TUẦN 1 CHƯƠNG I: QUANG HỌC
TIẾT 1 - BÀI 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG - NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
- Bằng thí nghiệm HS nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng từ đó phải truyền vào mắt ta. Ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
- Phân biệt được nguồn sáng, vật sáng. Nêu được ví dụ về nguồn sáng, vật sáng.
2.Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát thí nghiệm
3.Thái độ
- Nghiêm túc quan sát hiện tượng khi chỉ nhìn thấy vật mà không cầm được
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên: 1 đèn pin. 6 hộp nhận biết ánh sáng.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước ở nhà
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
Giới thiệu chương quang học, trên cơ sở một số kiến thức trong đời sống.
HỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHỦ ĐỀ: PHỒNG CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết được đặc điểm của các vật liệu cách âm - Xây dựng được phương án phòng chống tiếng ồn cho trường học 2. Kỷ năng - Học sinh biết phối hợp và làm việc theo nhóm để tìm kiếm thông tin 3. Thái độ - Học sinh có thái độ tích cực và yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Máy tính, điện thoại, Giấy A4, A0, Bút lông, sgk vật lý 7 2. Chuẩn bị của học sinh - Sgk, các tranh ảnh, tài liệu về ô nhiễm tiếng ồn, III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 2. Bài mới Hoạt động 1: TÌM KIẾM THÔNG TIN * Hình thức hoạt động: - GV cho học sinh nhắc lại nội dung của bài: Nguồn âm, Độ to của âm, Môi trường truyền âm, Phản xạ âm – Tiếng vang, Chống ô nhiễm tiếng ồn. - Hình thức hoạt động: Học sinh làm việc theo nhóm từ 3 đến 5 em * Giáo viên giao nhiệm vụ: - Học sinh làm việc theo nhóm và nhóm trưởng phân công các thành viên lựa chọn và tìm kiếm thông tin về nội dung: Phòng, chống tiếng ồn, Các loại vật liệu cách âm, Thế nào là ô nhiễm tiếng ồn, Tác hại của ô nhiễm tiếng ồn đối với đời sống và sức khỏe, Các cách chống ô nhiễm tiếng ồn, - Các nội dung tìm kiếm được các thành viên ghi lại vào giấy A4 hoặc lưu vào một thư mục trong máy tính. - Khảo sát ảnh hưởng của tiếng ồn trong đời sống: + Thống nhất lựa chọn môi trường có tiếng ồn lớn ở xung quanh khu vực sinh sống và học tập. + Cả nhóm thống nhất câu hỏi đặt cho người dân về tình trạng ô nhiễm tiếng ồn ở khu vực và ảnh hưởng của nó + Thu thập thông tin bằng hình ảnh, ý kiến của người dân về thực trạng ô nhiễm tiếng ồn tại các khu vực đó như: thời điểm có tiếng ồn, mức độ ồn trong ngày và ảnh hưởng của tiếng ồn đến cuộc sống. Hoạt động 2: XỬ LÝ THÔNG TIN - Giáo viên hướng dẫn học sinh xử lý thông tin theo các bước: Bước 1: Từng thành viên trong nhóm trình bày kết quả tìm kiếm được từ các hoạt động trước vào một góc trên tờ giấy A0 của nhóm. Bước 2: Thư ký của nhóm lựa chọn nội dung giống nhau và khác nhau viết lên giữa tờ giấy A0. Bước 3: Từ các nội dung ở giữa tờ giấy A0, cả nhóm thống nhất xây dựng liên kết giữa các thông tin thu được với nhau, sơ đồ hóa các thôn tin thu được vào mặt còn lại của tờ giấy A0 - Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ hóa về thực trạng ô nhiễm tiếng ồn và biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. - Trong sơ đồ cần nhấn mạnh các nhánh: + Thực trạng tiếng ồn của môi trường sống xung quanh như: Trường học, Trạm xá, Chợ, Công trường xây dựng, Tuyến đường giao thông, + Các biện pháp phòng chống ô nhiễm tiếng ồn cho môi trường lựa chọn. Hoạt động 3: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ PHÒNG CHỐNG TIẾNG ỒN - Giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn phương án thiết kế phòng chống tiếng ồn theo các bước sau: Bước 1: Xây dựng ý tưởng cho phương án phòng chống tiếng ồn cho trường học. - Mỗi cá nhân phải đưa ra ba ý tưởng thiết kế phương án đảm bảo phòng chống được tiếng ồn cho trường học, cụ thể: + Loại tiếng ồn: + Vật liệu cách âm: .. + Phương án thiết kế: Bước 2: Lựa chọn phương án thiết kế - Cả nhóm cần thống nhất một trong các phương án trên và đảm bảo có tính đến: loại tiếng ồn được lựa chọn, vật liệu được sử dụng nhằm hạn chế ô nhiễm tiếng ồn, trình bày thiết kế, cách lắp vật liệu, Bước 3: Thống nhất thiết kế phương án trên giấy. - Các thành viên trong nhóm thống nhất và hoàn thành bản vẽ thiết kế ra giấy A0 - Thư kí ghi lại kết quả. Hoạt động 4: THIẾT KẾ BẢN TRÌNH BÀY BÁO CÁO VÀ ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ PHÒNG CHỐNG TIẾNG ỒN - Giáo viên hướng dẫn học sinh các bước thiết kế bản trình bày báo cáo và đánhgiá phương án thiết kế phòng chống tiếng ồn. Bước 1: Thống nhất lựa chọn một trong các loại hình sau để trình bày phương án thiết kế: Báo tường, tập san, tranh triển lãm,. Bước 2: Cả nhóm thống nhất nôi dung báo cáo. Sử dụng vật liệu cách âm nào? Cách lắp đặt các vật liệu được lụa chọn như thế nào? . Bước 3: Nhóm trưởng phân công mỗi thành viên trong nhóm phụ trách một phần nội dung báo cáo. Bước 4: Nhóm trưởng tổng hợp các nội dung của các thành viên để hoàn thiện báo cáo. 3. Dặn dò: - Giáo viên hương dẫn và dặn dò học sinh về nhà hoàn thành báo cáo để tiết sau báo cáo kết quả. 4. Rút kinh nghiệm: ________________________________________________________ Ngày dạy : 7A: 02/01/2018 7B: 27/12/2017 7C: 02/01/2018 TUẦN 18 - TIẾT 18 BÀI 16. TỔNG KẾT CHƯƠNG II – ÂM HỌC I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức -Ôn tập, củng cố lại kiến thức về âm thanh Hệ thống hóa lại kiến thức của chương I và chương II 2.Kỹ năng Luyện tập cách vận dụng kiến thức về âm thanh vào cuộc sống. 3.Thái độ Tích cực, tập trung. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên -Nội dung câu hỏi và bài tập 2. Chuẩn bị của học sinh - Chuẩn bị đề cương ôn tập dựa theo phần tự kiểm tra. III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ Lồng vào nội dung ôn tập 2. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tổ chức học tập. Yêu cầu học sinh tự kiểm tra trong nhóm về phần tự kiểm tra. HS đưa vở bài tập theo sự hướng dẫn bài trước để nhóm kiểm tra. Hoạt động 2: Yêu cầu lần lượt học sinh phát biểu phần tự kiểm tra của mình theo các câu Mỗi câu yêu cầu 2 học sinh trả lời. HS thảo luận để lựa chọn ra câu trả lời đúng. I. Tự kiểm tra Học sinh tự làm Hoạt động 3: Vận dụng GV: Yêu cầu học sinh xem lại câu hỏi 1, 2, 3 và chuẩn bị 1 phút rồi trả lời Yêu cầu học sinh trả lời câu 4 Cấu tạo cơ bản của mũ nhà du hành?. Tại sao hai nhà du hành không nói chuyện trực tiếp đực được? ?Khi chạm mũ thì nói chuyện được. Vậy âm truyền đi qua môi trường nào? Yêu cầu học sinh xây dựng được từ ngữ nào mới có âm được phản xạ nhiều lần và kéo dài -> tạo ra tiếng vang. Yêu cầu học sinh nêu được biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn và giải thích tại sao phải sử dụng biện pháp ấy. II. Vận dụng: 1.Đàn ghi ta: Dây đàn phát ra âm. Kèn lá: Phần đầu lá chuối dao động phát ra âm. Sáo : hơi dao động phát ra âm. Trống: Mặt trống dao động phát ra âm. 2. c. 3. a)Dao động có biên độ lớn -> âm to Dao động có biên độ nhỏ -> âm nhỏ b)Dao động dây đàn nhanh (tần số lớn - > âm cao), tần số nhỏ âm thấp. 4.Trong mũ có không khí. Do đó âm truyền qua không khí, qua mũ đến tai. 5.Ngõ hẹp. -Học sinh đưa ra biện pháp và giải thích. Hoạt động 4: Trò chơi ô chữ GV: Yêu cầu cán bộ lớp (lớp phó học tập) dẫn chương trình. HS: Toàn bộ lớp tham gia trả lời theo sự xung phong. Nội dung ô chữ: ÁNH SÁNG 3. Củng cố , luyện tập - GV : Củng cố nôi dung bài học. - Nhắc lại nội dung chính của bài 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà Về nhà các em trả lời một số câu hỏi. 1. Đặc điểm chung của nguồn âm? 2. Âm bổng, âm trầm phụ thuộc vào yếu tố nào ? 3. Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào ? Đơn vị độ to. Giới hạn độ to của âm để không ảnh hưởng đến sức khỏe mà vẫn nghe ấm tốt? 4. Âm truyền qua môi trường nào ? Trong môi trường nào âm truyền tốt? 5. Âm phản xạ là gì ? Khi nào nghe được tiếng vang của âm? Vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém. 6. Nêu các phương pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. Đồng thời về nhà các em xem lại toàn bộ nội dung chương I, chương II hôm sau kiểm tra học kì I 5. Rút kinh nghiệm giờ dạy Ngày dạy : 7A: 06/01/2018 7B: 03/12/2018 7C: 06/01/2018 TUẦN 19 - TIẾT 19. KIỂM TRA HỌC KỲ I I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức - Kiểm tra năng lực tiếp thu và vận dụng kiến thức của học sinh - Kiểm tra khả năng nhân biêt,thông hiểu,về các kiến thức đã học 2.Kỹ năng - Kiểm tra kĩ năng vận dụng kiến thức,các kỹ năng để giải thích các hiện tượng và vẽ ảnh của một vật tao bởi gương phẳng. 3.Thái độ - Rèn luyện tính nghiêm túc tự giác, tính độc lập sáng tạo. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Đề bài, đáp án, thang điểm. 2. Chuẩn bị của học sinh - Giấy KT, ôn tập và chuẩn bị bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức - Lớp 7A. Tổng số: 31 - Vắng: - Lớp 7B. Tổng số: 36 - Vắng: - Lớp 7C. Tổng số: 36 - Vắng: 2. Ma trận đề kiểm tra Chủ đề Mức độ nhận thức Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Chủ đề 1: Nhận biết ánh sáng-nguồn sáng ,vật sáng Phân biệt được ánh sáng, nguồn sáng, vật sáng, định luật truyền thẳng as Số câu Số điểm Tỷ lệ % 1 Câu 1 điểm 10% 1 Câu 1 điểm 10% Chủ đề 2: ảnh của vật tạo bởi các gương So sánh sự giống, khác nhau của ảnh của một vật tạo bởi các gương cầu có cùng kích thước Vẽ ảnh ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng,tia tới ,tia phản xạ Số câu Số điểm Tỷ lệ % 1 Câu 3 Điểm 30% 1 Câu 3 Điểm 30% 2 Câu 6 điểm 60% Chủ đề 3: Âm học Biết vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém,các môi trường truyền