Giáo án Vật lý lớp 7 - Bài 29 - An toàn khi sử dụng điện

BÀI 29: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN

I - Mục tiêu:

 - Biết giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người.

 - Biết sử dụng đúng loại cầu chì để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch.

 - Biết và thực hiện một số qui tắc ban đầu để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.

II - Chuẩn bị:

  Đối với cả lớp:

 - Một số loại cầu chì có ghi số ampe (A) trên đó, trong đó có loại 1A ;

 - 1 acqui 6V hay 12V ;

 - 1 bóng đèn 6V hay 12V phù hợp với acqui ;

 - 1 công tắc ;

 - 5 đoạn dây đồng có vỏ cách điện, mỗi đoạn dài khoảng 40cm ;

 - Tranh vẽ to hình 29.1 của SGK ;

 - 1 bút thử điện.

  Đối với mỗi nhóm HS:

 - 1 nguồn điện 3V ;

 - 1 mô hình người điện như trong hình 29.1 của SGK ;

 - 1 công tắc ;

 - 1 bóng đèn pin ;

 - 1 ampe kế có GHĐ là 2A ;

 - 1 cầu chì loại ghi dưới hoặc bằng 0,5A ;

 - 5 đoạn dây đồng có vỏ bọc cách điện, mỗi đoạn dài khoảng 30cm.

 

doc 4 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1092Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 7 - Bài 29 - An toàn khi sử dụng điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/04/2012
Ngày dạy: 25/04/2012
Tuần 35	
Tiết 34	
BÀI 29: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
I - Mục tiêu: 
	- Biết giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người.
	- Biết sử dụng đúng loại cầu chì để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch.
	- Biết và thực hiện một số qui tắc ban đầu để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.
II - Chuẩn bị:
	ë Đối với cả lớp:
	- Một số loại cầu chì có ghi số ampe (A) trên đó, trong đó có loại 1A ;
	- 1 acqui 6V hay 12V ;
	- 1 bóng đèn 6V hay 12V phù hợp với acqui ;
	- 1 công tắc ;
	- 5 đoạn dây đồng có vỏ cách điện, mỗi đoạn dài khoảng 40cm ;
	- Tranh vẽ to hình 29.1 của SGK ;
	- 1 bút thử điện.
	ë Đối với mỗi nhóm HS:
	- 1 nguồn điện 3V ;
	- 1 mô hình người điện như trong hình 29.1 của SGK ;
	- 1 công tắc ;
	- 1 bóng đèn pin ;
	- 1 ampe kế có GHĐ là 2A ;
	- 1 cầu chì loại ghi dưới hoặc bằng 0,5A ;
	- 5 đoạn dây đồng có vỏ bọc cách điện, mỗi đoạn dài khoảng 30cm.
III - Hoạt động dạy - học:
	1) Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
	2) Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi
Đáp án
1. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong mạch có đặc điểm như thế nào?
2. Trong đoạn mạch mắc song song, cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong mạch có đặc điểm như thế nào?
3. Làm bài tập 27.14, 28.20.
1. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, dòng điện có cường độ bằng nhau tại các vị trí khác nhau. I = I1 = I2.
Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn. U13 = U12 + U23.
2. Trong đoạn mạch mắc song song, cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ. I = I1 + I2.
Trong đoạn mạch mắc song song, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng các hiệu điện thế trên mỗi đèn. U13 = U12 = U23.
3. 27.14. Mạch điện H.27.13 là mạch điện gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp.
a) Khi K mở, mạch hở khi đó số chỉ của vôn kế V là Um = 3V.
Số chỉ vôn kế V1 là U1m = 0V.
b) Khi K đóng, số chỉ vôn kế V2 là:
Ud = U1d + U2d
Þ U2d = Ud – U1d = 2,5 – 1,5 = 1V.
28.20. Mạch điện H.28.8 là mạch điện gồm 2 bóng đèn song song.
a) Số chỉ của ampe kế A2 là 
I = I1 + I2
Þ I2 = I – I1 = 0,6 – 0,32 = 0,28A
b) Hiệu điện thế U1, U2 tương ứng ở hai đầu mỗi đèn là:
U1 = U2 = U = 3V.
c) Nếu đèn Đ1 bị hỏng thì số chỉ ampe kế A2 đúng bằng số chỉ ampe kế A là I2 = I = 0,38A.
	3) Giảng bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
HĐ1: Xây dựng tình huống có vấn đề
Cuộc sống có điện thật ích lợi, thuận tiện và văn minh. Nhưng nếu sử dụng điện không an toàn thì điện có thể gây thiệt hại như cháy, nổ và nguy hiểm tới tính mạng con người. Vậy sử dụng điện như thế nào là an toàn? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
HĐ2: Tìm hiểu về sự nguy hiểm khi có dòng điện chạy qua cơ thể người
1. Dòng điện có thể đi qua cơ thể người
Bút thử điện có cấu tạo như thế nào?
Đèn bút thử điện sáng là do đâu?
Yêu cầu HS trả lời C1.
GV lắp mạch điện như hình 29.1. Đóng công tắc chạm đầu 2 vào mạch điện quan sát đèn.
Đèn sáng chứng tỏ gì?
Dòng điện đi qua cơ thể người gây ra gì?
Dòng điện đi qua vị trí nào trên cơ thể?
Yêu cầu HS rút ra nhận xét.
Do vậy, cơ thể người bình thường là 1 vật dẫn điện.
2. Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người
Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin trong SGK cho biết:
Dòng điện có cường độ 10mA đi qua cơ thể người gây hiện tượng gì?
Dòng điện có cường độ trên 25mA đi qua cơ thể người gây hiện tượng gì?
Dòng điện có cường độ từ 70mA trở lên ứng với hiệu điện thế 40V đi qua cơ thể người gây hiện tượng gì?
Vì sao khi chạm vào nguồn điện là ácqui và pin ta chưa bị nguy hiểm.
HĐ3: Tìm hiểu hiện tượng đoản mạch
HS lắng nghe.
Bóng đèn bút thử điện gồm bên ngoài có hai đầu bọc kim loại bên trong là hai đầu dây đèn và giữa hai đầu dây đèn là vùng chất khí.
Do vùng chất khí giữa hai đầu dây đèn.
HS trả lời C1: Bóng đèn bút thử điện sáng khi đưa đầu của bút thử điện vào lỗ mắc với dây “nóng” của ổ lấy điện và tay cầm phải tiếp xúc với chốt cài hay đầu kia bằng kim loại của bút thử điện.
Quan sát thấy đèn sáng.
Có dòng điện đi qua cơ thể người.
Gây tác dụng sinh lí với các hiện tượng: cơ co giật, ngạt thở, tim ngừng đập, thần kinh bị tê liệt.
Dòng điện đi qua bất kì vị trí trên cơ thể
HS làm: Dòng điện có thể chạy qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất kì vị trí nào của cơ thể.
Dòng điện có cường độ 10mA đi qua cơ thể người làm cơ co giật mạnh, không thể duỗi tay khỏi dây điện khi chạm phải.
Dòng điện có cường độ trên 25mA đi qua cơ thể người gây tổn thương tim.
Dòng điện có cường độ từ 70mA trở lên ứng với hiệu điện thế 40V đi qua cơ thể người sẽ làm tim ngừng đập.
Vì hiệu điện thế của pin và ácqui thấp (3V – 12V) so với giới hạn nguy hiểm.
Tiết 34
BÀI 29 : AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
I. Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm
1. Dòng điện có thể đi qua cơ thể người
C1: Bóng đèn bút thử điện sáng khi đưa đầu của bút thử điện vào lỗ mắc với dây “nóng” của ổ lấy điện và tay cầm phải tiếp xúc với chốt cài hay đầu kia bằng kim loại của bút thử điện.
Nhận xét: Dòng điện có thể chạy qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất kì vị trí nào của cơ thể.
2. Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người
Dòng điện có cường độ 10mA đi qua cơ thể người làm cơ co giật mạnh, không thể duỗi tay khỏi dây điện khi chạm phải.
Dòng điện có cường độ trên 25mA đi qua cơ thể người gây tổn thương tim.
Dòng điện có cường độ từ 70mA trở lên ứng với hiệu điện thế 40V đi qua cơ thể người sẽ làm tim ngừng đập.
II. Hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì
1. Hiện tượng đoản mạch (ngắn mạch)

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 29 (L7).doc