Giáo dục hướng nghiệp lớp 10 - Chủ đề 1: Em thích nghề gì?

I- Mục tiêu: Qua bài học này học sinh phải:

1- Kiến thức:

 + Biết được cơ sở của sự phù hợp nghề

 + Biết cách lựa chọn nghề phù hợp với hứng thú, năng lực bản thân và nhu cầu của thị trường lao động

2- Kỹ năng: Lập được " bản xu hướng nghề nghiệp" của bản thân.

3- Thái độ: Bộc lộ hứng thú nghề nghiệp của mình.

II- Trọng tâm của chủ đề.

Giúp học sinh biết các cơ sở của việc chọn nghề từ đó lựa chọn được nghề phù hợp nhất với mình, có như vậy sau này các em mới thành công trong cuộc đời. Các em phải trả lời được 3 câu hỏi sau:

• Em thích nghề gì ?

• Em có thể làm được nghề gì ?

• Nhu cầu của thị trường về nghề đó như thế nào?

 

doc 35 trang Người đăng trung218 Lượt xem 4230Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo dục hướng nghiệp lớp 10 - Chủ đề 1: Em thích nghề gì?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cha dự định cho Darwin chuyển sang học thần học. Nhưng Darwin biết rõ nhược điểm của mình là trí nhớ kém, do vậy không hợp với bản chất của một mục sư tương lai. Tuy nhiên ông lại nhìn thấy điểm vượt trội của mình là rất say mê trong lĩnh vực sinh học, năng lực phát hiện và năng lực tư duy của mình do dó ông đã quyết định chọn nghề sinh học làm nghề tương lai của mình. Khả năng quan sát, trí tưởng tượng, khả năng tư duy.
Học sinh phát biểu
Trường hợp 2: Có bạn quan niệm rằng năng lực là do bẩm sinh ở mỗi người không cần phải bồi dưỡng.
Học sinh phát biểu
Trường hợp 3: 
NDCT: Người ta có thể nói rầng khờ khạo trong lĩnh vực này nhưng lại có thể nổi trội ở lĩnh cực khác. ý nói gì?
HS thảo luận.
HS lắng nghe.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của truyền thống gia đình tới việc chọn nghề.
NDCT: Bạn hãy kể tên các làng nghề truyền thống mà bạn biết và đặc điểm chung của các làng nghề là gì?
HS phát biểu
HS lắng nghe.
Hoạt động 3: Xem phim về một số làng nghề truyền thống
NDCT: Mời cả lớp xem phim
HS xem phim.
NDCT: Qua đoạn phim vừa rồi các bạn hãy cho biết:
+Làng gốm Bát Tràng có từ bao giờ?
+ Nghề này được duy trì và phát triển như thế nào?
+ Hãy kể tên các sản phẩm của làng gốm Bát Tràng cà thị trường hiện nay của các sản phẩm này.
HS phát biểu
 - Phát biểu nhận thức của mình 
sau bài học.
 - Nêu nội dung chính của bài học
Phiếu điều tra 
Tìm hiểu năng lực và truyền thống nghề nghiệp gia đình của học sinh
1- Em hãy kể rõ nghề của bố, mẹ, anh chị, ông bà:
1.Bố:...2.Mẹ:
3.Anh,chi:......4.ông,bà:
2- Em có dự định sau này sẽ theo nghề của bố, mẹ, anh, chị, hay không?vì sao?
1.Có:2.Không:
3- Em thường được điểm cao ở các môn học nào?
1.Môn học đạt điểm cao nhất:  2.Môn học đạt điểm cao thứ hai: ..................
4- Em hãy kể một số hoạt động ngoài giờ học ở nhà trường
Hoạt động 1: .............Hoạt động 2: Hoạt động 3: 
5- Vào những ngày nghỉ em thường làm gì?
Hoạt động 1: Hoạt động 2: Hoạt động 3: 
Ho¹t ®éng gi¸o dôc h­íng nghiÖp 
Gi¸o ¸n líp 10
Ng­êi so¹n: Mai BÝch Hång
GVCN: 10C1- 2008 - 2009
Chủ đề 3
NGHỀ DẠY HỌC
I- Mục tiêu sau buổi học này HS cần phải:
1- Kiến thức:
Nắm được ý nghĩa, vị trí, đặc điểm, yêu cầu của nghề dạy học, mô tả được cách tìm hiểu thông tin về nghề.
2- Kỹ năng:
Tìm hiểu được thông tin về nghề dạy học, liên hệ bản thân để chọn nghề.
3- Thái độ:
 Có thái độ đúng đắn về nghề dạy học.
II- Chuẩn bị 
1- Giáo viên:
Sưu tầm những gương sáng, những câu chuyện, những câu ca dao về
nghề dạy học.
Sưu tầm những hình ảnh về tình nghĩa thầy trò, những tư liệu về những nhà giáo lỗi lạc của đất nước và trên thế giới.
2- Học sinh:
Sưu tầm những câu chuyện về tình nghĩa thầy trò
Những ấn tượng tốt đẹp không thể nào quên về tình cảm thầy trò đối với quãng đời học sinh của mình.
III- Tiến trình của chủ đề
1- ổn định lớp
2- Kiểm tra bài cũ
- Em cho biết chúng ta đã học những chủ đề nào và mục tiêu của từng chủ đề là gì?
Giới thiệu khái quát nội dung bài mới
3- Gợi ý tiến trình
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV tổ chức lớp theo nhóm, cử người dẫn chương trình.
GY theo dõi hoạt động thảo luận của HS và nghe ý kiến trình bày của các em.
I- ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề
1- Nghề dạy học có từ ngàn xưa ở mỗi giai đoạn được thực hiện với mỗi hình thức khác nhau như:
Thời đồ đá việc truyền thu kiến thức dưới dạng cha truyền con nối.
Thời kỳ công trường thủ công thì dưới dạng kèm cặp từng cá nhân tại nơi làm việc.
Thời kỳ xã hội phát triển việc 
truyền thu dưới dạng tổ, nhóm rồi thành trường lớp như ngày nay.
2- ý nghĩa của nghề dạy học đối với xã hội loài người:
a- ý nghĩa kinh tế:
Đào tạo ra nguồn nhân lực để 
phục vụ lao động sản xuất.
Nền kinh tế phát triển như thế 
nào lại phụ thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực à Nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định tới sự phát triển kinh tế.
b- ý nghĩa chính trị - xã hội:
Chúng ta muốn duy trì thể chế 
xã hội như thế nào là do chúng ta giáo dục, khi kinh tế phát triển người dân được giáo dục tốt thì xã hội đó ổn định.
ở Việt Nam nghề dạy học luôn 
được xã hội coi trọng thể hiện ở truyền thống "Tôn sư trọng đạo".
GV: lắng nghe phát biểu của 
học sinh
1- Đối tượng lao động:
Là con người: Là đối tượng đăc biệt. Bằng những tình cảm và chuyên môn của mình người thầy phải làm hình thành, biến đổi và phát triển phẩm chất nhân cách của người học theo mục tiêu đã chọn trước.
2- Công cụ lao động: Gồm ngôn ngữ (nói, viết) và các đồ dùng dạy học giấy, bút, mực, phấn, bảng, các máy móc thí nghiệm.
3- Yêu cầu của nghề dạy học:
Phẩm chất đạo đức: yêu nghề, 
yêu thương học sinh, có lòng nhân ái, vị tha, công bằng.
Năng lực sư phạm:
+ Năng lực dạy học gồm: Năng lực đánh giá, soạn, giảng bài.
+ Năng lực giáo dục: Nắm bắt được tâm lý học sinh, khả năng thuyết phục học sinh và cảm hoá các em, định hướng để các em phấn đấu trở thành các nhà khoa học, kinh doanh giỏi.
Năng lực tổ chức:
+ Biết tổ chức quá trình dạy học khoa học.
+ Biết tổ chức giáo dục để đạt hiệu quả cao
+ Biêt hướng dẫn học sinh thực hiện nền nếp học tập, xây dựng phong cách học tập mới, biết làm việc theo nhóm và tự nghiên cứu.
Một số phẩm chất khác: Nếu 
biết ca hát đánh đàn thì càng tốt.
4- Điều kiện lao động:
Điều kiện lao động: Lao động trí óc, phải nói nhiều.
Chống chỉ định y học:
+ Người dị dạng khuyết tật.
+ Người nói ngọng, nói lắp.
+ Người bị bệnh hen, phổi, lao.
+ Người có hành động thiếu văn hoá
III- Vấn đề tuyển sinh vào nghề
1- Các cơ sở đào tạo gồm hệ thống các trường:
Trungcấp Sưphạm:ở các địaphương.
Cao đẳng Sư phạm: ở các địa 
phương, ở TW có một số trường.
Trường Đại học Sư phạm:
2- Điều kiện tuyển sinh:
3- Triển vọng của nghề:
IV- Giới thiệu bản mô tả nghề:
Cấu trúc bản mô tả nghề:
1- ýnghĩavàtầmquantrọngcủa nghề:
-Sơ lược lịch sử hình thành (nếu biết)
- ý nghĩa và tầm quantrọng của nghề.
2-Các đặcđiểm và yêucầu của nghề:
Đối tượng lao động.
Nội dung lao động của nghề
Công cụ lao động
Các yêu cầu của nghề
Điều kiện lao động và chống chỉ định y học của nghề.
3- Vấn đề tuyển sinh vào nghề:
Cơ sở đào tạo.
Điều kiện tuyển sinh.
Triển vọng của nghề.
Tổng kết đánh giá:
- Tìm hiểu nghề dạy học 
- Nhận xét đánh giá tinh thần thái độ của học sinh tham gia bài giảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề dạy học.
Trước hết chúng ta thảo luận về ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề dạy học.
 HS thảo luận theo nhóm
NDCT: Xin mời đại biểu các 
nhóm trình bày ý kiến.
NDCT: Thưa các bạn từ mẫu giáo dến bây giờ chúng ta đã được học rất nhiều thầy cô ở các cấp học khác nhau nhưng tất cả các thầy cô mà đã dạy chúng ta có một điểm chung là công tác trong lĩnh vực giáo dục hay nói cách khác là nghề dạy học. Vậy bạn đã hiểu gì về nghề dạy học?
(NDCT để các nhóm phát biểu ý kiến rồi mời thầy (cô) nêu nhân xét)
Thầy (cô) nên trình bày theo các nội dung chính ở cột bên
NDCT:
Tại sao nghề dạy học không tạo ra của cải vật chất lại có ý nghĩa kinh tế?
Tại sao nói nghề dạy học ở nước ta lại được coi trọng?
HS trả lời
Bạn cảm nhận như thế nào về 
công việc của các thầy, các cô?
HS phát biểu
 - Bạn Có thể hát một bài về chủ đề người thầy?
HS xung phong hát
NDCT:
Bạn hãy kể về một số nhà giáo 
lỗi lạc ở Việt Nam
HS phát biểu
NDCT:
Đối tượng lao động của nghề 
dạy học là gì? Và nêu đặc điểm của đối tượng này
HS phát biểu
NDCT:
- Công cụ lao động của nghề là gì?
HS trả lời
NDCT:
Năng lực tổ chức của nghề dạy 
học được thể hiện như thế nào?
NDCT:
Bạn cho biết ngoài những năng lực trên thầy cô giáo cần có những năng lực nào?
HS trả lời
NDCT:
Bạn phát biểu về điều kiện lao 
động của nghề dạy học.
Các chống chỉ định y học của 
nghề là gì?
HS trả lời
Bạn đã biết gì về vấn đề tuyển 
sinh vào nghề dạy học?
HS phát biểu
NDCT: Nội dung cơ bản của chủ đề là gì ?
Ho¹t ®éng gi¸o dôc h­íng nghiÖp 
Gi¸o ¸n líp 10
Ng­êi so¹n: Mai BÝch Hång
GVCN: 10C1- 2008 - 2009
CHỦ ĐỀ 4
VẤN ĐỀ GIỚI TRONG CHỌN NGHỀ
I. Mục tiêu: 
 - Kiến thức: nêu được vai trò, ảnh hưởng của giới tính và giới khi chọn nghề
 - Kỹ năng: Liên hệ bản thân chọn nghề
 - Thái độ: Tích cực khắc phục ảnh hưởng của giới khi chọn nghề.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
 - Nghiên cứu nội dung của chủ đề.
 - Chuẩn bị một số phiếu học tập.
2. Học sinh:
 - Sưu tầm những bài báo, mục quảng cáo, ca dao, thơ nói về những nghề coi là truyền thống của nam giới, nữ giới.
 - Cử người làm tổ trưởng nhóm trưởng.
III. Nội dung của chủ đề:
1. Ổn định lớp
2. Tổ chức hướng theo nhóm.
3. Gợi ý tiến trình
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV gợi ý 
1. Khái niệm về giới và giới tính 
Giới tính chỉ sự khác nhau về mặt sinh học giữa nam và nữ. Giới tính luôn ổn định, mỗi giới có một chức năng sinh học đặc thù và giống nhau không phân biệt màu da, dân tộc.
Giới là mối quan hệ và tương quan giữa nam và nữ trong bối cảnh cụ thể trong xã hội cụ thể. Giới thể hiện vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ bao gồm việc phân công lao động, phân chia các nguồn lợi ích cá nhân. Giới không mang tính bất biến. Vai trò của giới thay đổi theo thời gian. 
2. Vai trò của giới trong xã hội:
Cả nam và nữ đều thực hiện trách nhiệm của mình trong cuộc sống đó là: 
- Tham gia công việc gia đình.
- Tham gia công việc sản xuất
- Tham gia công việc cộng đồng
GV gợi ý
3. Vấn đề giới trong chọn nghề:
a. ảnh hưởng của giới trong chọn nghề.
- Học sinh nam có nhiều sự lựa chọn về nghề nghiệp hơn các bạn nữ, do đó nghề nghiệp mà các bạn nam giới chọn đa dạng hơn.
- Học sinh nữ phải lựa chọn những ngành nghề phù hợp với nữ giới, do đó phạm vi nghề nghiệp của nữ hẹp hơn. 
b. Sự khác nhau của giới trong chọn nghề.
* Nam giới: Do hệ cơ xương lớn hơn phụ nữ, không ảnh hưởng của việc sinh con nên phù hợp với hầu hết các công việc nhất là các công việc nặng nhọc, hay di chuyển.
Hạn chế: khả năng ngôn ngữ kém hơn nữ giới, kém nhạy cảm, ít khéo léo sẽ gặp trở ngại ở một số nghề như tư vấn tiếp thị. 
* Nữ giới:
Khả năng ngôn ngữ, sự nhạy cảm và tinh tế trong ứng xử, giao tiếp - phong cách các lĩnh vực mang tính mềm dẻo, ôn hoà, dịu dàng, ân cần.
Hạn chế: Sức khoẻ. 
Tâm sinh lý, bị ảnh hưởng của việc sinh đẻ, một số phụ nữ còn nặng với thiên chức làm mẹ, làm vợ. 
4. Một số nghề phụ nữ không nên làm và nên làm:
 - Nghề có môi trường lĩnh vực độc hại.
- Nghề hay phải di chuyển địa điểm làm việc.
- Nghề lao động nặng nhọc.
Một số nghề phù hợp với phụ nữ: giáo dục, công nghiệp nhẹ, du lịch, ngân hàng, tài chính, tín dụng, bưu điện, dịch vụ công cộng, y tế, nông nghiệp, công nghiệp chế biến...
Tổng kết đánh giá
1. Em thu hoạch được gì qua chủ đề này? Hãy liên hệ bản thân trong việc chọn nghề tương lai.
2. Hãy nhận xét tinh thần tham gia và kết quả hoạt động của nhóm và của cả lớp.
Tại sao? 
 	Về cá nhân:..........................
Về tổ:................................
Về lớp:..............................
3. Dặn học sinh về tìm hiểu trứoc các nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. 
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm giới và giới tính.
NDCT: Bạn hiểu thế nào về giới và giới tính ?
HS thảo luận theo nhóm rồi cử đại diện phát biểu.
NDCT: Bạn cho biết những điểm mạnh của nam giới và hạn chế của họ trong việc chọn nghề?
HS thảo luận
HS phát biểu
HS lắng nghe.
NDCT: Người ta thường cho rằng nam giới chỉ phải lao động sản xuất và tham gia các công việc cộng đồng, còn nữ giới thì cũng tham gia lao động sản xuất, công việc cộng đồng nhưng nữ giới còn phải tham gia công việc gia đình. Quan niệm đó đúng hay sai?
HS phát biểu.
NDCT: Vì sao có phong trào đòi bình đẳng giới?
HS phát biểu.
NDCT: Bạn hãy cho biết ý kiến của mình qua các số liệu sau đây ở Việt Nam:
a. Tỷ lệ lao động
1. Tỷ lệ lao động ở phụ nữ là 50-60%
2. Nhà hàng khách sạn cửa hàng do phụ nữ quản lý chiếm 80%
3. Công việc nhà nông do phụ nữ đảm nhiệm chiếm 75%. 
b. Thu nhập
1. Thu nhập của phụ nữ so với nam giới chiếm 72% 
2. Vốn mà Ngân hàng Nông Nghiệp cho phụ nữ vay 10%.
HS nghiên cứu số liệu và phát triển.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của giới trong việc chọn nghề 
NDCT: Tại sao nam giới lại có phạm vi chọn nghề rộng hơn nữ giới?
HS thảo luận rồi cử đại diện phát biểu.
NDCT: Nếu nghề dạy học như THCS, THPT mà chỉ có nữ giới thì có ưu nhược điểm gì?
HS phát biểu.
NDCT: Theo bạn những nghề nào phù hợp với nữ giới, nghề nào nữ giới không nên tham gia. 
HS thảo luận và phát biểu. 
HS lắng nghe nhận xét, gợi ý của thầy(cô) giáo.
HS nêu các ý kiến. 
Ho¹t ®éng gi¸o dôc h­íng nghiÖp 
Gi¸o ¸n líp 10
Ng­êi so¹n: Mai BÝch Hång
GVCN: 10C1- 2008 - 2009
Chủ đề 5
TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP
)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Nêu được ý nghĩa, vị trí, đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo, triển vọng phát triển và nhu cầu lao động của các ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Mô tả được cách tìm hiểu thông tin nghề. 
2. Kỹ năng: Biết liên hệ bản thân để chọn nghề.
3. Thái độ: Tích cực chủ động tìm hiểu thông tin nghề. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
 - Sưu tầm các thông tin về các nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. 
 - Những thông tin, văn kiện về định hướng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp.
2. Học sinh: 
 - Tìm hiểu kỹ các nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
 - Sưu tầm các bài hát ca ngợi các nghề nông, lâm, ngư nghiệp. 
III. NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
 1. Ổn định lớp 
 2. Tổ chức hướng theo nhóm, cử HS dẫn chương trình, thư ký nhóm trưởng. 
 3. Gợi ý tiến trình
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV tổ chức lớp theo nhóm, cử người dẫn chương trình. 
GV hướng dẫn học sinh thảo luận theo nội dung NDCT đưa ra, lắng nghe phát biểu của HS. 
GV gợi ý: 
1. ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề nông, lâm, ngư nghiệp: 
- Các nghề nông - lâm - ngư nghiệp ở nước ta phát triển từ lâu đời vì do điều kiện địa lý, điều kiện khí hậu tạo nên, nước ta có hàng ngàn kilômét bờ biển, diện tích rừng lớn, đất đai màu mỡ. Đây là điều kiện rất tốt để chúng ta phát triển các nghề nông, lâm, ngư nghiệp. 
- Trước cách mạng tháng Tám đời sống nhân dân còn thấp do bị giai cấp phong kiến chiếm hữu ruộng đất, bị vua quan bóc lột, nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu kém phát triển. 
- Sau cách mạng tháng Tám người dân được làm chủ ruộng đất, nông dân được học hành, sản xuất nông nghiệp từng bước phát triển. 
- Từ sau đại hội Đảng VI năm 1980 đã đề ra chủ trương "đổi mới" các lực lượng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp phát triển mạnh mẽ do cải tiến lao động sản xuất áp dụng các thành tựu của KHCN vào lao động sản xuất nên các lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đã phát triển vượt bậc. 
Hiện nay, Việt Nam là trong những nước xuất khẩu gạo, cà phê hàng đầu thế giới. 
2. Tổng quan về các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp trong tương lai. 
- Các lĩnh vực này có nhiều nghề để lựa chọn, nhiều nghề mới xuất hiện, thu hút đông đảo nhân lực của đất nước. 
- Các mặt hàng nông lâm thuỷ sản của Việt Nam ngày một tiến ra thị trường thế giới. 
GV lắng nghe ý kiến phát biểu của học sinh. 
GV gợi ý. 
3. Đặc điểm và yêu cầu của nghề. 
1. Đối tượng lao động chung: 
- Cây trồng.- Vật nuôi. 
2. Nội dung lao động: Dùng sức lao động để áp dụng các biện pháp KHKT để biến đổi các đối tượng để phục vụ cho nhu cầu dinh dưỡng và tiêu dùng của con người. 
3. Công cụ lao động:
- Các công cụ đơn giản: cày cuốc, xe bò, thuyền gỗ..
- Các công cụ hiện đại: Máy cày, máy cấy, máy giặt, tàu đánh cá, các nhà máy chế biến..
4. Điều kiện lao động. 
- Làm việc ngoài trời.
- Bị tác động của thời tiết khí hậu như bão, lụt.....
- Bị tác động của các loại thuốc bảo vệ thực vật: thuốc diệt cỏ, trừ sâu...
5. Nguyên nhân chống chỉ định y học: không nên theo nghề nếu bị
- Bệnh phổi
- Suy thận mãn tính 
- Thấp khớp, đau cột sống. 
- Bệnh ngoài da...
6. Vấn đề tuyển sinh 
a. Cơ sở đào tạo
- Các trường công nhân kỹ thuật 
- Trường TH, cao đẳng, Đại học
Tổng kết đánh giá.
1. Em hãy cho biết nội dung cơ bản của chủ đề. 
2. Em hãy liên hệ bản thân có phù hợp với các nghề thuộc nông, lâm, ngư nghiệp không?
Em hãy mô tả chi tiết một nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp mà em biết (theo cấu trúc bản mô tả nghề như nghề nuôi ong, nghề trồng rừng....)
3. Yêu cầu các em về nhà tìm hiểu các nghề thuộc lĩnh vực Y và Dược.
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề nông, lâm, ngư nghiệp. 
NDCT: Vì sao Việt Nam chúng ta từ xưa đến gần cuối thế kỷ 20 là một nước nông nghiệp kém phát triển? 
HS thảo luận theo nhóm. 
NDCT: Xin mời đại diện các nhóm lên phát biểu ý kiến. 
HS lắng nghe 
NDCT: Bạn biết gì về tình hình phát triển các nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp hiện nay và trong tương lai?
HS thảo luận. 
NDCT: Mời đại diện các nhóm lên phát biểu ý kiến. 
HS lắng nghe nhận xét của thầy giáo. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về định hướng phát triển các nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. 
NDCT: Đọc tổng kết sự phát triển các lĩnh vực N - L - N nghiệp trong giai đoạn 2001-2006 chocả lớp nghe. 
NDCT: Vì sao lĩnh vực sản xuất N - L - N nghiệp ở nước ta lại có những thành tựu quan trọng như vậy?
HS thảo luận theo nhóm. 
NDCT: Bạn có thể rút ra được những kết luận gì qua các thông tin định hướng phát triển nghề nói trên như: Nhu cầu về lao động, yêu cầu về chất lượng lao động. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm, yêu cầu chung của các nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. 
NDCT: Bạn cho biết đối tượng lao động của nghề là gì?
HS phát biểu.
NDCT: Nội dung lao động, công cụ lao động chung của nghề?
HS phát biểu. 
NDCT: Điều kiện lao động của nghề?
HS thảo luận. 
NDCT: Bạn biết gì về vấn đề tuyển sinh của nghề?
HS phát biểu. 
HS phát biểu tóm tắt nội dung. 
HS phát biểu nhận thức của mình qua các chủ đề. 
NDCT: Bạn hãy cho biết cách tìm kiếm thông tin về nghề Y, Dược. 
Ho¹t ®éng gi¸o dôc h­íng nghiÖp 
Gi¸o ¸n líp 10
Ng­êi so¹n: Mai BÝch Hång
GVCN: 10C1- 2008 - 2009
CHỦ ĐỀ 6. 
TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC CÁC NGÀNH Y VÀ DƯỢC
I. MỤC TIÊU.
	Sau buổi học này HS phải:
	1. Kiến thức: Nêu được vị trí, đặc điểm và những yêu cầu chính của một số nghề thuộc ngành Y và Dược.
	2. Kỹ năng: Biết được cách tìm hiểu thông tin về nghề và cơ sở đào tạo của ngành Y và Dược.
	3. Thái độ: Tích cực tham gia hoạt động tìm hiểu nghề và liện hệ bản thân cho việc chọn nghề.
II. CHUẨN BỊ.
	1. Giáo viên: 
	- Sưu tầm những gương sáng, những câu chuyện, những câu ca dao về ngành Y và Dược trong nước và trên thế giới.
	- Tìm hiểu các danh y trong nghề y học cổ truyền như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông ...
	- Các bài hát, bài thơ nói về ngành Y và Dược.
	2. Học sinh: 
	- Tìm hiểu nội dung của các nghề thuộc lĩnh vực Y, Dược.
	- Sưu tầm các mẩu chuyện về những người thành công và hết lòng vì ngành Y và Dược.
III. NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ.
	1. Ổn định lớp.
	2. Kiểm tra nội dung các tài liệu mà học sinh đã chuẩn bị ở nhà về ngành Y và Dược.
	3. Tiến trình.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Tổ chức học sinh theo nhóm, cử người dẫn chương trình.
- Gợi ý:
I. ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề
1. Sơ lược lịnh sử phát triển trong lĩnh vực Y và Dược.
- Nghề Y - Dược phát triển từ lâu đời. Kinh nghiệm để lại cho chúng ta những bài thuốc quí.
- Đông y của Việt Nam hiện đang phát triển theo hướng hiện đại hoá.
- Tây y thâm nhập vào Việt Nam từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta.
- Y và Dược hai lĩnh vực không thể tách rời.
- Y học là lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ con người qua các bước khám, điều trị phục hồi sức khoẻ.
2. ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề.
- Gợi ý: Nghề Y - Dược là nghề cao quí vì được chăm lo sức khoẻ cho con người và được xã hội tôn trọng gọi là "Thầy thuốc".
- Nghề được mọi tầng lớp xã hội quan tâm và coi trọng vì sức khoẻ của bất cứ ai cũng là vấn đề tối quan trọng. Con người không có sức khoẻ thì không làm được việc gì.
II. Đặc điểm và yêu cầu của nghề.
1. Đặc điểm
A. Ngành Y.
a. Đối với lao động: Là con người với các bệnh của họ
b. Nội dung lao động bao gồm các việc: 
- Khám bệnh: người thầy thuốc thực hiện công việc này tại phòng khám của cơ sở y tế hoặc ở nhà bác sĩ: Khám bệnh, chuẩn đoán nhằm xác định căn bệnh, chuẩn đoán nhằm xác định cho được bệnh trong người bệnh nhân. Để kết luận được căn bệnh trong người thầy thuốc phải quan sát, hỏi chi tiết về những biểu hiện từ người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân. Nếu bệnh phức tạp bác sĩ phải sử dụng các thiết bị khám như tai nghe, nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể và các máy móc khác. Sau khi xác định được bệnh bác sĩ mới lập ra phác đồ điều trị cho bệnh nhân qua đơn thuốc.
- Điều trị bệnh: Công việc này phải thực hiện nghiêm ngặt theo phác đồ ở bước khám bệnh, đồng thời bác sĩ cần theo dõi thường xuyên sức khoẻ của bệnh nhân để kịp thời điều chỉnh phác đồ theo hướng tiến triển sức khỏe của người bệnh. ở giai đoạn này bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ các quyết định của bác sĩ và cơ sở y tế.
- Phục hồi sức khoẻ: Người bệnh thường bị mất sức khoẻ do bệnh tật và do điều trị nên khi bệnh đã khỏi thì cần lấy lại sức khoẻ do đó bác sĩ thường hướng dẫn bệnh nhân khám, tập luyện, ăn uống, làm việc theo chế độ quy định để bệnh nhân lấy lại sức khoẻ bình thường mới cho xuất viện.
Do tính cấp bách việc chữa bệnh nên thầy thuốc phải trực tiếp tiếp xúc với các loại bệnh trong đó có các bệnh nguy hiểm dễ lây như: lao, HIV người vận hành các thiết bị chuẩn chụp thưởng phải tiếp xúc với hoá chất hoặc máy móc nguy hiểm như máy chiếu tia X, máy xạ trị...
Ngoài ra hàng ngày thầy thuốc phải tiếp xúc với tiếng kêu, thét, đau đớn, máu...
Vì vậy thầy thuốc phải biết thương yêu bệnh nhân, biết chia sẻ động viên bệnh nhân và có đạo đức của người thầy như Bác Hồ đã dạy "lương y như từ mẫu"
- Công cụ lao động của nghề: Gồm các công cụ đơn giản như ống nghe, đèn soi, nhiệt kế, các máy móc như siêu âm, chụp X, ...
2. Các hoạt động của nghề.
- Phải có chuyên môn học vấn về từng nhóm bệnh.
- Phải có lòng nhân ái yêu thương con người.
- Không sợ máu mủ, không ghê sợ bệnh của người bệnh.
- Điều kiện lao động
+ Lao động và làm việc tại các cơ sở y tế của Nhà nước hoặc tư nhân.
+ Thường phải làm việc đột xuất do bệnh tật của bệnh nhân có tính cấp bách.
+ Tiếp xúc với các bệnh tật, hoá chất...
- Chống chỉ định
+ Không mắc

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_huong_nghiep_10.doc