Giáo án Tuần 7 - Lớp 3

Toán Tiết 31: Bảng nhân 7

I. Mục tiêu.

- Lập bảng nhân 7 và học thuộc lòng bảng nhân 7

- Vận dụng bảng nhân 7 để giải toán có lời văn bằng một phép nhân.

 - HS yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học.GV: tấm bìa có 7 chấm tròn HS:Bảng con

III. Các hoạt động dạy học.

1. Ổn định tổ chức: hát

2.Kiểm tra bài cũ. GV gắn bảng phụ có nội dung bài tập, gọi HS lên bảng làm

Viết phép nhân tương ứng với mỗi tổng sau:

2+2+2+2+2+2+2=

5+5+5+5+5+5+5=

- GV nhận xét

3. Bài mới:

3.1.Giới thiệu bài

- Tiết học hôm nay các em sẽ được học bảng nhân tiếp theo của bảng nhân 6 là bảng nhân 7 và vận dụng vào giải bài toán có lời văn, qua bài: “Bảng nhân 7”

- GV gọi HS nhắc lại tựa bài.

3.2. Hướng dẫn thành lập bảng nhân7:

GV gắn tấm bìa có 7 chấm tròn lên bảng và hỏi: Có mấy chấm tròn?

+ 7 chấm tròn được lấy mấy lần?

+ 7 được lấy mấy lần?

+ 7 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 7×1=6

- GV viết bảng phép nhân

- GV gắn 2 tấm bìa mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn và hỏi: Có mấy tấm bìa? Mỗi tấm bìa có mấy chấm tròn?

+ 7 chấm tròn được lấy mấy lần?

+ 7 chấm tròn đươc lấy 2 lần ta nói gọn lại như thế nào?

+ Ta có phép tính tương ứng là gì?

+ 7×2=?

+ Vì sao em biết 7 nhân 2 bằng 14?

- GV viết bảng phép nhân

- GV gắn 3 tấm bìa mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn và hỏi: Có mấy tấm bìa? Mỗi tấm bìa có mấy chấm tròn?

+ Bạn nào có thể cho biết cái gì được lấy mấy lần?

+ Ta có phép tính tương ứng là gì?

+ 7×3=? Vì sao?

- Hỏi: Bạn nào có thể tìm được kết quả 7×4=?

- Cho HS thảo luận nhóm đôi tìm kết quả của các phép nhân còn lại trong bảng nhân 7 và viết vào phần bài học.

- Cho HS trình bày: nêu kết quả các phép tính

- GV nhận xét, giới thiệu bảng nhân 7

- Yêu cầu HS đọc bảng nhân 7

- GV hướng dẫn HS học thuộc bảng nhân 7

 

doc 23 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 592Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 7 - Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 những tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn tr/ch. Điền đúng và học thuộc 11 tên chữ cái tiếp theo trong bảng chữ cái
- HS luôn có ý thức, tính cẩn thận , trình bày sạch đẹp .
II. Đồ dùng dạy học. - GV: bảng phụ - HS: bảng con.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: - GV đọc cho HS viết bảng con
Nhà nghèo, ngoẹo đầu, ngoằn ngoèo.
- GV nhận xét
- HS viết bảng con
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài
- Tiết chính tả hôm nay các em sẽ chép lại chính xác một đoạn trong bài “Trận bóng dưới lòng đường” và làm một số bài tập phân biệt các âm vần dễ lẫn tr/ch.
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Hướng dẫn viết.
a.Tìm hiểu về nội dung đoạn chép:
- GV đọc bài 1 lần
+ Vì sao Quang lại ân hận sau sự việc mình gây ra?
- Sau đó Quang sẽ làm gì?
b. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- HS lắng nghe - 3 HS đọc lại đoạn viết
- Vì cậu nhìn cái lưng còng của ông cụ giống ông nội mình.
- Quang chạy theo chiếc xích lô và mếu máo xin lỗi cụ
- GV hướng dẫn HS nhận xét
+ Những chữ nào trong đoạn văn viết hoa ? 
+ Lời các nhân vật được đặt sau các dấu gì ? 
- GV nhận xét
+ Những chữ trong bài được viết hoa là những chữ đầu câu và tên riêng.
+ sau dấu hai chấm, xuống dòng gạch đầu dòng 
- GV đọc cho HS viết từ ngữ khó, sửa sai cho HS
- HS viết vào bảng con các từ: xích lô, quá quắt, bỗng...
b. Đọc cho HS viết bài.
- HS viết bài vào vở
- Đọc cho HS soát lỗi. 
- HS nghe - soát lỗi chính tả. 
c. Chấm chữa bài.
 - GV chấm 6 bài nhận xét. 
- HS lắng nghe
3.3. Hướng dẫn làm bài tập. 
HS nêu yêu cầu và làm các bài tập.
Bài 2. Điền vào chỗ trống và giải câu đố:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- HS đọc
- GV gắn bảng phụ, hướng dẫn HS làm bài
- GV cho HS làm bài vào vở, lên bảng sửa bài
- HS theo dõi
- HS làm bài vào vở sau đó nối tiếp lên bảng sửa bài
tròn, chẳng, trâu.
Giải câu đố: là cái bút mực
- GV nhận xét
Bài 3. Viết vào vở những chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng sau:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV gắn bảng phụ hướng dẫn HS làm bài, cho HS làm bài vào bảng con
Mẫu: q – quy 
- GV nhận xét, hướng dẫn HS học thuộc thứ tự của 11 chữ và tên chữ tại lớp.
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS theo dõi, làm bài vào bảng con, 1 HS làm bài bảng lớp
- HS học thuộc
4. Củng cố: GV hệ thống bài. Nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại nội dung bài viết
5. Dặn dò: Giao bài tập về nhà cho HS.
Tập viết	Tiết 7:	 Ôn chữ hoa E, Ê
I. Mục tiêu.
- Viết đúng chữ hoa E, Ê ; viết đúng tên riêng Ê-đê và câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ:
 “Em thuận anh hòa là nhà có phúc”
- Viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; viết đúng khoảng cách các chữ trong từng cụm từ
- GDHS rèn chữ viết đúng đẹp, biết giữ vở sạch. 	
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Mẫu chữ cái E, Ê - HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS lên bảng viết từ: Kim Đồng
- GV nhận xét
- HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
- Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa E, Ê và một số chữ hoa khác có trong từ và câu ứng dụng, qua bài: “Ôn chữ hoa E, Ê”
- GV gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Hướng dẫn viết chữ hoa.
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào?
- Treo bảng các chữ.
- Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình.
- E, Ê
- Học sinh theo dõi, quan sát.
- Cho HS tập viết bảng con
- HS viết trên bảng con ( 2 lần )
- Nhận xét, uốn nắn HS, nhắc lại quy trình viết.
3.3. Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
- Giới thiệu từ ứng dụng
- GV giới thiệu: Ê-đê là một dân tộc thiểu số, có trên 270.000 người sống chủ yếu ở các tỉnh Đắk Lắk Phú Yên, Khánh Hòa
 - Từ ứng dụng gồm mấy chữ, là những chữ nào?
- Tên dân tộc Ê-đê viết có gì khác với tên dân tộc Kinh?
- Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?
- Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào?
- Cho HS viết từ ứng dụng vào bảng con
3.4. Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng
- Câu tục ngữ ý nói anh em thương yêu nhau, sống hòa thuận là hạnh phúc lớn của gia đình
- HS đọc câu từ ứng dụng: Ê-đê
- HS lắng nghe
- Gồm 2 chữ: Ê, đê
- Có dấu gạch nối giữa hai chữ Ê và đê
- Chữ hoa Ê cao 2 ô li rưỡi, chữ đ cao 2 ô li, chữ còn lại cao 1 ô li
- Bằng khoảng cách viết 1 con chữ o
- HS viết bảng con
- HS đọc
- HS lắng nghe
- Cho HS nhận xét câu ứng dụng:
- HS quan sát nhận xét:
+ Những chữ có độ cao 2,5 ô li ?
+ Chữ nào có độ cao 1,5 ô li?
+ Các chữ cái: E, h, l, p
+ Chữ t
+ Những chữ còn lại cao bao nhiêu ô li?
+ Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu?
+ Những chữ còn lại cao 1 ô li
+ Bằng khoảng cách viết chữ cái o
- GV viết mẫu chữ “Em”
- HS quan sát
- Cho HS tập viết
-HS viết vào bảng con : Em
- GV theo dõi, sửa sai cho HS
 * Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết.
- GV uốn nắn tư thế ngồi và nhắc nhở HS trong khi viết.
- HS bài vào vở Tập viết viết theo yêu cầu của GV.
* Chấm chữa bài:
- GV chấm bài 5 - 7 bài nhận xét
- HS lắng nghe
4. Củng cố: Hệ thống bài. Nhận xét giờ. 
- HS nhắc lại nội dung của câu ứng dụng
5. Dặn dò:Giao bài về nhà cho HS.
- Luyện viết bài ở nhà.
	`	
Thứ tư ngày 11 tháng 10 năm 2017
Toán	 Tiết 33:	 Gấp một số lên nhiều lần
I. Mục tiêu.
- Biết thực hiện giải bài toán gấp một số lên nhiều lần bằng cách lấy số đó nhân với số lần
- Phân biệt gấp một số lên nhiều lần với thêm một số đơn vị vào một số
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học.GV: Bảng nhóm HS:Bảng con 
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2.Kiểm tra bài cũ. GV gọi 3 HS lên bảng làm bài
7 × 4 + 12 = 28 + 12 7 × 8 + 14 = 
- GV nhận xét
3. Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài
- Để giúp các em biết thực hiện giải bài toán gấp một số lên nhiều lần bằng cách lấy số đó nhân với số lần, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài: “Gấp một số lên nhiều lần”
- 3 HS đọc
7 × 4 + 12 = 28 + 12 7 × 8 + 14 = 56 + 14
 = 40 = 70
- HS nhận xét	
- HS lắng nghe
- GV gọi HS nhắc lại tựa bài.
- HS nhắc tựa bài
3.2.Hướng dẫn thực hiện gấp một số lên nhiều lần
- GV nêu bài toán: Đoạn thẳng AB dài 2cm, đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB. Hỏi đoạn thẳng CD dài mấy xăng – ti – mét?
- GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa đoạn thẳng AB và đoạn thẳng CD
+ Vẽ đoạn thẳng AB dài 2cm, coi đây là một phần
- Yêu cầu HS suy nghĩ nêu cách vẽ đoạn thẳng CD
- Đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB, mà đoạn thẳng AB là một phần, vậy đoạn thẳng CD là 3 phần như thế.
- Yêu cầu HS suy nghĩ tìm độ dài đoạn thẳng CD 
- GV: Vậy để tìm độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần đoạn thẳng AB, ta lấy độ dài đoạn thẳng AB nhân với số lần, tức là nhân với 3.
- Gọi HS lên bảng thực hiện giải bài toán.
- GV giảng: Bài toán trên được gọi là bài toán về gấp một số lên nhiều lần.
- Vậy muốn gấp 2cm lên 4 lần ta làm thế nào?
- Muốn gấp 4kg lên 5 lần ta làm thế nào?
- Vậy muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào?
3.3. Thực hành:
Bài 1.
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS làm bài
+ Năm nay em lên mấy tuổi?
+ Tuổi chị như thế nào so với tuổi em?
+ Bài toán yêu cầu tìm gì?
+ Bài toán tuộc dạng toán gì? cho HS làm bài vào vở, sau đó nối tiếp sửa bài
- GV nhận xét
Bài 2. 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- Muốn tìm được số cam mẹ hái ta làm thế nào?
- GV hướng dẫn HS làm vào vở, 1 HS làm bảng nhóm
- Gọi HS trình bày lên bảng
- GV nhận xét
Bài 3. 
- Goi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS:
+ Số đã cho đầu tiên là số 3. Vậy nhiều hơn số đã cho 5 đơn vị là số nào? Vì sao?
- Cho HS làm bài vào vở, 5 HS nối tiếp lên bảng sửa bài
- GV nhận xét
4.Củng cố,dặn dò:NX tiết học,giao bài về nhà cho HS
- HS lắng nghe, nhắc lại bài toán
- HS theo dõi
- Vẽ đoạn AB
- HS nêu
- Đoạn CD vẽ dài gấp 3 lần đoạn AB
- 2+2+2=6 (cm)
- 2 × 3 = 6 (cm)
- HS lắng nghe
- 1 HS lên bảng thực hiện
Bài giải
Đoạn thẳng CD dài số xăng-ti-mét là:
2 × 3 = 6 (cm)
 Đáp số: 6 cm
- 2 × 4 = 8 (cm)
- 4 × 5 = 20 (kg)
- Ta lấy số đó nhân với số lần
- HS đọc
- HS theo dõi, nêu:
- Năm nay em 6 tuổi
- Tuổi chị gấp 2 lần tuổi em
- Bài toán yêu cầu tìm tuổi chị
- Bài toán thuộc dạng toán về gấp một số lên nhiều lần
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài:
Bài giải
Năm nay tuổi của chị là:
6 × 2 = 12(tuổi)
 Đáp số: 12 tuổi
- HS nhận xét
- HS đọc
- Ta thực hiện phép tính 7 × 5 = 
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng nhóm
- HS trình bày:
Bài giải
Mẹ hái được số quả cam là:
7 × 5 = 35 (quả cam)
 Đáp số: 35 quả cam
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS nêu:
- là 8, vì 3+5=8
- HS làm bài vào vở, 5 HS làm lên bảng sửa bài:
Số đã cho
3
6
4
7
5
0
Nhiều hơn số đã cho 5 đơn vị
8
11
9
12
10
5
- HS nhận xét
Tập đọc	 Tiết 21:	 Bận
I. Mục tiêu.
- Đọc đúng, đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các kiểu câu. Hiểu nội dung của bài: Bài thơ cho ta thấy mọi người, mọi vật đều bận rộn để làm việc có ích cho đời, đem những niềm vui nhỏ góp vào niềm vui chung của cuộc sống.
 - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng sau các dòng thơ, biết đọc bài với giọng vui vẻ, khẩn trương.
*GDKNS: Tự nhận thức
- HS yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học. - GV: Bảng phụ ghi câu văn hướng dẫn đọc. PHT
III. Các hoạt động dạy học.
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức. Hát
- HS hát
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài: Trận bóng dưới lòng đường
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi theo nội dung bài.
- GV nhận xét
- HS nhận xét
3. Bài mới.
3.1. Giới thiệu bài:
- Mỗi người, mỗi vật xung quanh chúng ta đều có công việc riêng của mình để làm đẹp thêm cho cuộc sống chung. Bài thơ Bận của nhà thơ Trinh Đường sẽ cho các em biết thêm nhiều điều thú vị về công việc của mọi người, mọi vật xung quanh ta.
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Luyện đọc:
a. GV đọc mẫu, tóm tắt nội dung, hướng dẫn giọng đọc: giọng vui vẻ, khẩn trương
- HS nghe.
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
+ Đọc câu: Cho HS đọc nối tiếp câu kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS.
- Cho HS đọc từ khó: bận, vẫy gió, làm lửa, thổi nấu...
- HS nối tiếp đọc từng câu. Kết hợp luyện đọc tiếng, từ khó
+ Đọc từng đoạn trước lớp. 
- Cho HS chia đoạn
- Có 3 đoạn:
+Đoạn 1: 10 dòng đầu
+Đoạn 2: 8 dòng tiếp theo
+Đoạn 3: 6 dòng còn lại
- Cho HS đọc. 
- GV nhận xét
- GV gắn bảng phụ hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ hơi 
- HS nối tiếp đọc 3 đoạn trong bài (1lần)
- HS nhận xét
- HS lắng nghe, luyện đọc
Còn con/ bận bú/
Bận ngủ/ bận chơi/
Bận/ tập khóc cười/
Bận/ nhìn ánh sáng.//
- GV đọc – Gọi HS đọc
- Gọi HS đọc phần giải nghĩa từ: Sông Hồng, vào mùa, đánh thù
- HS nối tiếp đọc từng đoạn (lần 2)
- HS đọc
+ Đọc trong nhóm: Cho HS đọc, theo dõi, giúp đỡ các nhóm đọc bài.
- HS đọc theo nhóm 3
+ Thi đọc giữa các nhóm : Cho HS thi đọc đoạn
- Yêu cầu HS nhận xét, GV khen ngợi các nhóm đọc tốt.
- HS thi đọc
- Đại diện các nhóm thi đọc (đoạn, cả bài) 
- HS nhận xét
3.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Mọi người, mọi vật xung quanh bé bận những việc gì?
+Bé bận những việc gì?
- Em bé bú mẹ ngủ ngoan, tập khóc cười, nhìn ánh sáng cũng là em đang bận với công việc của mình, góp niềm vui nhỏ của mình vào niềm vui chung của mọi người.
+ Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui?
*GDKNS: Tự nhận thức
- Em có bận rộn không? Em bận với những công việc gì? Em có thấy bận mà vui không?
HS đọc và trả lời các câu hỏi.
- Trời thu bận xanh, sông Hồng bận chảy, xe bận chạy, mẹ bận hát ru, bà bận thổi nấu...
- Bé bận bú, bận ngủ, bận chơi, tập khóc, cười, nhìn ánh sáng.
- HS lắng nghe
- Vì những công việc có ích luôn mang lại niềm vui
...
- HS nêu
3.4. Luyện đọc lại:
- GV nhắc lại cách đọc, giọng đọc
- Hướng dẫn cho HS học thuộc lòng bài thơ
+ Gọi HS thi đọc bài theo nhóm
- Yêu cầu HS nhận xét, GV nhận xét, tuyên dương
- HS nghe 
- HS học theo hướng dẫn
- HS thi đọc theo nhóm
- HS nhận xét
4. Củng cố. - Nhận xét giờ học.
- HS lắng nghe
5. Dặn dò . Giao bài về nhà cho HS. 
Tự nhiên và xã hội	 Tiết 13:	 Hoạt động thần kinh
I. Mục tiêu.
- HS phân tích được các hoạt động phản xạ
- Nêu được một vài ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống và thực hành phản xạ.
*GDKNS: tìm kiếm và xử lí thông tin, ra quyết định
- GD ý thức giữ gìn cơ thể trong các hoạt động
II. Đồ dùng - dạy học. Hình SGK, bảng nhóm
III. Các Hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Cơ quan thần kinh gồm có những bộ phận nào? Nêu vai trò của các bộ phận?
- GV nhận xét
- HS nêu
- HS nhận xét
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- GV: để giúp các em phân tích được các hoạt động phản xạ, nêu được một vài ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống và thực hành phản xạ, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay: “Hoạt động thần kinh”
- Gọi HS nhắc tựa bài
3.2.Các hoạt động:
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
*Hoạt động 1: làm việc với SGK
*Mục tiêu: Phân tích được hoạt động phản xạ. Nêu được một vài ví dụ về phản xạ thường gặp trong đời sống.
- GV cho HS thảo luận nhóm 4, quan sát tranh SGK hình 1a,1b và đọc mục bạn cần biết trang 28 và trả lời câu hỏi:
+ Điều gì sẽ xảy ra khi tay ta chạm vào vật nóng
+ Bộ phận nào của cơ quan thần kinh điều khiển tay ta rụt lại khi chạm vào vật nóng ?
- Hiện tượng tay vừa chạm vào vật nóng đã rụt ngay lại được gọi là gì ?
- Gọi HS trình bày
- GV nhận xét
- Phản xạ là gì ? 
- Nêu 1 vài ví dụ về những phản xạ thường gặp trong đời sống ? 
* Kết luận: Trong cuộc sống khi ta gặp một kích thích bất ngờ từ bên ngoài, cơ thể tự động phản ứng lại rất nhanh. Những phản ứng như thế được gọi là phản xạ. Tủy sống là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của phản xạ này. 
- HS thảo luận nhóm
- Khi tay chạm phải vật nóng lập tức rụt lại.
- Tuỷ sống điều khiển tay ta rụt lại khi chạm phải vật nóng. 
- Hiện tượng tay chạm phải vật nóng đã rụt ngay được gọi là phản xạ.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- HS nhận xét
- Khi gặp một kích thích bất ngờ, cơ thể tự động phản ứng rất nhanh. 
VD: Tiếng động mạnh và bất ngờ làm ta giật mình, Những phản ứng như vậy gọi là phản xạ. 
- HS lắng nghe
*Hoạt động 2: Chơi trò chơi thử phản xạ đầu gối và ai phản ứng nhanh hơn
* Mục tiêu: Có khả năng thực hành một số phản xạ.
*Trò chơi 1: Thử phản xạ đầu gối.
Bước 1: HD HS cách tiến hành phản xạ đầu gối. 
 Bước 2: Thực hành phản xạ đầu gối theo nhóm
Bước 3: Các nhóm thực hành thử phản xạ đầu gối trước lớp. 
GV khen các nhóm thực hiện thành công.
*Trò chơi 2: Ai phản ứng nhanh.
Bước 1: HD cách chơi.
Người chơi đứng thành vòng tròn dang hai tay, bàn tay trái ngửa, ngón tay trỏ của bàn tay phải để lên lòng bàn tay trái của người bên cạnh.
Bước 2: GV cho HS chơi thử vài lần 
Bước 3: Kết thúc trò chơi các HS thua bị phạt hát hoặc múa một bài. 
GV khen những bạn có phản xạ nhanh .
- HS theo dõi.
- HS ngồi trên chiếc ghế cao su, chân buông thõng như hình SGK. Dùng cạnh bàn tay đánh nhẹ vào đầu gối phía trước xương bánh chè làm cẳng chân bật lên phía trước.
- HS thực hiện theo nhóm
- Các nhóm thực hành trước lớp
- HS theo dõi.
- Trưởng trò hô: “Chanh” cả lớp hô theo “chua” trong khi đó tay vẫn để nguyên vị trí như HD trên, nếu ai rụt tay ra là thua. 
Trưởng trò hô: “Cua” cả lớp hô “cắp” tay phải sẽ rút thật nhanh ra để không bị người khác cắp. Ai để bị cắp là thua 
- HS hát
4. Củng cố: - Nhận xét giờ. 
- HS lắng nghe
5. Dặn dò. Giao bài về nhà cho HS.
Thủ công	 Tiết 7:	 Gấp, cắt, dán bông hoa (tiết 1) 
I. Mục tiêu.
- Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa.
- Gấp, cắt, dán được bông hoa. Các cánh của bông hoa tương đối đều nhau.
- HS yêu thích sản phẩm của mình, yêu quý lao động
II. Đồ dùng dạy học. – GV, HS: kéo, giấy màu, keo 
