TUẦN 5
Đạo đức : Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập (T1)
I/Mục tiêu : Biết được tác dụng của sách vở, đồ dùng học tập. Nêu được lợi ích của việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. Thực hiện giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập của bản thân.
Học sinh biết yêu quý và giữ gìn sách vở , đồ dùng học tập .
*(BVMT)
II/Đồ dùng dạy học : Tranh Bài tập 1,2 , các đồ dùng học tập , vở BTĐĐ.
III/Các hoạt động :
1.Ổn Định : hát , chuẩn bị đồ dùng học tập.
2.Kiểm tra bài cũ : Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ có lợi gì ? Như thế nào là gọn gàng sạch sẽ ? Em đã làm gì để lúc nào trông em cũng gọn gàng sạch sẽ ?
TUẦN 5 Đạo đức : Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập (T1) I/Mục tiêu : Biết được tác dụng của sách vở, đồ dùng học tập. Nêu được lợi ích của việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. Thực hiện giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập của bản thân. Học sinh biết yêu quý và giữ gìn sách vở , đồ dùng học tập . *(BVMT) II/Đồ dùng dạy học : Tranh Bài tập 1,2 , các đồ dùng học tập , vở BTĐĐ. III/Các hoạt động : 1.Ổn Định : hát , chuẩn bị đồ dùng học tập. 2.Kiểm tra bài cũ : Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ có lợi gì ? Như thế nào là gọn gàng sạch sẽ ? Em đã làm gì để lúc nào trông em cũng gọn gàng sạch sẽ ? 3.Bài mới : Giáo viên Học sinh TIẾT : 1 Hoạt động 1 : Làm bài tập 1 . Mt : học sinh biết tô màu các đồ dùng học tập cần thiết cho Học sinh . Giáo viên giới thiệu và ghi tên đầu bài . Cho học sinh mở vở ĐĐ quan sát tranh Bt1. Giáo viên yêu cầu học sinh tô màu vào các đồ dùng học tập trong tranh vẽ . Giáo viên xem xét , nhắc nhở học sinh yếu Hoạt động 2 : Học sinh làm Bt2 Mt : Nêu tên được các đồ dùng học tập và biết cách giữ gìn Giáo viên nêu yêu cầu Bt2 * GV kết luận : Được đi học là quyền lợi của trẻ em . Giữ gìn đồ dùng ht chính là giúp các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình . Hoạt động3 : Làm Bt3 BVMT- Giữ gìn sách, vở, đồ dùng học tập cẩn thận, sạch đẹp là một việc làm góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn, bảo vệ môi trường, góp phần làm cho môi trường phát triển bền vững. Mt: Biết nhận ra những hành vi đúng , những hành vi sai để tự rèn luyện . Giáo viên nêu yêu cầu của BT + Bạn nhỏ trong mỗi tranh đang làm gì ? + Vì sao em cho rằng hành động của bạn đó là đúng ? + Vì sao em cho rằng hành động của bạn đó là sai ? * Kết luận : Cần phải giữ gìn đồ dùng học tập . Không làm dây bẩn , viết bậy , vẽ bậy vào sách vở . Không gập gáy sách vở . Không xé sách , xé vở . Không dùng thước bút cặp để nghịch . Học xong phải cất gọn đồ dùng ht vào nơi quy định . Giữ gìn đồ dùng ht giúp các em thực hiện tốt quyền học tập của mình . Hoạt động 4 : Tự liên hệ Mt : Học sinh biết tự liên hệ để sửa sai - Giáo viên yêu cầu học sinh sửa sang lại đồ dùng ht của mình . Hs lập lại