I. TRẮC NGHIỆM : ( 4điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1 : Chọn ý đúng trong những ý sau nói về từ địa phương:
A. Từ địa phương là những từ được dùng ở miền nam.
B. Từ địa phương là những từ chỉ được dùng ở một số vùng, địa phương nhất định.
C. Từ địa phương là những từ chỉ được dùng ở những vùng sâu, vùng xa.
Câu 2 : Trong các nhóm từ sau , nhóm từ nào có cách sắp xếp đúng nhất?
A. Những người thân yêu trong gia đình: ông, bà , cha, mẹ , anh, chị , em
B. Nông cụ: cày, bừa , bào , cưa, cuốc, phấn
C. Gia cầm : Vịt , Gà , Bò , Trâu, Ngỗng
Câu 3 : Từ nào sau đây không phải là biệt ngữ xã hội?
A. Trẫm B. Mế C. Khanh
Câu 4 : Các từ : này , ơi, vâng, dạ, ừ thuộc
A. Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
B. Trợ từ.
C. Thán từ gọi đáp
h dấu (X) vào trước câu trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1: Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ”bút mực, thước kẻ, compa, sách vở” A. Đồ dùng dạy học B. Dụng cụ học tập C. Dụng cụ lao động D. Tất cả đều đúng Câu 2: Thế nào là trường từ vựng? Là tập hợp tất cả các từ có chung cách phát âm. Là tập hợp tất cả các từ cùng từ loại(danh từ, động từ) Là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa. Là tập hợp tất cả các từ có chung nguồn gốc(thuần việt, Hán Việt,.) Câu 3: Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình? A. Xôn xao B. Rũ rượi C. Xộc xệch D. Xồng xộc Câu 4: Trong câu”Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men.”, từ nào là trợ từ ? A. Ồ B. Chính C. Đó D. Của Câu 5: Khi nào không nên nói giảm, nói tránh? Khi cần phải nói năng lịch sự, có văn hoá. B. Khi muốn làm cho người nghe bị thuyết phục. Khi muốn bày tỏ tình cảm của mình. D. Khi cần phải nói thẳng, nói đúng nhất sự thật. Câu 6: Câu nào sau đây là câu ghép có quan hệ từ chỉ mục đích? Nếu trời mưa thì đường trơn B. Để cha mạ và thầy cô vui lòng, chúng ta phải chăm chỉ học tập. C. Vì bị bệnh nên Lan không đi học. D. Tuy Hải còn nhỏ nhưng bạn ấy đã làm nhiều việc giúp cha mẹ. Câu 7: Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu: “Khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt”? A. Ẩn dụ B. So sánh C. Nhân hoá D. Hoán dụ Câu 8: Dấu hiệu chấm và dấu ngoặc kép trong ví dụ sau được dùng để làm gì? Hôm sau, bác sĩ bảo Xiu: “Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã thắng. Giờ chỉ còn việc bồi dưỡng và chăm nom-thế thôi”. Cùng đánh dấu lời dẫn trực tiếp. B. Đánh dấu sự bổ sung và lời dẫn trực tiếp.. C. Đánh dấu sự thuyết minh và lời dẫn trực tiếp D. Đánh dấu sự giải thích và lời dẫn trực tiếp. II. Phần tự luận: ( 6điểm) Câu 1(1điểm): Nêu công dụng của dấu ngoặc kép? Câu 2(2điểm): Hãy đặt một câu có dùng biện pháp nói quá và một câu ghép chỉ quan hệ đồng thời. Câu 3(3điểm): Viết một đoạn văn thuyết minh có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. Giải thích công dụng của các loại dấu câu này? HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN : NGỮ VĂN LỚP 8 Tiết : 60 Tuần : 15 I- Phần trắc nghiệm (4 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B C A B D B C A II- Phần tự luận (6 điểm) Câu 1. (1 điểm) Công dụng cảu dấu ngoặc kép là: Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san, được dẫn Câu 2. (2 điểm) Đặt một câu có dùng biện pháp nói quá - Nó nghĩ nát óc vẫn chưa giải được bài toán. (1 điểm) Câu ghép chỉ quan hệ đồng thời: - Trong khi tôi đang học bài thì Tuấn giải bài tập (1 điểm) Câu 3. (3 điểm) Viết một đoạn văn ngắn từ 5 – 10 dòng, đề tài tự chọn, có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép và dấu hai chấm. Lời văn mạch lạc, rõ ràng, ít sai lỗi chính tả. Nêu công dụng của các câu dùng trong đoạn văn đó. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 8 (Tiết 60 - Tuần 15 theo PPCT) I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm). Mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm. Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Câu 1. Khi nào một từ được coi là có nghĩa rộng? a. Phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm được phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. b. Phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. c. Nghĩa của từ ngữ đó gần giống với nghĩa của một số từ ngữ khác. d. Nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác. Câu 2. Các từ sau đây thuộc trường từ vựng nào? (hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy) a. Cảm xúc con người. b. Phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. c. Thái độ của con người. d. Hoạt động của con người. Câu 3. Nói giảm, nói tránh là 2 biện pháp tu từ, đúng hay sai? a. Đúng. b. Sai Câu 4. Khi sử dụng tình thái từ, cần chú ý điều gì? a. Tính địa phương. b. Phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. c. Không được sử dụng biệt ngữ. d. Phải kết hợp với các trợ từ. Câu 5. Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về câu ghép? a. Là câu chỉ có 1 cụm C - V làm nòng cốt câu. b. Là câu chỉ có 1 cụm C - V làm nòng cốt câu. c. Là câu có 2 cụm C - Vø trở lên không bao chứa nhau. d. Là câu có 3 cụm C - Vø bao chứa nhau. Câu 6. Theo em câu văn "Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu" sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? a. Nhân hoá. b. So sánh. c. Liệt kê. d. Tương phản. Câu 7. Hai câu thơ: "Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm" Câu thơ trên tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? a. Nói giảm, nói tránh. b. Nói quá. c. So sánh. d. Nhân hoá. Câu 8. Tầng lớp xã hội nào thường sử dụng những từ ngữ sau đây: "cây gậy", "con ngỗng", "trúng tủ" a. Tầng lớp triều đình phong kiến. b. Tầng lớp trung lưu. b. Tầng lớp học sinh, sinh viên. c. Tầng lớp hạ lưu. II. TỰ LUẬN (6 điểm): Câu 1 (2 đ): Từ tượng hình, từ tượng thanh có công dụng như thế nào? Tìm 5 từ tượng hình gợi tả dáng đi của con người. Câu 2 (1,5 đ): Thán từ là gì? Thán từ có mấy loại? Câu 3 (0,5 đ): Thế nào là trường từ vựng? Câu 4 (2 đ): Tìm 4 thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 8 (Tiết - Tuần theo PPCT) I. TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,5 điểm CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐÁP ÁN a c a b c b b c II. TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 1: - Công dụng: Gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự. - Ví dụ: Lò dò, lom khom, lệch xệch, chập chững, dò dẫm. Câu 2: - Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt. - 2 loại: + Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc. + Thán từ gọi đáp. Câu 3: Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. Câu 4: - Ngáy như sấm. - Đen như cột nhà cháy. - Khoẻ như voi. - Xấu như ma. ************* ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (Tiết - Tuần theo PPCT) I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm). Mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm. Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Câu 1: Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng? A. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. B. Khi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm được phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. C. Khi nghĩa của từ ngữ đó gần giống với nghĩa của một số từ ngữ khác. D. Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác. Câu 2: Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: học sinh, sinh viên, giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, luật sư, công nhân, nông dân, nội trợ. A. Con người. B. Nghề nghiệp. C. Môn học. D. Tính cách. Câu 3: Thế nào là trường từ vựng? A. Là tập hợp tất cả những từ có chung cách phát âm. B. Là tập hợp tất cả các từ cùng loại. C. Là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa. D. Là tập hợp tất cả các từ có nét chung nguồn gốc. Câu 4: Các từ sau thuộc trường từ vựng nào: cắn, nhai, nghiến. A. Hoạt động của miệng. C. Hoạt động của lưỡi. B. Hoạt động của răng. D. A, B, C đều sai. Câu 5: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng thanh? A. Rũ rượi. B. Róc rách. C. Ào ào. D. Hu hu. Câu 6: Từ ngữ địa phương là gì? A. Là từ ngữ được sử dụng phổ biến trong toàn dân. B. Là từ ngữ chỉ được dùng ở một hoặc một số địa phươngnhất định. C. Là từ ngữ được dùng ở một số dân tộc thiểu số phía Bắc. D. Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số phía Nam. Câu 7: Thế nào là từ ngữ toàn dân? A. Là từ được dùng ở một số dân tộc thiểu số phía Bắc. B. Là từ được dùng ở một số địa phươngnhất định. C. Là từ được dùng phổ biến trong toàn dân. D. Là từ được dùng ở một tầng lớp xã hội nhất định. Câu 8: Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần chú ý điều gì? A. Tình huống giao tiếp. B. Nghề nghiệp của người nói. C. Địa vị của người nói. D. Cả A, B, C đều đúng. II. TỰ LUẬN (6 điểm): Câu 1 (2 điểm): Nêu đặc điểm, công dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh. Câu 2 (2 điểm): Thế nào là biệt ngữ xã hội? Trong thơ văn, tác giả sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội để làm gì? Câu 3 (2 điểm): Nói giảm, nói tránh là gì? Tác dụng của nói giảm, nói tránh? Qua bài "Nói giảm, nói tránh" em rút ra được bài học gì cho bản thân? HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 8 (Tiết - Tuần theo PPCT) I. TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,5 điểm CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐÁP ÁN B C C B A B C A II. TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 1 (2 điểm): - Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. (0,75đ) - Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. (0,75đ) - Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể sinh động, có giá trị biểu cảm cao, thường được dùng trong văn tự sự và miêu tả. (0, 5đ) Câu 2 (2 điểm): - Biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. (1đ) - Trong thơ văn, tác giả sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật. (1đ) Câu 3 (2 điểm): - Nói giảm, nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. (1đ) - Cần có ý thức vận dụng biện pháp tu từ này trong giao tiếp. Cần phê phán thói ăn nói bổ bã, thô tục. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng nói giảm, nói tránh, khi cần thiết phải nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật thì không nên nói giảm, nói tránh vì như thế là bất lợi. (1đ) ******************* KIỂM TRA -45 PHÚT MÔN : TIẾNG VIỆT - LỚP 8 (Tiết 60- Tuần 15 theo PPCT) Đề: A-Trắc nghiệm (4 điểm). Khoanh tròn vào chữ cái trứơc các câu trả lời đúng Câu 1: Thế nào là từ ngữ có nghĩa rộng? Là từ ngữ mà nghĩa của nó giống với nghĩa của một số từ ngữ khác. Là từ ngữ mà nghĩa của nó đối lập với nghĩa của một số từ ngữ khác. Là từ ngữ mà nghĩa của nó bao hàm nghĩa của một số từ ngữ khác. LaØ từ ngữ mà nghĩa của nó nằm trong phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. Câu 2: Từ nào ( ở dưới) có nghĩa bao hàm nghĩa của các từ sau đây: đi, chạy, nhảy, lăn, lê, bo,ø toài, bay, bơi: A. Hoạt động. B. Vui chơi. C. Giải trí. D. Biểu diễn. Câu 3: Các từ sau đây thuộc trường từ vựng nào: bờ biển, đáy biển, eo biển, bãi biển, vịnh, bán đảo. A. Vẻ đẹp của biển. B. Thời tiết biển. C. Địa thế vùng biển D. Sinh vật sống ở biển. Câu 4: Trong đoạn thơ sau đây, tác giả đã chuyển các từ ( gạch chân) từ trừơng từ vựng nào sang trường từ vựng nào? Đồng làng vương chút heo may Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim Hạt mưa mải miết trốn tìm Cây đào trước cửa lim dim mắt cười. ( Đỗ QuangHuỳnh) “con người’ sang “con người”. “con ngừơi’ sang “ thú vật”. “con người” sang “ vật vô tri”. “con người” sang “ thực vật” Câu 5: Khi sử dụng biệt ngữ xã hội, cần chú ý đến điều gì? A. Tính chất xã hội của các từ ngữ. B. Hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp; tình huống giao tiếp. C. Tính địa phương của các từ ngữ. D. Hoàn cảnh riêng của các đối tượng giao tiếp. Câu 6: Thán từ trong các câu sau dùng để làm gì? Ôi ! đâu phải qua đêm dài lạnh cóng Mặt trời lên là hết bóng sương mù. ( Tố Hữu) Than ôi!Tuồng thiên diễn mưa Aâu gió Mĩ ( Phan Bội Châu) Ồ thích thật, bài thơ miền Bắc Rất tự do nên tươi nhạc tươi vần. ( Tố Hữu) Để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói. Để gọi đáp trong giao tiếp. Để nhấn mạnh hoặc đánh giá sự vật, sự việc. Để biểu thị, gọi tên sự vật, hoạt động, tính chất. Câu 7: Biện pháp tu từ nói quá còn được gọi bằng những tên nào? A. Đối ngữ B. Tương phản C. Ngoa ngữ, phóng đại, thậm xưng D. Nói giảm, nói tránh Câu 8: Câu: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” đã sử dụng cách nối nào để nối các vế câu ghép? A. Dùng các từ có tác dụng nối kết. B. Dùng trật tự tuyến tính(về thời gian, sự liệt kê) để nối các vế câu. C. Dùng dấu câu. D. Không sử dụng phương tiện nối kết nào cả.. B- TỰ LUẬN: (6 điểm) 1/ Nêu các mối quan hệ ý nghĩa có thể có giữa các vế trong câu ghép? 2/ Phát hiện lỗi về dấu câu trong đoạn sau đây và thay vào đó các dấu câu thích hợp ( có điều chỉnh chữ viết hoa trong trường hợp cần thiết). Sao mãi tới giờ anh mới về, mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là: “Anh phải làm xong bài tập chiều nay.” . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN : TIẾNG VIỆT - LỚP 8 (Tiết 60- Tuần 15 theo PPCT) I/ TRẮC NGHIỆM: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C A C D B A C C * Trả lời đúng mỗi câu cho 0.5 điểm II/ TỰ LUẬN: Câu1 : 9 mối quan hệ ý nghĩa có thể có giữa các vế câu trong câu ghép là: - Quan hệ nguyên nhân; điều kiện; tương phản; tăng tiến; lựa chọn; bổ sung; tiếp nối; đồng thời; giải thích. * Học sinh nêu đúng 1 mối quan hệ và cho ví dụ đúng cho 0,5 điểm. Câu 2: Phát hiện lỗi: - Thiếu dấu chấm hỏi (?) khi kết thúc câu hỏi. - Phần dùng trong dấu ngoặc kép không phải là lời dẫn trực tiếp. * Chỉ ra được mỗi lỗi cho 0,5 điểm * Sửa đúng cho 0,5 điểm ----------------------- ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN : TIẾNG VIỆT 8 (Tiết : 60 ; Tuần 15 theo PPCT) ĐỀ 1: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) A - Khoanh tròn các chữ cái đầu dòng của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi: Câu 1: Thế nào là trường từ vựng? a. Là tập hợp tất cả các từ có chung cách phát âm. b. Là tập hợp tất cả các từ có cùng từ loại. c. Là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa. d. Là tập hợp tất cả các từ có chung nguồn gốc (Hán Việt, thuần Việt...) Câu 2: Trong các từ dưới đây, từ nào không phải là từ tượng hình? a. Xôn xao b. xộc xệch c. rũ rượi d. xồng xộc Câu 3: Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần chú ý: a. Tiếng địa phương của người nói b. Tình huống giao tiếp c. Địa vị của người nói d. Nghề nghiệp của người nói. Câu 4 ï. Trợ từ là: a. Những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu, dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. b. Những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp. c. Những từ đi sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hoặc tính từ. d. Cả a và b đều đúng. Câu 5: Trong các câu sau, câu nào không sử dụng tình thái từ? a. Những tên khổng lồ nào cơ? c. Tôi đã chẳng phải bảo ngài phải cẩn thận đấy ư ! b. Giúp tôi với, lại chúa. d. Nếu vậy, tôi chẳng biết trả lời sao. Câu 6: Trong các câu sau, câu nào không sử dụng phép nói quá? a. Đồn rằng bác mẹ anh hiền – cắn hạt cơm không vở cắn đồgn tiền vỡ tư. b. Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn. c. Người ta là hoa đất. d. Cưới nàng anh toan dẫn voi – Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn ... Câu 7: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về câu ghép ? a. Là câu chỉ có một cụm chủ - vị làm nòng cốt câu. b. Là câu có hai cụm chủ vị và không bao chứa nhau. c. Là câu có hai cụm chủ vị trở lên và không bao chứa nhau. d. Là câu có ba cụm chủ vị và chúng bao chứa nhau. Câu 8: Khi xem xét và phân loại câu ghép, người ta chủ yếu dựa vào quan hệ về mặt nào giữa các vế? a. Quan hệ về ngữ pháp b. Quan hệ về ngữ âm c. Quan hệ về từ loại d. Quan hệ về ngữ nghĩa II.PHẦN TỰ LUẬN: ( 6 điểm) Câu 1: (4đ) Đặt câu ghép có: - Quan hệ điều kiện - Quan hệ nguyên nhân. - Quan hệ mục đích. - Quan hệ nhượng bộ. Câu 2: (2đ) Viết đoạn văn ngắn (3câu) có sử dụng trường từ vựng là hoạt động của con người. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN : TIẾNG VIỆT 8 (Tiết : 60 ; Tuần 15 theo PPCT) Đề 1 I.PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 4 điểm ) – Mỗi ý đúng 0,5 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C A B A B C C D II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 1: HS đặt câu ghép với các cặp quan hệ từ tương ứng: (4đ) - Quan hệ điều kiện: Nếu ... thì ... - Quan hệ nguyên nhân : Vì ... nên ... - Quan hệ mục đích : Để (muốn) ... thì ... - Quan hệ nhượng bộ : Dù ... nhưng ... Câu 2: HS viết đoạn văn với chủ đề tự chọn, biết sử dụng các từ có cùng trường từ vựng : chạy, nói, cười, ... (2đ) --------&&&--------- KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: TIẾNG VIỆT 8 TIẾTTUẦNTHEO PPCT I/ TRẮC NGIỆM ( 5đ) Câu 1 : Học sinh trả lời bằng cácvh đánh dấu X vào trước câu trả lời đúng nhất ( 2.5 đ) Trong các câu trả lời sau , từ nào có ý nghĩa rộng bao hàm nhất A . Thịt B. Cá C. Tôm D. Thưc phẩm 2. Trong các từ sau từ nào không nằm trong trường từ vựng chỉ bộ phân của tay A. Cánh tay B. Cẳng tay C. Viết D. Bàn tay 3. Trong các từ sau từ nào không phải là từ tượng thanh A . Rì rào B. Ríu rít C. Leng keng D. mênh mông 4. Trong các từ sau từnào không phải là từ tượng hình A . Lò dò B. Ục ịch C. Lom khom D. Rì rào 5. Trong các câu sau, câu nào không sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh ? A Bác đã đi rồi sao bác ơi B. Bác đã đi vào cỏi vĩnh hằng C. Bác đã lên đường theo tổ tiên D. Bác đã cheat rồi . 6. Trong các câu sau câu nào là câu ghép A. Mặt trời lean cao dần B. Gió thôỉ mạnh C. Vì nó day muộn nên nó bị trể học 7. Trong các thành ngữû sau , thành ngữ nào không sử dụng biệp pháp nói quá ? A Một nắng hai sương 1 B. Cười vỡ bụng C. Ngáy như sấm D. Vắt cổ chày ra nước Câu 2 : Trong các từ in đậm dưới đây từ nào không phải là trợ (từ gạch chân từ đó ) (0.5đ_) Nhà có 7 miệng ăn mà nó mua có hai kg gạo . Câu 3 : Nối tình thái từ địa phương ở cột A với tình thái từ toàn dân tương ứng ớ cột B . Cột A Cột B Chân đau lắm ha Ở đây vui quá hén Nhớ viết thư cho tôi nghen Nó ăn có một bát cơm hà Nhỉ Hả Thôi Nhé 1+ 2+ 3+ 4+ II/ TỰ LUẬN / ( 5đ) Câu 1 : Thế nào là nói giảm nói tránh ? Viết một đoạn văn ngắn 4-6 câu kể về trường lớp ( thầy , cô , bạn bè ) có sử dụng biệp pháp tu từ nói giảm, nói tránh gạch chân dười biện pháp tu từ ấy Câu 2 : Nêu công dụng của dấu ngoặc kép – cho ví dụ minh hoạ ( 2 đ) ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN : TIẾNG VIỆT 8 I / TRẮC NGHIỆM / Câu 1 : Đánh dấu mỗi ý đúng cho (0.5 đ) 1.D 2. C 3 . D 4 .D 6.C 7.A Câu 2 : Từ không phải là trợ từ ( 0.5 đ ) Nhà có 7 miệng ăn mà nó mua có 2 kg gạo Câu 3 : 1.B 2 .A 3.D 4.C Mỗi tình thái từ nối đúng cho ( 0.25 đ) II / TỰ LUẬN . - Nói giảm nói tránh là một biệp pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị , uyển chuyển tránh gay cảm giác quá đau buồn ghê sợ nặng nề ; trành thô tục , thiếu lịch sự . -Học sinh viết đúng chủ đề về trường lớp và có sử dụng biệp pháp nói trành và nói giảm phù hợp 2. Dấu ngoặc kép dùng để : - Đánh dấu từ ngữ , câu ,đoạn dẫn trực tiếp .
Tài liệu đính kèm: