Giáo án Vật lý 7 - Bài 22 - Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện

BÀI 22: TÁC DỤNG NHIỆT VÀ TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN

A. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nêu được dòng điện đi qua vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên, nóng tới nhiệt độ cao thì phát sáng.

- Kể tên các dụng cụ sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện

2. Kĩ năng

- Kể tên và mô tả tác dụng phát sáng của dòng điện đối với ba loại bóng đèn: bóng đèn dây tóc, bóng đèn bút thử điện, đèn LED.

3. Thái độ

- Cần có tinh thần hợp tác cao

- Nghiêm túc trong học tập, thực hiện thí nghiệm khoa học và chính xác.

- Biết được tác dụng của bóng đèn và tác hại của nó để vận dụng trong thực tế tránh nguy hiểm đến sức khỏe.

 

docx 9 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 782Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Bài 22 - Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: /02/2017
Lớp: 
GS: Đàng Thị Thanh Mai
GVHD: Trần Thị Truyền
BÀI 22: TÁC DỤNG NHIỆT VÀ TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN
Mục tiêu
Kiến thức
Nêu được dòng điện đi qua vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên, nóng tới nhiệt độ cao thì phát sáng.
Kể tên các dụng cụ sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện
Kĩ năng
Kể tên và mô tả tác dụng phát sáng của dòng điện đối với ba loại bóng đèn: bóng đèn dây tóc, bóng đèn bút thử điện, đèn LED.
Thái độ
Cần có tinh thần hợp tác cao
Nghiêm túc trong học tập, thực hiện thí nghiệm khoa học và chính xác.
Biết được tác dụng của bóng đèn và tác hại của nó để vận dụng trong thực tế tránh nguy hiểm đến sức khỏe.
Chuẩn bị
Đối với giáo viên:
Bộ thí nghiệm gồm: 5 dây nối, ,1 công tắc, 1 đoạn dây sắt mỏng, 3 mảnh giấy nhỏ, dây chì cỡ nhỏ, 1 bộ nguồn 1 chiều.
1 bút thử điện
Đèn LED
Giáo án
Sách giáo khoa.
Đối với học sinh
Sách giáo khoa, tập ghi chép bài.
Tổ chức hoạt động dạy và học
Ổn định lớp
Kiểm tra sỉ số và vệ sinh lớp học
Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
Nêu qui ước về chiều dòng điện? Thế nào là dòng điện 1 chiều?
học sinh trả lời: 
+ chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị dụng cụ điện đến cực âm của nguồn điện
+ Dòng điện có chiều không đổi gọi là dòng điện một chiều ( pin, acquy)
Vẽ sơ đồ mạch điện gồm nguồn điện, bóng đèn. Vẽ chiều dòng điện.
Giảng kiến thức mới ( 3 phút)
Tổ chức tình huống học tập
GV nêu vấn đề: Khi có dòng điện trong mạch ta có thể nhìn thấy các điện tích dịch chuyển được không?
Học sinh trả lời: khi có dòng điện trong mạch các electron chuyển động nhưng ta không thể nhìn thấy
Tuy ta không thể nhìn thấy nhưng ta có thể quan sát được các tác dụng do dòng điện gây ra, để nhận biết sự tồn tại của nó chúng ta cùng sang bài mới.
Tìm hiểu tác dụng nhiệt của dòng điện ( 15 phút)
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh:
-Trong các loại vật dụng trong nhà của các em thì vật nào khi tác dụng nhiệt sẽ làm cho vật nóng lên?
-Ví dụ như khi các em đi sấy tóc ở trong tiệm thì tại sao tóc các em nóng lên?
Nhận xét câu trả lời của học sinh 
Sau đó cho học sinh hòan thành câu C1
Giáo viên làm sơ đồ như hình 22.1 cho học sinh quan sát
Mời 1 học sinh nêu tên các dụng cụ có trong hình
Sau khi học sinh quan sát giáo viên làm thí nghiệm, cho 1 hoặc 2 học sinh lên sờ thử bóng đèn có nóng không?
Hoàn thành câu C2
Bằng cách nào các em có thể cảm nhận được bóng đèn đang nóng?
Bộ phận nào của đèn bị đốt nóng mạnh và phát sáng khi có dòng điện chạy qua?
Hãy giải thích tại sao dây tóc của bóng đèn thường được làm bằng vonfram?
Nhận xét câu trả lời của học sinh.
Lưu ý với học sinh là khi đèn quá nóng đụng vào sẽ rất nguy hiểm. Như bóng đèn thờ, không nên để trẻ nhỏ cầm chơi vì khi nó đang nóng đụng vào nó có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Tiếp theo cô sẽ làm thí nghiệm hình 22.2
Mời 1 em kể tên các dụng cụ có trong hình là gì?
Giáo viên làm thí nghiệm
Cho học sinh hoàn thành câu C3
Sau khi đóng công tắc các em xem có hiện tượng gì xảy ra?
Dòng điện đã gây ra tác dụng gì với dây sắt AB?
Vậy thì giấy cháy rớt ra ngoài chứng tỏ điều gì?
Ví dụ như ấm nước. nếu chúng ta đang đun nước mà sơ ý quen đi khiến cho nhiệt độ bốc lên rất cao dẫn tới cháy nhà => vì thế cần chú ý điều này.
Nhưng bây giờ người ta không dùng ấm này nữa vì nó rất nguy hiểm, người ta hay dùng chiếc ấm tự động.
Mời 1 học sinh làm phần kết luận.
Thông báo: khi vật nóng tới 5000C thì chúng phát ra ánh sáng nhìn 
thấy được. Dây tóc đèn nóng tới 25000C phát ra ánh sáng trắng.
Hoàn thành câu C4. 
Tại sao phải gắn đoạn cầu chì này vào, sao lại không bỏ nó đi cho gọn?
Theo các em cầu chì có tác dụng gì? 
Bây giờ người ta thường dùng cầu chì tự động để nó tự động ngắt mạch tốt.
Ngoài tác dụng nhiệt còn có tác dụng phát sáng, để biết nó có đặc điểm gì chúng ta cùng sang phần II.
→Học sinh trả lời: bếp điện, nồi cơm điện, lò sưởi, máy sấy.
→ Do máy làm tóc nóng lên 
→Hoàn thành câu C1: bóng đèn dây tóc, bếp điện, nồi cơm điện, lò điện, lò sưởi, máy sấy. 
→Dụng cụ trong hình 22.1 gồm: nguồn điện, bóng đèn, khóa k, dây dẫn 
→ Nhận xét bóng đèn có nóng 
→a) Bóng đèn nóng lên có thể xác nhận bằng cảm giác của tay hoặc bằng nhiệt kế.
→ b) dây tóc bóng đèn nóng mạnh và phát sáng.
→ c) Dây tóc bóng đèn thường làm bằng vonfram để không bị nóng chảy vì nhiệt độ nóng chảy của vonfram là 33700C.
→ Dụng cụ gồm: nguồn điện, bóng đèn pin, khóa k, dây nối, mảnh giấy nhỏ, dây sắt. 
→Giấy cháy rớt ra ngoài
→Dòng điện làm cho dây sắt nóng lên nên làm cho giấy bị cháy đứt.
→ dòng điện làm vật nóng lên khiến cho những vật tiếp xúc nó cháy theo.
→ - khi có dòng điện đi qua các vật dẫn nóng lên
-Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng.
→ khi đó cầu chì nóng lên tới nhiệt độ nóng chảy và bị đứt. Mạch điện hở tránh được hư hại và tổn thất có thể xảy ra.
→ vì để khi có hiện tượng gì xảy ra thì nhiệt độ tăng lên 370 rất cao, có cầu chì để bảo vệ thiết bị điện.
→ cầu chì có tác dụng tự động ngắt và bảo vệ mạch điện.
I-Tác dụng nhiệt.
-Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên
-Nếu vật nóng tới nhiệt độ cao thì phát sáng.
Ví dụ: bàn là, dây tóc bóng đèn, tủ lạnh, máy sấy tóc
Cầu chì có tác dụng tự động ngắt và bảo vệ các thiết bị dụng cụ điện nhờ tsc dụng nhiệt của nó.
C) Tìm hiểu tác dụng phát sáng của dòng điện( 10 phút).
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Cho học sinh quan sát hình 22.3 và bóng đèn bút thử điện có sẵn.
 Giáo viên cấm bút thử điện vào lỗ điện để bút thử điện sáng lên. Yêu cầu học sinh quan sát
Cho 2 học sinh lên quan sát độ sáng của bóng đèn bút thử điện.
Hoàn thành câu C5,C6.
Trong bút thử điện có 2 loại khí: khí neon và hơi thủy ngân vậy nó phát sáng là nhờ cái gì?
Nhờ chất khí bên trong bóng đèn và có thêm bột phủ bên trong ống
Các em thường thấy là bóng đèn màu đỏ thì nó phủ bột đỏ, vậy ở đây bóng trắng thì phủ bột trắng.
Trong bóng đèn có chứa 2 chất này vì thế khi nó bể khí này thoát ra ngoài sẽ rất nguy hiểm cho cơ thể và gây ảnh hưởng môi trường. Nên các em phải chú ý khi sử dụng bóng đèn.
Từ thí nghiệm trên mời 1 học sinh rút ra kết luận.
Loại đèn tiếp theo là đèn điốt phát quang.
Giáo viên cho học sinh quan sát đèn điốt phát quang thật.
Giáo viên cho mỗi bàn học sinh quan sát đèn LED thật.
Sau đó làm thí nghiệm với đèn LED nối với 2 cực pin. Giới thiệu cho học sinh biết là gồm 2 tụ dài và ngắn. Tụ dài nối với bản nhỏ của pin, tụ ngắn nối với bản lớn thì đèn sáng .
Nếu đổi cực ngược lại thì đèn có sáng không? ( đó cũng là câu C7) 
Cô sẽ làm thử xem kết quả có đúng không?
Giáo viên đổi cực lại thì đèn không sáng.
Bóng đèn này chỉ cho bóng đèn chạy qua khi đúng cực của nó.
Bóng đèn này sử dụng rất nhiều, vì nó rất rẻ tiền thường dùng trong các loại đèn quảng cáo như: cổng chào, đèn xanh đèn đỏ, các đèn trong quán café, trong tivi.. 
Giáo viên tiến hành thí nghiệm đèn LED như hình 22.5 cho học sinh quan sát.
Nối bản kim loại nhỏ của đèn LED với cực A của nguồn điện và đóng công tắc k. Nếu đèn LED sáng thì cực A là cực dương của nguồn điện, nếu đèn không sáng thì cực A là cực âm còn cực B là cực dương của nguồn điện.
Đó cũng là câu C9
 Cho học sinh làm kết luận
→ 2 học sinh lên quan sát
→ C5:hai đầu dây trong bóng đèn bút thử điện tách rời nhau.
→ C6: đèn của bút thử điện sáng do không khí ở giữa 2 đầu dây bên trong bút thử điện.
→ nhờ chất khí bên trong bóng đèn 
→Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn của bút thử điện làm chất này phát sáng.
→ không
Đèn điốt phát quang chỉ cho dòng điện di qua 1 chiều nhất định và khi đó bóng đèn phất sáng.
II- Tác dụng phát sáng
Bóng đèn bút thử điện
-Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng bút thử điện làm cho chất khí này phát sáng. 
Đèn điốt phát quang ( đèn LED )
Đèn điốt phát quang chỉ cho dòng điện di qua 1 chiều nhất định và khi đó bóng đèn phát sáng.
Lưu ý: - bản lớn( chân ngắn) nối với cực âm.
-Bản nhỏ( chân dài) nối với cực dương.
-Phải mắc đúng cực mới cho dòng điện chạy qua.
Vận dụng ( 5 phút)
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
Cho học sinh làm câu C8
Chọn câu E. không có trường hợp nào. 
III. Vận dụng 
Củng cố( 5 phút)
Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện
Tác dụng phát sáng
Tác dụng nhiệt
Đèn điốt phát quang (đèn LED)
Bóng đèn bút thử điện
Hướng dẫn về nhà ( 2 phút)
Làm bài tập trong SBT
Học thuộc bài
Chuẩn bị bài mới bài 23
Rút kinh nghiệm
Kí duyệt
..

Tài liệu đính kèm:

  • docxVat li 7_12267292.docx