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sản phẩm hôm trước của HS
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- GV: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau bước vào tiết1 để thực hành gấp, cắt, dán bông hoa, qua bài: “Gấp, cắt, dán bông hoa (Tiết 1)”
- Gọi HS nhắc tựa bài
3.2.Các hoạt động:
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
*Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- Khoảng cách giữa các cánh hoa như thế nào?
- Gấp giấy để cắt ngôi sao 5 cánh để gấp dán bông hoa 5 cánh có được không ?
- Có thể áp dụng cắt ngôi sao 5 cánh để cắt hoa?
- GV nhận xét
*Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu
a. Gấp cắt hoa 5 cánh:
+	Quy trình như cắt ngôi sao năm cánh nhưng vẽ đường cong để cắt cánh hoa.
+ Cho học sinh xem quy trình và giáo viên hướng dẫn mẫu:
+ Giáo viên làm mẫu theo quy trình.
+ Giáo viên gọi 1 hoặc 2 học sinh lên bảng thao tác lại các bước. 
+ Giáo viên và học sinh quan sát, giáo viên sữa chữa, uốn nắn những thao tác học sinh thực hiện chưa đúng.
b. Gấp, cắt hoa 4 cánh, 8 cánh:
* 4 cánh: gấp tờ giấy màu hình vuông làm 4 phần bằng nhau và cắt .
* 8 cánh: gấp đôi hoa 4 cánh sau đó cắt thành hoa 8 cánh
- HS quan sát nhận xét về cách cắt bông hoa.
- HS nhận xét
- HS theo dõi.
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
*Hoạt động 3: thực hành
- Tổ chức cho HS thực hành trên giấy nháp.
- GV tới các bàn quan sát nhắc nhở hướng dẫn các em còn lúng túng.
GV nhận xét đánh giá. 
4. Củng cố:
+ Giáo viên nhận xét giờ – tuyên dương. 
- HS thực hành bằng giấy nháp.
5. Dặn dò. Giao bài về nhà cho HS.
Thứ năm ngày 12 tháng 10 năm 2017
Toán	 Tiết 34: Luyện tập 
I. Mục tiêu.
- Thực hiện gấp một số lên nhiều lần.
- Thực hiện phép nhân số có hai chữ số cho số có một chữ số. Vẽ đoạn thẳng độ dài cho trước.
 - HS yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: bảng phụ HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2.Kiểm tra bài cũ. – GV nêu đề bài cho HS viết bảng con kết quả:
+ Số đã cho là 4, nhiều hơn số đã cho 6 đơn vị
+ Số đã cho là 9, nhiều hơn số đã cho là 3 đơn vị
+ Gấp 4 lên 5 lần
- GV nhận xét
- HS lên bảng thực hiện
- HS nhận xét
3. Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài
- Để giúp các em thực hiện gấp một số lên nhiều lần,
thực hiện phép nhân số có hai chữ số cho số có một chữ số và vẽ đoạn thẳng độ dài cho trước, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay: “Luyện tập”
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2.Thực hành:
Bài 1. viết theo mẫu:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS làm bài, cho HS làm vào vở
- Gọi HS nối tiếp lên bảng sửa bài
- GV nhận xét
- HS đọc
- HS theo dõi, làm bài vào vở
- HS nối tiếp lên bảng sửa bài
4 gấp 6 lần->24 5 gấp 8 lần->40 
7 gấp 5 lần->35 6 gấp 7 lần->42 
- HS nhận xét
Bài 2.Tính
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS làm bài, cho HS làm bài bảng con
- GV nhận xét 
Bài 3. 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS xác định dạng toán, vẽ sơ đồ và làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ
- GV nhận xét
Bài 4.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- Yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng AB
- Muốn vẽ đoạn thẳng CD chúng ta phải biết được điều gì?
- Hãy tính độ dài của đoạn thẳng CD.
- Yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng CD
- HS đọc
- HS làm bảng con
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS theo dõi và thực hiện làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ:
Bài giải:
Số bạn nữ tập múa là:
63 = 18 (bạn nữ)
 Đáp số: 18 bạn nữ
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS vẽ vào vở
- Biết độ dài đoạn thẳng CD
- 62= 12cm
- HS vẽ vào vở
4. Củng cố, dặn dò: Giao bài về nhà cho HS.
Chính tả	 Tiết 14:	 (Nghe viết) Bận
. Mục tiêu.
- Nghe viết lại chính xác đoạn trong bài Bận
- Viết chính xác và làm đúng các bài tập phân biệt en/oen, tìm đúng các từ có tiếng chứa s/x, ươn/ương
- HS có ý thức viết cẩn thận nắn nót.
 II. Đồ dùng dạy học. - GV: Bảng phụ. - HS: Bảng con
 III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ: - Cho HS viết bảng con lẻo khoẻo, siêng năng, khéo tay.
- HS viết bảng con
- Nhận xét, chữa bài.
- HS nhận xét bạn
 3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nghe viết chính xác một đoạn trong bài Bận và tiếp tục luyện tập phân biệt các tiếng có âm vần dễ lẫn. 
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Hướng dẫn nghe - viết:
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài:
- GV đọc đoạn viết 
- HS nghe - 2 HS đọc.
+ Bé bận làm gì?
+ Vì sao tuy bận nhưng ai cũng vui?
+ Đoạn thơ viết theo thể thơ nào?
+ Đoạn thơ có mấy khổ thơ, mỗi khổ thơ có mấy dòng thơ?
+ Trong đoạn thơ những chữ nào phải viết hoa?
- GV nhận xét
- Cho HS viết từ khó
- GV nhận xét, cho HS đọc lại các từ
+ Bé bận bú, bận chơi, khóc, cười, nhìn ánh sáng
+ Vì mỗi việc đều làm cho cuộc dời chung vui hơn
+ Thơ 4 chữ
+ đoạn thơ có 2 khổ, 14 dòng thơ
- Viết hoa chữ cái đầu câu
 - HS nhận xét
-HS viết bảng: thổi nấu, ánh sáng,..
- HS đọc
b. GV đọc cho HS viết.
- HS viết bài.
- Chú ý tư thế ngồi, cách cầm bút.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- HS đổi vở soát lỗi, ghi ra lề vở.
c. Chấm chữa bài.
- GV chấm 8 bài nhận xét. 
- HS lắng nghe
3.3. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2. Điền vào chỗ trống en hay oen?
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV hướng dẫn cho HS làm bài vào vở
- GV gọi HS lên bảng sửa bài
- Yêu cầu HS nhận xét, GV chữa bài.
Bài 3a. Tìm các từ ngữ có thể ghép với mỗi tiếng sau:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV hướng dẫn HS tìm, cho HS làm bài vào vở
- HS đọc
- HS làm bài vào vở
- HS lên bảng sửa bài:
Nhanh nhẹn, nhoẻn miệng cười, sắt hoen rỉ, hèn nhát
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS theo dõi, tìm và viết vào vở
- Gọi HS nêu
- GV nhận xét
- HS nêu: 
Trung: trung thành, trung bình, trung kiên, tập trung
Chung: chung thủy, chung sức, chung sống...
Trai: con trai, ngọc trai, trai gái
Chai: cái chai, chai lọ,...
Trống: Cái trống, trống trải, gà trống, trống rỗng...
Chống: chống chọi, chống đỡ, chèo chống...
- HS nhận xét, sửa bài và bổ sung vào vở
4. Củng cố: - Nhận xét giờ học
- HS lắng nghe
5. Dặn dò: Giao bài về nhà cho HS.
Luyện từ và câu	 Tiết 7 Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái – So sánh
I. Mục tiêu.
- Biế

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 7 CKTKN 2017 2018_12191356.doc