Giáo án Vật lý lớp 7 - Bài 24 - Cường độ dòng điện

Bài 24: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN

I - Mục tiêu:

 - Nêu được tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nó càng lớn.

 - Nêu được đơn vị của cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu là A.

 - Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện (lựa chọn ampe kế thích hợp và mắc đúng ampe kế).

II - Chuẩn bị:

  Đối với cả lớp:

 - 1 pin loại 1,5V hoặc 3V đặt trong giá đựng pin.

 - 1 bóng đèn pin lắp vào đế đèn, 1 biến trở

 - 1 ampe kế loại to có GHĐ từ 1A trở lên và có ĐCNN là 0,05A.

 - 5 đoạn dây đồng có vỏ bọc cách điện, mỗi đoạn dài khoảng 40cm.

 - 1 đồng hồ đa năng (bao gồm ampe kế, vôn kế và ôm kế).

  Đối với mỗi nhóm HS:

 - 2 pin loại 4,5V, 1 bóng đèn pin lắp sẵn vào đế đèn.

 - 1 ampe kế có GHĐ 1A và có ĐCNN là 0,05A.

 - 1 công tắc, 5 đoạn dây đồng có vỏ bọc cách điện, mỗi đoạn dài khoảng 40cm.

 

doc 6 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 924Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 7 - Bài 24 - Cường độ dòng điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/03/2012
Ngày dạy: 21/03/2012
Tuần 30	
Tiết 29	
Bài 24: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
I - Mục tiêu:
 - Nêu được tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nó càng lớn.
 - Nêu được đơn vị của cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu là A.
 - Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện (lựa chọn ampe kế thích hợp và mắc đúng ampe kế).
II - Chuẩn bị:
 ¥ Đối với cả lớp:
	- 1 pin loại 1,5V hoặc 3V đặt trong giá đựng pin.
	- 1 bóng đèn pin lắp vào đế đèn, 1 biến trở 
	- 1 ampe kế loại to có GHĐ từ 1A trở lên và có ĐCNN là 0,05A.
	- 5 đoạn dây đồng có vỏ bọc cách điện, mỗi đoạn dài khoảng 40cm.
	- 1 đồng hồ đa năng (bao gồm ampe kế, vôn kế và ôm kế).
 ¥ Đối với mỗi nhóm HS:
	- 2 pin loại 4,5V, 1 bóng đèn pin lắp sẵn vào đế đèn.
	- 1 ampe kế có GHĐ 1A và có ĐCNN là 0,05A.
	- 1 công tắc, 5 đoạn dây đồng có vỏ bọc cách điện, mỗi đoạn dài khoảng 40cm.
III - Hoạt động dạy - học:
 1) Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
 2) Kiểm tra bài cũ: không có.
 3) Giảng bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập (3 phút)
- Ta đã biết cùng một bóng đèn mắc vào mạch điện, nhưng có lúc sáng mạnh, có lúc sáng yếu. Ví dụ như đèn pin, khi pin còn mới đèn rất sáng, dùng lâu đèn tối dần đến một lúc nào đó thì đèn tắt. Vậy hiện tượng đèn sáng mạnh hay yếu có liên quan gì đến dòng điện chạy qua đèn không? Liên quan như thế nào?
- Vây làm thế nào để đo được dòng điện, xác định đụơc dòng điện mạnh hay yếu. Bài học hôm nay ta sẽ xét vấn đề này.
HĐ2: Tìm hiểu cường độ dòng điện và đơn vị cường độ dòng điện (7 phút)
1. Để so sánh được các dòng điện mạnh hay yếu, ta phải dựa vào tác dụng của dòng điện mạnh hay yếu, nhưng để biết được chính xác dòng điện mạnh hay yếu gấp bao nhiêu lần ta phải dùng một dụng cụ gọi là ampe kế.
- Yêu cầu HS quan sát ampe kế trong bộ dụng cụ thí nghiệm và xác định GHĐ và ĐCNN của ampe kế. 
- Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm hình 24.1 gồm một ampe kế, một bóng đèn, một nguồn điện (pin) và một biến trở dùng để làm thay đổi dòng điện trong mạch. GV lắp mạch điện như hình 24.1 cho HS quan sát.
- Hướng dẫn HS cách mắc ampe kế : cực (+) của nguồn điện nối với chốt (+) của ampe kế. Chốt (-) của ampe kế nối với cực (-) của nguồn điện sau khi đã mắc qua các dụng cụ dùng điện.
- Yêu cầu HS quan sát và ghi nhận số chỉ của ampe kế xem khi nào đèn sáng mạnh, khi nào đèn sáng yếu khi GV di chuyển con chạy của biến trở.
- Từ đó, yêu cầu HS rút ra nhận xét.
2. Tìm hiểu khái niệm cường độ dòng điện.
- Yêu cầu HS tự đọc mục 2. Cường độ dòng điện trong SGK và trả lời các câu hỏi :
 + Số chỉ ampe kế cho ta biết điều gì? Kí hiệu của cường độ dòng điện là gì?
 + Đơn vị của cường độ dòng điện? Kí hiệu?
 + Ngoài ra cường độ dòng điện còn có đơn vị là miliampe. Vậy khi nào thì ta dùng đơn vị này? Kí hiệu của miliampe?
 + Yêu cầu HS quan sát ampe kế trong bộ dụng cụ thí nghiệm, mặt chia độ của nó theo đơn vị nào?
HĐ3: Tìm hiểu ampe kế (7’)
- Thông báo: Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện.
- Yêu cầu nhóm HS quan sát hình 24.2.a và 24.2.b và thảo luận để trả lời C1
a) Trên mặt ampe kế có ghi chữ A (số đo tính theo đơn vị ampe) hoặc mA (số đo tính theo đơn vị miliampe). Hãy ghi GHĐ và ĐCNN của ampe kế ở hình 24.2.a và 24.2.b vào bảng 1.
- Yêu cầu HS tiếp tục quan sát hình 24.2 và trả lời :
b) Hãy cho biết ampe kế nào trong hình 24.2 dùng kim chỉ thị và ampe kế nào hiện số.
c) Yêu cầu HS quan sát hình 24.3 để trả lời ở các chốt nối dây dẫn của ampe kế có ghi dấu gì?
- Lưu ý HS : khi mắc ampe kế vào mạch phải nối chốt (+) của nó với cực (+) của nguồn điện, chốt (-) nối với cực (-) của nguồn điện.
d) GV hướng dẫn HS nhận biết chốt điều chỉnh kim của ampe kế trong bộ dụng cụ thí nghiệm.
HĐ4: Mắc ampe kế để xác định cường độ dòng điện (15’)
- Để vẽ mạch điện có ampe kế ta cũng dùng sơ đồ mạch điện. Giới thiệu kí hiệu của ampe kế trong sơ đồ mạch điện là chữ A trong vòng tròn, chú ý có ghi 2 chốt (+) và (-).
1. Yêu cầu HS vẽ sơ đồ mạch điện hình 24.3 SGK trang 67.
2. Thông báo : bảng 2 gồm dụng cụ dùng điện và mức cường độ dòng điện qua các dụng cụ đó. Yêu cầu HS quan sát xem ampe kế trong bộ thí nghiệm của mình có thể đo cường độ dòng điện qua dụng cụ nào.
3. Yêu cầu HS mắc mạch điện như hình 24.3. Lưu ý chốt (+) ampe kế nối với cực (+) của nguồn điện và không được mắc trực tiếp 2 chốt ampe kế và 2 cực của nguồn điện để làm hỏng ampe kế và nguồn điện mà phải qua các dụng cụ dùng điện.
4. Sau khi lắp mạch điện xong, yêu cầu các nhóm HS kiểm tra hoặc điều chỉnh để kim của ampe kế chỉ đúng vạch số 0.
5. Sau đó, đóng công tắc, đợi cho kim ampe kế đứng yên. Đặt mắt để kim che khuất ảnh của nó trong gương, đọc và ghi giá trị của cường độ dòng điện I1 = A. Đồng thời quan sát độ sáng của đèn.
6. Tiếp theo, yêu cầu các nhóm dùng nguồn điện gồm 2 pin mắc liên tiếp và tiến hành tương tự như bước 5.
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C2.
HĐ5: Vận dụng (5 phút)
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C3.
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C4 
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C5.
 A
a) b)
	 c)
- Có. Khi dòng điện qua đèn càng mạnh thì đèn càng sáng.
- HS lắng nghe GV thông báo dụng cụ đo cường độ dòng điện là ampe kế.
- HS quan sát ampe kế và xác định GHĐ và ĐCNN của ampe kế.
- HS lắng nghe GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm hình 24.1 và quan sát GV lắp mạch điện.
- HS chú ý cách mắc ampe kế vào mạch điện.
- HS quan sát và ghi nhận kết quả để so sánh độ sáng của bóng đèn.
- HS hoàn thành nhận xét:
Với một bóng đèn nhất định, khi đèn sáng càng mạnh (yếu) thì chỉ số của ampe kế càng lớn (nhỏ).
- HS tự đọc mục 2. Cường độ dòng điện và trả lời các câu hỏi:
 + Số chỉ của ampe kế cho biết mức độ mạnh, yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng điện . Kí hiệu I.
 + Đơn vị là ampe. Kí hiệu A.
 + Khi đo dòng điện có cuờng độ nhỏ. Kí hiệu mA.
 + HS quan sát và nhận biết.
- HS lắng nghe thông báo của GV về dụng cụ đo cường độ dòng điện là ampe kế.
- HS quan sát và ghi nhận vào bảng 1 để trả lời C1.a)
- HS quan sát hình 24.2 và trả lời:
