật mình định kể.
+ Kể những chi tiết làm nổi rõ ý nghĩa của câu chuyện.
+ Kể chuyện ngoài sách giáo khoa thì sẽ được khen
+ Kể câu chuyện phải có đầu, có kết thúc , kết truyện theo lối mở rộng.
+ Nói với các bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa của truyện.
* Kể trước lớp:
- Tổ chức cho HS kể.
- GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa truyện.
- Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất.
- Khen HS kể tốt.
4. Củng cố:
- Nêu nội dung bài học 
5. Nhận xét-dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe. Chuẩn bị một câu chuyện có nội dung nói về một người có việc làm thể hiện lòng dũng cảm mà em đã được chứng kiến 
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe.
- 4 HS đọc thành tiếng.
- Quan sát tranh và đọc tên truyện 
- Anh hùng nhỏ tuổi diệt xe tăng.
- Thỏ rừng và hùm xám.
+ Tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện về “Chú bé tí hon và con cáo”. Đây là một câu chuyện rất hay kể về lòng dũng cảm của chú bé Nin tí hon bất chấp nguy hiểm đuổi theo con cáo to lớn, cứu bằng được con ngỗng bị cáo tha đi. Tôi đã đọc câu truyện này trong cuốn “Cuộc du lịch kì diệu của Nin Hơ - gớc – xơn”.
+ Tôi xin kể câu chuyện “Anh hùng nhỏ tuổi diệt xe tăng”. Nhân vật chính là một cậu bé thiếu niên tên là Cù Chính Lan đã anh dúng diệt 13 chiếc xe tăng của Thực Dân Pháp trong một trận chiến đấu không cân sức; vị anh hùng nhỏ tuổi đã áp cả lồng ngực của mình vào để bịt cửa sổ xe để quả thủ pháo nổ tung cả thân mình.
+ Tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện về “An - la - đanh và cây đèn thần” nhân vật chính là một chàng trai mồ côi cha từ lúc còn nhỏ, lớn lên cùng người mẹ bị lão phù thuỷ gạt chôn sống dưới mấy tầng đất nhưng nhờ lòng dũng cảm, trí thông minh đã được thần đèn cứu lên và cuối cùng được kết hôn với công chúa sống hạnh phúc trọn đời.
- 5 đến 7 HS thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện.
+ Bạn thích nhất là nhân vật nào trong câu chuyện ?Vì sao ?
+ Chi tiết nào trong chuyện làm bạn cảm động nhất ? 
+ Câu chuyện muốn nói với bạn điều gì ?
+ Qua câu chuyện này giúp bạn rút ra được bài học gì về những đức tính đẹp ?
- HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu
Rút kinh nghiệm tiết dạy 
TẬP ĐỌC
	Tiết 54: 	 CON SẺ
I. Mục tiêu: 
- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài phù hợp với nội dung; bước đầu biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Hiểu ND: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK (phóng to nếu có điều kiện).
- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc 3 trong bài “Dù sao trái đất vẫn quay” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- 1 HS đọc lại cả bài.
- 1 HS nêu nội dung chính của bài.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và nêu câu hỏi: + Bức tranh vẽ cảnh gì ? 
+ Bài học hôm nay các em sẽ được biết về một câu chuyện ca ngợi về lòng dũng cảm của một con sẻ bé bóng khiến cho một con người phải kính cẩn nghiêng mình trước nó. 
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
* Hoạt động 1: Luyện đọc:
- 1 HS đọc cả bài
- Y/c 5 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc).
- GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có).
- Hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó trong bài như: tuồng như, khản đặc, náu, bối rối, kính cẩn.
- Lưu ý Hs ngắt hơi đúng ở các cụm từ
- Gọi 2 HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
- Y/c HS đọc đoạn 1 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Trên đường đi con chó thấy gì? Nó định làm gì ?
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- Yêu cầu HS đọc tiếp đoạn 2 của bài trao đổi và trả lời câu hỏi. 
+ Việc gì đột ngột xảy ra khiến con con chó dừng lại và lùi ?
+ Em hiểu “khản đặc” có nghĩa là gì ?
+ Đoạn này có nội dung chính là gì?
- Yêu cầu 1 HS đoạn 3 của bài trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Hình ảnh con sẻ mẹ dũng cảm từ trên cây lao xuống cứu con được miêu tả như thế nào?
+ Đoạn 3 cho em biết điều gì ?
- Yêu cầu 1 HS đoạn 4 của bài trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Em hiểu một sức mạnh vô hình trong câu
“Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất” là sức mạnh gì ?
