Giáo án Vật lý lớp 8 năm 2017 - Bài 9: Áp suất khí quyển

BÀI 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN.

I.Mục tiêu.

a.Kiến thức:

 - Nhận biết được sự tồn tại của áp suất khí quyển.

 - Nắm được đơn vị đo và cách xác định độ lớn của áp suất khí quyển.

b.Kỹ năng:

 - Biết suy luận, lập luận từ các hiện tượng thực tế và kiến thức để giải thích sự tồn tại áp suất khí quyển và đo được áp suất khí quyển.

c.Thái độ:

 - Cẩn thận, kiên trì, hợp tác nhóm.

 

docx 12 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 619Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 8 năm 2017 - Bài 9: Áp suất khí quyển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN.
I.Mục tiêu.
a.Kiến thức:
 - Nhận biết được sự tồn tại của áp suất khí quyển.
 - Nắm được đơn vị đo và cách xác định độ lớn của áp suất khí quyển.
b.Kỹ năng:
 - Biết suy luận, lập luận từ các hiện tượng thực tế và kiến thức để giải thích sự tồn tại áp suất khí quyển và đo được áp suất khí quyển.
c.Thái độ:
 - Cẩn thận, kiên trì, hợp tác nhóm.
II.Chuẩn bị:
Video TN mở đầu:
 ?
 -Mỗi nhóm bàn chuẩn bị 1 tấm bìa màu đỏ, 1 tấm bìa màu xanh, kích thước 10×4.
TN 1+ TN 2: 
 -1 vỏ chai nước.(HS chuẩn bị). - Vỏ chai nước có gắn 3 ống hút 
 -Bảng phụ. 
 - Khay nhựa. 
 - Nước (HS chuẩn bị).
 - Khăn lau (HS chuẩn bị).
Video TN 3.
TN Tô-ri-xê-ri.(TN ảo).
Máy chiếu.
Thông tin trợ giúp:
- Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất khí quyển càng giảm. Ở áp suất thấp, lượng ôxi trong máu giảm ảnh hướng đến sự sống của con người và động vật.
- Các nhà du hành vũ trụ khi đi ra khoảng không vũ trụ phải mặc một bộ áo bảo hộ đặc biệt, bên trong lớp áo bảo hộ có không khí. Lớp áo bảo hộ vừa tái tạo không khí để cung cấp cho nhà du hành vũ trụ đồng thời giữ cho áp suất không khí bằng với áp suất khí quyển trên mặt đất.
III.Tiến trình tổ chức hoạt động học.
 Sự tồn tại của áp suất khí quyển.
TT
Hoạt động
Nội dung
Ghi chú
Tình huống xuất phát (tổ chức tình huống để HS phát hiện sự tồn tại của áp suất khí quyển).
1
Chuyển giao nhiệm vụ
-GV giới thiệu dụng cụ TN cho HS quan sát video TN.
-Yêu cầu các nhóm đưa ra dự đoán: Khi lộn ngược một cốc nước được đậy kín bằng một tờ giấy không thấm nước thì nước có chảy ra ngoài không? 
2
Thực hiện nhiệm vụ
- HS làm việc nhóm (theo bàn –thời gian 2 phút): tiến hành dự đoán.
3
Báo cáo thảo luận
-GV tổ chức cho các nhóm đưa ra dự đoán sau đó điền kết quả dự đoán của các nhóm vào power point.
- Các nhóm đưa ra dự đoán:
 + Các nhóm dự đoán là nước không chảy ra ngoài thì giơ tấm bìa màu đỏ.
 + Các nhóm dự đoán là nước có chảy ra ngoài thì giơ tấm bìa màu xanh.
4
GV đánh giá nhận xét.
-GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm.
- Đặt vấn đề vào bài: Vậy 2 đội chúng ta , đôi màu đỏ và đội màu xanh, để biết đội nào đưa ra dự đoán chính xác thì cô và 2 đội sẽ cùng đi tìm hiểu bài ngày hôm nay: bài 9- Áp suất khí quyển.
Hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Nghiên cứu sự tồn tại của áp suất khí quyển.
1
Chuyển giao nhiệm vụ
-GV: Yêu cầu 1 HS đọc thông tin Sgk.
 -Và trả lời câu hỏi: Tại sao có sự tồn tại.
của áp suất khí quyển?
2
Thực hiện nhiệm vụ
-HS hoạt động cá nhân đọc thông tin và tìm lời giải thích.
3
Báo cáo nhiệm vụ.
-GV gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời và 1 HS nhận xét.
4
GV nhận xét, kết luận
-GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ của HS.
 -GV kết luận: Trái Đất được bao bọc bởi một lớp không khí dày tới hàng nghìn kilômét, gọi là khí quyển . Vì không khí cũng có trọng lượng nên Trái Đất và mọi vật trên trên Trái Đất đều chịu áp suất của lớp không khí bao quanh Trái Đất. Áp suất này gọi là áp suất khí quyển.
Hoạt động 2: Chứng minh có sự tồn tại của áp suất khí quyển.
1
Chuyển giao nhiệm vụ
-GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và yêu cầu các nhóm tiến hành TN1 và TN2 theo các bước sau rồi ghi kết quả vào bảng phụ.
TN1:
B1:Đóng chặt nắp chai, sau đó dùng lực của tay bóp mạnh vào chai.
B2:Tương tự, mở nắp chai ra và bóp mạnh vào chai.
TN2:
B1.Đổ nước vào chai, sau đó nhanh chóng đóng nắp chai lại.
B2. Mở nắp chai ra, quan sát.
B3. Đóng nắp chai lại và quan sát.
 Bảng phụ Nhóm:.
TN
Nội dung
Hiện tượng
Nguyên nhân
1
Khi mở nắp chai ra.
Khi đóng nắp chai lại.
2
Khi mở nắp chai ra.
Khi đóng nắp chai lại.
2
Thực hiện nhiệm vụ
-HS làm việc nhóm: nhóm nhận dụng cụ và tiến hành TN ( thư ký các nhóm ghi kết quả vào bảng phụ.. thời gian 8 phút)
3
Báo cáo thảo luận
-Các nhóm dán phiếu học tập lên bảng.
4
GV chốt kiến thức
-GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm.
-GV nhận xét kết quả thí nghiệm của các nhóm và kết luận: 
 +TN1:Khi ta mở nắp chai ra, thì áp suất trong chai giảm=> áp suất trong chai sẽ nhỏ hơn áp suất khí quyển bên ngoài dẫn đến vỏ chai bị chịu áp lực của áp suất khí quyển và bị bẹp theo nhiều phía.
 +TN2: Khi ta mở nắp chai ra thì áp suất khí quyển sẽ lớn hơn trọng lượng của nước bên trong chai=>nước ở trong chai chịu tác lực của áp suất khí quyển và chảy ra ngoài.
 Khi ta đống nắp chai lại thì nước ở trong chai không chảy ra là bởi vì áp suất của không khí ở trong chai lúc này nhỏ hơn trọng lượng của nước ở trong chai.
1
Chuyển giao nhiệm vụ
-GV cho HS xem video TN3. Yêu cầu HS giải thích tại sao hai đàn ngựa, mỗi đàn 8 con mà cũng không kéo được 2 bán cầu rời ra?
2
Thực hiện nhiệm vụ
-HS họat động cặp đôi(2 phút) tìm lời giải thích.
3
Báo cáo thảo luận
-GV gọi đại diện một vài nhóm đưa ra lời giải thích.
4
GV nhận xét, kết luận.
-GV nhận xét, kết luận:
 +Khi rút hết không khí trong quả cầu ra thì áp suất trong quả cầu bằng 0.
 + Vỏ của quả cầu chịu tác dụng của áp suất khí quyển làm cho hai bán cầu bị ép chặt vào nhau.
=> Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.Vậy độ lớn của áp suất khí quyển bằng bao nhiêu , đơn vị của áp suất khí quyển là gì thì chúng ta cùng đi nghiên cứu TN của nhà bác học Tô-ri-xe-li.
B.Độ lớn của áp suất khí quyển.
Hoạt động 3: Nghiên cứu TN Tô-ri-xe-li và độ lớn của áp suất khí quyển.
1
Chuyển giao nhiệm vụ
-GV:- yêu cầu 1 HS đọc thí nghiệm Tô-ri-xe-li.
 -GV chiếu TN ảo đồng thời giới thiệu về TN Tô-ri-xe-li.
 - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Các áp suất tác dụng lên A(ở ngoài ống) và lên B(ở trong ống) có bằng nhau không ? tại sao?
Câu 2: Áp suất tác dụng lên A là áp suất nào? Áp suất tác dụng lên B là áp suất nào?
2
Thực hiện nhiệm vụ
-1 HS đọc TN Tô-ri-xe-li.
-HS hoạt động nhóm theo bàn (2phút) tìm câu trả lời.
3
Báo cáo thảo luận
-GV gọi đại diện 1 nhóm trả lời câu 1 và 1 nhóm trả lời câu 2. 2 nhóm nhận xét.
4
GV nhận xét, kết luận.
-GV nhận xét, kết luận:-Áp suất tác dụng lên A và áp suất tác dụng lên B bằng nhau vì cùng ở trên mặt phẳng nằm ngang.
 pA là áp suất khí quyển
 PB là gây ra bởi trọng lượng cột thuỷ ngân cao 76cm.
1
Chuyển giao nhiệm vụ
 - GV:Yêu cầu 1 học sinh : Hãy tính áp suất tại B, biết trọng lượng riêng của thủy ngân(hg) là 136 000 N/m3. Từ đó suy ra độ lớn của áp suất khí-quyển.
-GV gợi ý: Áp dụng công thức tính áp suất chất lỏng.
2
Thực hiện nhiệm vụ
-HS làm việc cá nhân.
3
Báo cáo thảo luận
-1 HS lên bảng làm.
- 1 HS nhận xét.
4
GV chốt kiến thức
-GV nhận xét và chốt kiến thức: Độ lớn của áp suất khí quyển bằng độ lớn của áp suất tại điểm B.
Phk = PB = d.h 
 = 0,76 136000 = 103360 N/m2 
Vì áp suất khí quyển bằng áp suất gây ra bởi cột thủy ngân, nên người ta còn dùng chiều cao của cột thủy ngân để diễn tả độ lớn của áp suất khí quyển.
Ví dụ, áp suất khí quyển ở bãi biển Sầm Sơn vào khoảng 76cmHg( hay 760mmHg). Trên thực tế, thì người ta thường dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.
Luyện tập. 
1
Chuyển giao nhiệm vụ
-GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng đầu bài , tìm ra đội đưa ra dự đoán chính xác: Khi lộn ngược một cốc nước được đậy kín bằng một tờ giấy không thấm nước thì nước có chảy ra ngoài không?
2
Thực hiện nhiệm vụ
-HS làm việc cá nhân.
3
Báo cáo nhiệm vụ
-GV: gọi 1 HS trả lời 
Yêu cầu các HS khác nhận xét
4
GV đánh giá nhận xét.
-GV nhận xét câu trả lời của các HS và đưa ra lời giải đúng và xác nhận số đội dự đoán đúng(đội đỏ).
1
Chuyển giao nhiệm vụ
-GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: : Trong thí nghiệm Tô ri xe li, giả sử không dung thùy ngân mà dùng cột nước thì nước trong ống cao bao nhiêu? Ống Tô ri xe li phải dài ít nhất là bao nhiêu?
 GV gợi ý: dùng P là áp-suất-khí-quyển tính ra N/m2 và dnước=10000N/m3.
Câu 2: Tại sao không thể đo trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức p = d.h.?
2
Thực hiện nhiệm vụ
-HS hoạt động cặp đôi( 2 phút)
3
Báo cáo nhiệm vụ 
-GV gọi đại diện 2 cặp trả lời 2 câu hỏi. Các cặp khác nhận xét.
4
GV đánh giá nhận xét.
-GV nhận xét, kết luận: Không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức p = h.d vì độ cao của lớp khí quyển không xác định được chính xác và trọng lượng riêng của không khí cũng thay đổi theo độ cao.
Vận dụng.
1
Chuyển giao nhiệm vụ
GV: đưa ra ví dụ:
 -Các nhà du hành vũ trụ khi đi ra khoảng không vũ trụ phải mặc một bộ áo bảo hộ đặc biệt, bên trong lớp áo bảo hộ có không khí. Lớp áo bảo hộ vừa tái tạo không khí để cung cấp cho nhà du hành vũ trụ đồng thời giữ cho áp suất không khí bằng với áp suất khí quyển trên mặt đất.
-GV yêu cầu mỗi nhóm đưa ra 3 ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển trong đời sống.
2
Thực hiện nhiệm vụ
-HS hoạt động nhóm (3 phút) tìm ví dụ.
3
Báo cáo thảo luận
-GV yêu cầu đại diện các nhóm đưa ra ví dụ.
4
GV đánh giá nhận xét.
-GV nhận xét, đánh giá.Và đưa ra một vài ví dụ: Bình nước, lỗ nhỏ trên nắp ấm nước, ....
Tìm tòi mở rộng ( hoạt động ở nhà)
1
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu các nhóm:
-Đọc phần “Có thể em chưa biết” và giải thích hiện tượng:
‘Tại sao khi Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,bay cao thì lại nắng.’
2
Thực hiện nhiệm vụ
-Các nhóm HS tự tìm hiểu trên mạng, qua người thân (nhóm trưởng phân công cho các thành viên trong nhóm –thời gian hoàn thành: đến buổi học tiếp theo)
3
Báo cáo thảo luận
-Trình bày trên giấy A3.
4
GV đánh giá nhận xét sản phẩm 
-GV đánh giá nhận xét sản phẩm của các nhóm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 9 Ap suat khi quyen_12172787.docx