b) Ampe kế H.24.2a, H.24.2b dùng kim chỉ thị, ampe kế H.24.2c hiện số.
c) HS trả lời : Dấu “+” (chốt dương) và dấu “-” (chốt âm).
- HS ghi nhớ để chuẩn bị cho tiết thực hành.
d) HS theo dõi GV hướng dẫn nhận biết chốt điều chỉnh kim của ampe kế.
- HS theo dõi hướng dẫn của GV để biết kí hiệu của ampe kế trong sơ đồ mạch điện.
- HS vẽ sơ đồ mạch điện.
- HS theo dõi bảng 2 và trả lời câu hỏi của GV.
- Nhóm HS lưu ý chú ý của GV và tiến hành lắp mạch điện như hình 24.3.
- Nhóm HS tiến hành làm theo yêu cầu của GV.
- Nhóm HS tiến hành làm theo yêu cầu của GV và ghi nhận kết quả I1 =   A. Đèn sáng yếu.
- Nhóm HS tiến hành làm bước 6 và ghi nhận kết quả 
I2 =  A. Đèn sáng mạnh hơn so với nguồn điện là 1 pin.
- HS đọc và trả lời C2:
Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn (nhỏ) thì đèn càng sáng (tối).
- HS đọc và trả lời C3.
- HS đọc và trả lời C4:
Ampe kế 2) 20mA phù hợp nhất để đo dòng điện a) 15mA
Ampe kế 3) 250mA phù hợp nhất để đo dòng điện b) 0,15A
Ampe kế 4) 2A phù hợp nhất để đo dòng điện c) 1,2A.
- HS đọc và trả lời C5: Sơ đồ a) vì chốt “+” của ampe kế được mắc với cực “+” của nguồn điện.
Tiết 29
Bài 24 : CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN.
I – Cường độ dòng điện 
1. Quan sát thí nghiệm của giáo viên
Nhận xét: 
Với một bóng đèn nhất định, khi đèn sáng càng mạnh (yếu) thì chỉ số của ampe kế càng lớn (nhỏ).
2. Cường độ dòng điện 
Số chỉ của ampe kế cho biết mức độ mạnh, yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng điện . Kí hiệu I.
Đơn vị : ampe (A). 
 miliampe (mA).
1mA = 0,001A
1A = 1000mA
II – Ampe kế
Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện.
Tìm hiểu ampe kế
C1 a)
Ampe kế
GHĐ
ĐCNN
Hình 24.2a
0,1 (A)
100 (mA)
0,01 (A)
10 (mA)
Hình 24.2b
6 (A)
0,5 (A)
b) Ampe kế H.24.2a, H.24.2b dùng kim chỉ thị, ampe kế H.24.2c hiện số.
c) Dấu “+” (chốt dương) và dấu “-” (chốt âm).
III – Đo cường độ dòng điện 
A
Kí hiệu ampe kế trong sơ đồ mạch điện : 
 A
1. 
2. Bảng 2
STT
Dụng cụ dùng điện
Cường độ dòng điện
1
Bóng đèn bút thử điện
Từ 0,001mA tới 3mA.
2
Đèn điôt phát quang
Từ 1mA tới 30mA
3
Bóng đèn dây tóc
(Đèn pin hoặc đèn xe máy)
Từ 0,1A tới 1A
4
Quạt điện
Từ 0,5A tới 1A
5
Bàn là, bếp điện
Từ 3A tới 5A
3.
4.
5. I1 =   A
Đèn sáng yếu.
6. I2 =   A
Đèn sáng mạnh hơn so với nguồn điện là 1 pin.
C2: 
Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn (nhỏ) thì đèn càng sáng (tối).
IV - Vận dụng
C3: a) 0,175A = 175 mA.
b) 0,38A = 380 mA
c) 1250mA = 1,25A
d) 280mA = 0,28A
C4: 
Ampe kế 2) 20mA phù hợp nhất để đo dòng điện a) 15mA
Ampe kế 3) 250mA phù hợp nhất để đo dòng điện b) 0,15A
Ampe kế 4) 2A phù hợp nhất để đo dòng điện c) 1,2A.
C5: Sơ đồ a) vì chốt “+” của ampe kế được mắc với cực “+” của nguồn điện.
 4) Củng cố: (1 phút)
	- Đại lượng nào dùng để xác định độ mạnh, yếu của dòng điện? Kí hiệu?
	- Đơn vị của cường độ dòng điện? Kí hiệu?
	- Dụng cụ dùng đo cường độ dòng điện?
	- Đọc phần “có thể em chưa biết”.
 5) Dặn dò: (1 phút)
	- Học thuộc ghi nhớ SGK trang 68 và xem lại bài học.
	- Làm bài tập 24.1 đến 24.13 SBT trang 56, 57, 58, 59.
	+ 24.2. Cần chú ý GHĐ là số chỉ lớn nhất ghi trên dụng cu. ĐCNN là khoảng cách giữa 2 vạch chia liên tiếp trên dụng cụ.
	+ 24.3. Cần chọn ampe kế có GHĐ lớn hơn (vừa phải) giá trị (kết quả) đo.
	+ 24.4. Cần nhớ lại kiến thức là cực (+) cảu nguồn nối về phía nào của ampe kế.
	+ 24.8. Cần nhớ các thao tác trình tự đã làm thí nghiệm để làm bài này.
	+ 24.11, 24.13. Cần nhớ cách mắc ampe kế trong mạch điện là mắc nối tiếp.
	+ 24.12. Cần xem cách mắc và khóa K.
	- Xem trước bài 25: Hiệu điện thế.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 24 (L7).doc