Giáo án Vật lý 7 - Chương 1: Quang học - Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng - Ngũ Thị Thuận - Trường THCS Liêng Trang

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức :

- Nhận biết được bóng tối , bóng nửa tối và giải thích

- Giải thích được vì sao có nhật thực và nguyệt thực

2. Kỹ năng: Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực,.

 3. Thái độ: HS có tính cẩn thận, yêu thích bộ môn.

II. CHUẨN BỊ :

Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:

 - đèn pin, 1 bóng đèn điện lớn, một vật cản bằng bìa, 1 màn chắn sáng

 - 1 hình vẽ nhật thực, nguyệt thực (1 bộ thí nghiệm nhật thực, nguyệt thực).

  Học sinh: Đọc và nắm trước các nội dung của bài 3

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1287Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Chương 1: Quang học - Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng - Ngũ Thị Thuận - Trường THCS Liêng Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:03 Ngày Soạn : 27/08/2011
Tiết : 03 Ngày dạy : 29/08/2011
BÀI 3:ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT 
TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức :
- Nhận biết được bóng tối , bóng nửa tối và giải thích 
- Giải thích được vì sao có nhật thực và nguyệt thực 
2. Kỹ năng: Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực,...
	3. Thái độ: HS có tính cẩn thận, yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ : 
õGiáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:
 - đèn pin, 1 bóng đèn điện lớn, một vật cản bằng bìa, 1 màn chắn sáng
 - 1 hình vẽ nhật thực, nguyệt thực (1 bộ thí nghiệm nhật thực, nguyệt thực).
	õ Học sinh: Đọc và nắm trước các nội dung của bài 3 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	õ HĐ1: Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập 
Hoạt động điều khiển của GV
Hoạt động của HS
Kết quả cần đạt
Yêu cầu 1 HS trả lời các câu hỏi sau:
? Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng?
? Tia sáng được biểu diễn như thế nào?
? Các loại chùm sáng? Đặc điểm của các loại chùm sáng?
- GV: Tại sao thời xưa con người đã biết nhìn vị trí bóng nắng để biết giờ trong ngày , còn gọi là đồng hồ mặt trời ?
àChúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay
- HS chú ý lắng nghe và trả lời cá nhân.HS khác nhận xét.
.
I/ Bóng tối – Bóng nửa tối: 
Thí nghiệm 1: Hình 3.1.
C1: Phần màu đen không nhận được ánh sáng từ nguồn tới vì ánh sáng truyền theo đường thẳng bị vật chắn lại.
Nhận xét:  Nguồn 
Thí nghiệm 2: Hình 3.2
C2: Trên màn chắn ở sau vật cản vùng 1 là bóng tối, vùng 3 sáng đầy đủ, vùng 2 chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng nên không sáng bằng vùng 3.
Nhận xét:  Một phần của nguồn sáng 
	õ HĐ2 : Bóng tối - Bóng nửa tối.
Thí nghiệm 1:
- Hình vẽ 3.1 dụng cụ TN gồm có những gì?
GV hướng dẫn hs làm thí nghiệm
- yêu cầu hs lên nhận dụng cụ và tiến hành
GV quan sát và hướng dẫn các nhóm
- Yêu cầu hs trả lời C1 – gv nhận xét
- Yêu cầu HS làm nhận xét
à khi đặt một vật trước 1 nguồn sáng thì ta thu được một vùng tối trên màn, ngoài ra ta còn thu được gì nũa? Vào TN2
Thí nghiệm 2:
Yêu cầu HS làm thí nghiệm2 " hiện tượng có gì khác hiện tượng ở thí nghiệm 1 
