Giáo án Vật lý 7 - Chương 2: Âm học - Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức: Qua bài này học sinh biết:

 +) Điền đúng các cụm từ: to, kéo dài, sức khỏe và sinh hoạt vào kết luận.

 +) Trả lời đúng câu C2 để biết phân biệt tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn.

 +) Kể tên một số vật liệu cách âm: gạch ống, bê tông, xốp, gồ, kính .

 +) Biết ba cách làm giảm tiếng ồn.

 2. Kỹ năng:

 Biết đề ra biện pháp tránh tiếng ồn.

 3. Thái độ:

 Yêu thích môn học, ham hiểu biết.

 

doc 12 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2997Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Chương 2: Âm học - Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 16	BÀI 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN.
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: Qua bài này học sinh biết:
 +) Điền đúng các cụm từ: to, kéo dài, sức khỏe và sinh hoạt vào kết luận.
 +) Trả lời đúng câu C2 để biết phân biệt tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn.
 +) Kể tên một số vật liệu cách âm: gạch ống, bê tông, xốp, gồ, kính ...
 +) Biết ba cách làm giảm tiếng ồn.
 2. Kỹ năng:
 Biết đề ra biện pháp tránh tiếng ồn.
 3. Thái độ:
 Yêu thích môn học, ham hiểu biết.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH:
 Giáo viên chuẩn bị cho cả lớp:
	+) Hình 15.1, 15.2, 15.3, 15.4
	+) Giấy A0 vẽ bảng của bài 15.1 trang 16 sách bài tập, bảng của câu C3 trang 44 sách giáo khoa
	+) Hình ảnh của câu C2: Tiếng hét to sát tai, làm việc cạnh nhà máy xay lúa, nhà cạnh chợ, bệnh viện gần đại lộ.
	+) Hình ảnh về một số biện pháp tránh ô nhiễm tiếng ồn trong giao thông: Biển cấm bóp còi gần bệnh viện, xây tường bê – tông ngăn cách quốc lộ với trường học, trồng cây xanh, trần nhà làm bằng xốp, gắn “pô” cho xe máy.
	+) Hai đoạn phim ngắn.
	+) Một số câu hỏi và bài tập trên giấy A4.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề (8 phút)
1.Kiểm tra bài cũ:
-GV nêu câu hỏi kiểm tra trên màn hình
a)Những vật như thế nào thì phản xạ âm tốt ? (6đ)
b)Kể ra bốn vật phản xạ âm tốt ? (4đ)
-GV gọi HS nêu nhận xét, ghi điểm cho bạn.
2.Đặt vấn đề:
-GV treo bảng thống kê của bài 15.1 tr.16 SBT và gọi em lớp trưởng lên điền kết quả thống kê vào bảng và yêu cầu lớp trưởng thông báo âm nào mọi người thích nghe nhất, âm nào mọi người không thích nghe?
-GV: vì sao tiếng ồn ngoài chợ, tiếng ồn giao thông, tiếng ồn công trường xây dựng thì mọi người không thích nghe và khi tiếp xúc thường xuyên với những âm thanh đó thì có ảnh hưởng gì đế sức khỏe và sinh hoạt của con người hay không ? Rồi làm thế nào để ngăn chặn những âm thanh đó ? Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời được câu hỏi trên.
Hoạt động 2: Nhận biết biết ô nhiễm tiếng ồn (10 phút).
-GV chiếu hình 15.1, 15.2, 15.3 trên màn hình và yêu cầu HS thảo luận tại nhóm 2 phút để trả lời câu C1 hình nào trong các hình trên thể hiện tiếng ồn đến mức ô nhiễm ?
-GV gọi đại diện hai nhóm trả lời.
-GV gọi đại diện hai nhóm nêu nhận xét, bổ sung.
-GV: Vì sao tiếng sét to hơn 70dB mà không gây ô nhiễm tiếng ồn ?
-GV và HS thống nhất trả lời câu C1 và phần kết luận.
-GV: Bây giờ các em hãy thảo luận tiếp ở nhóm 2 phút để trả lời câu C2 các trường hợp nào có ô nhiễm tiếng ồn.
-GV chiếu 4 hình ứng với 4 trường hợp của câu C2 trong SGK.
-GV gọi 1 nhóm trả lời và gọi 3 nhóm nêu nhận xét, bổ sung.
-GV và cả lớp thống nhất kết quả.
+Nếu HS cho rằng trường hợp c) không có ô nhiễm tiếng ồn thì GV yêu cầu các em giải thích.
+)Nếu HS chọn câu c thì GV lưu ý cho các em: Tiếng ồn họp chợ gây mệt mỏi, gây ô nhiễm cho những người sống trong ngôi nhà sát chợ trong những ngày đầu sống ở đó. Thời gian trôi qua, con người thích nghi dần, nên tiếng ồn họp chợ trở thành quen thuộc và không gây phiền hà, ô nhiễm đối với họ nữa.
-GV chiếu bài 15.1 tr.16 SBT: Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn (hãy chọn câu đúng)
A. Tiếng sấm rền.
B. Tiếng xình xịch của bánh tàu hỏa đang chạy.
C. Tiếng sóng biển ầm ầm.
D. Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài.
-GV gọi một HS lên giải. Sau đó gọi một HS nêu nhận xét.
-Trong cuộc sống nếu thiếu âm thanh thì cuộc sống sẽ rất tẻ nhạt và khó khăn. Nhưng âm thanh mà gây nên ô nhiềm tiếng ồn làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt thì chúng ta cần tìm cách chống ô nhiễm tiếng ồn để bảo vệ sức khỏe bảo vệ môi trường. Chúng ta sang phần II Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
Hoạt động 3: Tìm hiểu biện pháp chống ô nhễm tiếng ồn (15 phút)
-GV: Để chống ô nhiễm tiếng ồn đặt biệt là tiếng ồn trong giao thông, người ta thường dùng những biện pháp sau:
-GV phát phiếu ghi thông tin như SGK và chiếu 5 hình ảnh tương ứng với 4 biện pháp như SGK yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát kênh hình và thảo luận tại nhóm 2 phút. để điền vào phiếu học tập (câu C3).
-Sau 2 phút GV gọi đại diện 3 nhóm lên điền kết quả vào bảng trên giấy A0.
-GV: gọi đại diện 3 nhóm khác nêu nhận xét.
-GV: yêu cầu HS giải thích các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
-Dựa vào mối quan hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm các em làm bài tập sau:
-GV chiếu bài tập trắc nghiệm: Biện pháp nào trong các biện pháp dưới đây có thể giảm tiếng ồn (hãy chọn câu trả lời đúng nhất)
A.Giảm tần số dao động của vật phát âm.
B.Giảm biên độ dao động của vật phát âm.
C.Cả A, B đều đúng.
D.Cả A, B đều sai.
-GV cho HS suy nghĩ 1 phút rồi gọi 1 HS lên bảng giải.
-Nếu HS chọn câu B thì GV yêu cầu HS giải thích
-Nếu HS chọn một đáp án sai thì GV hướng dẫn bằng câu hỏi sau:
-GV: Biện pháp tác động vào nguồn âm bằng cách làm giảm biên độ của nguồn âm có làm giảm tiếng ồn hay không ? Vì sao ?
-Tóm lại các em hãy kể ra 3 cách thường dùng để chống ô nhiễm tiếng ồn ?
-GV: Gọi HS nêu nhận xét và nhắc lại.
-GV: Trong các cách chống ô nhiễm tiếng ồn ở trên, cách làm ngăn bớt âm truyền đến tai có đề cập đến việc sử dụng các vật liệu để ngăn chặn âm, làm cho âm truyền qua ít và các vật liệu phản xạ âm tốt. 
-Vậy các em hãy nêu tên một số vật liệu thường dùng để ngăn chặn âm, làm cho âm truyền qua ít và một số vật liệu phản xạ âm tốt được dùng để ngăn cách âm ?
-GV yêu cầu HS viết ra giấy nháp và gọi 2 HS lên bảng trình bày.
-Gọi hai HS nêu nhận xét.
-GV và cả lớp thống nhất.
-Tóm lại những vật liệu dùng để làm giảm âm thanh truyền đến tai gọi chung là gì ?
Hoạt động 4: Vận dụng – củng cố (10 phút)
-Hãy giải thích bài tập 15.1 tr.16 SBT.
-GV: Đối với tiếng ồn trong giao thông thì chúng ta đã đề ra biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn rồi còn đối với tiếng ồn trong công trường xây dựng và tiếng ồn họp chợ thì các em thử đề ra biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn thông qua câu C5 
-Các em hãy đề ra các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho hình 15.2 và 15.3 ?
-GV cho HS suy nghĩ 1 phút sau đó gọi 2 HS trả lời tại chổ.
-GV gọi vài HS nêu nhận xét bổ sung.
-GV và HS cả lớp thống nhất kết quả.
-GV chiếu đoạn phim về bạn Minh Thuy có nhà gần một nhà máy xay lúa làm việc rất ồn ào và nhiều khói bụi. Yêu cầu HS đưa ra biện pháp giúp gia đình bạn Thuy chống ô nhiễm tiếng ồn.
-GV chiếu tiếp đoạn phim thứ hai để HS đối chiếu với câu trả lời của bạn.
-GV gọi HS nêu nhận xét và thống nhất kết quả
-GV: Kiến thức cần ghi nhớ của bài là gì ?
-Nếu còn thời gian GV giới thiệu cho HS tìm hiểu mục “Có thể em chưa biết” tr. 44 SGK
HS trả bài trên bảng
a)Những vật có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt.
b)Tường gạch ống, kính, lá cây, tấm kim loại 
-HS lắng nghe.
-HS suy nghĩ.
-HS đọc C1 và quan sát các hình trên màn hình.
-HS thảo luận tại nhóm 2 phút để thống nhất trả lời câu C1 và điền vào chổ trống phần kết luận.
-Đại diện 2 nhóm trả lời.
*Hình 15.2 có ô nhiễm Tiếng ồn máy khoan to, gây ảnh hưởng đến việc gọi điện thoại và gây điếc tai người thợ khoan.
*Hình 15.3: Tiếng ồn to, kéo dài từ chợ gây ảnh hưởng đến việc học tập của HS.
-Đại diện 2 nhóm nêu nhận xét, bổ sung (nếu có).
-HS: Tiếng sét to có thể làm cho một vài em bé sợ hãi nhưng chưa phải là ô nhiễm tiếng ồn đối với nhiều người.
-HS cả lớp thống nhất kết quả C1 và phần kết luận
để ghi vở.
-HS quan sát hình và thảo luận câu C2 trong 2 phút.
-Đại diện 1 nhóm trả lời.
-Đại diện 3 nhóm nêu nhận xét, bổ sung (nếu có).
-HS thống nhất kết quả:
C2: b, d
-HS đọc kỹ đề bài, sau đó một em lên bảng giải.
-HS chọn câu D
-Một HS nêu nhận xét.
-HS lắng nghe GV đặt vấn đề chuyển ý.
-HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh trên màn hình và thảo luận tại nhóm 2 phút để trả lời câu C3 vào phiếu học tập.
-Sau đó đại diện 3 nhóm lên điền vào bảng kẻ sẳn trên giấy A0:
*Cấm bóp còi inh ỏi, lắp pô xe.
*Trồng cây xanh
*Xây tường chắn, làm trần nhà bàng xốp, tường phủ dạ, đóng cửa..
-HS: đại diện 3 nhóm khác nhận xét.
-HS giải thích:
*Cấm bóp còi, lắp pô xe là tác động vào nguồn âm.
*Trồng cây xanh làm cho âm đến phản xạ theo nhiều hướng.
*Trần nhà bằng xốp, xây tường, phủ dạ, nhung trên tường. là ngăn cản âm truyền qua.
-HS đọc đề bài rồi 1 HS lên bảng giải
-HS chọn câu B
-HS giải thích: do độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động nên giảm biên độ dao động của vật phát âm cũng là một cách để chống ô nhiễm tiếng ồn.
-HS suy nghĩ và trả lời: Có, vì độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động của nguồn âm. Biên độ dao động càng nhỏ thì âm phát ra sẽ càng nhỏ.
-HS phát biểu 3 cách chống ô nhiễm tiếng ồn.
-HS nhận xét, thống nhất và ghi vở.
-HS suy nghĩ và viết ra giấy nháp.
-Hai HS lên bảng trình bày
-Hai HS nêu nhận xét
-Cả lớp thống nhất ghi vở:
a)gạch ống, bê tông, gỗ.
b)kính, lá cây 
-HS trả lời: Những vật liệu dùng để làm giảm âm thanh truyền đến tai gọi chung là vật liệu cách âm.
-HS nêu nhận xét.
-HS cả lớp thống nhất, ghi vở.
-HS trả lời tại chổ:
Những tiếng ồn ngoài chợ, tiếng ồn giao thông, tiếng ồn công trường xây dựng thì mọi người không thích nghe vì nó gây nên ô nhiễm tiếng ồn và khi tiếp xúc thường xuyên với những âm thanh đó sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sinh hoạt của con người.
-HS suy nghĩ, viết câu trả lời ra giấy nháp:
-Hai HS trả lời tại chổ
*Hình 15.2 Yêu cầu trong giờ làm việc tiếng ồn máy khoan phát ra không quá 80dB; người thợ khoan cần dùng bông nút kín tai hoặc đeo cái bịt tai lúc làm việc
*Hình 15.3 Ngăn cách giữa lớp học và chợ bằng cách đóng cửa các phòng học, treo rèm, xây tường chắn, trồng cây xanh xung quanh; chuyển lớp học hoặc chợ đi nơi khác.
-Hai HS nêu nhận xét, bổ sung (nếu có)
-HS cả lớp thống nhất kết quả.
-HS cả lớp xem đoạn phim, suy nghĩ và viết các biện pháp giúp gia đình bạn Thuy chống ô nhiễm tiếng ồn.
-Kết quả: (Tùy HS)
-HS nhận xét và thống nhất kết quả.
-HS trả lời:
*Ô nhiễm tiếng ồn .
*Chống ô nhiễm tiếng ồn
*Vật liệu cách âm
I. NHẬN BIẾT Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
Kết luận: Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt của con người.
II. TÌM HIỂU BIỆN PHÁP CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
-Ba cách chống ô nhiễm tiếng ồn thường dùng:
*Tác động vào nguồn âm.
*Ngăn bớt âm truyền đến tai.
*Phát tán âm trên đường truyền.
-Những vật liệu dùng để làm giảm âm thanh truyền đến tai gọi chung là vật liệu cách âm.
Ví dụ: gạch ống, bê tông, gỗ, kính
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (2 phút)
Về nhà học bài, đọc SGK, sách tham khảo.
Làm bài tập trong SBT : Bài 15.3, 15.4, 15.5, 15.6 SBT.
Để chuẩn bị cho tiết Tổng kết chương 2: ÂM HỌC các em về nhà làm các câu hỏi Tự kiểm tra trang 45 vào vở của mình, đồng thời các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình ra giấy A0 
Nhóm 1, 2 phụ trách câu 1 và câu 6; Nhóm 3, 4 phụ trách câu 2 và câu 4; Nhóm 5, 6 phụ trách câu 3, 5, 7, 8.
 Xem các câu hỏi và bài tập trong phần Vận dụng trang 46 SGK.
@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
Kiểm tra bài cũ
1/ Âm phản xạ là gì? (2,5đ)
2/ Tiếng vang là gì ? (2,5đ)
3/ Những vật như thế nào thì phản xạ âm tốt ? Cho ví dụ. (2,5đ)
4/ Những vật như thế nào thì phản xạ âm kém ? Cho ví dụ. (2,5đ)
Em thích nghe âm thanh nào nhất trong những âm thanh sau đây? Tại sao em không thích những âm thanh còn lại?
1/ Tiếng nhạc du dương
2/ Tiếng ồn ngoài chợ
3/ Tiếng xe cộ ngoài đường giờ cao điểm
4/ Tiếng ồn từ một công trường xây dựng
BÀI 15 : CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
I. Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn
C1 :Hình nào trong các hình sau thể hiện tới mức ô nhiễm tiếng ồn? Vì sao em biết ?
Tiếng sấm sét tuy to nhưng không kéo dài nên không ảnh hưởng đến sức khỏe con người 
à không xem là là ô nhiễm tiếng ồn.
Tiếng ồn máy khoan to và kéo dài gây ảnh hưởng đến việc gọi điện thoại và gây điếc tai người thợ khoan.
à Ô nhiễm tiếng ồn
Tiếng họp chợ ồn to, kéo dài gây ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh.
à Ô nhiễm tiếng ồn.
Kết luận
	Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to
 và kéo dài
..làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và
sinh hoạt
........................................... của con người.
- Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.
C2 . Những trường hợp nào sau đây có ô nhiễm tiếng ồn ?
A. Tiếng hét rất to sát tai.
B. Làm việc cạnh máy xay thóc, gạo, ngô 
C. Nhà ở cạnh chợ.
D. Bệnh viện, trạm xá ở cạnh chợ.
Tác hại của ô nhiễm tiếng ồn ? 
Tác động lâu dài của tiếng ồn đối với con người sẽ gây ra bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh, cũng như làm trầm trọng thêm các bệnh về tim mạch và huyết áp cao. 
Ở nhiều nước phương Tây, theo tính toán của các chuyên gia, do tác động của tiếng ồn, đã có tới 1/4 dân số phải dùng thuốc ngủ thường xuyên 
- Tiếng ồn còn là nguyên nhân làm giảm thính lực của con người, gây điếc tai.
 - Làm tăng các bệnh thần kinh và cao huyết áp đối với những người lớn tuổi. 
- Tác dụng liên tục của tiếng ồn có thể gây ra bệnh loét dạ dày. 
- Khi có tác động của tiếng ồn có thể dẫn tới giảm khả năng tập trung tư tưởng, giảm độ minh mẫn và giảm khả năng làm việc. 
II. Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn: 
	Để chống ô nhiễm tiếng ồn , đặc biệt là tiếng ồn giao thông , người ta thường dùng những biện pháp sau:
1/ Treo biển báo “cấm bóp còi” tại những nơi gần trường học, bệnh viện.
2/ Xây dựng tường bêtông ngăn cách khu dân cư với đường cao tốc.
3/ Trồng nhiều cây xanh để âm truyền đến gặp lá cây sẽ phản xạ theo các hướng khác nhau.
4/ Làm trần nhà, tường nhà dày bằng xốp, làm tường phủ dạ nhung để ngăn bớt âm truyền qua.
1/ Treo biển báo “cấm bóp còi” 
2/ Xây dựng tường bêtông 
3/ Trồng nhiều cây xanh 
4/ Làm trần nhà, tường nhà dày bằng xốp, làm tường phủ dạ nhung
C3: Từ những thông tin về các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn giao thông nêu trên, hãy điền các biện pháp cụ thể làm giảm tiếng ồn vào chỗ trống trong bảng sau:
bảng
1/ Để chống ô nhiễm tiếng ồn ta cần:
+ Làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra.
+ Ngăn chặn đường truyền âm.
+ Làm cho âm truyền theo hướng khác.
2/ Vật liệu cách âm: là những vật liệu được dùng để làm giảm tiếng ồn truyền đến tai ta.
C4 :
Hãy nêu tên một số vật liệu thường dùng để ngăn chặn âm, làm cho âm truyền qua ít
Trả lời: Gạch, bê tông, gỗ
b)	Hãy nêu tên một số vật liệu phản xạ âm tốt được dùng để cách âm.
Trả lời: Kính, lá cây
III. Vận dụng:
C5 : Hãy đề ra các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn đối với các H15.2, H15.3
+ Yêu cầu trong giờ làm việc tiếng ồn máy khoan phát ra không quá 80dB.
+ Người thợ khoan cần đeo cái bịt tai lúc làm việc.
	Đóng các cửa phòng học, xây tường chắn, trồng cây xung quanh, chuyển lớp học hoặc chợ đi chỗ khác.
C6 : Hãy chỉ ra trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn gần nơi em sống và đề ra một vài biện pháp chống sự ô nhiễm tiếng ồn đó. 
Tiếng loa phóng thanh quá lớn.
Tiếng hát Karaoke kéo dài suốt ngày.
Bài tập
1/ Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn?
a.Tiếng sấm rền.
b.Tiếng xình xịch của bánh tảu hoả đang chạy.
c.Tiếng sóng biển ầm ầm.
d.Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài.
Bài tập
2/ Vật liệu nào dưới đây thường không được dùng để làm vật cách âm giữa các phòng ?
a. Tường bêtông.
b. Cửa kính hai lớp.
c. Rèm treo tường.
d. Cửa gỗ.
Dặn dò:
Học bài
Làm bài tập 15.1, 15.4, 15.5, 15.6

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 15. Chống ô nhiễm tiếng ồn (2).doc