Giáo án Vật lý lớp 8 - Tiết 9: Bình thông nhau, máy nén thủy lực

Tiết 9 : B×nh Th«ng nhau, m¸y nÐn thñy lùc

A. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức.

- Nêu được mặt thoáng trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên thì ở cùng độ cao.

- Mô tả được cấu tạo của máy nén thủy lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy.

2. Kĩ năng.

- Vận dụng được công thức p = dh đối với áp suất trong lòng chất lỏng.

- Quan sát hiện tương, phân tích và rút ra kết luận.

3. Thái độ.

Có ý thức tìm hiểu kiến thức, nghiêm túc, có tinh thần hợp tác trong học tập.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

GV: Dụng cụ Tn H8.6

HS: Đồ dùng học tập. Nước sạch.

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 646Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 8 - Tiết 9: Bình thông nhau, máy nén thủy lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 17/10/2017
Ngày giảng: 20/10/2017
Tiết 9 : B×nh Th«ng nhau, m¸y nÐn thñy lùc
A. MỤC TIÊU. 
1. Kiến thức. 
- Nêu được mặt thoáng trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên thì ở cùng độ cao.
- Mô tả được cấu tạo của máy nén thủy lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy.
2. Kĩ năng.
- Vận dụng được công thức p = dh đối với áp suất trong lòng chất lỏng.
- Quan sát hiện tương, phân tích và rút ra kết luận.
3. Thái độ.
Có ý thức tìm hiểu kiến thức, nghiêm túc, có tinh thần hợp tác trong học tập.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
GV: Dụng cụ Tn H8.6
HS: Đồ dùng học tập. Nước sạch.
C. PHƯƠNG PHÁP.
Nêu vấn đề, vấn đáp, trực quan, hợp tác nhóm.
D.TỔ CHỨC GIỜ HỌC.
1. Khởi động.(7’)
a)Mục tiêu.
- Học sinh tái hiện lại một số kiến thưc cơ bản đã học về áp suất chất lỏng.
b) Cách tiến hành.
Nêu kết luận về sự tồn tại của áp suất chất lỏng? Viết CT tính áp suất chất lỏng và giải thích các đại lượng.
2. Các hoạt động.
Hoạt động 1:Tìm hiêu nguyên tắc bình thông nhau.(10’)
a)Mục tiêu.
- Nêu được mặt thoáng trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên thì ở cùng độ cao.
b) Đồ dùng : 
- Dụng cụ TN H8.6
c) Cách tiến hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
GHI BẢNG
Yc hs đọc nghiên cứu nội dung C5.
HS: Đọc và nêu dự đoán.
GV: Yc hs các nhóm hđ làm TN kiểm tra (3p)
HS: Các nhóm làm TN kiểm tra (3p)
GV: Treo bảng phụ nội dung KL( dưới dạng điền khuyết). Hãy hoàn thành nội dung kết luận.
HS: Hoàn thành kết luận.
GV: Chốt lại : KTCB về bình thông nhau.
II. Bình thông nhau.
C5. Hình 8.6 (sgk - 30)
* Kết luận: Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở cùng một độ cao.
Hoạt động 2: Tìm hiểu máy nén thủy lực.(10’)
a)Mục tiêu.
Mô tả được cấu tạo của máy nén thủy lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy.
b) Đồ dùng : 
- Hình vẽ minh họa H8.9.
c) Cách tiến hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
GHI BẢNG
GV: Yêu cầu HS đọc mục có thể em chưa biết.Treo hình vẽ minh họa H8.9 lên bảng
Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn trả lời cấu hỏi.
Hãy nêu cấu tạo của máy nén thủy lực.
HS: Đọc – Thảo luận, đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
GV: Chốt lại cấu tạo của máy nén thủy lực.
GV: Hãy nêu nguyên tắc hoạt động của máy?
HS: Đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
III. Máy nén thủy lực.
1. Cấu tạo: 
Bộ phận chính của máy ép thủy lực gồm 2 ống hình trụ, tiết diện s và S khác nhau, thông với nhau, trong có chứa chất lỏng. Mỗi ống có 1 pít tông.
2. Nguyên tắc hoạt động:
Khi ta tác dụng một lực lên pít tông A, lực này gây một áp suất p lên mặt chất lỏng áp suất này được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo tới Pít tông B va gây ra lực F nâng pít tông B lên.
Hoạt động 3: Vận dụng.(15’)
a)Mục tiêu.
- Vận dụng được công thức p = dh đối với áp suất trong lòng chất lỏng.
b) Đồ dùng : Không
c) Cách tiến hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
GHI BẢNG
GV: Hãy đọc nghiên cứu làm C7.
HS: Đọc đề bài và tóm tắt đề bài.
GV: Bài toán cho biết gì , yc tìm cái gì?
HS: cho: h; d; tìm p = ? 
GV: Hãy nêu cách giải.
HS: Lên bảng trình bầy.
GV: Yêu cầu HS đọc và nghiên cứu C8:
HS: Nghiên cứu và trả lời C8.
GV:Hãy nghiên cứu và trả lời C9.
HS: Trả lời C9.
4. Vận dụng.
C7. Tóm tắt: 
h1 = 1,2m; 
h2 = 1,2 - 0,4 = 0,8m
d = 10 000N/m3
 p1 = ?; p2 = ?
 Giải.
Áp suất của nước ở đáy thùng là:
p1 = d.h1 = 10 000.1,2 
 = 12 000 (N/m2)
Áp suất của nước lên điểm cách đáy thùng 0,4m là:
p2 = d.h2 = 10 000.0,8 
 = 8 000 (N/m2)
 Đáp số: 12 000 (N/m2)
 8 000 (N/m2)
C8. Ấm bên trái
C9:
3. Tổng kết và hướng dẫn về nhà.(3’)
GV: Chốt lại các kiến thức học trong bài: áp suất chất lỏng, công thức tính áp suất chất lỏng, áp suất trong bình thông nhau.
Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- Học sinh làm bài tập vận dụng công thức tính áp suất chất lỏng, xem C7.
- BTVN: 2;3;4 ( SBT - 12) 
- Ôn tập toàn bộ kiến thức từ đầu năm học chuẩn bị tiết sau ôn tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docT9.doc