- Yêu cầu 1 HS đoạn 5 của bài trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Vì sao tác giả lại bày tỏ lòng kính phục của mình đối với con chim sẻ bé nhỏ ?
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm:
- Gọi 5 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của câu truyện.
+ Hướng dẫn HS đọc diễn cảm theo đúng nội dung của bài, yêu cầu HS ở lớp theo dõi để tìm ra cách đọc.
- Giới thiệu các câu cần luyện đọc diễn cảm 
Bỗng / từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó. Lông sẻ già dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết. nó nhảy hai, ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó.
 Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. Giọng nó yếu ớt nhưng hung dữ và khản đặc. Trước mắt nó con chó như con quỷ khổng lồ. Nó sẽ hi sinh. Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm bài văn.
- Nhận xét.
4. Củng cố:
- Hỏi: Bài văn này cho chúng ta biết điều gì?
5. Nhận xét – dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Quan sát. 
- Bức tranh vẽ hình ảnh một con chó săn đang lao vào tấn công một con chim sẻ con và gặp sự liều lĩnh, dũng cảm chống trả quyết liệt của một con chim sẻ mẹ, phía sau có một người đang đứng nhìn.
+ Lắng nghe.
- 1 HS đọc bài
- HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự:
+ Đoạn 1: Tôi đi dọc lối vào vườn ... đến rơi từ trên tổ xuống. 
+ Đoạn 2: Con chó chậm rãi lại gần  đến đầy răng của con chó.
+ Đoạn 3: Sẻ già lao đến cứu con... đến cuốn nó xuống đất.
+ Đoạn 4: Con chó của tôi dừng lại và lùi ... đến lòng đầy thán phục.
+ Đoạn 5: Đoạn còn lại.
+ Lắng nghe GV hướng dẫn để nắm cách ngắt nghỉ các cụm từ và nhấn giọng
- 2 HS đọc cả bài.
+ Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi 
+ Trên đường đi, con chó đánh hơi thấy một con sẻ non vừa rơi từ trên tổ xuống. Nó chậm rãi tiến lại gần con sẻ non. 
+ Nói về con chó gặp con sẻ non rơi từ trên tổ xuống.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi.
+ Đột ngột một con sẻ già lao từ trên cây xuống đất cứu con. Dáng vẻ của sẻ rất hung dữ khiến con chó phải dừng lại và lùi vì cảm thấy trước mặt nó có một sức mạnh làm nó phải ngần ngại).
+ Khản đặc ý nói giọng bị khàn không nghe rõ.
- Nói lên hành động dũng cảm của sẻ già cứu trẻ non.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi.
- Con sẻ mẹ lao xuống như một hòn đá rơi trước mõm con chó: lông dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết; nhảy lại hai, ba bước về phía cái mỏm há rộng đầy răng của con chó; lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con .. .
- Miêu tả hình ảnh dũng cảm quyết liệt cứu con của sẻ già.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp . 
+ Tiếp nối nhau phát biểu:
- Đó là sức mạnh của tình mẹ con dù nguy hiểm nó vẫn lao xuống vì thương con.
- Đó là một sức mạnh tự nhiên khi sẻ già thấy con mình bị nguy hiểm đã lao xuống cứu con 
- Sức mạnh xuất phát từ lòng thương con khiến nó dù khiếp sợ con chó săn to lớn vẫn lao vào nơi nguy hiểm để cứu con.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp. 
- Vì hành động của con sẻ nhỏ bé dũng cảm đối đầu với con chó săn hung dữ để cứu con là một hành động đáng trân trọng khiến cho con người phải cảm phục.
- 5 HS tiếp nối nhau đọc theo hình thức phân vai. 
- Cả lớp theo dõi tìm cách đọc (như đã hướng dẫn)
+ Lắng nghe.
+ Tiếp nối đọc từng đoạn theo hình thức tiếp nối.
- 2 đến 3 HS đọc đọc diễn cảm cả bài.
- Ca ngợi hành động dũng cảm xả thân cứu con của sẻ già.
+ HS cả lớp.
Rút kinh nghiệm tiết dạy 
******************************************
TOÁN
Tiết 133	 HÌNH THOI
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó
II. Đồ dùng dạy học: 
- Chuẩn bị bảng phụ có vẽ sẵn một số hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình tứ giác.
- Bộ đồ dạy - học toán lớp 4.
- Chuẩn bị 4 thanh tre mỏng dài khoảng 30 cm, ở hai đầu có khoét lỗ, để có thể lắp ráp được thành hình vuông hoặc hình thoi.
+ HS : 
- Giấy kẻ ô li, mỗi ô có cạnh 1 cm, thước kẻ, e ke, kéo.
- Mỗi HS chuẩn bị 4 thanh nhựa trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật để có thể lắp ghép thành hình vuông hoặc hình thoi.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách thực hiện tính diện tích hình bình hành, hình chữ nhật, hình vuông.
- Nhận xét 
3. Bài mới 
a) Giới thiệu bài:
- Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về một hình mới đó là “hình thoi” 
 b) Hướng dẫn các hoạt động
+ Hình thành biểu tượng về hình thoi:
+ GV và HS cùng lắp ghép mô hình thành hình vuông.
+ Yêu cầu HS từ mô hình vừa ghép hãy vẽ vào vở hình vuông.
- GV vẽ hình lên bảng.
+ GV làm lệch hình vuông nói trên để tạo thành một hình mới và giới thiệu đến học sinh đó là hình thoi.
- GV vẽ hình này lên bảng.
+ Cho HS quan sát các hình vẽ trong phần bài học của SGK rồi nhận xét hình dạng của hình, từ đó nhận thấy biểu tượng về hình thoi có trong các văn hoa trang trí.
- Hướng dẫn học sinh tên gọi về hình thoi ABCD như trong SGK. 
* Tổng hợp ý kiến gợi ý rút nội dung bài.
+ Nhận biết một số đặc điểm về hình thoi:
+ Yêu cầu HS phát hiện các đặc điểm của hình thoi.
- Gọi 1 HS lên bảng đo các cạnh của hình thoi, ở lớp đo hình thoi trong sách giáo khoa và đưa ra nhận xét 
+ Yêu cầu nêu ví dụ về các đồ vật có dạng hình thoi có trong thực tế cuộc sống.
+ Vẽ lên bảng một số hình yêu cầu HS nhận biết nêu tên các hình là hình thoi. 
* Hình thoi có đặc điểm gì?
- Yêu cầu học sinh nhắc lại .
 Hoạt động 2: Thực hành:
*Bài 1:
- Yêu cầu học sinh nêu đề bài 
- Hỏi học sinh đặc điểm hình thoi.
+ GV vẽ các hình như SGK lên bảng.
- Gọi 1 học sinh lên bảng xác định, lớp làm vào vở 
- Nhận xét bài làm học sinh.
- Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì ?
*Bài 2: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu đề bài.
- Vẽ hình như SGK lên bảng.
- Hướng dẫn HS đo và rút ra nhận xét về đặc điểm của 2 đường chéo của hình thoi ABCD.
- Yêu cầu lớp làm vào vở. 
- Gọi 2 em lên bảng thực hành đo và đưa ra nhận xét . 
- Gọi em khác nhận xét bài bạn
- Nhận xét
* GV ghi nhận xét: Hình thoi có hai đường chéo vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường .
+ Gọi HS nhắc lại.
4. Củng cố: 
- Học sinh nhắc lại nội dung bài.
5. Nhận xét – dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà học bài và làm bài.
- HS thực hiện yêu cầu.
- 1 HS lên bảng thực hiện.
- Lớp theo dõi giới thiệu
- Vài học sinh nhắc lại tựa bài.
+ Thực hành ghép hình tạo thành hình vuông như hướng dẫn.
- Vẽ hình vuông vừa ráp được vào vở hoặc vào nháp.
- Quan sát.
- HS vẽ hình vào vở.
+ Quan sát nhận dạng các hình thoi có trong các hoạ tiết trang trí.
+ Gọi tên hình thoi ABCD.
- 2 HS đọc: Hình thoi ABCD. 
- 1 HS thực hành đo trên bảng.
- HS ở lớp thực hành đo hình thoi trong SGK rút ra nhận xét .
+ Hình thoi ABCD có:
- Các cạnh AB, BC, CD, DA đều bằng nhau 
- Cạnh AB song song với DC, cạnh AD song song với BC.
- HS nêu một số ví du và nhận biết một số hình thoi trên bảng.
* Hình thoi có hai căp cạnh đối diện song song với nhau có 4 cạnh đều bằng nhau.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Hai học sinh đọc thành tiếng. 
+ 1 HS nhắc lại.
- Một HS lên bảng tìm.
 H3
 H1 H2
 H4 H5
- Các hình 1, 3 là hình thoi. 
- Hình 2 là hình chữ nhật.
- Củng cố biểu tượng về hình thoi. 
- 1 em đọc đề bài. 
- 2 HS thực hành đo trên bảng.
 B 
 A C
 O
 D 
 a/ 1 HS thực hành dùng e ke đo để nhận biết hai đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau.
b / 1 HS dùng thước có chia vạch xen ti - mét để kiểm tra và chứng tỏ rằng hai đường chéo hình thoi cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
- Hai học sinh nhận xét bài bạn. 
- Học sinh nhắc lại nội dung bài.
Rút kinh nghiệm tiết dạy 
******************************************
LỊCH SỬ 
Tiết 53:	Thành thị ở thế kỉ XVI- XVII
I. Mục tiêu:
- HS biết ở thế kỉ XVI – XVII, nước ta nổi lên ba thành thị lớn: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.
- Sự phát triển của thành thị chứng tỏ sự phát triển nền kinh tế, đặc biệt là thương mại.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bản đồ Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong đã diễn ra như thế nào ?
- Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong có tác dụng như thế nào đối với việc phát triển nông nghiệp?
- GV nhận xét
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b. Hướng dẫn các hoạt động	
 * Hoạt động cả lớp:
- GV hỏi :Theo em thành thị là gì?
- GV trình bày khái niệm thành thị: Thành thị ở giai đoạn này không chỉ là trung tâm chính trị, quân sự mà còn là nơi tập trung đông dân cư, công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
- GV treo bản đồ VN và yêu cầu HS xác định vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trên bản đồ.
 GV nhận xét .
 *Hoạt động nhóm:
 - GV phát PHT cho các nhóm và yêu cầu các nhóm đọc các nhận xét của người nước ngoài về Thăng Long, Phố Hiến, Hội An (trong SGK) để điền vào bảng thống kê sau cho chính xác:
Đặc điểm
Dân cư
Quy mô thành thị
Hoạt động buôn bán
Thành thị
Thăng Long
Đông dân nhiều hơn thành thị ở châu Á.
Lớn bằng thành thị ở một số nước châu Á.
Những ngày chợ phiên, dân các vùng lân cận gánh hàng hoá đến đông không thể tưởng tượng được
Phố Hiến
Có nhiều dân nước ngoài như Trung Quốc, Hà Lan, Anh, Pháp.
Có hơn 2000 nóc nhà của người nước khác đến ở.
Là nơi buôn bán tấp nập.
Hội An
Là nơi dân địa phương và các nhà buôn Nhật Bản.
Phố cảng đẹp và lớn nhất Đàng Trong.
Thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán.
- GV yêu cầu vài HS dựa vào bảng thống kê và nội dung SGK để mô tả lại các thành thị Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI-XVII.
 - GV nhận xét.
 * Hoạt động cá nhân :
 - GV hướng dẫn HS thảo luận cả lớp để trả lời các câu hỏi sau:
+ Nhận xét chung về số dân, quy mô và hoạt động buôn bán trong các thành thị ở nước ta vào thế kỉ XVI-XVII.
+ Theo em, hoạt động buôn bán ở các thành thị trên nói lên tình hình kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp) nước ta thời đó như thế nào ?
 - GV nhận xét.
4. Củng cố:
 - GV cho HS đọc bài học trong khung.
 - Cảnh buôn bán tấp nập ở các đô thị nói lên tình trạng kinh tế nước ta thời đó như thế nào?
 * Việc xuất hiện các đô thị ở VN thế kỉ XVI- XVII đã đánh dấu một bước phát triển mới của đất nước ta .Việc buôn bán với nước ngoài đã xuất hiện. Đây chính là sự biểu hiện của sự phát triển kinh tế của VN từ thế kỉ XVI-XVII.
5. Nhận xét – dặn dò: 
- Nhận xét tiết` học.
- Về học bài và chuẩn bị trước bài: “Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long”.
- HS trả lời.
- HS cả lớp bổ sung.
- HS phát biểu ý kiến.
- 2 HS lên xác định.
- HS nhận xét.
- HS đọc SGK và thảo luận rồi điền vào bảng thống ke để hoàn thành PHT.
- Vài HS mô tả.
- HS nhận xét và chọn bạn mô tả hay nhất.
- HS cả lớp thảo luận và trả lời: Thành thị nước ta lúc đó tập trung đông người, quy mô hoạt động và buôn bán rộng lớn, sầm uất. Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển mạnh của nông nghiệp và thủ công nghiệp.
- 2 HS đọc bài.
- HS nêu: chứng tỏ nền kinh tế hàng hóa đã bắt đầu phát triển. Buôn bán với nước ngoài đã xuất hiện. Nhiều thương nhân ở nước ngoài đã có quan hệ buôn bán với nước ta.
- HS cả lớp.
Rút kinh nghiệm tiết dạy 
KĨ THUẬT 
Tiết 27:	 LẮP CÁI ĐU 
I. Mục tiêu:
 Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp cái đu.
- Lắp được cái đu theo mẫu
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Mẫu cái đu lắp sẵn 
 - Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. Các hoạt động dạy- học: 	Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra dụng cụ học tập.
3. Dạy bài mới:
 a) Giới thiệu bài: Lắp cái đu và nêu mục tiêu bài học.
 b) Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
 - GV giới thiệu mẫu cái đu lắp sẵn và hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận của cái đu, hỏi:
+ Cái đu có những bộ phận nào?
- GV nêu tác dụng của cái đu trong thực tế:Ở các trường mầm non hay công viên, ta thường thấy các em nhỏ ngồi chơi trên các ghế đu.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật 
 GV hướng dẫn lắp cái đu theo quy trình trong SGK để quan sát.
a/ GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết
- GV và HS chọn các chi tiết theo SGK và để vào hộp theo từng loại.
- GV cho HS lên chọn vài chi tiết cần lắp cái đu.
b/ Lắp từng bộ phận
- Lắp giá đỡ đu H.2 SG: trong quá trình lắp, GV có thể hỏi:
+ Lắp gía đỡ đu cần có những chi tiết nào ?
+ Khi lắp giá đỡ đu em cần chú ý điều gì ?
- Lắp ghế đu H.3 SGK. GV hỏi:
+ Để lắp ghế đu cần chọn các chi tiết nào? Số lượng bao nhiêu ?
- Lắp trục đu vào ghế đu H.4 SGK.
 GV gọi 1 em lên lắp. GV nhận xét, uốn nắn bổ sung cho hoàn chỉnh.
 GV hỏi: Để cố định trục đu, cần bao nhiêu vòng hãm? 
 GV kiểm tra sự dao động của cái đu.
d/ Hướng dẫn HS tháo các chi tiết
- Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận, sau đó mới tháo từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự ráp.
4. Củng cố:
 - Tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào trong hộp.
5. Nhận xét – dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị đồ dùng học tập.
- HS quan sát vật mẫu.
- Ba bộ phận: giá đỡ, ghế đu, trục đu.
- HS quan sát các thao tác.
- HS lên chọn.
- HS quan sát.
- Cần 4 cọc đu, 1 thanh thẳng 11 lỗ, giá đỡ trục.
- Chú ý vị trí trong ngoài của các thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài.
- Chọn tấm nhỏ, 4 thanh thẳng 7 lỗ, tấm 3 lỗ, 1 thanh chữ U dài.
- HS lên lắp.
- 4 vòng hãm.
- HS lắng nghe.
- Cả lớp.
Rút kinh nghiệm tiết dạy 
******************************************
Thứ năm, ngày 16 tháng 3 năm 2017
ĐỊA LÍ
Tiết 56: 	NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I. Mục tiêu:
- Biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất: Trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản,..
- Giải thích vì sao người dân ở ĐBDHMT lại trồng lúa, mía và làm muối.
* Hiều được sự ô nhiễm không khí, nước do sinh hoạt của con người
- BVMTBĐ, SDNLTK&HQ
II. Đồ dùng dạy học:
 Bản đồ dân cư VN
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu đặc điểm của khí hậu vùng ĐB duyên hải miền Trung.
- Hãy đọc tên các ĐB duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Bắc vào Nam (Chỉ bản đồ).
 GV nhận xét
3. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài: Ghi tựa 
 b. Phát triển bài: 
 1. Dân cư tập trung khá đông đúc:
 * Hoạt động cả lớp: 
 - GV thông báo số dân của các tỉnh miền Trung và lưu ý HS phần lớn số dân này sống ở các làng mạc, thị xã và TP ở duyên hải. GV chỉ trên bản đồ cho HS thấy mức độ tập trung dân được biểu hiện bằng các kí hiệu hình tròn thưa hay dày. Quan sát BĐ phân bố dân cư VN, HS có thể so sánh và nhận xét được ở miền Trung vùng ven biển có nhiều người sinh sống hơn ở vùng núi Trường Sơn. Song nếu so sánh với ĐB Bắc Bộ thì dân cư ở đây không đông đúc bằng.
 - GV yêu cầu HS quan sát hính 1, 2 rồi trả lời các

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 27 Lop 4_12277799.doc