âm và không truyền âm Lấy ví dụ về phản xạ âm tốt ,vật phản xạ âm kém Số câu Số điểm Tỷ lệ % 2 Câu 2 điểm 20% 1 Câu 1 điểm 10% 3 Câu 3 điểm 30% Tổng 3 câu 3 điểm 30% 1 Câu 3 điểm 30% 1 Câu 1 điểm 10% 1 Câu 3 điểm 30% 6 Câu 10 điểm 100% 3. Đề ra Câu 1: Thế nào là nguồn sáng,vật sáng.phát biểu nội dung định luật truyền thẳng của ánh sáng ? Câu 2: Những vật liệu như thế nào thì phản xạ âm tốt , những vật liệu như thế nào thì phản xạ âm kém ? Cho ví dụ Câu 3: âm có thể truyền qua những môi trường nào ? và không truyền qua môi trường nào ? Câu 4: so sánh sự giống nhau và khác nhau về tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi , gương cầu lõm. Câu 5: Cho một điểm sáng S tia tới SI và gương phẳng (hình vẽ) a.Vẽ ảnh S’ của điểm sáng S tạo bởi gương (dựa vào tính chất của ảnh) b. Vẽ tia phản xạ của tia IR xác định góc tới ,góc phản xạ S . I 4. Đáp án và thang điểm Câu 1. ( 1 đ ) -Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng ( 0,25 điểm) -Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếuvào nó( 0,25điểm) -Định luật :trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng( 0,5 điểm) Câu 2. ( 2 đ ) - những vật liệu cứng và có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt ( hấp thụ âm kém)( 0,5đ) - VD : Mặt gương ,mặt đá hoa , tường gạch , ( 0,5 đ ) - những vật liệu mềm ,xốp , bề mặt gồ gề thì phản xạ âm kém ( 0,5 đ ) - VD : áo len ,cao su xốp ,ghế đệm mút ( 0,5 đ ) Câu 3. ( 2 đ ) - âm truyền được qua các môi trường như - chất răn , chất lỏng , chất khí ( 1,5 đ ) - âm không truyền được trong chân không ( 0,5 đ ) Câu 4. ( 3đ ) - giống nhau : đều là ảnh ảo ,không hứng được trên màn chắn ( 1,5 đ ) - khác nhau : gương phẳng ảnh và vật bằng nhau ( 0,5 đ ) - gương cầu lồi ảnh nhỏ hơn vật ( 0,5 đ ) - gương cầu lõm ảnh lớn hơn vật ( 0,5 đ ) Câu 5. ( 2đ ) a , vẽ ảnh s của s ( 0,5 đ ) b , vẽ tia I R ( 1đ ) - xác đinh i ,i ( 0,5 đ ) 4. Đánh giá, nhận xét tiết kiểm tra. - GV đánh giá, nhận xét về ý thức, thái độ làm bài của hs trong tiết kiểm tra - GV thu bài kiểm tra về nhà chấm. 5. Hướng dẫn học ở nhà. - Đọc và nghiên cứu trước bài mới. 6. Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... __________________________________________________________ Ngày dạy : 7A: 13/01/2018 7B: 10/01/2018 7C: 09/01/2018 TUẦN 20 – TIẾT 20 BÁO CÁO THỰC HIỆNCHỦ ĐỀ PHỒNG CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết sử dụng các vật liệu cách âm vào thiết kế phương án - Thiết kế được phương án phòng chống tiếng ồn cho trường học - Phương án thiết kế đảm bảo tính thẩm mỹ, phù hợp với không gian trường học, lớp học. 2. Kỷ năng - Học sinh biết phối hợp và làm việc theo nhóm để trưng bày, thuyết trình và thực hiện. 3. Thái độ - Học sinh có thái độ tích cực và yêu thích môn học 4. Định hướng phát triển năng lực - Giúp học sinh phát triển một số năng lực: + Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, năng lực tìm kiếm, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo. + Năng lực xã hội: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, tổ chức triễn lãm, + Năng lực công cụ: năng lực sử dụng ngôn từ, năng lực lựa chọn, năng lực thiết kế,. 5. Kỷ năng sống - Nhận biết được các loại tiếng ồn, các vật liệu cách âm và có phương án thiết kế chống ô nhiễm tiếng ồn. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Máy tính, điện thoại, Giấy A4, A0, Bút lông, sgk vật lý 7 2. Chuẩn bị của học sinh - Sgk, các tranh ảnh, tài liệu, vật dụng về chống ô nhiễm tiếng ồn, III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Bài cũ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 2. Bài mới Hoạt động 1: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ - Giáo viên trình bày các tiêu chí đánh giá: * Về sản phẩm: + Sử dụng được các vật liệu cách âm vào thiết kế phương án + Thiết kế được phương án phòng chống được tiếng ồn cho trường học + Phương án thiết kế phải đảm bảo tính thẩm mỹ, phù hợp với không gian trường học, lớp học * Về hoạt động: - Mỗi thành viên đều tham gia đề xuất về: + Loại tiếng ồn + Vật liệu cách âm + Phương án thiết kế Hoạt động 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ - ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG - Giáo viên yêu cầu từng nhóm trưng bày sản phẩm và cử đại diện nhóm thuyết trình sản phẩm của nhóm mình - Các nhóm khác nghe và đặt câu hỏi phản biện, sau đó nhóm thuyết trình giải thích, trả lời. Giáo viên phát phiếu đánh giá cho mỗi thành viên trong các nhóm theo các mức độ 0, 1, 2, 3, 4. Họ và tên thành viên Mức độ đóng góp - Giáo viên phát phiếu cho các nhóm đánh giá các nội dung bằng cách khoanh tròn các mức độ A, B, C, D. Nội dung Tinh thần làm việc nhóm 1 Tinh thần làm việc nhóm 2 Tinh thần làm việc nhóm 3 Mức độ A B C D A B C D A B C D - Giáo viên nhận xét đánh giá thái độ chuẩ bị, ý thức và kết quả của từng nhóm. - Biểu dương các nhóm, cá nhân thực hiện tốt, tích cực, đồng thời nhắc nhở các cá nhân làm chưa tích cực. Hoạt động 3: THAM KHẢO VÀ RÚT KINH NGHIỆM Giáo viên trình chiếu một số video clip về HĐTNST " phòng chống ô nhiễm tiếng ồn" ở một số trường học khác cho học sinh tham khảo thêm, rút kinh nghiệm. 3. Dặn dò: - Gv hướng dẫn học sinh học bài ở nhà, nghiên cứu trước bài 17 4. Rút kinh nghiệm: . ____________________________________________________________ Ngày dạy : 7A: 20/01/2018 7B: 18/01/2018 7C: 17/01/2018 TUẦN 21 – TIẾT 21 BÀI 17. SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh mô tả được một hiện tượng hoặc một thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát. Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế (chỉ ra các vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện). 2. Kỹ năng - Làm thí nghiệm nhiễm điện do vật bằng cách cọ xát. 3. Thái độ - Yêu thích môn học, ham hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - 1 thước nhựa, 1 thanh thủy tinh hữu cơ, 1 mảnh ni lông 1 quả cầu nhựa xốp (hoặc bấc) 1 giá treo, 1 mảnh len 2. Chuẩn bị của học sinh - Chuẩn bị bài trước khi lên lớp III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ Không 2. Bài mới GV giới thiệu chương mới Điện học Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1 : Làm thí nghiệm phát hiện vật bị cọ xát có khả năng hút các vật khác GV yêu cầu hs đọc thí nghiệm 1, nêu các dụng cụ thí nghiệm, các bước tiến hành thí nghiệm. HS - Các lưu ý trước khi cọ xát các vật phải kiểm tra đưa thước nhựa, mảnh ni lông, thanh thủy tinh lại gần giấy vụn, quả cầu xốp để kiểm tra xem đã có hiện tượng gì xãy ra chưa ? HS Các nhóm tiến hành thí nghiệm. GV quan sát và hướng dẫn học sinh cách cọ xát. Khi đưa mảnh nhựa sau khi đã cọ xát đến gần giấy vụn thì có hiện tượng gì xẫy ra. HS Nhóm khác nhận xét rồi rút ra kết luận chung. Thí nghiệm 1 (sgk) Kết luận 1: Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng hút các vật khác. Hoạt động 2: Phát hiện vật bị cọ xát bị nhiễm điện có khả năng làm sáng bóng đèn của bút thử điện Vì sao nhiều vật sau khi cọ xát có thể hút các vật khác ? Các nhóm đưa ra phương án kiểm tra. HS suy nghĩ rồi đưa ra phương án trả lời. HS GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm: *B1: Chbị một mảnh phim nhựa chưa cọ xát ->chạm bút thử điện vào mảnh tôn phẳng được bố trí như vẽ -> bút thử điện kg sáng. *B2: Dùng len, dạ cọ xát tấm phim -> dùng bút thử điện sáng. Các nhóm tiến hành TN HS GV kiểm tra việc tiến hành TN của một số nhóm, nếu hiện tượng xảy ra chưa đạt thì giải thích cho học sinh nguyên nhân.. GV làm lại thí nghiệm cho học sinh quan sát lại hiện tượng để hoàn thành kết luận 2. - GV thông báo các vật bị cọ xát có khả nănghút các vật khác hoặc có thể làm sáng bóng đèn của bút thử điện, các hiện tượng đó được gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích. Thí nghiệm 2 (SGK) Kết luận 2: Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng đèn bút thử điện. Hoạt động 3 : Vận dụng GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C1, C2 và C3 HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. 3. Củng cố, luyện tập - Để một vật bị nhiễm điện ta dùng cách nào? - Một vật khi bị nhiễm điện thì có khả năng gì? 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. - Về nhà các em xem lại nội dung bài học. - Học thuộc phần ghi nhớ, làm bài tập 16.1-> 16.5 ở SBT. - Chuẩn bị bài học mới: 5. Rút kinh nghiệm giờ dạy. Ngày dạy : 7A : 27 /1 /2018 7B : 24 /1 /2018 7C : 23 /1 /2018 TUẦN 22 - TIẾT 22 BÀI 18. HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức -Biết có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau. Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hòa về điện. Biết vật mang điện tích âm thừa êlectrôn, vật mang điện tích dương thiếu êlectrôn. 2.Kỹ năng - Làm thí nghiệm nhiễm điện do vật bằng cách cọ xát. 3.Thái độ -Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Tranh phóng to mô hình đơn giản nguyên tử. Bảng phụ ghi sẵn nội dung. Điền từ thích hợp và chỗ trống để hoàn thành phần sơ lược cấu tạo nguyên tử. 2. Chuẩn bị của học sinh - Chuẩn bị bài trước khi lên lớp III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ GV: Có thể làm cho một vật bị nhiễm điện bằng cách nào? HS: Bằng cách cọ xát 2. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1 : Làm thí nghiệm tạo hai vật nhiễm điện cùng loại và tìm hiểu lực tác dụng giữa chúng Yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm 1: Gọi 1, 2 HS nêu cách tiến hành thí nghiệm. GV: Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm và nêu hiện tượng xảy ra với 2 tấm ni lông. HS: Đại diện nhóm lên nhận xét hiện tượng xẫy ra. Hai mảnh ni lông khi cọ xát vào mảnh len thì nó sẽ nhiễm điện giống nhau hay khác nhau? Vsao? Với hai vật giống nhau khác hiện tượng có như vậy không ? Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm H18.2 . Khi chưa cọ xát các em đưa hai thanh nhựa đến gần thì có hiện tượng gì xảy ra? Khi cọ xát ở đầu thước nhựa và đưa lại gần thì có hiện tượng gì xảy ra? Nếu hai vật nhiễm điện khác nhau chúng hút nhau hay đẩy nhau, chúng ta cùng tiến hành thí nghiệm để kiểm tra điều này. HS:Tiến hành th/ng và đưa ra nhận xét. Thí nghiệm 1 + Trước khi cọ xát hai mảnh ni lông không có hiện tượng gì. + Sau khi cọ xát hai mảnh ni lông đẩy nhau. =>Hai vật giống nhau cùng là ni lông cọ xát vào một vật do đó hai mảnh ni lông phải nhiễm điện giống nhau. Hai thanh nhựa cùng cọ xát vào mảnh vải khô -> đẩy nhau. Nhận xét: Hai vật giống nhau được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và được đặc cùng nhau thì chúng đẩy nhau. Hoạt động 2: Thí nghiệm hai vật nhiễm điện hút nhau và mang điện tích khác loại Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm. Lưu ý:Hcọ sinh tiến hành theo các bước. Vì sao các em biết thanh thủy tinh và thước nhựa nhiễm điện khác loại? Yêu cầu học sinh hoàn thành kết luận Thông báo về quy ước điện tích. Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C1 Thí nghiệm 2: Nhận xét: Thanh nhựa sẩm màu và thanh thủy tinh khi cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại. Kết luận: Có hai loại điện tích là điện tích dương (+) và điện tích âm (-). Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau Hoạt động 3: Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử -GV treo tranh vẽ mô hình đơn giản của nguyên tử hình 18.4 Yêu cầu học sinh đọc phần cấu tạo đơn giản của nguyên tử. Nguyên tử được cấu tạo như thế nào? *Sơ lược cấu tạo nguyên tử gồm: Hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm + Tổng điện tích âm có giá trị tuyệt đối bằng điện tích dương, nguyên tử trung hòa về điện. + Êlectrôn có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác. Hoạt động 4: Vận dụng Yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi vận dụng. 3. Củng cố ,luyện tập. - Có mấy loại điện tích? - Khi nào các vật đến gần với nhau thì đẩy nhau, hút nhau? - Đọc nội dung ghi nhớ của bài. 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. - Qua bài học các em cần học thuộc phần ghi nhớ. - Về nhà làm bài tập 18.1; 18.2; 18.3; 18.4 (SBT). - Chuẩn bị bài học mới. 5. Rút kinh nghiệm Ngày dạy : 7A : 30 /1 /2018 7B : 31 /1 /2018 7C : 03 /2 /2018 TUẦN 23 - TIẾT 23 BÀI 19: DÒNG ĐIỆN - NGUỒN ĐIỆN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Mô tả một thí nghiệm tạo ra dòng điện, nhận biết có dòng điện và nêu được dòng điện là dòng các điện tích chuyển dời có hướng. - Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và nhận biết các nguồn điện thường dùng với hai cực của chúng. - Mắc và kiểm tra để đảm bảo một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối hoạt động, đèn điện. 2. Kỹ năng - Làm thí nghiệm, sử dụng bút thử điện. 3. Thái độ - Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Tranh phóng to hình 19.1; 19.2; 19.3 (SGK) 1 ắc quy. - Một số loại pin thật (mỗi loại 1 chiếc), 1 mảnh tôn kích thước khoảng -1 bóng đèn pin lắp sẵn vào đế đèn,
Tài liệu đính kèm: