Kiểm tra học kì I môn: Vật lý 6

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Kiểm tra những kiến thức cơ bản trọng tâm đã học

Phạm vi kiến thức:Từ tiết 1 đến tiết 17 theo PPCT (Sau bài 15 Đòn bẩy)

2. Kỹ năng: Học sinh vận dùng được các kiến thức cơ bản vào giải thích và giải một số bài tập cơ bản.

3. Thái độ: Ổn định, trung thực trong kiểm tra

II. Hình thức kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm khách quan + tự luận ( 30%TN, 70%TL)

III. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của học sinh: Ôn tập kiến thức kĩ năng đã học ; giấy nháp, viết .

2. Chuẩn bị của giáo viên:

+ Bảng trọng số nội dung điểm kiểm tra theo PPCT

 

doc 9 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 908Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì I môn: Vật lý 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD Sơn Hòa 
	Trường THCS Sơn Định
	KIỂM TRA HKI 
	MÔN: LÝ 6
THỜI GIAN: 45 PHÚT 	
	NH: 2017 – 2018
TCT: 18
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Kiểm tra những kiến thức cơ bản trọng tâm đã học
Phạm vi kiến thức:Từ tiết 1 đến tiết 17 theo PPCT (Sau bài 15 Đòn bẩy)
2. Kỹ năng: Học sinh vận dùng được các kiến thức cơ bản vào giải thích và giải một số bài tập cơ bản.
3. Thái độ: Ổn định, trung thực trong kiểm tra
II. Hình thức kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm khách quan + tự luận ( 30%TN, 70%TL)
III. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của học sinh: Ôn tập kiến thức kĩ năng đã học ; giấy nháp, viết .
2. Chuẩn bị của giáo viên:
+ Bảng trọng số nội dung điểm kiểm tra theo PPCT
1/Trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình:
Nội dung
Tổng số tiết
Lí thuyết
Tỉ lệ thực dạy
Trọng số
LT
(Cấp độ 1, 2)
VD
(Cấp độ 3, 4)
LT
(Cấp độ 1, 2)
VD
(Cấp độ 3, 4)
1. Đo độ dài. Đo thể tích
3
3
2,1
0,9
14
6
2. Khối lượng và lực
9
8
5,6
3,4
37,3
22,7
3. Máy cơ đơn giản
3
3
2,1
0,9
14
6
Tổng
9,8
5,2
65,3
34,7
 2/Bảng số lượng câu hỏi và điểm số cho mỗi bài ở mỗi cấp độ: 
Nội dung (chủ đề)
Trọng số
Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra)
Điểm số
T.số
TN
TL
1. Đo độ dài. Đo thể tích
14
1,4~2
2(0,5đ)
0,5đ
2. Khối lượng và lực
37,3
3,73~5
4(2đ)
1(3đ)
5đ
3. Máy cơ đơn giản
14
1,4~2
2(1đ)
1(2đ)
3đ
1.Đo độ dài. Đo thể tích
6
0,6~1
1(0,25đ)
0,25đ
2. Khối lượng và lực
22,7
2,27~3
2(0,5đ)
1(2đ)
3đ
3. Máy cơ đơn giản
6
0,6~1
1(0,25đ)
0,25đ
Tổng
100
15
12(3đ)
3(7đ)
10đ
3. Ma trận đề kiểm tra
 Cấp độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chủ đề 1 
Đo độ dài. Đo thể tích
Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng.
Xác định GHĐ và ĐCNN của chúng.
Số câu
2
1
3
Số điểm
0,5đ
0,25
0,75đ
Tỉ lệ %
5%
2,5%
7,5%
Chủ đề 2
Khối lượng và lực
Nhận biết Trọng lực, lực đàn hồi, Hai lực cân bằng.
Phát biểu và viết công thức khối lượng riêng
Nhận biết trọng lực, lực đàn hồi, 
Tính khối lượng và trọng lương
Số câu
4
1
2
1
8
Số điểm
1đ
3đ
0,5đ
2đ
6,5đ
Tỉ lệ %
10%
30%
5%
20%
65%
Chủ đề 3
Máy cơ đơn giản
Nhận biết máy cơ đơn giản và công dụng
Hiểu ý nghĩa vật lý của máy cơ đơn giản
Số câu
2
1
1
4
Số điểm
0,5đ
0,25đ
2đ
2,75đ
Tỉ lệ %
5%
2,5%
20%
27,5đ
T. số câu
9
5
1
15
T. số điểm
5đ
3đ
2đ
10đ
Tỉ lệ
50%
30%
20%
100%
Trường THCS Sơn Định	
Tổ KHTN	KIỂM TRA HKI (ĐỀ 1)
MÔN: LÝ 6
 THỜI GIAN: 45 PHÚT
Năm học: 2017 – 2018
Điểm
Lời phê của giáo viên
A.TRẮC NGHIỆM: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:(3 điểm)
Câu 1. . Lực nào trong các lực dưới đây là lực đẩy?
A. Lực mà cần cẩu đã tác dụng vào thùng hàng để đưa thùng hàng lên cao.
B. Lực mà gió tác dụng vào thuyền buồm.	
C. Lực mà nam châm tác dụng lên vật bằng sắt.
D. Lực mà đầu tàu tác dụng làm cho các toa tàu chuyển động.
Câu 2. Đơn vị đo lực là
A. kilôgam.	B. mét.	C. mililít.	D. Niutơn.
Câu 3. Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng là:
	A. P = 10.m	B. D = m/V	C. d = P/V	D. d = 10.D.
Câu 4. Lực của cầu thủ tác dụng vào trái banh đang đứng yên làm cho trái banh:
A. Biến đổi chuyển động	C. Vừa biến đổi chuyển động, vừa biến dạng
B. Biến dạng	D. Không gây ra tác dụng gì	
Câu 5. Trong thực tế dùng mặt phẳng nghiêng có tác dụng gì?
A. Đổi hướng của lực	C. Đổi hướng của lực và giảm lực kéo hoặc đẩy vật
B. Giảm lực kéo hoặc đẩy vật	D. Không gây ra tác dụng gì
Câu 6. Trên túi bột giặt có ghi 500g. Số đó cho biết điều gì? 
A. Khối lượng của cả túi và bột giặt. 	C. Sức nặng của bột giặt trong túi.
B. Thể tích của bột giặt trong túi. 	D. Khối lượng của bột giặt trong túi.
Câu 7. Khi buông viên phấn, viên phấn rơi là vì
A. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên nó	B. Sức đẩy của không khí.
C. Lực đẩy của tay. 	D. Một lí do khác. 
Câu 8. Dụng cụ dùng để đo thể tích của chất lỏng là 
A. Ca đong và bình chia độ.	B. Bình tràn và bình chứa.
C. Bình tràn và ca đong.	D. Bình chứa và bình chia độ.
Câu 9. Trên một cái thước học sinh có số lớn nhất là 30; số nhỏ nhất là 0; đơn vị tính là cm. Từ vạch số 0 đến vạch số 1 được chia làm 10 khoảng bằng nhau. Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là
A. GHĐ 30cm; ĐCNN 1 mm	B. GHĐ 30cm; ĐCNN 1 cm 	
C. GHĐ 30cm; ĐCNN 0 cm	D. GHĐ 1 mm; ĐCNN 30 cm
Câu 10. Lực nào dưới đây là lực đàn hồi:
A. Lực hút của nam châm tác dụng lên miếng sắt.
B. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp. 
C. Trọng lượng của một quả nặng.
D. Lực kết dính giữa băng keo với một mặt phẳng.
Câu 11. Kết luận nào sau đây là đúng: Chiếc bàn học nằm yên trên sàn vì nó
A. Không chịu lực tác dụng nào cả 
B. Chỉ chịu lực nâng của sàn
C. Vừa chịu lực nâng của sàn , vừa chịu lực hút của trái đất , hai lực này cân bằng.
D. Chỉ chịu lực hút của trái đất
Câu 12. Giới hạn đo (GHĐ) của một thước là.
A. Số lớn nhất ghi trên thước B. Độ dài lớn nhất ghi trên thước
C. Độ dài nhỏ nhất ghi trên thước D. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước
B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau(7 điểm)
Câu 13. Phát biểu và viết công thức tính khối lượng riêng? nêu rõ ký hiệu, đơn vị của các đại lượng có trong công thức? Một vật có khối lượng 180 kg và thể tích 1,2 m3. Tính khối lượng riêng của vật đó. (3điểm)
Câu 14. Trọng lực là gì? Cho biết phương và chiều của trọng lực? Môt vật khối lượng 52kg thì có trọng lượng là bao nhiêu? (2 điểm)
Câu 15. Kể tên các loại máy cơ đơi giản? Muốn đưa một thùng dầu nặng 120 kg từ dưới đất lên xe ô tô. Ta nên sử dụng loại máy cơ đơn giản nào? (2 điểm)
Đề 1:
Phần 1. Trắc nghiệm 3 điểm ( mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm )
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
D
A
C
C
D
A
A
A
B
C
B
Phần 2. Tự luận (7 điểm)
Câu
Đáp án
 Điểm
Câu 13
Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó.
Công thức tính khối lượng riêng: ,
Trong đó, 
D là khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vật, đơn vị đo là kg/m3; 
m là khối lượng của vật, đơn vị đo là kg; 
V là thể tích của vật, đơn vị đo là m3.
Tóm tắt:
m = 180kg ; V = 1,2 m3
D = ? 
Giải:
Khối lượng riêng của vật là:
D = = 150 (kg/m3
0,75đ
0,75đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,75đ
Câu 14
- Trọng lực là lực hút của trái đất	
- Phương thẳng đứng 	
- Chiều hướng về trái đất	
- Vật có khối lượng 52kg thì có trọng lượng là 520N
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 15
- Các loại máy cơ đơn giản: Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
- Dùng mặt phẳng nghiêng
1đ
1đ
Trường THCS Sơn Định	
Tổ KHTN	KIỂM TRA HKI (ĐỀ 2)
MÔN: LÝ 6
 THỜI GIAN: 45 PHÚT
Năm học: 2017 – 2018
Điểm
Lời phê của giáo viên
A.TRẮC NGHIỆM: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:(3 điểm)
Câu 1. Kết luận nào sau đây là đúng: Chiếc bàn học nằm yên trên sàn vì nó
A. Không chịu lực tác dụng nào cả 
B. Chỉ chịu lực nâng của sàn
C. Vừa chịu lực nâng của sàn , vừa chịu lực hút của trái đất , hai lực này cân bằng.
D. Chỉ chịu lực hút của trái đất
Câu 2. Giới hạn đo (GHĐ) của một thước là.
A. Số lớn nhất ghi trên thước B. Độ dài lớn nhất ghi trên thước
C. Độ dài nhỏ nhất ghi trên thước D. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước
Câu 3. Trong thực tế dùng mặt phẳng nghiêng có tác dụng gì?
A. Đổi hướng của lực	C. Đổi hướng của lực và giảm lực kéo hoặc đẩy vật
B. Giảm lực kéo hoặc đẩy vật	D. Không gây ra tác dụng gì
Câu 4. Lực của cầu thủ tác dụng vào trái banh đang đứng yên làm cho trái banh:
A. Biến đổi chuyển động	C. Vừa biến đổi chuyển động, vừa biến dạng
B. Biến dạng	D. Không gây ra tác dụng gì	
Câu 5. Lực nào trong các lực dưới đây là lực đẩy?
A. Lực mà cần cẩu đã tác dụng vào thùng hàng để đưa thùng hàng lên cao.
B. Lực mà gió tác dụng vào thuyền buồm.	
C. Lực mà nam châm tác dụng lên vật bằng sắt.
D. Lực mà đầu tầu tác dụng làm cho các toa tàu chuyển động.
Câu 6. Trên túi bột giặt có ghi 500g. Số đó cho biết điều gì? 
A. Khối lượng của cả túi và bột giặt. 	C. Sức nặng của bột giặt trong túi.
B. Thể tích của bột giặt trong túi. 	D. Khối lượng của bột giặt trong túi.
Câu 7. Trên một cái thước học sinh có số lớn nhất là 30; số nhỏ nhất là 0; đơn vị tính là cm. Từ vạch số 0 đến vạch số 1 được chia làm 10 khoảng bằng nhau. Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là
A. GHĐ 30cm; ĐCNN 1 mm	B. GHĐ 30cm; ĐCNN 1 cm 	
C. GHĐ 30cm; ĐCNN 0 cm	D. GHĐ 1 mm; ĐCNN 30 cm
Câu 8. Lực nào dưới đây là lực đàn hồi:
A. Lực hút của nam châm tác dụng lên miếng sắt.
B. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp. 
C. Trọng lượng của một quả nặng.
D. Lực kết dính giữa băng keo với một mặt phẳng.
Câu 9. Đơn vị đo lực là
A. kilôgam.	B. mét.	C. mililít.	D. Niutơn.
Câu 10. Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng là:
	A. P = 10.m	B. D = m/V	C. d = P/V	D. d = 10.D.
Câu 11. Khi buông viên phấn, viên phấn rơi là vì
A. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên nó	B. Sức đẩy của không khí.
C. Lực đẩy của tay. 	D. Một lí do khác. 
Câu 12. Dụng cụ dùng để đo thể tích của chất lỏng là 
A. Ca đong và bình chia độ.	B. Bình tràn và bình chứa.
C. Bình tràn và ca đong.	D. Bình chứa và bình chia độ.
B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau(7 điểm)
Câu 13. Phát biểu và viết công thức tính khối lượng riêng? nêu rõ ký hiệu, đơn vị của các đại lượng có trong công thức? Một vật có khối lượng 180 kg và thể tích 1,2 m3. Tính khối lượng riêng của vật đó. (3điểm)
Câu 14. Trọng lực là gì? Cho biết phương và chiều của trọng lực? Môt vật khối lượng 52kg thì có trọng lượng là bao nhiêu? (2 điểm)
Câu 15. Kể tên các loại máy cơ đơi giản? Muốn đưa một thùng dầu nặng 120 kg từ dưới đất lên xe ô tô. Ta nên sử dụng loại máy cơ đơn giản nào? (2 điểm)
Đề 2:
Phần 1. Trắc nghiệm 3 điểm ( mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm )
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
B
C
C
B
D
A
B
C
A
A
A
Phần 2. Tự luận (7 điểm)
Câu
Đáp án
 Điểm
Câu 13
Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó.
Công thức tính khối lượng riêng: ,
Trong đó, 
D là khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vật, đơn vị đo là kg/m3; 
m là khối lượng của vật, đơn vị đo là kg; 
V là thể tích của vật, đơn vị đo là m3.
Tóm tắt:
m = 180kg ; V = 1,2 m3
D = ? 
Giải:
Khối lượng riêng của vật là:
D = = 150 (kg/m3
0,75đ
0,75đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,75đ
Câu 14
- Trọng lực là lực hút của trái đất	
- Phương thẳng đứng 	
- Chiều hướng về trái đất	
- Vật có khối lượng 52kg thì có trọng lượng là 520N
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 15
- Các loại máy cơ đơn giản: Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
- Dùng mặt phẳng nghiêng
1đ
1đ
Giáo viên thực hiện
Nguyễn Trọng Lên

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 18Ly 6 KTHKI.doc