I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết làm thí nghiệm để so sánh lực kéo vật lên theo phương thẳng đứng và trọng lượng của vật.
- Phát hiện ra những khó khăn khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng.
- Nhận biết được một số máy cơ đơn giản thường dùng.
2. Kỹ năng:
- Học sinh tiến hành thí nghiệm để so sánh trọng lượng của vật và lực dùng để kéo vật trực tiếp lên theo phương thẳng đứng qua đó phát triển năng lực thực nghiệm, năng lực tư duy.
- Học sinh ghi lại được các kết quả đo lực, thảo luận và hoạt động nhóm để rút ra kết luận nhằm phát triển năng lực quan sát, giao tiếp và hợp tác nhóm.
- Qua quan sát thực tế, học sinh lấy được ví dụ về sử dụng máy cơ đơn giản trong thực tế đời sống, mô tả được các máy cơ đơn giản bằng các ngôn ngữ đời sống qua đó phát triển năng lực quan sát, tự học, tự nghiên cứu
Tiết 14: Bài 13: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN Ngày soạn:26/ 11/2017 Lớp dạy – Ngày dạy : 28/11/2017- Lớp 6D2 I. Mục tiêu: Kiến thức: - Biết làm thí nghiệm để so sánh lực kéo vật lên theo phương thẳng đứng và trọng lượng của vật. - Phát hiện ra những khó khăn khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng. - Nhận biết được một số máy cơ đơn giản thường dùng. 2. Kỹ năng: Học sinh tiến hành thí nghiệm để so sánh trọng lượng của vật và lực dùng để kéo vật trực tiếp lên theo phương thẳng đứng qua đó phát triển năng lực thực nghiệm, năng lực tư duy. Học sinh ghi lại được các kết quả đo lực, thảo luận và hoạt động nhóm để rút ra kết luận nhằm phát triển năng lực quan sát, giao tiếp và hợp tác nhóm. Qua quan sát thực tế, học sinh lấy được ví dụ về sử dụng máy cơ đơn giản trong thực tế đời sống, mô tả được các máy cơ đơn giản bằng các ngôn ngữ đời sống qua đó phát triển năng lực quan sát, tự học, tự nghiên cứu II. Chuẩn bị: - Tài liệu giảng dạy: sách giáo khoa, sách bài tập, vở bài tập - Dụng cụ thí nghiệm: 4 giá treo, 8 lực kế ( có GHĐ 5 N), 4 quả nặng 200 g. - Dụng cụ hỗ trợ khác: máy tính, bảng nhóm, một số tranh ảnh về ứng dụng của máy cơ đơn giản trong đời sống. III. Tiến trình lên lớp: Hoạt động 1: Hoạt động khởi động ( 4 phút) Tình huống ( đã giao về nhà) Có một chiếc ống bê tông bị lăn xuống mương. Làm thế nào để đưa được chiếc ống bê tông này lên khỏi bờ mương? Gv: Phần việc này cô đã giao về nhà cho các bạn tìm hiểu, bây giờ chúng ta sẽ đi thảo luận cặp đôi để thống nhất cho cô các cách để đưa vật lên khỏi bờ mương? Chúng ta sẽ thi đua giữa các cặp đôi xem cặp nào thảo luận nhanh nhất và có nhiều cách nhất. Hs: Đưa ra phương án, Gv ghi ra góc bảng Kéo vật lên theo phương thẳng đứng. Đào bờ mương thành mặt phẳng nghiêng. Dùng tre để mắc hệ thống đưa vật lên giống việc kéo nước ở giếng. Dùng đòn bẩy. Gv: Cặp đôi nào có phương án khác bổ sung thêm? Gv: Để biết các cách các bạn nghiên cứu ở nhà đã đầy đủ và chính xác chưa ta nghiên cứu bài học hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Thời gian Kiến thức cần đạt Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số lớp học. Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất Câu 1: Để đo lực ta dùng dụng cụ gì? A, Cân B, Lực kế C, Thước Câu 2: Trọng lực có đặc điểm là: A, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. B, phương nằm ngang, chiều không xác định. C, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. Câu 3: Một vật có khối lượng 200 kg thì có trọng lượng là: A, 2000N B, 200N C, 20N Gv: gọi đại diện 1 hs giải thích câu 3 Nếu học sinh giải thích được thì tuyên dương bằng tràng vỗ tay của cả lớp. Bài mới Hoạt động 3: Nghiên cứu cách kéo vật lên theo phương thẳng đứng. Tên của hoạt động: Nghiên cứu cách kéo vật lên theo phương thẳng đứng. PPGD: Thuyết trình, nêu vấn đề. Kĩ thuật dạy học: Hoạt động nhóm. Tổ chức dạy học: Câu hỏi chuyển ý: Gv: qua phương án của học sinh ta có thể chia làm 2 cách : Cách 1: kéo vật lên trực tiếp theo phương thẳng đứng Cách 2: có sự trợ giúp của các dụng cụ khác. Gv: chúng ta sẽ lần lượt đi nghiên cứu từng cách. 1. Đặt vấn đề. Nếu kéo vật trực tiếp theo phương thẳng đứng thì lực kéo cần có điều kiện gì? HS dự đoán: 2. Hệ thống câu hỏi: Giới thiệu và hướng dẫn làm thí nghiệm: Câu hỏi 1 : Yêu cầu HS nêu : - Mục đích thí nghiệm - Dụng cụ thí nghiệm - Các bước tiến hành thí nghiệm Gv: chiếu trên màn hình dụng cụ thí nghiệm đồng thời cho học sinh quan sát dụng cụ thật và các bước tiến hành thí nghiệm. Hs: quan sát Câu hỏi 2: Khi dùng lực kế để đo trọng lượng của vật ta cần chú ý điều gì? Hs: - điều chỉnh vạch số 0 -Đặt lực kế thẳng đứng theo phương của trọng lực. Nếu học sinh không nói được thì giáo viên chú ý cho học sinh Chú ý: Điều chỉnh kim chỉ thị nằm đúng vạch số 0. Cho lực cần đo tác dụng vào lò xo của lực kế. Đặt lực kế dọc theo phương của lực cần đo. Gv: Phát dụng cụ và yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm ghi kết quả vào bảng 13.1 trong 5ph. Thảo luận, trao đổi giữa các nhóm 5 phút Câu hỏi 3: Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả thí nghiệm. Lưu ý: Trọng lượng dây buộc không đáng kể. Thống nhất kết quả, nhận xét các nhóm. Cá nhân tham gia thảo luận hoàn thành kết luận:.. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá nhóm bạn. Gv: chốt lại vấn đề ( nội dung kết luận) Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực bằng hoặc lớn hơn( ít nhất bằng) trọng lượng của vật Bài tập: Nếu ống bê tông có khối lượng là 200kg, lực kéo của mỗi người là 400N thì những người này có kéo được ống bêtông lên hay không?. Không, vì tổng lực kéo của cả bốn người nhỏ hơn trọng lượng của khối bê tông. B. Có, vì tổng lực kéo của cả bốn người lớn hơn trọng lượng của khối bê tông Gv: yêu cầu học sinh lựa chọn phương án và giải thích→khích lệ động viên học sinh. Nếu học sinh không giải thích được thì giáo viên hướng dẫn. Hướng dẫn Tóm tắt m = 200kg Fk(1 người) = 400N Hỏi 4 người có kéo được ống bê tông lên được không? Vì sao?. Bài làm: Trọng lượng của ống bêtông là: P = 10.m = 10.200 = 2000 (N) Tổng các lực kéo của 4 người là: F = 4.400 = 1600 (N) Vì F < P nên không kéo vật lên được. Câu hỏi 4: Nêu khó khăn trong cách kéo vật lên theo phương thẳng đứng? Học sinh: + Không thể đứng dưới thấp để kéo vật lên cao. + Trọng lượng của vật lớn cần tập trung nhiều người. + Tư thế đứng để kéo lên không thuận lợi: dễ ngã,..). Hoạt động 3: Tìm hiểu máy cơ đơn giản. Tên của hoạt động: Tìm hiểu máy cơ đơn giản. PPGD: Thuyết trình, nêu vấn đề. Kĩ thuật dạy học: Hoạt động cá nhân Tổ chức dạy học: 1.Câu hỏi chuyển ý: Trong thực tế các em có biết làm thế nào để khắc phục các khó khăn vừa nêu?. Hs: Người ta đã sử dụng cách sau: dùng tấm ván đặt nghiêng, ròng rọc , đòn bẩy. Gv: các dụng cụ trên có tên gọi chung là gì? Hs: các máy cơ đơn giản. Hệ thống câu hỏi: Câu hỏi 1: Nêu sự khác nhau giữa cách kéo vật trực tiếp theo phương thẳng đứng và dùng máy cơ đơn giản? Hs: - tư thế đứng thuận lợi hơn. - ít người hơn. Gv: hoạt động cá nhân hoàn thành nội dung câu c4 Câu hỏi 2: Lấy ví dụ về máy cơ đơn giản trong thực tế Hs: - Mặt phẳng nghiêng: Ví dụ: Làm chỗ dắt xe lên nhà( để đưa xe lên nhà dễ dàng hơn) hoặc muốn kéo một vật lên. Đòn bẩy: Ví dụ: kéo, bấm móng tay, búa nhổ đinh. Ròng rọc: Gặp nhiều trong xây dựng để đưa vật liệu xây dựng lên cao... Liên hệ thực tế: tại trường học đang xây dựng để nâng vật liệu lên cao thì các bác thợ xây dùng dụng cụ gì? Hs: dùng ròng rọc . Tại địa phương có Lễ hội chọi trâu để vận chuyển trâu từ nơi xa về thì phải vận chuyển bằng ô tô, để trâu lên được ô tô thì phải dùng mặt phẳng nghiêng... Gv: quay trở lại tình huống đầu bài: vậy có mấy cách để nâng ống bê tông lên khỏi mương? Hs: trả lời Gv: chốt lại các cách + Kéo trực tiếp theo phương thẳng đứng + Dùng mặt phẳng nghiêng + Dùng đòn bẩy + Dùng ròng rọc Gv: yêu cầu học sinh nhận xét phần chuẩn bị ở nhà của các nhóm. Hs: thực hiện yêu cầu Gv: tuyên dương, khuyến khích việc tự học ở nhà của học sinh bằng tràng vỗ tay của các bạn hoặc là cho điểm. Câu hỏi 3: trong thực tế trường hợp nào thì kéo vật lên trực tiếp, trường hợp nào dùng máy cơ đơn giản? Hs: khi kéo vật nhẹ thì kéo trực tiếp, khi kéo vật nặng thì cần sự trợ giúp của các máy cơ đơn giản. Gv: chốt lại vấn đề Hoạt động 4: Vận dụng Học sinh hoạt động cá nhân. Câu 1: Để kéo trực tiếp 1 thùng nước có khối lượng 20kg từ giếng lên, người ta phải dùng lực nào trong số các lực sau đây? F< 20N F = 20 N 20N < F< 200N D. F = 200N Câu 2: Khi mở nắp chai, hộp người ta thường dùng dao hoặc thìa đưa vào rãnh và ấn phần chuôi xuống. Dao (thìa) là ứng dụng của máy cơ đơn giản nào?. A. Ròng rọc B. Mặt phẳng nghiêng C. Đòn bẩy 1 ph 3 ph 18 ph 7 ph 5 ph ĐÁP ÁN Câu 1: B Câu 2: C Câu 3: A Kéo vật lên theo phương thẳng đứng. 1.Đặt vấn đề. Fkéo ≥ P?. 2.Thí nghiệm. Mục đích: Kiểm tra dự đoán: Lực kéo so với trọng lượng Fkéo ≥ P. Dụng cụ: + Khối trụ kim loại có móc. + Lực kế để đo lực. + Giá treo.( treo vật nặng khi đo trọng lượng). Tiến hành: + Bước 1: Đo trọng lượng của vật (P). + Bước 2: Kéo vật lên từ từ, đo lực kéo (F) và ghi kết quả vào bảng. + Bước 3: Nhận xét: So sánh trọng lượng của vật và lực kéo vật. Kết quả: Kết luận: Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực bằng hoặc lớn hơn( ít nhất bằng) trọng lượng của vật. II. Máy cơ đơn giản. - Các loại máy cơ đơn giản thường dùng: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. - Máy cơ đơn giản giúp con người làm việc dễ dàng hơn. III.Vận dụng. Câu 1: D. F = 200N Câu 2: C Hoạt động 5: Củng cố- Hướng dẫn về nhà( 5 ph) Hệ thống hóa lại các kiến thức trọng tâm bằng sơ đồ tư duy. + Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần dùng lực như thế nào so với trọng lượng của vật?. + Các loại máy cơ đơn giản thường dùng?. Hướng dẫn làm bài tập. Gv: trong thực tế khi đi leo núi ( lên chùa Tháp) , có nhận xét gì nếu leo đường dốc đứng và đường dốc thoai thoải ? Hs: đường dốc đứng đi mệt và đau chân hơn. Gv: để biết chính xác câu trả lời này ta nghiên cứu ở bài học sau - Hướng dẫn về nhà: * Làm bài tập: 13.1-2-3-4 trang 42/sbt. * Về nhà tìm thêm một số ví dụ về việc sử dụng máy cơ đơn giản trong đời sống và kĩ thuật. * Xem trước nội dung bài 14. Mặt phẳng nghiêng. + Cấu tạo mặt phẳng nghiêng + Dụng cụ và các bước tiến hành thí nghiệm + Với tấm ván có độ nghiêng nhiều và nghiêng ít thì trường hợp nào lực kéo nhỏ hơn? + Ứng dụng của mặt phẳng nghiêng trong thực tế Tổ chức trò chơi tiếp sức: ( 2 phút nếu còn thời gian) Học sinh lên điều khiển trò chơi. Luật chơi: chia lớp làm 2 đội chơi mỗi đội gồm 5 thành viên. Mỗi đội có một vài bức tranh từng thành viên sẽ lựa chọn 1 bức tranh sau đó sắp xếp vào cột tương ứng là các ứng dụng của maý cơ đơn giản trong thực tế. Mỗi bức tranh đúng được 1 điểm trong thời gian 2 phút đội nào được nhiều điểm đội đó thắng. SƠ ĐỒ TƯ DUY IV: Rút kinh nghiệm. ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: