Bài 27: THỰC HÀNH VÀ KIỂM TRA THỰC HÀNH: ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH MẮC NỐI TIẾP
I - Mục tiêu:
- Mắc được mạch điện gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp và vẽ được sơ đồ tương ứng.
- Biết mắc nối tiếp hai bóng đèn.
- Nêu và xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện, các hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp.
II - Chuẩn bị:
Đối với mỗi nhóm HS:
- 1 nguồn điện 3V hoặc 6V ;
- 1 ampe kế có GHĐ 0,5A và ĐCNN 0,01A ;
- 1 vôn kế có GHĐ 3V và ĐCNN 0,1V ;
- 1 công tắc ;
- 2 bóng đèn pin lắp sẵn vào đế đèn, cùng loại như nhau ;
- 7 đoạn dây đồng có vỏ cách điện mỗi đoạn dài khoảng 30cm ;
- Mỗi HS chuẩn bị sẵn mẫu báo cáo đã cho ở cuối bài.
Ngày soạn: 05/04/2012 Ngày dạy: 11/04/2012 Tuần 33 Tiết 32 Bài 27: THỰC HÀNH VÀ KIỂM TRA THỰC HÀNH: ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH MẮC NỐI TIẾP I - Mục tiêu: - Mắc được mạch điện gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp và vẽ được sơ đồ tương ứng. - Biết mắc nối tiếp hai bóng đèn. - Nêu và xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện, các hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp. II - Chuẩn bị: Đối với mỗi nhóm HS: - 1 nguồn điện 3V hoặc 6V ; - 1 ampe kế có GHĐ 0,5A và ĐCNN 0,01A ; - 1 vôn kế có GHĐ 3V và ĐCNN 0,1V ; - 1 công tắc ; - 2 bóng đèn pin lắp sẵn vào đế đèn, cùng loại như nhau ; - 7 đoạn dây đồng có vỏ cách điện mỗi đoạn dài khoảng 30cm ; - Mỗi HS chuẩn bị sẵn mẫu báo cáo đã cho ở cuối bài. III - Hoạt động dạy - học: 1) Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số. 2) Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Câu hỏi Đáp án 1. a) Nguồn điện tạo ra gì giữa 2 cực của nó? Đơn vị của đại lượng đó? Dụng cụ dùng đo đại lượng đó. Cách mắc dụng cụ vào mạch điện. b) Đơn vị, dụng cụ đo cường độ dòng điện? cách mắc dụng cụ đó vào mạch điện. 2. Làm bài tập 26.1, 26.3, 26.4, 26.6, 26.7, 26.8, 26.9. 26.10, 26.11, 26.16. 1. a) Nguồn điện tạo ra hiệu điện thế giữa 2 cực của nó. Đơn vị là Vôn (V), dùng vôn kế để đo hiệu điện thế. Mắc vôn kế trực tiếp vào dụng cụ cần đo hiệu điện thế sao cho chốt dương (+) của vôn kế về phía cực dương (+) của nguồn. b) Cường độ dòng điện có đơn vị là Ampe (A), dùng ampe kế để đo cường độ dòng điện. Cách mắc: mắc ampe kế nối tiếp vào mạch điện sao cho chốt (+) của ampe kế mắc về phía cực (+) của nguồn. 2. 26.1. a, c, d. 26.3. d. 26.4. D. 26.6. D. 26.7. C. 26.8. A. 26.9. B. 26.10. A. 26.11. B. 26.16. I1 < I2. Vì đối với một bóng đèn nhất định, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn. b) Phải đặt vào giữa 2 đầu bóng đèn 1 hiệu điện thế là 6V bằng với hiệu điện thế định mức ghi trên bóng đèn 6V thì đèn sẽ sáng bình thường. 3) Giảng bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung HĐ1: GV nêu mục tiêu và các dụng cụ dùng trong bài này sử dụng ampe kế, vôn kế để đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong mạch điện mắc nối tiếp. (4 phút) HĐ2: Mắc nối tiếp HS hai bóng đèn (10 phút) - Yêu cầu HS quan sát hình 27.1a và 27.1b SGK để nhận biết hai bóng đèn mắc nối tiếp. - Yêu cầu HS đọc C1. - Yêu cầu HS đọc C2: Hãy mắc mạch điện như hình 27.1a SGK.(Tại vị trí 1) - Phải mắc ampe kế như thế nào? - GV quan sát các nhóm lắp mạch điện và nhắc nhở các em mắc cho đúng. - Sau khi lắp mạch điện xong, các em hãy vẽ sơ đồ mạch điện vào mẫu báo cáo của mình. HĐ3: Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch mắc nối tiếp (12 phút) - Yêu cầu HS đọc phần a) Đóng công tắc cho mạch điện vừa mắc (3 lần), đọc và ghi chỉ số I1 của ampe kế vào bảng 1 của bản báo cáo b) Sau đó, lần lượt mắc ampe kế vào các vị trí 2 vả 3, đóng công tắc và ghi nhận số chỉ ampe kế I2 và I3 tương ứng vào bảng 1 của mẫu báo cáo. - Sau khi ghi nhận kết quả vào bảng 1 xong, yêu cầu HS đọc và trả lời C3. HĐ4: Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc nối tiếp (12 phút) - Yêu cầu HS đọc phần a) Mắc vôn kế vào hai điểm 1 và 2 như sơ đồ hình 27.2 của mạch điện đã có, trong đó cần lưu ý chốt (+) của vôn kế được mắc vào điểm 1. Lưu ý : chốt (+) của vôn kế được mắc vào điểm 1, khi công tắc đóng, số chỉ ampe kế có sai khác chút ít so với giá trị I1 đã xác định ở phần trên. Đó là do mắc thêm vôn kế làm mạch có thay đổi so với trước. Đóng công tắc 3 lần và ghi giá trị U12 của hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 1 vào bảng 2 của bản báo cáo. b) Lần lượt làm như trên khi mắc vôn kế vào hai điểm 2, 3 và hai điểm 1, 3. Ghi các giá trị U23 và U13 của các hiệu điện thế vào bảng 2 của bản báo cáo. - C4 : Yêu cầu các thành viên trong nhóm thảo luận hoàn thành nhận xét 3.c) trong bản báo cáo. - HS chuẩn bị mẫu báo cáo như SGK trang 78. - HS quan sát và nhận thấy hai đầu bóng đèn được nối bằng cùng một dây dẫn, cuối đầu dây của bóng đèn này nối với đầu dây của bóng đèn kia. - HS đọc và trả lời C1: Được mắc nối tiếp với các dụng cụ khác. - HS đọc và nhóm HS tiến hành lắp mạch điện theo yêu cầu SGK. - Mắc chốt (+) của ampe kế với cực (+) của nguồn điện, tránh mắc trực tiếp hai chốt ampe kế với hai cực của nguồn điện để tránh bị hỏng . - HS vẽ sơ đồ mạch điện - HS đóng công tắc và ghi chỉ số I1 vào bản báo cáo cá nhân. - HS lần lượt làm các yêu cầu của GV. - HS đọc và trả lời C3: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, dòng điện có cường độ bằng nhau (như nhau) tại các vị trí khác nhau của mạch : I1 = I2 = I3. - Các nhóm HS mắc mạch điện như hình 27.2. - Ghi nhận kết quả vào bảng 2 của bản báo cáo. - Các nhóm HS lần lượt làm theo yêu cầu của GV. - Các HS thảo luận hoàn thành nhận xét: Đối với đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn : U13 = U12 + U23. Tiết 32 Bài 27: THỰC HÀNH VÀ KIỂM TRA THỰC HÀNH: ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH MẮC NỐI TIẾP I. Chuẩn bị II. Nội dung thực hành 1. Mắc nối tiếp hai bóng đèn C1: Được mắc nối tiếp với các dụng cụ khác. C2 2. Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch mắc nối tiếp Bảng 1 Vị trí của ampe kế Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 Cường độ dòng điện I1 = I2 = I3 = C3: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, dòng điện có cường độ bằng nhau (như nhau) tại các vị trí khác nhau của mạch : I1 = I2 = I3. 3. Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc nối tiếp Bảng 2 Vị trí mắc vôn kế Hiệu điện thế Hai điểm 1 và 2 U12 = Hai điểm 2 và 3 U23 = Hai điểm 1 và 3 U13 = C4: Đối với đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn : U13 = U12 + U23. 4) Củng cố: (2 phút) - Nhắc lại các qui luật về cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp. - Cách mắc các dụng cụ ampe kế, vôn kế trong mạch điện mắc nối tiếp. 5) Dặn dò: (1 phút) - Làm các bài tập 27.1 đến 27.14 SBT trang 68 → 71. + 27.1. Cần biết được 4 sơ đồ trên chỉ thay đổi vị trí của các dụng cụ nên số chỉ ampe kế trong các sơ đồ trên là như nhau. + 27.2, 27.5. Cần nhớ cách mắc nối tiếp là cuối của vật này là đầu vật kia. + 27.3, 27.8. Cần nhớ tính chất của cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc nối tiếp. + 27.4, 27.10, 27.11, 27.12, 27.13, 27.14: Cần xem cách mắc của các ampe kế, vôn kế và các tính chất của cường độ dòng điện, hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp. - Xem trước bài 28: Thực hành: Đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với đoạn mạch mắc song song. - Chuẩn bị mẫu báo cáo như SGK trang 81 cho tiết sau thực hành.
Tài liệu đính kèm: