Bài 7: TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
2. Kĩ năng: - Lắp ráp thí nghiệm, biết quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận.
3. Thái độ: - Nghiêm túc trong khi nghiên cứu hiện tượng vật lý.
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Xe lăn, máng nghiên, lò xo xoắn, lò xo lá tròn, viên bi, sợi dây.
2. HS: - Bản mẫu ghi kết quả thực hành.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp
2. Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu khái niệm thế nào là hai lực cân bằng?
Ngày soạn: 11-10-2017 Ngày dạy: 13-10-2017 Lớp: 6A Tiết CT: 06 Bài 7: TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng). 2. Kĩ năng: - Lắp ráp thí nghiệm, biết quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận. 3. Thái độ: - Nghiêm túc trong khi nghiên cứu hiện tượng vật lý. II. Chuẩn bị: 1. GV: - Xe lăn, máng nghiên, lò xo xoắn, lò xo lá tròn, viên bi, sợi dây. 2. HS: - Bản mẫu ghi kết quả thực hành. III. Tổ chức hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu khái niệm thế nào là hai lực cân bằng? 3. Tiến trình: HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH ND GHI BẢNG Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: - HS theo dõi phần mở bài. “Để biết được phải phân tích hiện tượng xảy ra khi có lực tác dụng” Vào bài mới. - HS suy nghĩ và nêu lên dự đoán. Hoạt động 2: Tìm hiểu những hiện tượng xảy ra khi có lực tác dụng: - Cho hs trả lời thế nào là sự biến đổi chuyển động động? - Cho hs trả lời C1 (tùy theo mỗi hs co ví dụ khác nhau) -Thế nào là sự biến dạng? Cho ví dụ minh họa? - Cho hs làm việc cá nhân: hs trả lời C2? - Đọc nội dung SGK (về sự biến đổi chuyển động) Vật đang chuyển động, bị dừng lại. Vật đang đứng yên bắt đầu chuyển động. Vật CĐ nhanh lên. Vật CĐ chậm lại. Vật đang chuyển động theo hướng này bổng chuyển động theo hướng khác. C1: + Xe đang chạy, lái xe phanh để xe CĐ chậm lại. + Quả bóng bàn đứng yên, nếu ta ném quả bóng sẽ bay đi. + Kéo một cái bàn đang đứng yên làm cho nó chuyển đông. + Xe đạp đang chuyển động nếu ta thôi đạp thì nó chuyển động chậm lại. - Những sự thay đổi về hình dạng của một vật khi có lực tác dụng vào. C2: Người đang giương cung đã tác dụng lực vào dây cung nên làm cho dây cung và cánh cung bị biến dạng. I. Những hiện tượng cần chú ý quan sát khi có lực tác dụng: 1.Những biến đổi chuyển động: -Vật đang chuyển động bị dừng lại. -Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động. -Vật chuyển đông nhanh lên. -Vật chuyển động chậm lại. -Vật đang chuyển động theo hứơng này bỗng chuyển động theo hướng khác. 2. Sự biến dạng: - Sự thay đổi hình dạng của vật. Hoạt động 3: Nghiên cứu những kết quả tác dụng của lực: - Cho hs nghiên cứu hình 7.1, chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm? - Điều chỉnh các bước thí nghiệm của hs giúp hs thấy được tác dụng của lò xo lá tròn vào xe. - Cho các nhóm nhận xét kết quả thí nghiệm? - Cho hs làm thí nghiệm C4? - Tương tự y/c hs làm thí nghiệm C5,C6? - Cho hs làm câu C7? - Cho hs trả lời cá nhân câu C8? - Cho HS rút ra kết luận? + Nêu các dụng cụ thí nghiệm, lên nhận dụng cụ. + Lắp dụng cụ & tiến hành thí nghiệm. + Nhận xét: (ghi vở C3) lò xo lá tròn đã tác dụng lên xe lăn làm cho xe lăn từ trạng thái đứng yên sang trạng thái chuyển động. - Hoạt động nhóm tiến hành làm thí nghiệm=> rút ra nhận xét, kết quả thí nghiệm và ghi nội dung vào vở. C4: Lực của tay đã làm cho xe lăn dừng lại. - Hoạt động nhóm tiến hành làm thí nghiệm và rút ra nhận xét. C5: Lực của lò xo lá tròn đã tác dụng vào hòn bi làm cho hòn bị đổi hướng chuyển động một cách đột ngột. C6: Lò xo đã tác dụng lực lên tay (chỗ tiép xúc giữa tay và lò xo) nên làm cho tay biến dạng. C7: (1) (1), (2), (3): biến đổi chuyển động của. (4)-biến dạng C8 : (1)-biến đổi chuyển động (2)-biến dạng - Hoàn thành phần kết luận? II. Những kết quả tác dụng của lực: -C2: + Hình a cung bị biến dạng chứng tỏ có lực tác dụng lên cung. -C3: + Lực làm cho xe đang đứng yên bắt đầu chuyển động. -C4: + Lực kéo của dây là cho xe đang chuyển động bị dừng lại. -C5: + Lực của lò xo lá tròn làm cho xe chuyển động theo hướng khác. -C6: + Lực ép của tay làm cho lò xo bị biến dạng. -C7: + (1), (2), (3): biến đổi chuyển động , +(4): biến dạng. -C8: + Lực mà vật A tác dụng lên vật B có thể làm biến dạng vật B hay làm biến đổi chuyển động vật B. Hay có thể cùng xảy ra hai kết quả. Hoạt động 4: Vận dụng: - Cho hs làm C9,C10,C11? - Hoạt động cá nhân trả lời C9,C10,C11. II. Vận dụng: C9,C10,C11 HS tự làm 4. Củng cố bài học: - Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ. 5. Hướng dẫn tự học: a) Bài vừa học: - Học ghi nhớ SGK. Làm bài tập 7.1, 7.2 , 7.3 trong SBT. - Đọc mục có thể em chưa biết b. Bài sắp học: Chuẩn bị bài mới bài 8: TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC
Tài liệu đính kèm: