Giáo án Tuần 9 - Lớp Năm

TIẾT: 1. CHÀO CỜ

 (HP)

TIẾT: 2. KHOA HỌC

 (GV2)

TIẾT: 3. TẬP ĐỌC

 CÁI GÌ QUÝ NHẤT

I. MỤC TIÊU.

- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài ; biết phân biệt lời người dẫn truyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam, thầy giáo)

- Nắm được vấn đề tranh luận (Cái gì là quý nhất ?) và ý được khẳng định trong bài (Người lao động là quý nhất)

- TCTV: Thì giờ

- Em Quyên đọc trơn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Tranh minh họa SGK

III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.

 

doc 28 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 900Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 9 - Lớp Năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 - GV TCTV Cho các em trong nhóm.
Nhóm 2: 
- Yêu cầu đọc trôi chảy đọc ngắt nghỉ đúng dấu câu .
- GV quan sát kĩ từng em để giúp các em sửa lỗi trong các lần đọc 
Nhóm 3: 
- Đối tượng này cần phải nhẹ nhàng và giúp đỡ các em một cách tỉ mỉ.
- Yêu cầu đọc rõ ràng từng tiếng, từ đúng chính tả.
 Hoạt động 3: 
- GV nhận xét các nhóm và nhận xét từng em.
- GV nhắc nhở các em về nhà cần luyện đọc thật nhiều 
- Học sinh luyện đọc theo yêu cầu của giáo viên. 
- Học sinh đọc và các bạn khác nhận xét 
- Từng học sinh luyện đọc.
- Học sinh luyện đọc và học sinh khác nhận xét 
 ________________________________________________________
TIẾT: 2. TIẾNG VIỆT (TT)
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU. 
Luyện tập củng cố về từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm và từ nhiều nghĩa, về các từ ngữ thuộc các chủ điểm đã học, luyện viết đoạn văn miêu tả cảnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- CBNDLT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
 1. HDHS làm BT
Bài: 1. 
 Xếp các từ sau thành các nhóm từ đồng nghĩa với nhau.
Oi ả, gan lì, giản dị, đơn sơ, oi nồng, dỗ dành, vỗ về, an ủi, nóng nực, mộc mạc, dũng cảm, gan góc.
- GV gọi ý nhóm 1 có nghĩa chung là nóng, nhóm 2 nghĩa chung là gan, táo bạo, nhóm 3 nghĩa chung là giản dị, nhóm 4 nghĩa chung là an ủi động viên. HS dựa vào nghĩa đó để phân thành nhóm.
Bài: 2.
 Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: hồi hộp, vắng lặng, nghèo khổ, đơn sơ, chân thành, khó khăn, phức tạp.
Chọn 1 cặp từ trái nghĩa vừa tìm được rồi đặt câu.
VD: Bước vào phòng thi, em rất hồi hộp nhưng một lúc sau, em bình tĩnh lại ngay.
Bài: 3.
a. Đặt câu với mỗi từ đồng âm sau:
+ bản: - Làng bản, rừng núi chìm trong biển mây mù.
 - Mẫu đơn này được phô tô thành hai bản.
+ sắc: - Con dao này rất sắc.
 - Mẹ em đang sắc thuốc cho bà ngoại. 
b. Đặt câu với từ nhiều nghĩa:
+ quả. - Quả đất luôn luôn quay quanh mình nó.
 - Mẹ mua cho em một quả bóng rất đẹp
+ gáy: - Quyển sách này đã rách gáy.
 - Em bị bạn Nam ném sau gáy.
Bài: 4.
 Viết bài văn ngắn tả một cảnh đẹp thanh bình ở quê em.
- GV gợi ý cho HS lựa chọn cảnh để miêu tả, có thể tả nhiều cảnh hoặc có thể tả một cảnh nổi bật mà em cho là đẹp nhất.
 2. Chữa bài.
TIẾT: 3. LỊCH SỬ
 (GV2)
TIẾT: 4. ATGT
 BIỂN BÁO HIỆU GT ĐƯỜNG BỘ
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- HS biết và giải thích nội dung 23 biển báo hiệu giao thông đã học.
- HS hiểu ý nghĩa, nội dung 10 biển báo hiệu GT mới.
2. Kĩ năng:
- Giải thích sự cần thiết của biển báo hiệu GT.
- Mô tả được các biển báo đó băng lời nói hoặc bàng hình vẽ ; Để nói cho những người khác biết về nộidung của các biển báo hiệu GT.
3. Thái độ:
- Có ý thức tuân theo những hiệu lệnh của biển báo hiệu GT khi đi đường.
- Tham gia tuyên truyền, vận động mọi người, thực hiện luật GTĐB.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Phiếu học tập.
- Các biển báo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Trò chơi phóng viên.
- 1HS làm phóng viên nêu câu hỏi cho các bạn trong lớp trả lời.
- Ở gần nhà bạn có loại biển báo gì?
- Những biển báo đó được đặt ở đâu?
- Những người ở đó có biết nội dung các biển báo đó không?
- Họ có thấy các biển báo đó có ích gì không?
Hoạt động 2: Ôn lại các biển báo đã học.
- Cho học sinh nhắc lại các biển báo đã học, mô tả hình dạng, màu sắc.
- Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn.
- GV kết luận.
Hoạt động 3: Nhận biết các biển báo hiệu 
- Cho HS quan sát các loại biển báo.
- Xác định, phân loại, mô tả hình, màu sắc của các biển báo đó.
- Biển báo cấm.
- Biển báo nguy hiểm.
- Biển báo chỉ dẫn.
- GV kết luận
3. Củng cố - dặn dò: 
Chuẩn bị bài Kĩ năng đi xe đạp an toàn.
- Thảo luận nhóm.
- Phát biểu trước lớp.
- Học sinh thảo luận và tìm đúng loại biển báo
- Nhóm nào xong trước được biểu dương.
- Trình bày trước lớp.
- Lớp mhận xét, bổ sung.
- Thảo luận nhóm 4.
- Tìm và phân loại biển báo, mô tả....
- Phát biểu trước lớp.
- Lớp góp ý, bổ sung.
 ______________________________________________________ 
 Thứ 4 ngày 01 tháng 11 năm 2017
TIẾT: 1. TẬP ĐỌC
ĐẤT CÀ MAU
I. MỤC TIÊU.
- Đọc diễn cảm toàn bài, biết nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm làm nổi bật và tính cách kiên cường của người Cà Mau.
- Hiểu ý nghĩa bài văn: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên ở Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau.
- Em Quyên đọc đoạn 1
- GD HS ý thức bảo vệ môi trường.
- GDMT: (khai thác trực tiếp)
+ Hiểu về môi trường sinh thái ở đất mũi Cà Mau, hiểu về con người nơi đây được nung đúc và lưu truyền tinh thần thượng võ để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng của Tổ Quốc ; từ đó yêu quý con người và vùng đất này.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh minh họa bài đọc SGK. 
- Bản đồ Việt Nam ; tranh ảnh về cảnh thiên nhiên, con người trên mũi Cà Mau, nếu có.
- Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc
III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
GV giới thiệu bài (kết hợp chỉ bản đồ, giới thiệu tranh ảnh ): Trên bản đồ Việt Nam hình chữ S, Cà Mau là mũi đất nhô ra ở phí Tây Nam tận cùng của Tổ quốc. Thiên nhiên ở đây rất khắc nghiệt nên cây cỏ, con người cũng có những đặc điểm rất đặc biệt. Bài Đất Cà Mau của nhà văn Mai Văn Tạo sẽ cho các em biết về điều đó.
a. Luyện đọc:
- 1 em đọc bài
- Cho HS quan sát tranh SGK
- Chia đoạn
+ Đoạn 1 : Từ đầu cơn dông.
+ Đoạn 2 : Tiếp theo thân cây đước.
+ Đoạn 3 : Phần còn lại.
- Đọc nối đoạn. 
- Luyện đọc nối trong nhóm:
- Gọi 3 em đọc lại bài.
- GV đọc mẫu
b.Tìm hiểu bài:
*Đoạn 1: Từ đầu đến nổi cơn dông.
H: Mưa ở Cà Mau có gì khác thường ?
H: Mưa hối hả là mư như thế nào?
H: Đoạn văn này tả cảnh gì?
*Đoạn 2:
H: Cây cối trên đất Cà Mau được mọc ra sao?
H: Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào?
H: Đoạn văn này tả cảnh gì Cà Mau?
*Đoạn 3: Phần còn lại 
H: Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào ? 
H: Đoạn 3 tả cái gì ?
H: Qua bài văn này em hiểu và cảm nhận được điều gì về con người và thiên nhiên ở Cà Mau?
- GV ghi bảng ND cho HS nhắc lại
c. Luyện đọc diễn cảm:
- 3 em đọc lại bài
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 3 ở bảng phụ.
- GV đọc mẫu
- Luyện đọc trong nhóm
- Cho HS thi đọc
3. Củng cố - dặn dò:
- Một HS nhắc lại nội dung của bài.
- Nhận xét tiết học
- HS đọc lại bài Cái gì quý nhất ?
- HS lắng nghe
- 1 em khá đọc bài
- Lần 1 đọc kết hợp luyện phát âm tiếng khó: mưa rất phũ, phập phều 
- Lần 2 luyện đọc kết hợp giải nghĩa các từ khó sgk. 
- Luyện đọc trong nhóm cho nhau nghe
- 3 em đọc, cả lớp theo dõi
- Theo dõi cô đọc
1 em đọc đoạn 1, lớp đọc thầm
- Mưa ở Cà Mau là mưa dông: rất đột ngột, dữ dội nhưng chóng tạnh.
- Mưa rất nhanh ào ào đến như con người hối hả làm một việc gì đó. 
- Tả mưa ở Cà Mau
- 1 em đọc, cả lớp đọc thầm
- Cây cối mọc thành chòm, thành rặng ; rễ dài cắm sâu vào lòng đất để chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt.
- Nhà cửa được dựng dọc những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì ; từ nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước .
- Đất, cây cối và nhà cửa ở Cà Mau.
- 1 em đọc to trước lớp
- Người Cà Mau thông minh, giàu nghị lực, thượng võ, thích kể và thích nghe những chuyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh của con người.
- Tính cách người Cà Mau. 
- HS nối tiếp nhau nêu và bổ sung thành nội dung chính
- Nhắc lại nội dung chính.
- 3 em đọc bài nối tiếp. Cả lớp nhận xét nêu giọng đọc mỗi đoạn. 
- HS theo dõi GV đọc
- Luyện đọc nhóm đôi đoạn 3.
- 3 em thi đọc trước lớp cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
TIẾT: 2. TOÁN
 VIẾT CÁC SỐ ĐO DIỆN TÍCH DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN 
I. MỤC TIÊU.
Giúp HS: 
- Biết cách viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kẻ sẵn bảng đơn vị đo diện tích theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Bảng phụ 
III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
2.1. HDHS Ôn tập về các đơn vị đo diện tích 
a) Bảng đơn vị đo diện tích 
- GV chỉ bảng viết sẵn. 
- Kể tên các đơn vị đo diện tích theo thứ tự từ lớn đến bé ?
b) Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích liền kề 
- Mối quan hệ giữa m2 với dm2 và m2 với dam2 ?
- Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo diện tích liền kề ?
c) Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích thông dụng
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích km2, ha với m2. Quan hệ giữa km2 và ha ?
2.2. HDHS viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân 
a) Ví dụ 1: 
- Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm 3m2 5 dm2 = . . . m2 
b) Ví dụ 2: 
- Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm 42dm2 = . . . m2 
 HDHSthực hành 
Bài: 1.
- Nêu yêu cầu của bài.
Cả lớp làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
- Cho HS nhận xét
- GV chữa bài
- Cả lớp sửa bài.
Bài: 2.
- Nêu yêu cầu của bài.
- HS Làm bài vào vở, 1em làm bảng phụ .
- HS nhận xét, GV Chữa bài.
Bài: 3. 
- HSNK làm
- Nêu miệng, GV chữa bài
 3. Củng cố - dặn dò:
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện thêm
- HS lắng nghe 
- 1 HS lên bảng viết vào bảng. 
- 1 m2 =100dm2 = dam2
+ Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 100 lần đơn vị đo bé hơn tiếp liền nó.
+ Mỗi đơn vị đo diện tích bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền nó.
1 km2 = 1 000 000m2 
1 ha = 10 000m2 
1km2 = 100ha
1ha = km2 = 0,01 km2 
HS thảo luận cặp đôi làm bài
3m2 5 dm2 = 3,05 m2 
42 dm2 = 0,42 m2
- 1HS nêu yêu cầu -làm bài.
a) 56dm2 = 0,56m2
b) 17dm2 23cm2 = 17,23dm2
c) 23cm2 = 0,23dm2
d) 2cm2 5mm2 = 2,05cm2
- HS nêu yêu cầu, làm bài
a) 1654m2 = 0,1654ha
b) 5000m2 = 0,5ha
c) 1ha = 0,01km2 
d) 15ha = 0,15km2 
- HS đọc đề và làm bài.
a) 5,34 km2 = 5 km2 34ha
b) 16,5 m2 = 16 m2 50 dm2 
c) 6,5 km2 = 6 km2 50 ha = 650 ha
d) 7,6256ha = 76256 km2 
 ________________________________________________________
TIẾT: 3. MỸ THUẬT
 (GVC) 
TIẾT: 4. TẬP LÀM VĂN
 LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH - TRANH LUẬN 
I. MỤC TIÊU.
- Nêu được những lí lẽ, dẫn chứng bước đầu biết diễn đạt gãy gọn, rõ ràng trong thuyết trình, tranh luận một vấn đề đơn giản.
- GDKNS: 
+ Thể hiện sự tự tin (nêu được những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh, tự tin).
+ Lắng nghe tích cực (lắng nghe tơn trọng người cùng tranh luận).
+ Hợp tác (hợp tác luyện tập thuyết trình, tranh luận).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
 HDHS luyện tập 
Bài tập: 1.
- Nêu nội dung của bài
- Gọi 5 em đọc lại bài: Cái gì quý nhất
- Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận với nhau vấn đề gì?
- Ý kiến của mỗi bạn như thế nào?
- Mỗi bạn đưa ra lí lẽ gì để bảo vệ ý kiến của mình?
- Thầy giáo muốn thuyết phục 3 bạn điều gì?
- Thầy đã lập luận như thế nào?
H: Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận như thế nào?
- Qua câu chuyện các em thấy khi muốn tham gia tranh luận và thuyết phục người khác một vấn đề nào đó thì cần phải có những điều kiện nào?
- GV nhấn mạnh: Khi thuyết trình, tranh luận về một vấn đề nào đó, ta phải có ý kiến riêng, biết nêu lí lẽ để bảo vệ ý kiến một cách có lí có tình, thể hiện sự tôn trọng người đối thoại
Bài tập: 2. 
- GV phân tích VD, giúp HS hiểu thế nào là mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng.
- Phân công mỗi nhóm đóng 1 nhân vật ; suy nghĩ, trao đổi, chuẩn bị lí lẽ và dẫn chứng cho cuộc tranh luận (ghi ra nháp).
Bài tập: 3.
- Cho HS thảo luận cặp
- Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- Những câu trả lời đúng được sắp xếp theo trình tự: bắt đầu từ điều kiện quan trọng, căn bản nhất:
* GV cùng HS phân tích: Phải nói theo ý kiến của số đông không phải là điều kiện của thuyết trình, tranh luận. Khi tranh luận không nhất thiết ý kiến của số đông là đúng. Người tham gia thuyết trình, tranh luận cần có bản lĩnh, có suy nghĩ riêng, biết đưa lí lẽ và dẫn chứng để bảo vệ ý kiến, thuyết phục mọi người.
Kết luận: Khi thuyết trình, tranh luận, để tăng sức thuyết phục và đảm bảo phép lịch sự, người nói cần có thái độ ôn tồn, hoà nhã, tôn trọng người đối thoại ; tránh nóng nảy, vội vã hay bảo thủ, gây ồn ào không chịu nghe ý kiến đúng của người khác.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Đọc đoạn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn tả con đường.
- 1 em nêu yêu cầu.
- HS làm việc theo nhóm, viết kết quả vào V 
- Cái gì quý nhất trên đời
- Hùng cho: Lúa gạo là quý nhất 
- Quý cho: Vàng là quý nhất. 
- Nam cho: Thì giờ là quý nhất 
- Hùng: Llúa gạo nuôi sống con người.
 Quý: Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo.
 Nam: Có thì giờ mới làm ra đựơc lúa gạo, vàng bạc.
- Khẳng định cái đúng của 3 HS: lúa gạo, vàng, thì giờ đều rất quý, nhưng chưa phải là quý nhất mà quý nhất là người lao động.
- Nêu ra ý kiến mới sâu sắc hơn: (lập luận có lí): không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị. Vì vậy, người lao động là quý nhất.
- Thầy rất tôn trọng người tranh luận và lập luận có lí có tình.
- Phải hiểu vấn đề phải có ý kiến riêng, có dẫn chứng và tôn trọng người tranh luận.
- Đọc yêu cầu BT2 và VD mẫu. 
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện các nhóm thực hiện cuộc trao đổi, tranh luận.
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá cao những nhóm tranh luận sôi nổi, HS đại diện nhóm biết mở rộng lí lẽ và nêu dẫn chứng cụ thể làm cho lời tranh luận giàu sức thuyết phục.
- 1, 2 HS đọc nội dung BT3. cả lớp đọc thầm lại.
- HS thảo luận cặp sắp xếp các ý theo thứ tự.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả.
ĐK1: Phải có hiểu biết về vấn đề được thuyết trình, tranh luận, nếu không không thể tham gia thuyết trình, tranh luận.
ĐK2: Phải có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết trình, tranh luận. Không có ý kiến riêng nghĩa là không hiểu sâu sắc vấn đề, hoặc không dám bày tỏ ý kiến riêng, sẽ nói dựa, nói theo người khác.
ĐK3: Phải biết cách nêu lí lẽ và dẫn chứng: Có ý kiến rồi còn phải biết cách trình bày, lập luận để thuyết phục người đối thoại.
TIẾT: 5. HDHSTH
 HDHS LÀM BT TRONG TH TOÁN TUẦN 6.
 __________________________________________________________
 Thứ 5 ngày 02 tháng 11 năm 2017
TIẾT: 1. THỂ DỤC
 ÔN 3 ĐỘNG TÁC: VƯƠN THỞ, TAY, CHÂN 
 TRÒ CHƠI: “AI NHANH VÀ KHÉO HƠN ”
I. MỤC TIÊU.
- Ôn 3 động tác vươn thở, tay, chân của bài thể dục phát triển chung
- Học trò chơi: Ai nhanh và khéo. Yêu cầu nắm được cách chơi.
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN.
- Vệ sinh an toàn sân trường.
- Còi và kẻ sân chơi.
- HS: Quần áo TT, ba ta
III. NỘI DUNG – PHƯƠNG TIỆN.
NỘI DUNG 
TL
PHƯƠNG TIỆN
A. Phần mở đầu:
- Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài học.
- Chạy nhẹ trên địa hình tự nhiên, 100- 200m.
- Xoay các khớp.
- Trò chơi: Đứng ngồi theo hiệu lệnh.
- Gọi HS lên thực hiện 2 động tác đã học trong bài 16,
B. Phần cơ bản.
1) Học trò chơi: Ai nhanh và khéo hơn.
 GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi, sau đó tổ chức cho HS chơi thử - mới chơi chính thức. Sau mỗi lần chơi thử, GV nhận xét và giải thích thêm sao cho tất cả HS đều nắm được cách chơi. Cho HS chơi chính thức theo lệnh "Bắt đầu!" Thống nhất của giáo vien hoặc cán sự lớp, nghĩa là tất cả các cặp đều cùng bắt đầu chơi theo hiệu lệnh, nhưng khi phân biệt được thắng, thu trong từng cặp, thị cặp đó dừng lại, sau 3 – 5 lần chơi, ai có số lần thua nhiều hơn là thua cuộc và tất cả những em thu phải nhảy lò cò một vòng xung quanh các bạn.
2) Ôn 3 động tác đã học.
- GV hô cho HS tập lần 1.
- Lần 2 cán sự lớp hô cho các bạn tập, GV đi sửa sai cho từng em.
 GV nêu tên động tác, sau đó vừa phân tích kĩ thuật động tác vừa làm mẫu và cho HS tập theo. Lần đầu nên thực hiện chậm từng nhịp để HS nắm được phương hướng và biên độ động tác. Lần tiếp theo GV hô nhịp chậm cho HS tập, sau mỗi lần tập GV nhân xét, uốn nắn sửa động tác sau rồi mới cho HS tập tiếp.
- Chia tổ tập luyện – GV quan sát sửa chữa sai sót của các tổ và cá nhân.
- Tập lại 3 động tác đã học.
C. Phần kết thúc.
- Hát và vỗ tay theo nhịp.
- Cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét đánh giá kết quả giờ học giao bài tập về nhà.
5p
3l
25p
2-3l
5l
1l
3lần
5p
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ 
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ 
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ 
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ 
 ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
 ´
 ´
 ´
 ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
 ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ 
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ 
 ________________________________________________________
TIẾT: 2. TOÁN
 LUYỆN TẬP CHUNG 
I. MỤC TIÊU.
- Biết viết các số đo độ dài, số đo khối lượng, số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
- Làm BT 1, 2, 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Phiếu HT, BP.
III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
 HDHS luyện tập 
Bài: 1. (Nhóm 4)
- HS đọc đề bài và làm bài.
- 1 em lên bảng làm cả lớp làm vào vở.
- GVChữa bài, cả lớp theo dõi.
Bài: 2. (Nhóm 2)
- HS đọc yêu cầu, làm bài, nêu miệng.
- GV nhận xét, chữa bài 
Bài: 3. 
(Làm vở chấm, 1 em làm BP)
- Cho HS đọc yêu cầu, làm bài.
- 1 HS lên bảng trình bày
- GV nhận xét, chữa bài 
3. Củng cố - dặn dò:
- GV tổng kết tiết học.
- HS lắng nghe
- 1 em nêu yêu cầu.
a) 42m34cm = 42,34 m
b) 56m29cm = 562,9dm
c) 6m 2cm = 6,02 m
d) 4352m = 4,352km
- HS làm bài.
a) 500 g = 0,5 kg
b) 347 g = 0,347kg
c) 1,5 tấn = 1500 kg
- HS làm bài
a) 7 km2 = 7 000 000m2 
 4 ha = 40 000 m2 
 8,5ha = 85 000 m2 
 30 dm2 = 0,3 m2 
 515 dm2 = 5,15 m2 
 __________________________________________________________
TIẾT: 3. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 ĐẠI TỪ
I. MỤC TIÊU.
- Hiểu đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, cụm động từ, tính từ . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
 Phần nhận xét 
Bài tập: 1.
- Nêu yêu cầu bài tập
- Những từ in đậm trong 2 đoạn văn dùng để làm gì?
 Những từ (tớ, cậu) được dùng để xưng hô.
 Từ (nó) dùng để xưng hô, đồng thời thay thế cho danh từ (chích bông) trong câu cho khỏi lặp lại từ ấy.
- Những từ nói trên đựơc gọi là đại từ.
 Đại có nghĩa là thay thế (như trong từ đại diện) ; đại từ có nghĩa là từ thay thế.
Bài tập: 2.
- Nêu yêu cầu bài tập
Cho HS thảo luận cặp theo các gợi ý sau.
- Xác định từ in đậm thay thế cho từ nào.
- Cách dùng từ ấy có gì giống cách dùng từ ở bài tập 1.
- Vậy và thế cũng là đại từ.
* Phần ghi nhớ
Vậy đại từ là gì? Nó dùng để làm gì?
- HS nêu ghi nhớ SGK
 HDHS luyện tập 
Bài tập: 1.
- Tìm các từ in đậm có trong bài thơ?
- Các từ in đậm trong bài được dùng để chỉ ai?
- Những từ đó viết hoa nhằm biểu lộ điều gì?
Bài tập: 2.
- Nêu yêu cầu 
- YC HS dùng bút chì gạch chân dưới các từ làm đại từ.
- Bài ca dao là lời đối đáp giữa ai với ai ?
Gọi HS nêu kết quả làm bài
Lưu ý: Nếu HS cho cò, vạc, nông, diệc cũng là đại từ thì gv giải thích đó là các danh từ ; chúng vẫn chỉ các con vật đó chứ chưa chuyển nghĩa như ông (nghĩa gốc của ông là người đàn ông thụôc thế hệ sinh ra cha hoặc mẹ) hoặc chỉ đơn thuần có chức năng xưng hô như mày, tôi hay nó. 
Bài tập: 3.
- Nêu yêu cầu của bài.
- Nhắc HS lưu ý: Cần cân nhắc để tránh thay thế từ chuột bằng quá nhiều từ nó, làm cho nó bị lặp nhiều, gây nhàm chán.
Gọi đại diện trình bày bài làm.
 Con chuột tham lam
Chuột ta gặm vách nhà. Một cái khe hở hiện ra. Chuột chui qua khe và tìm đựơc rất nhiều thức ăn. Là một con chuột tham lam nên nó ăn nhiều quá, nhiều đến mức bụng nó phình to ra. Đến sáng, chuột tìm đường trở về ổ, nhưng bụng to quá, nó không sao lách qua khe hở được.
3. Củng cố - dặn dò:
- Một HS nhắc lại ghi nhớ.
- 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm
- Dùng để xưng hô: Tứ thay thế cho Hùng, cậu thay thế cho Quý và Nam, nó thay thế cho chích bông.
- 1 em đọc nội dung bài
- HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành bài tập. 
- Từ vậy thay cho từ thích ; từ thế thay cho từ quý.
- Như vậy cách dùng các từ này cũng giống các từ nêu ở BT1 (thay thế cho từ khác để khỏi lặp)
- Đọc ghi nhớ SGK
- 1 em nêu yêu cầu của bài
- Bác, Người, Ông cụ
- Các từ in đậm trong đoạn thơ được dùng để chỉ Bác Hồ.
- Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ thái độ tôn kính Bác
- 1 em nêu yêu cầu.
Cả lớp làm vào vở, 1 em lên bảng làm vào bảng phụ.
- Lời đối đáp giữa nhân vật tự xưng là “ông” với “cò”.
- Các đại từ trong bài ca dao là: mày (chỉ cái cò) ; ông (chỉ người đang nói) ; tôi (chỉ cái cò) ; nó (chỉ cái diệc)
- 1 em nêu yêu cầu bài
- HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành bài tập
- HS làm theo các bước.
+ Bước 1: Phát hiện danh từ lặp lại nhiều lần trong câu chuyện (chuột )
+ Bước 2: Tìm đại từ thích hợp để thay thế cho từ chuột 
(là từ nó – thường dùng để chỉ vật)
TIẾT: 4. ÂM NHẠC 
 (GVC)
 ________________________________________________________
 Chiều thứ 5 ngày 02 tháng 11 năm 2017
TIẾT: 1. TOÁN
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU.
 Củng cố cách viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân. Luyện giải toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- CBNDLT
III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
1. HDHS làm bài tập
Bài: 1. Viết các số đo độ dài sau dưới dạng số đo có tên đơn vị là:
a. Mét.
 4m 7dm ; 15m 5cm ; 12m 5cm ; 8m9dm 2cm ; 5dm ; 7dm 3cm; 23dm; 6m 5mm ; 125cm ; 1305mm; 13dm5mm 2060mm
b. Km
 13km 8hm ; 2008m ; 12km 5hm 6m ; 5km 6dam
Bài: 2. Viết các số đo khối lượng sau dưới dạng số đo có tên đơn vị là:
a. Kg.
 12kg 6hg 5dag ; 120 dag ; 6 hg 7g ; 2005g ; 12kg 34g
b. Tạ.
 675 kg ; 1567 kg ; 12tạ 12kg ; 3tạ 7 yến ; 12yến 5kg
c. Tấn
 1500kg ; 45 tạ 3 yến ; 5802 kg ; 12tạ 6 yến ; 123 yến
Lưu ý: HS số đo độ dài và số đo khối lương mỗi đơn vị ứng với 1 chữ số.
Bài: 3. Viết số đo diện tích sau dưới dạng số đo có tên đơn vị là:
a. mét vuông.
 234 dm2 ; 2307cm2 ; 17m2 65dm2 ; 50dm245cm2 ; 305dm2
b.dam2
657 m2 ; 3dam25m2 ; 23m2 ; 1ha 4dam2 20m2
Lưu ý: Số đo diện tích mỗi đơn vị đo ứng với 2 chữ số.
Bài: 4. Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi là 300m, chiều dài gấp rưỡi chiều rộng.
a. Tính diện tích mảnh đất ra m2, ha?
b. Trên mảnh đất này người ta trồng lúa,cứ 3m2 thu được 2kg thóc.Tính số thóc thu được trên thửa ruộng ra tấn?
HD: Tính nửa chu vi, vẽ sơ đồ rồi giải theo dạng toán tổng và tỉ số.
2. HDHS chữa bài. 
 Gọi HS lần lượt lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét bổ sung và chữa bài vào vở.
 ___________________________________________________
TIÊT: 2. ĐẠO ĐỨC 
 TÌNH BẠN 
I. MỤC TIÊU.
 - Bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.
- Thực hiện đối 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an theo tuan lop 5_12219211.doc