tên bài học Học sinh tô màu các đdht trong tranh . Trao đổi bài nhau để nhận xét đúng sai . Hs trao đổi với nhau về nội dung : + Các đồ dùng em có là gì ? + Đồ dùng đó dùng làm gì ? + Cách giữ gìn đồ dùng ht . - Tổ cử đại diện lên trình bày trước lớp .Hs nhận xét đúng sai bổ sung . Hs làm bài tập Bạn Nam lau cặp , bạn Lan sắp xếp bút vào hộp bút gọn gàng , bạn Hà và bạn Vũ dùng thước và cặp đánh nhau . Vì bạn biết giữ gìn đồ dùng ht cẩn thận . Vì bạn xé vở , dùng đồ dùng ht đánh nhau làm cho đồ dùng mau hư hỏng . Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. Hs tự sắp xếp lại đồ dùng ht trong hộc bàn , vuốt lại góc sách vở ngay ngắn . 4/Củng cố dặn dò : Giáo viên nhận xét tiết học , tuyên dương học sinh hoạt động tích cực .Dặn Học sinh về nhà sửa sang lại sách vở , đồ dùng ht để tuần sau lớp sẽ mở hội thi “ Sách vở đồ dùng ht của ai đẹp nhất ”. Toán : Số 7 I/Mục tiêu : Biết 6 thêm 1 được 7, viết số 7 ; đọc, đếm được từ 1 đến 7 ; biết so sánh các số trong phạm vi 7, biết vị trí số 7 trong sãy số từ 1 đến 7.Yêu thích học toán. II/Đồ dùng dạy học : Các nhóm có 7 mẫu vật cùng loại. Bảy miếng bìa nhỏ, viết các chữ số từ 1 đến 7 trên từng miếng bìa III/Các hoạt động dạy học : Làm bài tập 1, 2, 3 Giáo viên Học sinh 1.Giới thiệu số 7: Bước 1: Lập số 7 +Có sáu em đang chơi cầu trượt, một em khác đang chạy tới. Tất cả có mấy em? +Sáu em thêm một em là bảy em. Tất cả có bảy em. Cho HS nhắc lại Yêu cầu HS lấy ra 6 hình vuông, sau đó lấy thêm 1 hình vuông và nói: +Sáu hình vuông thêm một hình vuông là bảy hình vuông; sáu con tính thêm một con tính là bảy con tính. Gọi HS nhắc lại GV chỉ vào tranh vẽ, yêu cầu HS nhắc lại: “Có sáu em, sáu chấm tròn, sáu con tính” Bước 2: Giới thiệu chữ số 6 in và chữ số 6 viết GV nêu: Số bảy được viết (biểu diễn) bằng chữ số 7 GV giới thiệu chữ số 7 in, chữ số 7 viết GV giơ tấm bìa có chữ số 7 Bước 3: Nhận biết thứ tự của số 7 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 GV hướng dẫn HS đếm từ 1 đến 7 rồi đọc ngược lại từ 7 đến 1 Giúp HS nhận ra số 7 liền sau số 6 trong dãy các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 2. Thực hành: Bài 1: Viết số 7 GV giúp HS viết đúng qui định +Viết vào bảng +Viết vào vở Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống GV hướng dẫn HS viết số thích hợp vào ô trống GV nêu câu hỏi để HS nhận ra cấu tạo của số 7. Chẳng hạn: +Có mấy con bướm trắng? +Mấy con bướm xanh? +Trong tranh có tất cả mấy con bướm GV nêu câu hỏi tương tự với tranh còn lại GV nêu và cho HS nhắc lại: + “7 gồm 6 và 1, gồm 1 và 6 + 7 gồm 5 và 2, gồm 2 và 5 + 7 gồm 3 và 4, gồm 4 và 3” Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống Hướng dẫn HS đếm các ô vuông trong từng cột rồi viết số thích hợp vào ô trống để có GV giúp HS nhận biết: “Số 7 cho biết có 7 ô vuông”; “Số 7 cho biết 7 đứng liền sau 6 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6,7” Hướng dẫn HS điền số thích hợp vào các ô trống rồi đọc theo thứ tự: từ 1 đến 7 và từ 7 đến 1 Giúp HS so sánh từng cặp hai số tiếp liền trong các số từ 1 đến 7 để biết: 1 < 2; 2 < 3; 3 < 4; 4 < 5; 5 < 6; +HS nhắc lại: “Có bảy em” HS nhắc lại: “Có bảy em, bảy hình vuuông, bảy con tính” HS đọc: số 7 HS đọc: Bảy HS đếm từ 1 đến 7 và từ 7 đến 1 (cá nhân, nhóm, lớp) HS viết 1 dòng số 7 +Có 6 con bướm trắng +Có 1 con bướm xanh +Có 7 con bướm HS nhắc lại Đếm ô 4.Nhận xét – dặn dò: Nhận xét tiết học Dặn dò: +Luyện viết số 7 +Chuẩn bị bài 18: “Số 8” Toán : Số 8 I/Mục tiêu : Biết 7 thêm 1 được 8, viết số 8 ; đọc, đếm được từ 1 đến 8 ; biết so sánh các số trong phạm vi 8, biết vị trí số 8 trong sãy số từ 1 đến 8.Yêu thích học toán. II/Đồ dùng dạy học : Các nhóm có 8 mẫu vật cùng loại. Tám miếng bìa nhỏ, viết các chữ số từ 1 đến 8 trên từng miếng bìa III/Các hoạt động : Làm bài tập 1, 2, 3 Giáo viên Học sinh 1.Giới thiệu số 8: Bước 1: Lập số GV hướng dẫn HS xem tranh +Có mấy em đang chơi? +Có mấy em đi tới? GV nói: +Có bảy em đang chơi, một em khác đang đi tới. Tất cả có mấy em? +Bảy em thêm một em là tám em. Tất cả có tám em. Cho HS nhắc lại GV chỉ vào tranh vẽ, yêu cầu HS nhắc lại: “Có tám em, tám chấm tròn, tám con tính” GV nêu: “Các nhóm này đều có số lượng là tám” Bước 2: Giới thiệu chữ số 8 in và chữ số 8 viết GV nêu: Số tám được viết (biểu diễn) bằng chữ số 8 GV giới thiệu chữ số 8 in, chữ số 8 viết GV giơ tấm bìa có chữ số 8 Bước 3: Nhận biết thứ tự của số 6 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 GV hướng dẫn HS đếm từ 1 đến 8 rồi đọc ngược lại từ 8 đến 1 Giúp HS nhận ra số 8 liền sau số 7 trong dãy các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7,8 2. Thực hành: Bài 1: Viết số 8 GV giúp HS viết đúng qui định Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống GV hướng dẫn HS viết số thích hợp vào ô trống GV nêu câu hỏi để HS nhận ra cấu tạo của số 8. Chẳng hạn: +Trong ô thứ nhất có mấy chấm xanh? +Trong ô thứ hai có mấy chấm xanh? +Trong cả hai ô có tất cả mấy chấm xanh? Với các tranh vẽ còn lại HS phải trả lời được các câu hỏi tương tự và điền kết quả đếm được vào ô trống GV nói: + “8 gồm 7 và 1; gồm 1 và 7 + 8 gồm 6 và 2; gồm 2 và 6 + 8 gồm 5 và 3; gồm 3 và 5 + 8 gồm 4 và 4” Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống Hướng dẫn HS điền số thích hợp vào các ô trống rồi đọc theo thứ tự: từ 1 đến 8 và từ 8 đến 1 Nên cho HS nhận xét để biết 8 lớn hơn tất cả các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 là số lớn nhất trong các số từ 1 đến 8 +HS nhắc lại: “Có tám em” HS nhắc lại: “Có tám em, tám chấm tròn, tám con tính” + Tự rút ra kiến thức HS đọc: tám HS đếm từ 1 đến 8và từ 8 đến 1 (cá nhân, nhóm, lớp) HS viết 1 dòng số 8 +Viết vào bảng +Viết vào vở +Có 7 chấm xanh +Có 1 chấm xanh +Có 8 chấm xanh HS nhắc lại Đếm ô Điền số vào ô trống 4.Nhận xét – dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn dò: +Luyện viết số 8. +Chuẩn bị bài 19: “Số 9” TNXH : Giữ vệ sinh thân thể I/Mục tiêu : Nêu được các việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh thân thể. biết cách rửa mặt, rửa tay chân sạch sẽ. Có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hằng ngày II/Đồ dùng : Các hình trong bài 5 SGK Xà phòng, khăn mặt, bấm móng tay (hoặc kéo) III/Các hoạt động : Giáo viên Học sinh 1.Khởi động: 2.Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài mới. Hoạt động 1: Suy nghĩ cá nhân và làm việc theo cặp. * Bước 1: GV hướng dẫn: Hãy nhớ lại mình đã làm gì hằng ngày để giữ sạch thân thể, áo quần, Sau đó, nói với bạn bên cạnh. * Bước 2: Hoạt động 2: * Bước 1: GV hướng dẫn: + Quan sát các hình ở trang 12 và 13 SGK, hãy chỉ và nói về việc làm của các bạn trong từng hình. + Nêu rõ việc làm nào đúng, việc làm nào sai? Tại sao? * Bước 2: GV gọi một số HS trình bày trước lớp về những gì các em đã trao đổi trong nhóm hai người. Mỗi em chỉ nói về một hình, để nhiều bạn được nói trước lớp. Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp. * Bước 1: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: “Hãy nêu các việc làm cần làm khi tắm?” GV ghi lại tất cả ý kiến của HS lên bảng. Sau đó tổng kết lại và kết luận việc nên làm trước, việc nên làm sau theo trình tự: +Chuẩn bị nước tắm, xà phòng, khăn tắmsạch sẽ. +Khi tắm: Dội nước, xát xà phòng, kì cọ +Tắm xong lau khô người. +Mặc quần, áo sạch. *Bước 2: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Nên rửa tay khi nào? + Nên rửa chân khi nào? * Bước 3: GV cho HS kể ra những việc không nên làm nhưng nhiều người còn mắc phải. Cả lớp hát bài “ Khám tay”. Từng HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. Một số HS xung phong nói trước lớp về việc làm của mình để giữ da sạch sẽ. Các HS khác bổ sung HS (từng cặp) làm việc với SGK Nêu được cảm giác khi bị mẩn ngứa, ghẻ, chấy rận, đau mắt, mụn nhọt. Mỗi HS nêu một ý. Biết cách đề phòng các bệnh về da 3.Nhận xét- dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn dò: Chuẩn bị bài 6: “Chăm sóc và bảo vệ răng” Toán: Số 9 I/Mục tiêu : Biết 8 thêm 1 được 9, viết số 9 ; đọc, đếm được từ 1 đến 9 ; biết so sánh các số trong phạm vi 9, biết vị trí số 9 trong sãy số từ 1 đến 9.Yêu thích học toán. II/Đồ dùng : Các nhóm có 9 mẫu vật cùng loại. Chín miếng bìa nhỏ, viết các chữ số từ 1 đến 9 trên từng miếng bìa III/Các hoạt động : Làm bài tập 1, 2, 3, 4 Giáo viên Học sinh 1.Giới thiệu số 9: Bước 1: Lập số GV hướng dẫn HS xem tranh +Có mấy em đang chơi? +Có mấy em đi tới? GV nói: +Có tám em đang chơi, một em khác đang đi tới. Tất cả có mấy em? +Tám em thêm một em là chín em. Tất cả có chín em. Cho HS nhắc lại GV chỉ vào tranh vẽ, yêu cầu HS nhắc lại: “Có chín em, chín chấm tròn, chín con tính” GV nêu: “Các nhóm này đều có số lượng là chín” Bước 2: Giới thiệu chữ số 9 in và chữ số 9 viết GV nêu: Số chín được viết (biểu diễn) bằng chữ số 9 GV giới thiệu chữ số 9 in, chữ số 9 viết GV giơ tấm bìa có chữ số 9 Bước 3: Nhận biết thứ tự của số 9 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 GV hướng dẫn HS đếm từ 1 đến 9 rồi đọc ngược lại từ 9 đến 1 Giúp HS nhận ra số 9 liền sau số 8 trong dãy các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 2. Thực hành: Bài 1: Viết số 9 GV giúp HS viết đúng qui định Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống +Có mấy chấm xanh? +Mấy chấm đen? +Trong tranh có tất cả mấy chấm tròn Với các tranh vẽ còn lại HS phải trả lời được các câu hỏi tương tự và điền kết quả đếm được vào ô trống GV hướng dẫn HS sử dụng 9 mẫu vật (hình vuông, hình tròn, hoặc hình tam giác) để tự tìm cách tách ra thành 2 nhóm và phát biểu các kết quả tìm được GV nói: + “9 gồm 8 và 1, gồm 1 và 8 9 gồm 7 và 2; gồm 2 và 7 9 gồm 6 và 3; gồm 3 và 6 9 gồm 5 và 4; gồm 4 và 5” Bài 3: Viết dấu thích hợp vào chỗ chấm Hướng dẫn HS thực hành so sánh các số trong phạm vi 9 Bài 4: Điền số thích hợp vào chỗ chấm Hướng dẫn HS tìm hiểu cách làm bài: Dựa vào thứ tự của các số từ 1 đến 9, so sánh từng cặp hai số tiếp liền trong các số từ 1 đến 9 để tìm ra các số thích hợp, rồi điền vào chỗ chấm +HS nhắc lại: “Có chín em” HS nhắc lại: “Có chín em, chín chấm tròn, chin con tính” HS đọc: chín HS đếm từ 1 đến 9 và từ 9 đến 1 (cá nhân, nhóm, lớp) HS viết 1 dòng số 9 +Viết vào bảng +Viết vào vở +Có 8 chấm xanh +Có 1 chấm đen +Có 9 chấm HS thực hiện tách các mẫu vật có sẵn thành 1 nhóm để tìm ra cấu tạo số 9 Điền dấu >, <, = Điền số vào chỗ chấm Toán : Số 0 I/Mục tiêu : Viết được số 0 ; đọc và đếm được từ 0 đến 9 ; biết so sánh số 0 với các số trong phạm vi 9, nhận biết được vị trí số 0 trong dãy số từ 0 đến 9. Yêu thích học toán. II/Đồ dùng dạy học : 4 que tính, 10 tờ bìa, trên từng tờ bìa có viết mỗi số từ 0 đến III/Các hoạt động : Làm BT1 ; BT2 (dòng 2) BT3 (dòng 3) BT4 (cột 1, 2) Giáo viên Học sinh 1.Giới thiệu số 0: Bước 1: Hình thành số 0 GV hướng dẫn HS lấy 4 que tính, rồi lần lượt bớt đi 1 que tính, mỗi lần như vậy lại hỏi: +Còn bao nhiêu que tính? Cho đến lúc không còn que tính nào nữa +Lúc đầu trong bể cá có mấy con cá? +Lấy đi 1 con cá thì còn lại mấy con cá? +Lấy tiếp một con cá nữa thì còn mấy con cá? +Lấy nốt 1 con cá, trong bể còn mấy con cá? Bước 2: Giới thiệu chữ số 0 in và chữ số 0 viết GV nêu: Số không được viết (biểu diễn) bằng chữ số 0 GV giới thiệu chữ số 0 in, chữ số 0 viết GV giơ tấm bìa có chữ số 0. HS đọc “không” Bước 3: Nhận biết vị trí số 0 trong dãy số từ 0 đến 9 +Có mấy chấm tròn? GV hướng dẫn HS đọc các số theo thứ tự từ 0 đến 9 rồi đọc ngược lại từ 9 đến 0 GV gợi ý để HS thấy được số 0 là số bé nhất trong tất cả các số đã học Chẳng hạn: GV hỏi: + 0 chấm tròn so với 1 chấm tròn thì nhiều hơn hay ít hơn? GV ghi: 0 < 1 rồi chỉ vào và cho HS đọc 2. Thực hành: Bài 1: Viết số 0 GV giúp HS viết đúng qui định Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống GV hướng dẫn HS viết số thích hợp vào ô trống Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống Hướng dẫn HS làm quen với thuật ngữ “số liền trước”, chẳng hạn: GV cho HS quan sát dãy số từ 0 đến 9 rồi nêu: “số liền của 2 là 1”, “Số liền trước của 1 là 0” Hướng dẫn HS xác định số liền trước của một số cho trước rồi viết vào ô trống Bài 4: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm Hướng dẫn HS thực hành so sánh các số trong phạm vi 9, chủ yếu là so sánh số 0 với các số đã học (điền dấu >, <, = vào chỗ chấm) +Ba con cá +Hai con cá +Một con cá +Không còn con cá nào HS đọc: Không +không, một, hai, ba, bốn, , chín. +Ít hơn HS đọc: 0 bé hơn 1 HS viết 1 dòng số 0 +Viết vào bảng +Viết vào ở HS làm bài: Viết số thích hợp vào ô trống Đọc kết quả theo từng hàng Xác định số liền trước của các số đã cho rồi viết vào ô trống HS làm bài: điền số vào chỗ chấm 4.Nhận xét – dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn dò: Luyện viết số 0. Chuẩn bị bài 21: “Số 10” Thủ công: Xé dán hình tròn I/Mục tiêu : Biết cách xé, dán hình tròn. Xé, dán được hình tương đối tròn. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng Học sinh làm quen với kỹ thuật xé dán giấy,cách xé dán để tạo hình.Các em biết yêu quí sản phẩm của mình. II/Đồ dùng dạy học : Bài mẫu về xé dán hình tròn. Giấy màu, giấy trắng, hồ, khăn lau tay.Giấy màu,hồ dán,bút chì,sách thủ công,khăn. III/Các hoạt động : 1. Ổn định lớp: Hát tập thể. 2. Bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị dụng cụ học tập của học sinh : Học sinh lấy dụng cụ học tập để lên bàn. 3. Bài mới : Giáo viên Học sinh Hoạt động 1 : Giới thiệu bài Em hãy quan sát và tìm 1 số đồ vật xung quanh mình có dạng hình tròn, Em hãy ghi nhớ đặc điểm các hình đó để tập xé dán cho đúng hình. Hoạt động 2 : Hướng dẫn xé dán hình trên giấy trắng. Mục tiêu : Học sinh vẽ và xé hình trên giấy nháp đúng mẫu. a) Vẽ và xé hình tròn Bước 1 : Giáo viên làm mẫu. Lấy 1 tờ giấy màu lật mặt sau đếm ô,đánh dấu và vẽ hình tròn có cạnh 8 ô. Làm thao tác xé từng cạnh,xé xong lật mặt màu cho học sinh quan sát hình tròn mẫu. Bước 2: Giáo viên thao tác nhắc học sinh lấy giấy trắng ra. c) Hướng dẫn dán hình : - Xếp hình cân đối trước khi dán. - Dán hình bằng một lớp hồ mỏng,đều. Quan sát bài mẫu và trả lời. Học sinh lắng nghe và ghi nhớ. Học sinh quan sát giáo viên làm mẫu và ghi nhớ. Học sinh kẻ ô,tập đánh dấu vẽ,xé hình tròn trên giấy trắng như giáo viên đã hướng dẫn. Học sinh quan sát và ghi nhớ. Với Hs khéo tay : xé, dán được hình tròn đường xé tương đối thẳng ít răng cưa. hình dáng tương đối phẳng. Có thể xé được thêm hình tròn có kích thước khác. Có thể kết hợp vẽ trang trí hình tròn 4) Củng cố : Nhắc lại quy trình xé dán hình tròn. Nhắc dọn vệ sinh. Dặn dò : Tinh thần,thái độ học tập. Sự chuẩn bị đồ dùng học tập. Kỹ năng xé. Chuẩn bị giấy màu và đồ dùng để tiết sau dán vào vở.
Tài liệu đính kèm: