Giáo án Vật lý lớp 7 - Bài 2 - Sự truyền ánh sáng

Bài 2: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG

I – Mục tiêu:

 - Biết thực hiện một thí nghiệm đơn giản để xác định đường truyền của ánh sáng.

 - Phát biểu được đinh luật về sự truyền thẳng của ánh sáng.

 - Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên chỉ hướng.

 - Biết vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng để ngắm các vật thẳng hàng.

 - Nhận biết được ba loại chùm sáng (song song, hội tụ, phân kì).

II – Chuẩn bị:

 Đối với mỗi nhóm HS:

 - 1 đèn pin.

 - 1 ống trụ thẳng  = 3mm, 1 ống trụ cong không trong suốt.

 - 3 màn chắn có đục lỗ.

 - 3 cái đinh ghim (hoặc kim khâu).

III – Hoạt động dạy – học:

 1) Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số.

 

doc 6 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1101Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 7 - Bài 2 - Sự truyền ánh sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/08/2011
Ngày dạy: 24/08/2011
Tuần 2	
Tiết 2	
Bài 2: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
I – Mục tiêu:
 - Biết thực hiện một thí nghiệm đơn giản để xác định đường truyền của ánh sáng.
 - Phát biểu được đinh luật về sự truyền thẳng của ánh sáng.
 - Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên chỉ hướng.
 - Biết vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng để ngắm các vật thẳng hàng.
 - Nhận biết được ba loại chùm sáng (song song, hội tụ, phân kì).
II – Chuẩn bị:
 Đối với mỗi nhóm HS:
	- 1 đèn pin.
	- 1 ống trụ thẳng f = 3mm, 1 ống trụ cong không trong suốt.
	- 3 màn chắn có đục lỗ.
	- 3 cái đinh ghim (hoặc kim khâu).
III – Hoạt động dạy – học:
 1) Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
 2) Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi
Đáp án
1. Trong điều kiện nào, ta nhận biết được ánh sáng?
2. Khi nào ta nhìn thấy một vật?
3. Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? Cho ví dụ.
4. Làm bài tập 1.1, 1.2, 1.4, 1.5, 1.14.
1. Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi mở mắt và có ánh sáng truyền vào mắt ta.
2. Ta nhìn thấy 1 vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.
3. Nguồn sáng là những vật tự nó phát ra ánh sáng. Ví dụ: Mặt Trời, ngọn nến đang cháy, bóng đèn điện đang sáng, con đom đóm, 
Vật sáng bao gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Ví dụ: bông hoa, quyển vở đặt trên bàn, 
4. 1.1. C.
1.2. B.
1.4. Vì miếng bìa màu đen được đặt cạnh những vật sáng khác như bàn, ghế, 
1.5. Gương đó không phải nguồn sáng vì nó không tự phát ra ánh sáng mà chỉ hắt lại ánh sáng của Mặt Trời chiếu vào nó.
1.14. Mời bạn ấy vào phòng kín rồi tắt đèn xem bạn ấy có đọc được sách không.
	3) Giảng bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập (3 phút)
 Trong phòng tối, bật đèn lên ta thấy khắp nơi trong phòng đều sáng, quay mặt về hướng nào cũng thấy sáng. Vậy ánh sáng từ đèn phát ra đã đi theo đường nào để đến mắt ta khiến ta thấy ánh sáng?
Ä Yêu cầu HS đọc phần mở đầu bài và thử giải đáp thắc mắc của Hải?
- Để xem câu trả lời của bạn đúng hay sai chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
HĐ2: Nghiên cứu tìm quy luật về đường truyền của ánh sáng (10 phút)
Ä Thí nghiệm hình 2.1 cần những dụng cụ gì?
c Yêu cầu HS các nhóm làm thí nghiệm như hình 2.1, từ đó cho biết dùng ống cong hay ống thẳng sẽ nhìn thấy dây tóc bóng đèn pin phát sáng.
 Hãy đọc và trả lời C1.
 Từ đây hãy dự đoán xem ánh sáng đi theo đường nào đến mắt ta?
 Vì sao nhìn theo ống cong lại không nhìn thấy?
Ä Để kiểm tra xem dự đoán của các em có đúng không ta sẽ thảo luận C2, làm một thí nghiệm kiểm tra như hình 2.2.
 Để lệch 1 trong 3 tấm bìa, có nhìn thấy dây tóc bóng đèn pin phát sáng không?
 Vậy phải làm thế nào để thấy được dây tóc của bóng đèn pin đang phát sáng?
 Làm thế nào để xác định được 3 lỗ đó thẳng hàng hay không?
 Vậy khi không dùng ống thì ánh sáng trong không khí truyền vào mắt ta theo đường nào?
Ä Qua các thí nghiệm trên hãy rút ra kết luận.
HĐ3: Khái quát hóa kết quả nghiên cứu, phát biểu định luật (4 phút)
- GV thông báo: Môi trường không khí, nước, tấm kính trong suốt. Mọi vị trí trong môi trường đó đều có tính chất như nhau gọi là môi trường đồng chất hay đồng tính.
- GV thông báo: Khi làm thí nghiệm tương tự với các môi trường như nước, thủy tinh cũng thu được kết quả tương tự. Do đó ta có thể phát biểu thành định luật truyền thẳng của ánh sáng như sau:
Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
HĐ4: GV thông báo từ ngữ mới: tia sáng và chùm sáng (13 phút)
Ta đã biết ánh sáng truyền theo đường thẳng, vì thế người ta quy ước: biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng 1 đường thẳng có mũi tên để chỉ hướng gọi là tia sáng.
Ä Hãy quan sát hình 2.3 và cho biết tia sáng từ đèn phát ra được biểu diễn bằng đường nào?
Ä Ta đã biết ánh sáng truyền đi theo đường thẳng, nhưng trong thực tế ta không nhìn thấy ánh sáng trên đường đi của nó. Do đó hãy làm thí nghiệm như hình 2.4 để biết được đường truyền của ánh sáng.
- Vệt sáng đó cho ta hình ảnh về đường truyền của ánh sáng.
 Đường thẳng thì không có kích thước, còn vệt sáng ta nhìn thấy như trong hình 2.4 thì có bề dày xác định. Vậy vệt sáng đó có phải là tia sáng không? Vì sao?
- Một vệt sáng dù hẹp cũng gồm nhiều tia sáng ta gọi là chùm sáng.
- Trong thực tế, ta không thể nhìn thấy một tia sáng mà chỉ nhìn thấy chùm sáng gồm rất nhiều tia sáng hợp thành. Một chùm sáng hẹp gồm nhiều tia sáng song song có thể coi là một tia sáng.
GV làm thí nghiệm giới thiệu 3 loại chùm sáng. Yêu cầu HS quan sát nêu đặc điểm để nhận biết 3 loại chùm sáng để trả lời C3.
HĐ5: Vận dụng (5 phút)
 Yêu cầu HS giải đáp thắc mắc của Hải nêu ở phần mở đầu bài.
 Yêu cầu HS đọc và trả lời C5
- Đường thẳng, đường cong.
- HS đọc và đưa ra các phương án trả lời.
- 1 đèn pin đang được bật sáng, 1 ống thẳng, 1 ống cong.
- Các nhóm HS làm thí nghiệm. Trả lời câu hỏi: dùng ống thẳng sẽ nhìn thấy dây tóc bóng đèn pin phát sáng.
- HS đọc và trả lời C1: Ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền trực tiếp đến mắt ta theo ống thẳng.
- Đường thẳng
- Vì ánh sáng đi theo đường thẳng bị ống cong chặn lại nên không đến được mắt.
HS lắng nghe.
HS tiến hành làm và không thấy dây tóc của bóng đèn pin đang phát sáng.
- Phải để 3 lỗ trên 3 tấm bìa thẳng hàng.
- Dùng 1 sợi chỉ luồn qua 3 lỗ A, B, C rồi căng dây hoặc luồn 1 que nhỏ thẳng qua 3 lỗ đó.
- Trong môi trường không khí ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
HS rút ra kết luận.
HS lắng nghe.
HS lắng nghe GV thông báo định luật và phát biểu lại định luật đó.
HS lắng nghe thông báo.
Bằng đường thẳng có hướng SM.
Các nhóm HS làm thí nghiệm như hình 2.4 thì thu được 1 vệt sáng hẹp gần như 1 đường thẳng.
Không. Vì tia sáng không có kích thước cong vệt sáng có kích thước khá to.
HS lắng nghe thông báo của GV.
HS lắng nghe thông báo của GV.
HS đọc và trả lời C3:
a) Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
b) Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
a) Chùm sáng phân kỳ gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
HS trả lời: có thể làm thí nghiệm như hình 2.1 SGK và nhận thấy ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
- HS đọc và trả lời C5: Đầu tiên cắm 2 cây kim thẳng đứng trên một tờ giấy. Dùng mắt ngắm sao cho cây kim thứ nhất che khuất cây kim thứ hai. Sau đó di chuyển cây kim thứ ba đến vị trí bị kim một che khuất. Vậy ba kim đó thẳng hàng vì theo định luật truyền thẳng của ánh sáng thì ánh sáng truyền đi theo đường thẳng kim thứ nhất đóng vai trò vật cản che khuất nên ánh sáng của kim hai, kim ba không truyền vào mắt ta.
Tiết 2
Bài 2 : SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
I – Đường truyền của ánh sáng
Thí nghiệm (H.2.1 SGK/6)
Dùng ống thẳng sẽ nhìn thấy dây tóc bóng đèn pin phát sáng.
C1: Ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền trực tiếp đến mắt ta theo ống thẳng.
C2: Dùng 1 sợi chỉ luồn qua 3 lỗ A, B, C rồi căng dây hoặc luồn 1 que nhỏ xuyên thẳng qua 3 lỗ đó.
Kết luận: Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng.
Định luật truyền thẳng của ánh sáng:
Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
II – Tia sáng và chùm sáng
Biểu diễn đường truyền ánh sáng
Quy ước: là một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.
S
M
Tia sáng SM
Chùm sáng gồm rất nhiều tia sáng hợp thành. Một chùm sáng hẹp gồm nhiều tia sáng song song có thể coi là một tia sáng.
Ba loại chùm sáng
C3:
a) Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
b) Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
c) Chùm sáng phân kỳ gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
III – Vận dụng
C4: Có thể làm thí nghiệm như hình 2.1 SGK và nhận thấy ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
C5: Đầu tiên cắm 2 cây kim thẳng đứng trên một tờ giấy. Dùng mắt ngắm sao cho cây kim thứ nhất che khuất cây kim thứ hai. Sau đó di chuyển cây kim thứ ba đến vị trí bị kim một che khuất. Vậy ba kim đó thẳng hàng vì theo định luật truyền thẳng của ánh sáng thì ánh sáng truyền đi theo đường thẳng kim thứ nhất đóng vai trò vật cản che khuất nên ánh sáng của kim hai, kim ba không truyền vào mắt ta.
 4) Củng cố: (2 phút)
	- Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng.
	- Tia sáng là gì? Chùm sáng là gì?
	- Có bao nhiêu loại chùm sáng? Kể tên? Định nghĩa.
	- Nếu trong môi trường trong suốt nhưng không đồng tính thì ánh sáng truyền đi theo đường nào? Ví dụ.
 5) Dặn dò: (1 phút)
	- Học nội dung bài học.
	- Đọc phần “có thể em chưa biết”.
	- Làm bài tập từ 2.1 đến 2.11 SBT trang 6, 7, 8.
	+ 2.1. Cần nhớ định luật truyền thẳng của ánh sáng để trả lời câu a và vẽ vị trí đặt mắt ở câu b.
	+ 2.2. Tương tự như C5.
	+ 2.11. Cần xem 2 đầu của thước là hai điểm dùng mắt ngắm 1 trong hai đầu sao cho đầu kia bị che khuất.
	- Xem trước bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 2 (L7).doc