Giáo án Vật lý 7 - Chương 3: Điện học - Bài 25: Hiệu điện thế

A.MỤC TIÊU.

1) Kiến thức.

- Nêu được : giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế

- Nêu được : khi mạch hở, hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy ( còn mới ) có giá trị bằng số vôn ghi trên vỏ mỗi nguồn điện này.

- Nêu được đơn vị đo của hiệu điện thế.

2) Kĩ năng.

- Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy trong một mạch hở

3) Thái độ.

- Yêu thích môn học, nghiêm túc trong hoạt động nhóm.

B. CHUẨN BỊ

1) Giáo viên:

- Một số loại pin và acquy, trên đó có ghi số vôn

- Một đồng hồ vạn năng.

 

docx 13 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 3622Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Chương 3: Điện học - Bài 25: Hiệu điện thế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 25: HIỆU ĐIỆN THẾ
Tiết PPCT: 28
Ngày
Lớp
7a1
7a2
A.MỤC TIÊU.
1) Kiến thức.
- Nêu được : giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế
- Nêu được : khi mạch hở, hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy ( còn mới ) có giá trị bằng số vôn ghi trên vỏ mỗi nguồn điện này.
- Nêu được đơn vị đo của hiệu điện thế.
2) Kĩ năng.
- Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy trong một mạch hở
3) Thái độ.
- Yêu thích môn học, nghiêm túc trong hoạt động nhóm.
B. CHUẨN BỊ
1) Giáo viên: 
- Một số loại pin và acquy, trên đó có ghi số vôn
- Một đồng hồ vạn năng.
2) Học sinh:
- 1 pin 3V hoặc 2 pin 1,5V với hộp đựng;
- 1 vôn kế có GHĐ 5V và có ĐCNN là 0,1V;
- 1 bóng đèn pin ( loại 2,5V – 1W ) lắp sẵn vào đế đèn;
- 1 công tắc;
- 7 đoạn dây đồng có vỏ bọc cách điện, mỗi đoạn dài khoảng 30cm;
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
1) Ổn định , kiểm tra kiến thức cũ: (4’)
Câu 1: 7a2 
- Dùng dụng cụ gì để đo cường độ dòng điện ?
- Đơn vị đo cường độ dòng điện là gì ?
- Đổi đơn vị : 	3A = . . . . . . . mA
	2mA = . . . . . . A
Câu 2 : 7a1
- Đơn vị đo cường độ dòng điện là gì? Kí hiệu? Dùng dụng cụ nào để đo.
- Muốn đo cường độ dòng điện ta cần mắc ampe kế vào mạch như thé nào?
- Đổi đơn vị: 0,275A=....................... mA
	270 mA=.......................A
Đáp án:
- Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế, kí hiệu A
- Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe 
- Muốn đo cường độ dòng điện ta cần mắc ampe kế vào mạch điện kín gồm các thiết bị điện, cực dương của ampe kế với cực dương của nguồn điện.
- 3A = 3000mA
- 2mA = 0,002A
- 0,275A=275mA
- 270 mA=0,270A
2) Giảng kiến thức mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập(3’)
Nguồn điện có tác dụng gì ? Hãy nêu ví dụ về nguồn điện? Bạn Nam cần 1 chiếc pin. Trên mỗi pin lại có ghi số vôn khác nhau. Vậy vôn là gì ? Cần dùng nguồn điện bao nhiêu là phù hợp với đèn pin...
HĐ2: Tìm hiểu hiệu điện thế và đơn vị hiệu điện thế .(5’)
Thông báo nội dung về hiệu điện thế và đơn vị hiệu điện thế. 
-Nguồn điện tạo ra sự nhiễm điện khác nhau ở hai cực của nó. Người ta nói giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế. 
-Hiệu điện thế được kí hiệu bằng chữ U. 
-Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn, kí hiệu V; Người ta còn dùng đơn vị milivôn (mV) hoặc kilôvôn (kV). Ghi bảng.
1mV = 0,001 V ; 1kV = 1000V.
-Yêu cầu HS thực hiện câu C1 (SGK).
C1: Hãy ghi các giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi chưa mắc vào mạch điện.
Pin tròn: .V
Acquy của xe máy:..V
+GV thông báo nguôn điện trong nhà cho HS nắm rõ
Giữa hai lỗ của ổ lấy điện trong nhà: 220V
-GV: Ở các dụng cụ như ổn áp, máy biến thế còn có các ổ lấy điện ghi 220V, 110V, 12V, 9V,
HĐ3: Tìm hiểu vôn kế.(6’)
-GV thông báo công dụng của vôn kế.
+Vôn kế là dụng cụ dùng để đo hiệu điện thế.
-Yêu cầu HS quan sát vôn kế và cho biết đặc điểm để nhận biết vôn kế với các đồng hồ đo điện khác.
- GV yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu C2.1 ; C1.2 ; C1.3 (GV treo bảng 1 lên bảng và HS lên điền vào bảng) , C1.4 và C1.5 
C2: Tìm hiểu vôn kế.
1.Trên mặt vôn kế có ghi chữ gì ?
2.Trong các vôn kế ở hình 25.2, vôn kế nào dùng kim, vôn kế nào hiện số ?
3.Cho bảng 1 ( trang 69). Ghi đầy đủ vào bảng.
4.Ở các chốt nối dây dẫn của vôn kế có ghi dấu gì ? Hình 25.3.
5.Hãy nhận biết chốt điều chỉnh kim của vôn kế mà em có.
- Hãy so sánh những điểm giống và khác nhau trong cách mắc Ampe kế và Vôn kế
HĐ4: Đo hiệu điện thế giữa hai cực để hở của nguồn điện. (18’)
Cho học sinh thu thập thông tin từ sách giáo khoa ở nội dung mục III.
V
-GV nêu kí hiệu của vôn kế trên sơ đồ mạch điện. + -
1.Yêu cầu 1 HS lên bàng vẽ sơ đồ mạch điện hình 25.3 , HS khác vẽ vào vở, (ghi các chốt nối của vôn kế với nguồn)
-GV điều khiển lớp thảo luận làm theo nhóm trả lời các câu còn lại
2.Kiểm tra xem vôn kế của nhóm em có giới hạn đo là bao nhiêu, có phù hợp để đo hiệu điện thế 6V hay không ?
3.Kiểm tra hoặc điều chỉnh để kim vôn kế chỉ đúng vạch số 0 và mắc mạch điện như hình 25.3.
4.Công tắc bị ngắt và mạch hở. Đọc và ghi số chỉ của vôn kế vào bảng 2 đối với pin 1, pin 2.
C3: Từ bảng 2, so sánh số vôn ghi trên vỏ pin với số chỉ của vôn kế và rút ra kết luận.
-Yêu cầu HS rút ra kết luận từ TN trên
-GV nhận xét thống nhất cho HS ghi vào vở
-Giới thiệu thêm về cách sử dụng đồng hồ vạn năng ở chức năng đo HĐT.
HĐ5: Vận dụng( 5’)
-Gọi 4 HS lên bảng làm câu C4
C4: Đổi đơn vị cho các giá trị 
-Gọi HS khác nhận xét
C5: Hình 25.4. Cho biết:
Dụng cụ này có tên là gì ? Kí hiệu nào trên dụng cụ cho biết điều đó ?
GHĐ và ĐCNN của dụng cụ ?
Kim ở vị trí 1 chỉ giá trị bao nhiêu ?
Kim ở vị trí 2 chỉ giá trị bao nhiêu ?
C6: Dùng vôn kế nào là phù hợp nhất để đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện đã cho ?
-Qua từng câu trả lời của HS, GV nhận xét và thống nhất đáp án.
-HS lắng nghe 
HS thu thập thông tin từ thông báo của GV , SGK , Xem lại hình 19.2 trang 54 SGK ghi số vôn tương ứng với các nguồn điện.
-HS quan sát lại hình 19.2 hoặc những nguồn điện để ghi số vôn tương ứng bên dưới
C1: 
Pin tròn: 1.5 V.
Acquy của xe máy: 6V hoặc 12V.
Giữa hai lỗ của ổ lấy điện trong nhà: 220V.
-Cách nhận biết và đặc điểm của vôn kế:
+Trên mặt vôn kế có ghi chữ V.
+Có hai chốt nối dây: chốt (+) và chốt (-).
+Chốt điều chỉnh kim của vôn kế về vạch số 0.
-Học sinh thu thập thông tin từ sách giáo khoa, làm việc theo các mục 1, 2, 3, 4, 5 của câu C2.
Trên mặt vôn kế có ghi chữ V.
Vôn kế hình 25.2a và b dùng kim. Vôn kế hình 25.2c hiện số.
Vôn kế
GHĐ
ĐCNN
Hình 25.2a
300V
25V
Hình 25.2b
20V
2,5V
Mỗi chốt của vôn kế có ghi dấu “+” (cực dương) và dấu “-” (cực âm).
(Học sinh trả lời, giáo viên xác nhận và bổ sung).
* Giống : Đều mắc theo đúng chốt (+) và (-) tương ứng với cực dương và âm của nguồn 
 Các chốt điều chỉnh cũng thực hiện tương tự .
* Khác : Ampe kế mắc nối tiếp, Vôn kế mắc song song
Học sinh làm việc theo nhóm, trả lời các mục 1, 2, 3, 4, 5 của câu C3.
1. HS vẽ sơ đồ mạch điện
V
	+	-
 + -
2.Học sinh trả lời theo thực tế dụng cụ đo.
3.Nhóm tự kiểm tra, điều chỉnh kim và mắc mạch điện theo sơ đồ trên.
4.Nhóm học sinh thí nghiệm và ghi số liệu vào bảng 2.
-HS làm TN và ghi kết quả vào bảng 2, dựa vào kết quả đó trả lời câu C3
C3: Số chỉ của vôn kế bằng số vôn ghi trên vỏ nguồn điện.
-Kết luận: Số chỉ của vôn kế bằng số chỉ vôn ghi trên vỏ nguồn điện.
C4: 
2.5V = 2500mV
6kV = 6000V
110V = 0,110kV
1200mV = 1.2V
-HS quan sát hình 25.4 SGK trả lời C5
Dụng cụ này là vôn kế. Kí hiệu chữ V trên dụng cụ cho biết điều đó.
GHĐ là 45V và ĐCNN là 1V.
Kim ở vị trí 1 chỉ giá trị là 3V.
Kim ở vị trí 2 chỉ giá trị là 42V.
C6: -GHĐ 5V đo nguồn điện có số ghi ở vỏ 1.5V.
-GHĐ 10V đo nguồn điện có số ghi trên vỏ là 6V.
-GHĐ 20V đo nguồn điện có số ghi trên vỏ 12V.
Bài 25: HIỆU ĐIỆN THẾ
I.Hiệu điện thế 
- Nguồn điện tạo giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.
- Kí hiệu: U.
- Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là V.
Ngoài ra còn dùng: mV, kV
1mV = 0,001V
1KV = 1000V
II. Vôn kế 
-Hiệu điện thế được đo bằng vôn kế.
III. Đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi mạch hở.
-Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch.
IV. Vận dụng
C4: 
2.5V = 2500mV
6kV = 6000V
c.110V = 0,110kV
d.1200mV = 1.2V
C5: -Dụng cụ này là vôn kế. Kí hiệu chữ V trên dụng cụ cho biết điều đó.
-GHĐ là 45V và ĐCNN là 1V.
-Kim ở vị trí 1 chỉ giá trị là 3V.
-Kim ở vị trí 2 chỉ giá trị là 42V.
C6: -GHĐ 5V đo nguồn điện có số ghi ở vỏ 1.5V.
-GHĐ 10V đo nguồn điện có số ghi trên vỏ là 6V.
-GHĐ 20V đo nguồn điện có số ghi trên vỏ 12V.
 3) Cũng cố bài giảng(3’ )
-HĐT là gì, đơn vị đo?
- GV vẽ 1 mạch điện gồm 1 nguồn điện , 1 công tắc và 1 bóng đèn mắc nối tiếp .Yêu cầu HS vẽ cách mắc Ampe kế và Vôn kế để đo hiệu điện thế giữa 2 đầu nguồn điện và cường độ dòng điện trong mạch
-Đọc phần “Có thể em chưa biết”.
 4) Hướng dẫn học tập ở nhà( 1’ )
- Học bài theo nội dung ghi nhở ở SGK.
- Nắm cách đo HĐT giữa 2 đầu nguồn điện của mạch điện hở.
- Xem nội dung có thể em chưa biết (SGK).
- Làm bài tập ở SBTVL7.
- Chuẩn bị bài học mới.
D. RÚT KINH NGHIỆM
 Ngày tháng năm
 KÍ DUYỆT CỦA TTCM
BÀI 26: HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DỤNG CỤ
DÙNG ĐIỆN
 Tiết PPCT: 31
Ngày
Lớp
7a1
7a2
A.MỤC TIÊU.
1) Kiến thức.
- Nêu được khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn.
- Nêu được rằng một dụng cụ dùng điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng nó đúng với hiệu điện thế định mức được ghi trên dụng cụ đó.
2) Kĩ năng.
- Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện và vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn trong mạch điện kín.
3) Thái độ.
- Yêu thích môn học, nghiêm túc trong hoạt động nhóm, an toàn khi sử dụng điện.
B. CHUẨN BỊ
1) Giáo viên: 
- Chuẩn bị ĐDDH đầy đủ
2) Học sinh:
- 2 pin loại 1,5V với giá đựng;
- 1 vôn kế có GHĐ 5V và ĐCNN 0,1V;
- 1 ampe kế có GHĐ 0,5A và ĐCNN 0,01A;
- 1 bóng đèn pin ( loại 2,5V – 1W ) lắp sẵn vào đế đèn
- 1 công tắc
- 7 đoạn dây đồng có vỏ bọc cách điện, mỗi đoạn dài khoảng 30cm
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
1) Ổn định , kiểm tra kiến thức cũ: (3’)
- Vôn kế dùng để làm gì? Cách nhận biết? Kí hiệu, đơn vị?
- Cách mắc vôn kế để đo HĐT giữa 2 cực của nguồn điện?
Đáp án:
- Vôn kế dùng để đo HĐT, trên mỗi vôn kế có ghi chữ V, HĐT kí hiệu là chữ U, đơn vị là vôn
- Để đo HĐT giữa 2 cực của nguồn điện ta mắc vôn kế song song với nguồn điện đó.
2) Giảng kiến thức mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập.(3’)
- GV đưa ra 1 bóng đèn dây tóc (loại có HĐT định mức 220V) 
 - Hãy nêu ý nghĩa của con số đó ?
 - Trên các dụng cụ dùng điện thường có ghi số Vôn . Ý nghĩa của con số này là gì ? Bài học hôm nay sẽ cho ta biết điều này 
 HĐ2: Đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn (20’) 
Làm thí nghiệm 1. 
- Yêu cầu HS mắc mạch điện thí nghiệm như hình 26.1 , làm thí nghiệm và trả lời câu C1 
C1: Quan sát số chỉ của vôn kế. Nêu nhận xét về hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn khi chưa mắc vào mạch.
- GV nhận xét câu trả lời của HS 
 - Vậy số vôn ghi trên bóng đèn có phải là hiệu điện thế được tạo ra giữa hai chốt của bóng đèn không ?
 - Yêu cầu HS đọc phần 2. trong SGK 
 Làm thí nghiệm 2. (Hình 26.2)
Thông báo: Mọi thiết bị điện không tự nó tạo ra hiệu điện thế giữa hai đầu của nó. Để bóng đèn sáng, ta phải mắc bóng đèn vào nguồn điện, nghĩa là phải đặt một hiệu điện thế vào hai đầu bóng đèn.
- GV treo hình 26.2 lên bảng 
 - GV hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm , chú ý lấy kết quả đo HĐT và CĐDĐ khi dùng 1 pin ,2 pin , khi mạch kín và khi mạch hở (4 trường hợp)
 - Yêu cầu HS mắc mạch điện như hình 26.2 , thực hiện thí nghiệm như SGK hướng dẫn , ghi kết quả vào bảng 1 , trả lời câu C2 và C3 
Lưu ý học sinh: Mắc chốt (+) của ampe kế và vôn kế về phía cực dương của nguồn điện, hai chốt của vôn kế được mắc trực tiếp vào hai đầu bóng đèn.
C2: Đọc và ghi số chỉ của ampe kế, của vôn kế khi ngắt và khi đóng công tắc vào bảng 1. Tiến hành tương tự với nguồn 1 pin. - GV yêu cầu HS lên bảng , ghi kết quả thí nghiệm vào bảng 1 
- Yêu cầu HS nhận xét bảng kết quả trên bảng 
- Yêu cầu HS từ kết quả thí nghiệm 1 và 2 trả lời câu C3 
 - GV điều khiển HS thảo luận thống nhất câu trả lời 
 C3: Từ kết quả 2 thí nghiệm trên, viết đầy đủ câu sau:
Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng không thìdòng điện chạy qua bóng đèn.
Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng.thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng
-GV nhận xét
- Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện là giá trị HĐT định mức . Dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường nếu được sử dụng ở HĐT đó , nếu quá mức đó thì dụng cụ điện sẽ bị hư hỏng 
 - GV đưa ra 1 bóng đèn tròn(220V) , yêu cầu HS nêu giá trị HĐT định mức 
 - Đèn sẽ hoạt động bình thường khi mắc vào HĐT là bao nhiêu ? Nếu quá HĐT này thì hiện tượng gì sẽ xảy ra ?
-Cho học sinh thu thập thông tin về hiệu điện thế định mức.
C4: Một bóng đèn có ghi 2.5V. Hỏi phải mắc đèn này vào hiệu điện thế là bao nhiêu để nó sáng bình thường ?
-Yêu cầu HS nhận xét
HĐ3: Tìm hiểu sự tương tự giữa hiệu điện thế và sự chênh lệch mức nước.(5’)
-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm hoàn thành C5.
-Hướng dẫn các nhóm thảo luận câu trả lời C5.
C5: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống.
Bơm
+
-
-Gọi nhóm HS khác nhận xét, bổ sung nếu cần. GV nhận xét và thống nhất đáp án.
HĐ4: Vận dụng. (10’)
GV: Yêu cầu HS thực hiện các câu C6, C7, C8 (SGK).
C6: Trong những trường hợp nào dưới đây có hiệu điện thế bằng không?(Không có hiệu điện thế).
Giữa hai đầu bóng đèn điện đang sáng.
Giữa hai cực của pin còn mới.
Giữa hai đầu của bóng đèn pin được tháo rời khỏi đèn pin.
Giữa hai cực của acquy đang thắp sáng đèn của xe máy.
C7: Khi công tắc ngắt, giữa hai điểm nào có hiệu điện thế ? (hình 26.4)
C8: Vôn kế trong sơ đồ nào ở hình 26.5 có số chỉ khác không ?
Cần yêu cầu HS nêu lí do vì sao chọn đáp án đó
- Nêu còn nhiều thời gian có thể cho HS trả lời câu C7 bằng thực nghiệm
-GV nhận xét từng câu trả lời đó.
- HS quan sát bóng đèn , đọc số Vôn ghi trên bóng đèn 
 - HS suy nghĩ
Nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm 1 quan sát và trả lời 
C1: Giữa hai đầu bóng đèn khi chưa mắc vào mạch có hiệu điện thế bằng không.
U=0
-Dựa trên kết quả trên HS trả lời: số vôn ghi trên bóng đèn không phải là hiệu điện thế tạo ra giữa hai chốt bóng đèn
- HS đọc phần 2 trong SGK
 - HS quan sát hình 26.2 
 - HS theo dõi GV hướng dẫn 
A
V
+
-
+
-
+
-
K
-HS làm thí nghiệm theo nhóm với các bước theo yêu cầu của SGK. 
Hình 26.2
C2: Số liệu do học sinh đo đạc thực tế.
 KQ đo
Loại 
mạch điện
Số chỉ của vôn kế (V)
Số chỉ của ampe kế (A).
Nguồn điện một pin
Mạch hở
U0=
I0=
Mạch kín
U1=
I1=
Nguồn điện hai pin
Mạch kín
U2=
U2=
- HS ghi kết quả thí nghiệm vào bảng 1 
- HS nhận xét và bổ sung câu trả lời nếu có 
- HS đọc và trả lời câu C3 
C3: 
Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng không thì không có dòng điện chạy qua bóng đèn.
Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn ( nhỏ) thì dòng điện chạy qua bóng đèn càng lớn (nhỏ).
-HS nghe
- HS đọc HĐT định mức của bóng đèn 
- Mắc vào HĐT là 220V , nếu quá HĐT này thì dây tóc bóng đèn sẽ bị đứt .
-Học sinh tham khảo nội dung về hiệu điện thế định mức để trả lời câu C4.
C4: Mắc đèn này vào hiệu điện thế 2.5V để nó sáng bình thường.
-HS nhận xét
Nhóm học sinh làm các phần a, b, c của câu C5.
C5: 
Khi có sự chênh lệch mức nước giữa hai điểm A và B thì có dòng nước chảy từ A tới B.
Khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn.
Máy bơm nước tạo ra sự chênh lệch mức nước tương tự như nguồn điện tạo ra hiệu điện thế.
-HS thảo luận nhóm và trả lời câu C6, C7, C8.
C6: C. Giữa hai đầu của bóng đèn pin được tháo rời khỏi đèn pin.
C7:A. Giữa hai điểm A và B.
C8: Vôn kế trong sơ đồ C. 
 Bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện. 
I.Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn:
1.Bóng đèn chưa mắc vào mạch điện.
2.Bóng đèn được mắc vào mạch điện.
KẾT LUẬN CHUNG
-Trong mạch điện kín, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tạo ra dòng điện chạy qua bóng đèn đó.
-Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn.
-Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức để dụng cụ đó hoạt động bình thường.
II.Sự tương tự giữa hiệu điện thế và sự chênh lệch mức nước
C5:
1. .....chênh lệch mực nước.............
 .... dòng nước.
2. ... hiệu điện thế ......
 ... dòng điện .....
3. ....chênh lệch mực nước.... hiệu điện thế.
III.Vận dụng.
C6: C. Giữa hai đầu của bóng đèn pin được tháo rời khỏi đèn pin.
C7:A. Giữa hai điểm A và B.
C8: Vôn kế trong sơ đồ C. 
 3) Cũng cố bài giảng(3’ )
- Nêu nội dung ghi nhớ của bài học.
- Khi sử dụng bóng đèn để thắp sáng cần lưu ý những điểm nào?
- Nêu quy tắc sử dụng vôn kế và ampe kế?
- Nói bóng đèn hoạt động bình thường có nghĩa như thế nào?
-Đọc phần “Có thể em chưa biết”.
-GV nhấn mạnh điểm cần lưu ý để đảm bảo an toàn và bền lâu khi sử dụng các thiết bị điện.
 4) Hướng dẫn học tập ở nhà( 1’ )
- Học bài theo nội dung ghi nhớ của bài học.
- Làm các bài tập còn lại ở SBTVL7.
- Xem nội dung có thể em chưa biết.
- Chuẩn bị bài học mới.
-Viết sẵn mẫu báo cáo thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp (tr 78-SGK), hoàn thành bảng 1 ở nhà.
D. RÚT KINH NGHIỆM
. ....	
 Ngày tháng năm
 KÍ DUYỆT CỦA TTCM

Tài liệu đính kèm:

  • docxBài 25. Hiệu điện thế.docx