* Giữa thí nghiệm 1 và 2 , bố trí dụng cụ thí nghiệm có gì khác nhau ?
* Nguyên nhân có hiện tượng đó ?
* Độ sáng của các vùng như thế nào ?
- Yêu cầu HS từ thí nghiệm rút ra nhận xét 
*Bóng tối khác bóng nửa tối ntn ? 
- HS có thể trả lời : đèn pin, miếng bìa và màn chắn
- HS tiến hành làm TN theo nhóm quan sát hiện tượng trên màn chắn rồi trả lời C1
C1: Vùng màu đen hoàn toàn là vùng tối, vùng còn lại là vùng sáng.Vùng màu đen hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn tới vì ánh sáng truyền theo đường thẳng bị vật sáng chặn lại.
- Nhận xét: ....nguồn sáng.....
- HS làm TN2 
- Nguồn sáng ở TN2 là nguồn sáng rộng
C2: 3 vùng: vùng bóng tối, vùng được chiếu sáng đầy đủ và 1 vùng chỉ nhận được 1 phần của nguồn sáng.
- Nhận xét: .....1 phần của nguồn sáng.......
- HS trả lời
II/ Nhật thực – Nguyệt thực:
Nhật thực: 
Đứng chỗ bóng tối, không nhìn thấy mặt trời ta gọi là có nhật thực toàn phần.
Đứng ở chỗ bóng nửa tối, nhìn thấy một phần mặt trời gọi là có nhật thực một phần.
C3: Nơi có nhật thực toàn phần nằm trong vùng bóng tối của mặt trăng che khuất không có ánh sáng mặt trời chiếu tới vì thế đứng ở đó ta không nhìn thấy mặt trời và trời tối lại.
Nguyệt thực:
Khi mặt trăng bị trái đất che không được mặt trời chiếu nữa lúc đó ta không nhìn thấy mặt trăng ta nói có nguyệt thực.
C4: Vị trí 1 có nguyệt thực, vị trí 2 và 3 trăng sáng. 
	õHĐ3 : Hình thành khái niệm nhật thực- nguyệt thực 
- GV: Em hãy trình bày quỹ đạo chuyển động của Mặt trăng, Mặt trời và Trái đất ? 
- Đưa mô hình hoặc hình vẽ quỹ đạo chuyển động của Mặt trăng , Mặt trời và Trái đất 
- Khi Mặt trời , Mặt trăng, Trái đất , nằm trên cùng 1 đường thẳng . Yêu cầu HS vẽ tia sáng từ mặt trời chiếu đến trái đất .Chỉ ra vùng bóng đen trên Trái đất . Thông báo hiện tượng nhật thực 
* Trả lời câu hỏi C3 
- GV treo tranh 3.4 và thông báo hiện tượng nguyệt thực 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi C4 
- HS có thể trả lời: MT quay xung quanh TĐ, TĐ quay xung quanh Mặt trời
Mặt trời , Mặt trăng, Trái đất , nằm trên cùng 1đường thẳng, HS vẽ đường truyền tia sáng 
+ Nguồn sáng : Mặt trời 
+ Mặt trăng : vật cản 
+ Trái đất: màn chắn 
HS trả lời lệnh C3: Nơi có nhật thực toàn phần nằm trong vùng bóng tối của mặt trăng, bị mặt trăng che khuất không cho ánh sáng mặt trời chiếu đến ví thế đứng ở đó ta không nhìn thấy mặt trời và thấy trời tối lại 
- HS chú ý quan sát và lắng nghe
C4: Vị trí 1: Nguyệt thực
 Vị trí 2,3: Trăng sáng
III/ Vận dụng:
C5: Bóng tối và bóng nửa tối thu hẹp lại hơn khi miếng bìa gần sát màn chắn thì hầu như không còn bóng tối nữa, chỉ còn bóng tối rõ nét.
C6: Dùng vở không che kín được đèn ống, bàn nằm trong vùng bóng nửa tối sau quyển vở, nhận được một phần ánh sáng của đèn truyền tới nên vẫn đọc được sách.
	õHĐ4: Vận dụng - Củng cố- Dặn dò
1. Vận dụng : 
´ Làm thí nghiệm câu C5 
-Hs vẽ hình vào vở 
´ Trả lời lệnh C6 
- HS trả lời lệnh C5 , C6 
IV. Củng cố : 
- Yêu cầu HS đọc:”có thể em chưa biết”
HS trả lời bằng phiếu học tập
Nguyên nhân chung gây hiện tượng nhật thực – nguyệt thực là gì ?
V.Dặn dò : Học bài và làm bài tập từ 3.1 ->3.8 SBT
VI.RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng - Ngũ Thị Thuận - Trường THCS Liêng Trang.doc