Giáo án Tuần 7 - Khối 4

TOÁN

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Có kỹ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ

- Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV:+ Bảng phụ chép ND các BT 3a, 3b.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HĐ 1: (5 phút) KT bài cũ:

- Gọi 1HS lên bảng chữa bài tập 3 trang 40-SGK, HS cả lớp chú ý nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét

HĐ 2: (1 phút) GT bài: GV nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.

HĐ 3: (37 phút) HD luyện tập

 Bài 1: Củng cố k/n cộng hai số có nhiều chữ số và hình thành cách thử lại bằng phép trừ cho HS

- GV treo bảng phụ, gọi 1 HS đọc YC bài tập

- YC CN HS tự làm bài, sau đó gọi 1 HS lên bảng làm bài mẫu, HS cả lớp chú ý quan sát nhận xét bổ sung. GV chốt kết quả đúng, tuyên dương HS. GV chốt cách thử lại bằng quy tắc 1 số HS nhắc lại.

- Cho HS làm bài 1b vào vở, 1 số em lên bảng chữa bài, t/c nhận xét.

 Bài 2: Củng cố k/n trừ hai số có nhiều chữ số và hình thành cách thử lại bằng phép cộng cho HS

 

doc 26 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 572Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 7 - Khối 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âu chuyện là gì?
 - GV kể toàn truyện 1 lần, kể rõ từng chi tiết..
 - GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ, nêu lên vẻ đẹp của ánh trăng.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện
a. Kể trong nhóm
GV chia lớp thành 4 nhóm, mõi nhóm kể về ND 1 bức tranh, GV quan sát giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn
b. Kể trước lớp
 - Tổ chức cho HS thi kể trước lớp, HS cả lớp nhận xét. GV nhận xét cho điểm HS.
c. Tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
 - Phát giấy và bút dạ cho giấy cho các nhóm
 - Các nhóm trình bày, nhận xét và bổ sung. GV nhận xét tuyên dương các nhóm có ý tưởng hay.
HĐ 4: (2 phút) Củng cố, dặn dò:? Qua câu chuyện, em hiểu điều gì? HSTLCH và liên hệ thực tế. Nhận xét tiết học.
KHOA HỌC
Bài 13: PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ
I. MỤC TIÊU: Nêu cách phòng bệnh béo phì:
- Ăn uống hợp lí, điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
- Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục thể thao.
- Có ý thức phòng tránh bệnh béo phì. Xây dựng thái độ đúng với người béo phì.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình trang 28, 29 SGK. Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ 1: (5 phút) KT bài cũ: GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi:
? Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và bệnh bướu cổ?
? Nêu các cách đề phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng? GV nhận xét. 
HĐ 2: (1 phút) GT bài: GV nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
HĐ 3: (8 phút) TÌM HIỂU VỀ BỆNH BÉO PHÌ 
Mục tiêu : - Nhận dạng dấu hiệu béo phì ở trẻ em.
 - Nêu được tác hại của bệnh béo phì. 
Cách tiến hành : Bước 1 : 
- GV chia nhóm và phát phiếu học tập, nội dung phiếu học tập như SGV trang 66 . - HS làm việc với phiếu học tập theo nhóm. 
Bước 2 : -- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung 
Kết luận: Như SGV trang 67
HĐ 4: (9 phút) THẢO LUẬN VỀ NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ 
Mục tiêu: Nêu được nguyện nhân và cách phòng bệnh béo phì. 
Cách tiến hành : - GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 29 SGK và thảo luận các câu hỏi: - HS quan sát các hình trang 29 SGK và thảo luận câu hỏi.
+ Nguyên nhân gây nên bệnh béo phì?
+ Làm thế nào để tránh bệnh béo phì?
+ Cần phải làm gì khi em bé hoặc bản thân bạn bị béo phì hay có nguy cơ béo phì? 
- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung 
GV giảng thêm về nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì. 
HĐ 5: (10 phút) ĐÓNG VAI 
Mục tiêu: Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thừa chất dinh dưỡng. 
Cách tiến hành : Bước 1 : GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. 
Bước 2 : Làm việc theo nhóm 
- Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống. 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống nhóm đã đề ra. 
- Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất. Các bạn khác góp ý kiến. HS lên đóng vai, các HS khác theo dõi và đặt mình vào địa vị nhân vật trong tình huống nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận để đi đến cách lựa chọn cách ứng- xử đúng. 
HĐ 6: (2 phút) Củng cố dặn dò: GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK. 
- GV nhận xét tiết học,dặn dò. 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
 - Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Viêt. Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam trong BT1; viết đúng một vài tên riêng theo y/c BT2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Bảng phụ viết viết bài ca dao, bản đồ địa lí VN, giấy khổ to vẻ sẵn 4 hàng ngang.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ 1: (5 phút) KT bài cũ:
Gọi 1 HS lên bảng viết tên và địa chỉ của gia đình em
 - HS cả lớp nhận xét, GV nhận xét.
HĐ 2: (2 phút) GT bài: GV nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
HĐ 3: (30 phút) Hướng dẫn HS làm bài tập
a. Bài 1:Luyện tập viết tên người, tên địa lí Việt Nam
 - GV treo bảng phụ đã chuẩn bị, gọi 1 HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập 1-cả lớp đọc thầm.
 - YC HS thảo luận cặp đôi và làm bài, gọi 1 HS làm nhanh lên bảng lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. GV chốt lại lời giải đúng.
b. Bài 2 : Luyện tập viết đúng tên riêng.
 - Gv treo bản đồ địa lí VN
 - GV chia lớp thành 4 nhóm, tổ chức cho HS các nhóm đi du lịch trên khắp mọi miền đất nước. Đi đến đâu các nhóm viết lại tên các tỉnh, thành phố, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, nhóm nào đi được nhiều nơi nhóm đó sẽ chiến thắng.
 - GV phát phiếu và bút dạ cho các nhóm, yêu câu các nhóm thảo luận làm việc
 - Gọi các nhóm dán phiếu lên bảng, cả lớp nhận xét, bổ sung để tìm ra nhóm đi được nhiều nơi nhất.
HĐ 4: (3 phút) Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
Chiều thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2017
ĐẠO ĐỨC
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA
(Mức độ tích hợp: Bộ phận)
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
 - Biết được ích lợi của việc tiết kiệm tiền của.
 - Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước, .trong cuộc sống hằng ngày. Sử dụng tiết kiệm cũng chính là bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ ghi các thông tin (HĐ1 – tiết 1)
Bìa xanh – đỏ – vàng cho các đội (HĐ2 – tiết 1)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ 1: (5 phút) KT bài cũ:
2HS nêu ghi nhớ bài Biết bày tỏ ý kiến. GV n/x đánh giá
HĐ 2: (2 phút) GT bài: GV nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
HĐ 3: (10 phút) TÌM HIỂU THÔNG TIN
- GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi.GV treo bảng phụ
+ Yêu cầu HS đọc các thông tin ; cả lớp đọc thầm
+ Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và cho biết : Em nghĩ gì khi đọc các thông tin đó? (Khi đọc thông tin em thấy người Nhật và người Đức rất tiết kiệm, còn ở Việt Nam chúng ta đang thực hiện, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí).
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp.
+ Hỏi : Theo em, có phải do nghèo nên các dân tộc cường quốc như Nhật, Đức phải tiết kiệm không ?( Không phải do nghèo).
+ Hỏi : Họ tiết kiệm để làm gì ? (Tiết kiệm là thói quen của họ. Có tiết kiệm mới có thể có nhiều vốn để giàu có).
+ Tiền của do đâu mà có? (Tiền của là do sức lao động của con người mới có)
+ Tiểu kết : Chúng ta luôn luôn phải tiết kiệm tiền của để đất nước giàu mạnh. Tiền của do sức lao động của con ã người làm ra cho nên tiết kiệm tiền của chính là tiết kiệm sức lao động.
Nhân dân ta đã đúc kết nên thành câu ca dao :
“Ở đây một hạt cơm rơi
Ngoài kia bao giọt mồ hôi thấm đồng
Lắng nghe và nhắc lại
HĐ 4: (8 phút) THẾ NÀO LÀ TIẾT KIỆM TIỀN CỦA ?
- GV tổ chức HS làm việc theo nhóm trước lớp.
+ Yêu cầu HS chia thành các nhóm - phát bìa vàng - đỏ - xanh .
+ Cứ gọi 2 nhóm lên bảng/1 lần. GV lần lượt đọc 1 câu nhận định - các nhóm nghe - thảo luận - đưa ý kiến. Gọi 3 lần (6 nhóm) lên chơi – mỗi lần GV đọc 3 câu bất kì trong số các ý kiến SGK, HS giơ thẻ màu theo ý mình.
+ GV yêu cầu HS nhận xét các kết quả của cả 6 đội đã hoàn thành.
HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho đúng kết quả.
Câu 3, 4, 5, 6, 7, 8, : tán thành
Câu 1, 2, 9, 10 : không tán thành.
+ Hỏi : Thế nào là tiết kiệm tiền của ?(Tiết kiệm là sử dụng đúng mục đích, hợp lí, có ích, không sử dụng thừa thải.
Tiết kiệm tiền của không phải là bủn xỉn, dè xẻn
HĐ 5: (8 phút) EM CÓ BIẾT TIẾT KIỆM ?
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân.
+ Yêu cầu mỗi HS viết ra giấy 3 việc làm theo em là tiết kiệm tiền của và 3 việc làm em cho là chưa tiết kiệm tiền của.
+ Yêu cầu HS trình bày ý kiến, GV lần lượt ghi lại lên bảng. Tiết kiệm là sử dụng đúng mục đích, hợp lí, có ích, không sử dụng thừa thải
Tiết kiệm tiền của không phải kà bủn xỉn, dè xẻn.
+ Kết thúc GV có 1 bảng các ý kiến chia làm 2 cột.
- Mỗi HS lần lượt nêu 1 ý kiến của mình (không nêu những ý kiến trùng lặp).
 Việc làm tiết kiệm Việc làm chưa tiết kiệm
 Mua quà ăn vặt. Tiêu tiền một cách lợp lý
 Thích dùng đồ mới, bỏ đồ chơi cũ Không mua sắm lung tung
Chốt lại: Nhìn vào trên các em hãy tổng kết lại:
Trong ăn uống, cần phải TK ntn?
Nên ăn uống vừa đủ, không thừa thãi.
Trong mua sắm, cần phải TK thế nào? (Chỉ mua thứ cần dùng)
Có nhiều tiền thì chi tiêu thế nào cho tiết kiệm ?( Chỉ giữ đủ dùng, phần còn lại thì cất đi, hoặc gửi tiết kiệm).
Sử dụng đồ đạc thế nào là tiết kiệm?
 Giữ gìn đồ đạc, đồ dùng cũ cho hỏng mới dùng đồ mới.
Sử điện nước thế nào là tiết kiệm ?
Lấy nước đủ dùng. Khi không cần dùng điện, nước thì tắt.
Vậy: Những việc tiết kiệm là việc nên làm, còn những việc gây lãng phí, không tiết kiệm, chúng ta không nên làm. 
HĐ 6: (2 phút) Củng cố, dặn dò
- HS nêu ghi nhớ , GV kết luận chung
- Dặn HS chuẩn bị tiểu phẩm cho giờ sau.
THỂ DỤC (TIẾT13)
TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ, QUAY SAU.
TRÒ CHƠI “ KẾT BẠN”
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Thực hiện được tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm số đúng của mình.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “Kết bạn”
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 II. Dụng cụ: Chuẩn bị : 1 còi, Vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn tập luyện..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 HĐ1(8'): PHẦN MỞ ĐẦU: 
 -Tập hợp lớp- lớp trưởng báo cáo và thực hiện thủ tục lên lớp. Lớp tập trung 3 hàng dọc phổ biến nội dung, yêu cầu , chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tâïp luyện
- Kiểm tra các động tác ĐHĐN. Tổ chức kiểm tra 1 nhóm HS
 GV phổ biến nội dung, mục tiêu tiết học: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái; Trò chơi: “ Kết bạn" Lớp tập trung 3 hàng dọc- nhắc lại tên bài học
 - Khởi động: Cho cả lớp khởi động xoay các khớp chân, tay, cổ, hông, đầu gối; Đứng tại chỗ hát và vỗ tay. Đội hình 3 hàng ngang cự ly 1 sải tay
 - Tổ chức trò chơi ” làm theo hiệu lệnh”. Đội hình vòng tròn
 HĐ2(20') PHẦN CƠ BẢN:
 1. Nội dung: Đội hình đội ngũ: 
 + Ôn Tập hợp hàng ngang , dóng hàng, điểm số, quay sau.
GV điều khiển lớp tập.
- Chia tổ tập luyện, do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS các tổ.
- Tập hợp cả lớp, cho từng tổ thi đua trình diễn. GV quan sát, nhận xét, sửa chữa, sai sót , biểu dương thi đua
- Cả lớp tập do GV hoặc cán sự lớp điều khiển để củng cố
 2. Trò chơi: “ Kết bạn” GV tập hợp học sinh theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi, giải thích lại cách chơi và luật chơi. Sau đó cho cả lớp cùng chơi. GV quan sát, nhận xét, biểu dương HS tích cực trong khi chơi.
HĐ3(7') PHẦN KẾT THÚC:
- GV cùng HS hệ thống lại bài. GV nhận xét và đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà
 - Cho HS cả lớp vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp , kết hợp tập các động tác hồi phục. Cho HS tập 1 số động tác thả lỏng. Đội hình vòng tròn
 - GV hô “ THỂ DỤC” – Cả lớp hô “ KHOẺ" Lớp tập trung thành 3 hàng nối tiếp nhau đi vào lớp.
THỂ DỤC(tiết14)
ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI, ĐỨNG LẠI.
TRÒ CHƠI “NÉM TRÚNG ĐÍCH”
I. MỤC TIÊU:
 - Biết cách đi đều vòng phải, vòng trái đúng hướng và đứng lại.
 - Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “Ném bóng trúng đích”
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Chuẩn bị : 1 còi
4-6 quả bóng và vật làm đích, kẻ sân chơi.
 - Vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn tập luyện..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ1(8') Phần mở đầu:
- Tập hợp lớp- lớp trưởng báo cáo và thực hiện thủ tục lên lớp- Lớp tập trung 3 hàng dọc phổ biến nội dung, yêu cầu , chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tâïp luyện
- Các động tác ĐHĐN. Tổ chức kiểm tra 1 nhóm HS
-Phổ biến nội dung: Đi đều vòng phải, vòng trái, quay sau. 
 Trò chơi: “ Ném trúng đích”
 - Lớp tập trung 3 hàng dọc- nhắc lại tên bài học
 - Cho cả lớp khởi động xoay các khớp chân, tay, cổ, vòng tròn hít thở sâu.hông, đầu gối, vai. Chạy nhẹ trên sân trường 100- 200m rồi đi theo. Đội hình 3 hàng ngang cự ly 1 sải tay- vòng tròn.
 -Tổ chức trò chơi ” Tìm người chỉ huy”. Đội hình vòng tròn
HĐ2(20') Phần cơ bản:
 1. Nội dung: -Đội hình đội ngũ: 
 + Ôn quay sau, đi đều vòng trái vòng phải.
- GV điều khiển lớp tập.
- Chia tổ tập luyện, do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS các tổ.
- Tập hợp cả lớp, cho từng tổ thi đua trình diễn. GV quan sát, nhận xét, sửa chữa, sai sót , biểu dương thi đua
- Cả lớp tập do GV hoặc cán sự lớp điều khiển tập luyện củng cố
 2. Trò chơi: Ném trúng đích” GV tập hợp học sinh theo đội hình chơi, nêu tên 
trò chơi, giải thích lại cách chơi và luật chơi. Sau đó cho cả lớp cùng chơi.. GV quan sát, nhận xét, biểu dương thi đua giữa các tổ.
 HĐ3(7') Phần kết thúc:
- GV cùng HS hệ thống lại bài. GV nhận xét và đánh giá kết quả giờ học. HS tập hợp hàng ngang
- Cho HS cả lớp đứng tại vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp Cho HS tập 1 số động tác thả lỏng.
Thứ tư ngày 18 tháng 10 năm 2017
TOÁN
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết tính chất giao hoán của phép cộng.
- Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Băng giấy kẽ bảng như SGK, bảng phụ viết sẵn nội dung và yêu cầu BT1, 2, 4 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ 1: (5 phút) KT bài cũ:
 - Gọi 2 HS lên bảng tính giá trị của các biểu thức sau với a =3 và b = 5:
 a + b, b +a. ( mỗi HS tính giá trị một biểu thức )
 - HS cả lớp làm vào giấy nháp, sau đó nhận xét kết quả của 2 bạn. GV chốt kết quả đúng.
HĐ 2: (1 phút) GT bài: GV nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
HĐ 3: (10 phút) Giới thiệu tính chất giao hoán
 - GV treo bảng phụ đã chuẩn bị, gọi 3 HS lên bảng tính giá trị các biểu thức a + b và b + a, dưới lớp làm vào giấy nháp
 - YC HS so sánh giá trị của biểu thức a + b với giá trị của biểu thức b + a khi a = 20 và b = 30
? Vậy giá trị của biểu thức a + b luôn như thế nào so với giá trị của b + a ? ( a + b =b + a)
 - GV viết bảng a + b = b + a và hỏi: Em có nhận xét gì về các số hạng trong 2 tổng a + b và b + a ?
? Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a + b thì giá trị của tổng này có thay đổi không?
 HS trả lời các câu hỏi, GV kết luận. Gọi HS đọc kết luận trong SGK
HĐ 4: (22 phút) Luyện tập, thực hành
 Bài 1: Vận dụng tính chất giao hoán để nêu kết quả phép tính
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập
 - HS hoạt động cá nhân, 1HS nêu miệng làm bài, lớp nh/xét. GV chốt kết quả đúng.
 Bài 2 : Vận dụng tính chất giao hoán để ghi số thích hợp
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập
 - HS hoạt động cá nhân - làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài, lớp nhận xét. GV chốt kết quả đúng.
HĐ 5: (2 phút) Củng cố, dặn dò: GV tổng kết giờ học, dặn dò HS. 
TẬP ĐỌC
Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
 - Đọc rành mạch một đoạn kịch: bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên.
 - Hiểu ND: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc có những phát minh độc đáo của trẻ em.(trả lời được các CH1, 2 trong SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV:Tranh minh hoạ trong bài, bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ 1: (5 phút) KT bài cũ:
 - Gọi 3 HS đọc tiếp nối toàn bài Trung thu độc lập, trả lời câu hỏi:? Bài văn nói về điều gì? GV nhận xét.
HĐ 2: (1 phút) GT bài: GV nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
GV giới thiệu bằng tranh; HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi 
HĐ 3: (15 phút) Luyện đọc và tìm hiểu màn 1: Trong công xưởng xanh 
a. Luyện đọc
 - GV đọc mẫu
 - YC HS đọc tiếp nối theo đoạn (3 lượt) theo trình tự:
 HS 1: Lời thoại của Tin tin với em bé thứ nhất
 HS 2: Lời thoại của Mi tin và Tin-tin với em bé thứ nhất và em bé thư hai
 HS 3: Lời thoại của em bé thứ 3, em bé thứ 4, em bé thứ 5.
 GV chú ý sữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
 - Gọi 1 HS đọc phần chú giải
 - Gọi 3 HS đọc bài
b. Tìm hiểu bài
 - YC 1HS quan sát hình minh hoạ và giới thiệu từng nhân vật có mặt trong màn 1.
 - YC HS thảo luận theo cặp các câu hỏi sau:
? Câu chuyện diễn ra ở đâu?
? Tin-tin và Mi-tin đến đâu và gặp những ai?
? Vì sao nơi đó có tên là Vương quốc Tương Lai?
? Các bạn nhỏ trong công xưởng xanh sáng chế ra những gì?
? Theo em sáng chế có nghĩa là gì?
? Con người ấy thể hiện những ước mơ gì của con người
? Màn 1 nói lên điều gì?
 - Các cặp thảo luận, trả lời câu hỏi, lớp nhận xét bổ sung, GV chốt câu trả lời đúng và ghi bảng.
c. Luyện đọc diễn cảm
 - Tổ chức cho 8 HS thi đọc phân vai ( 4 lượt )
 - HS - GV nhận xét tìm ra nhóm đọc hay nhất.
HĐ 4: (16 phút) Luyện đọc và tìm hiểu màn 2: Trong khu vườn kì diệu
a. Luyện đọc
 - GV đọc mẫu
 - YC HS đọc tiếp nối trong 2 lượt theo trình tự sau:
 HS 1: Lời thoại của Tin-tin với em bé cầm nho
 HS 2: Lời thoại của Tin-tin với em bé cầm táo
 HS 3: Lời thoại của Tin-tin với em bé cầm dưa
b. Tìm hiểu bài
 YC HS quan sát tranh minh hoạ chỉ rõ từng nhân vật và những quả to, lạ trong tranh
 YC HS thảo luận cặp đôi để trả lời các câu hỏi sau:
? Câu chuyện diễn ra ở đâu?
? Màn 2 cho em biết điều gì?
 HS trình bày câu trả lời và nhận xét lẫn nhau, GV chốt câu trả lời đúng
 GV ghi ý chính màn 2, gọi nhiều HS nhắc lại.
? Nội dung của cả 2 đoạn kịch này là gì?
 HS trả lời , GV nhận xét, ghi bảng, nhiều HS nhắc lại.
c. Thi đọc diễn cảm
 - GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm như ở màn 1.
HĐ 5: (3 phút) Củng cố, dặn dò
 - Gọi HS đã thuộc lời thoại tham gia trò chơi đóng vai các nhân vật trong đoạn trích. HS liên hệ thực tế hiện nay khoa học phát triển đã lai tạo được nhiều loại giống tốt, cho năng suất cao
 - Nhận xét, tuyên dương từng em.
 - Nhận xét tiết học. Dặn học sinh về nhà học thuộc lời thoại trong bài.
ĐỊA LÍ
Bài 6: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN
I . MỤC TIÊU: 
- Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống(Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Kinh,) nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc ở Tây Nguyên
Trang phục truyền thống: nam thường đóng khố , nữ quấn váy.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh, ảnh về nhà ở, buôn làng, trang phục, lễ hội, các loại nhạc cụ dân tộc của Tây Nguyên (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ 1: (5 phút) KT bài cũ:? Tây Nguyên có những cao nguyên nào?
 ? Khí hậu ở Tây Nguyên như thế nào? GV nhận xét, đánh giá.
HĐ 2: (2 phút) GT bài: GV nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
1.Tây Nguyên – nơi có nhiều dân tộc chung sống
HĐ 3: (10 phút) Làm việc cá nhân.
ª Mục tiêu : HS kể tên được các dân tộc ở TN và nắm được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, bản làng, sinh hoạt của một số dân tộc ở TN.
ªCách tiến hành: - GV y/c HS đọc mục 1 – SGK trả lời các câu hỏi :
? Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên? Dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên?
? Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có đặc điểm gì riêng biệt? (tiếng nói, tập quán, sinh hoạt)
? Nhà nước và nhân dân làm gì để Tây Nguyên ngày càng tươi đẹp?
Þ Kết luận: (theo ND SGK)
Nhà rông ở Tây Nguyên
HĐ 4: (10 phút) Làm việc theo nhóm (nhóm cặp đôi)
 Mục tiêu : HS biết mỗi buôn làng ở Tây Nguyên đều có nhà rông.
 Cách tiến hành: - Các nhóm dựa vào mục 2 – SGK và tranh, ảnh về nhà ở, 
buôn làng nhà rông của các dân tộc ở TN để thảo luận các câu hỏi :
Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt?
Nhà rông thường dùng để làm gì?
Sự to, đẹp của nhà rông thể hiện cho biết điều gì?
Đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi - lớp nhận xét, bổ sung
GV kết luận về tập quán sinh hoạt của các dân tộc nước ta.
Trang phục, lễ hội
HĐ 5: (10 phút) Làm việc theo nhóm(theo bàn)
Mục tiêu : HS trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu về trang phục, lễ hội của
 một số dân tộc ở TN
Cách tiến hành: Các nhóm dựa vào mục 3 – SGK và các hình 1, 2, 3, 5, 6 
để thảo luận các câu các câu hỏi :
	Người dân Tây Nguyên thường mặc trang phục như thế nào?
	Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào? 
	Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên? Họ thường làm những gì 
trong lễ hội?
	 ỞTây Nguyên thường sử dụng các loại nhạc cụ độc đáo nào?
Þ Bài học:( SGK/86)- 3 HS nhắc lại.
HĐ 6: (3 phút) Củng cố dặn dò:
? Trình bày tóm tắt những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng và sinh hoạt của người dân ở TN? GV nhận xét chung giờ học.
KĨ THUẬT
 KHÂU ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA (tiết 2)
I.MỤC TIÊU:
- Biết cách khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường .
- Khâu ghép được hai mảnh mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. (Với HS khéo tay: khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.)
- Có ý thức rèn luyện kỹ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống.
- Yêu thích sản phẩm mình làm được.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
 - Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau.
 - Vật liệu và dụng cụ như sgk/24 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ 1: (4 phút) KT bài cũ: Gọi hs nhắc lại các thao tác và ghi nhớ trong sgk.
HĐ2 (2’) Giới thiệu bài: GV giới thiệu nêu mục tiêu bài học
HĐ3 (20’) làm việc cá nhân
 *Mục tiêu: Thực hành khâu đường viền đường gấp mép vải..
 *Cách tiến hành: 
 - Nhắc lại ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải .
 - Nêu cách khâu vải . Hs thực hành
 - Kiểm tra vật liệu và dụng cụ.
 *Kết luận: Hoàn thành sản phẩm.
HĐ4 (5’) làm việc nhóm
 *Mục tiêu: Đánh giá kết quả sản phẩm 
 *Cách tiến hành: 
 - Tổ chức trưng bày theo từng nhóm .
 - Gv nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm Hs đánh giá theo tiêu chuẩn của từng nhóm Hs đánh giá theo tiêu chuẩn của từng nhóm
 *Kết luận: Đánh giá và hoàn thành .
HĐ5 (3’) Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét sự chuẩn bị tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của học sinh.
Chuẩn bị bài sau: đọc trước bài và chuẩn bị vật liệu và dụng cụ như sgk
KHOA HỌC (TIẾT14)
Bài 14: PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA
I. MỤC TIÊU:
 - Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá: Tiêu chảy, tả, lị,
 - Nêu nguyên nhân gây ra một số bệnh lây qua đường tiêu hoá: uống nước lã, ăn uống không vệ sinh, dùng thức ăn ôi thiu.
 - Nêu cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hoá:
 + Giữ vệ sinh ăn uống.
 + Giữ vệ sinh cá nhân.
 + Giữ vệ sinh môi trường.
 - Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh.
 - Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Hình trang 30, 31 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ 1: (5 phút) KT bài cũ: GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi: GV nhận xét đánh giá.
? Nguyên nhân nào gây ra bệnh béo phì? Nêu cách đề phòng bệnh béo phì?
HĐ 2: (1 phút) GT bài: GV nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
HĐ 3: (8 phút) TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA 
Mục tiêu : Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này. 
Cách tiến hành : - GV đặt vấn đề 
+ Trong lớp có bạn n

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 7.doc