Tiết 6 Bài 6: LỰC MA SÁT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ, lực ma sát trượt, lực ma sát trượt, lực ma sát lăn.
2. Kĩ năng:
- Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, tự giác, trung thực và hợp tác nhóm.
II. CHUẨN BỊ CHO GIỜ DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của GV
- Thiết bị dạy học: SGK, SBT, giáo án, tranh vòng bi.
- Thiết bị thí nghiệm: 1 lực kế, miếng gỗ, quả cân.
NS: 14/10/2017 ND: 16/10/2017 Lớp: 8A Tiết 6 Bài 6: LỰC MA SÁT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ, lực ma sát trượt, lực ma sát trượt, lực ma sát lăn. 2. Kĩ năng: - Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, tự giác, trung thực và hợp tác nhóm. II. CHUẨN BỊ CHO GIỜ DẠY HỌC: 1. Chuẩn bị của GV - Thiết bị dạy học: SGK, SBT, giáo án, tranh vòng bi. - Thiết bị thí nghiệm: 1 lực kế, miếng gỗ, quả cân. 2. Chuẩn bị của HS - Kiến thức, bài tập: Đọc trước bài 6. - Đồ dùng học tập: Bút, thước kẻ, SGK, SBT III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: GV: Gọi 2 HS. Câu 1: Thế nào là hai lực cân bằng? Làm bài tập 5.2 SBT. Câu 2: Quán tính là gì? Làm bài tập 5.3 SBT. 3. Tiến trình dạy học: GV đặt vấn đề như SGK HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ND GHI BẢNG Hoạt động 1: Tìm hiểu lực ma sát Mục tiêu: Học sinh nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ, lực ma sát trượt, lực ma sát trượt, lực ma sát lăn. - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK. ? Khi nào xuất hiện lực ma sát trượt? ? Nêu ví dụ về lực ma sát trượt. - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK. ? Khi nào xuất hiện lực ma sát lăn? ? Nêu ví dụ về lực ma sát lăn. - GV yêu cầu HS trả lời câu C3 SGK. - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm hình 6.2 SGK và trả lời câu C4. ? Lực ma sát nghỉ có tác dụng gì? ? Nêu ví dụ về lực ma sát nghỉ. - HS đọc thông tin mục 1 SGK. - HS trả lời. - HS lấy ví dụ về lực ma sát trượt. - HS đọc thông tin mục 2 SGK. - HS trả lời. - HS lấy ví dụ về lực ma sát lăn. - HS quan sát hình 6.1 và trả lời câu C3. - HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV và trả lời câu C4. - HS trả lời. - HS lấy ví dụ về lực ma sát nghỉ. I. Khi nào có lực ma sát? 1. Lực ma sát trượt - Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác. - Ví dụ: Vành bánh xe trượt qua má phanh. 2. Lực ma sát lăn - Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác. - Ví dụ: Hòn bi lăn trên sàn. 3. Lực ma sát nghỉ - Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác. - Ví dụ: Nhờ có lực ma sát nghỉ ta mới đi được, . Hoạt động 2: Tìm hiểu lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật Mục tiêu: Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật. ? Quan sát hình 6.3, 6.4 và trả lời câu C6, C7 SGK. - GV kết luận lại. - HS quan sát hình 6.3, 6.4 và trả lời câu C6, C7 SGK. II. Lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật 1. Lực ma sát có thể có hại 2. Lực ma sát có thể có lợi Hoạt động 3: Vận dụng Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng. GDƯPBĐKH: Tìm hiểu ảnh hưởng của lực ma sát đến sự ô nhiễm môi trường. - Trong quá trình lưu thông của các phương tiện giao thông đường bộ, ma sát giữa bánh xe và mặt đường, giữa các bộ phận cơ khí với nhau, ma sát giữa phanh xe và vành bánh xe làm phát sinh các bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại. Các bụi khí này gây ra tác hại to lớn đối với môi trường. - Nếu đường nhiều bùn đất, xe đi trên đường có thể bị trượt nên dễ gây ra tai nạn, đặc biệt khi trời mưa và lốp xe bị mòn. - GV yêu cầu trả lời các câu C8, C9. - HS trả lời câu C8, C9 theo yêu cầu của GV. III. Vận dụng C8. a) Ma sát giữa sàn với chân nhỏ, ma sát có lợi. b) Ma sát giữa bùn và bánh xe nhỏ, ma sát có lợi. c) Ma sát giữa mặt đường và đế giày đã bào mòn đế giày, ma sát có hại. d) Để tăng ma sát trượt, ma sát có lợi. C9. Biến ma sát trượt thành ma sát lăn. 4. Củng cố bài học: - Khi nào xuất hiện lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ. - GV cho HS đọc phần: Có thể em chưa biết. 5. Hướng dẫn tự học: a) Bài vừa học: - Học bài theo SGK và vở ghi. - Làm bài tập 6.1 đến 6.15 trong SBT. b) Bài sắp học: - TỔNG KẾT LẠI KIẾN THỨC ĐỂ CHUẨN BỊ TIẾT BÀI TẬP.
Tài liệu đính kèm: