Giáo án Vật lý lớp 8 - Bài 8: Bình thông nhau máy nén chất lỏng

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Mô tả được cấu tạo của máy nén thủy lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng.

- Nêu được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bình thông nhau.

2. Kĩ năng: - Vận dụng công thức p = dh để giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến áp suất chất lỏng và giải được bài tập tìm gi trị một đại lượng khi biết giá trị của 2 đại lượng kia.

3. Thái độ: - Làm việc nghiêm túc, trung thực.

II. Chuẩn bị:

1. GV: - Bình thông nhau, cốc nước, tranh vẽ máy nén chất lỏng.

2. HS: - Chuẩn bị trứơc bài ở nhà.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: - Viết công thức tính áp suất chất lỏng? Giải thích các đại lượng có trong công thức và đơn vị của chúng.

 

doc 2 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 542Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 8 - Bài 8: Bình thông nhau máy nén chất lỏng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22 -11-2017 
Bài 8:
BÌNH THÔNG NHAU 
 MÁY NÉN CHẤT LỎNG
Ngày dạy : 24-11-2017
Lớp 8A
Tiết: 11 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Mô tả được cấu tạo của máy nén thủy lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng.
- Nêu được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bình thông nhau.
2. Kĩ năng: - Vận dụng công thức p = dh để giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến áp suất chất lỏng và giải được bài tập tìm gi trị một đại lượng khi biết giá trị của 2 đại lượng kia.
3. Thái độ: - Làm việc nghiêm túc, trung thực.
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Bình thông nhau, cốc nước, tranh vẽ máy nén chất lỏng.
2. HS: - Chuẩn bị trứơc bài ở nhà.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: - Viết công thức tính áp suất chất lỏng? Giải thích các đại lượng có trong công thức và đơn vị của chúng.
3. Tiến trình:
HĐ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ND ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: 
- Các bác thợ nề khi căn các tường xây có bằng nhau không thì dùng một ống nước? Điều đó có liên quan đến hiện tượng Vật lý mà ta sẽ biết sau bài hôm nay
- HS suy nghĩ và dự đoán câu trả lời.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bình thông nhau: 
- Cho đọc C5 và giải thích (có thể hướng dẫn nếu HS gặp khó khăn)?
- Cho HS tiến hành thí nghiệm kiểm tra?
- C5 : + hA>hB => PA> PB nước chảy từ A sang B.
 + hA PA< PB nước chảy từ B sang A.
 + hA=hB => PA= PB nước đứng yên.
- HS làm thí nghiệm kiểm tra theo nhóm.
I. Bình thông nhau:
- Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng độ cao.
Hoạt động 3: Tìm hiểu máy nén chất lỏng: 
- Giới thiệu cho hs về ứng dụng của bình thông nhau làm máy nén chất lỏng. 
- Cho hs quan sát hình vẽ và nêu cấu tạo của máy nén chất lỏng?
- GV giới thiệu cho hs về nguyên lý hoạt động của máy nén chất lỏng.
- Dựa vào công thức
 f=p.S=f.S/s → F/f = S/s thì pít tông lớn hơn pít tông nhỏ bao nhiêu lần thì có thể nâng được chiếc ôtô ?
- HS chú ý lắng nghe.
- Là bình thông nhau có 1 đầu là ống nhỏ thông với một đầu ống lớn.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm và trả lời.
II. Máy nén chất lỏng:
 - Cấu tạo: Là bình thông nhau gồm một nhánh lớn và moat nhánh nhỏ.
- Hoạt động: dựa trên nguyên tắc bình thông nhau. Khi tác dụng moat lực f lên pít-tông nhỏ có diện tích s, lực này gay áp suất p=f/s lên chất lỏng. Áp suất này được chất lỏng truyền nguyên vẹn tới pít-tông lớn có điện tích S và gây nên lực nâng F lên pít-tông này:
B
Hình
s
S
F
A
Van một chiều
f=p.S=f.S/s F/f = S/s
Hoạt động 4: Vận dụng: 
- Cho HS làm nhóm câu C6?
- GV chỉnh sửa và cho HS ghi bài vài vở.
- Hướng dẫn HS làm câu C7:
+ Bài toán cho biết cái gì?
+ Cần tìm cái gì?
+ Cho HS lên bảng giải và GV chỉnh sửa cho HS ghi bài vài vở.
- GV hướng dẫn câu C8, C9 để HS về nhà hoàn thành.
- HS làm việc theo nhóm, sau đó lên bảng trình bày.
- C6: Vì khi lặn sâu xuống biển thì người thợ lặn chịu áp suất tới hàng nghìn N/m2, nên nếu người thợ lăn không mặc áo lặn thì không thể chịu nổi áp suất này.
- HS làm theo hướng dẫn:
+ h1= 1.2m, h2=0.4m
+ Áp suất tại đáy và áp suất tại điểm cách dáy 0.4m.
Áp suất của nước tại đáy thùng: 
P1=d.h1=10000.1.2=120000N/m2
Áp suất của nước cách đáy thùng 0.4m là:
P2=d.(h1-h2)=10000.0.8= 8000N/m2
- HS chú ý ghi chép phần hướng dẫn.
III. Vận dụng:
- C6: Vì khi lặn sâu xuống biển thì người thợ lặn chịu áp suất tới hàng nghìn N/m2, nên nếu người thợ lăn không mặc áo lặn thì không thể chịu nổi áp suất này.
C7:
Áp suất của nước tại đáy thùng: 
P1=d.h1=10000.1.2=12000N/m2
Áp suất của nước cách đáy thùng 0.4m là:
P2=d.(h1-h2)=10000.0.8= 8000N/m2
C8, C9: BTVN
4. Củng cố: - Giáo viên khái quát lại những kiến thức cơ bản của bài học.
5. Hướng dẫn tự học: - Về nhà làm C8, C9.
 - Chuẩn bị nội dung cho tiết ôn tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 11 Ly 8.doc