Kiểm tra viết (1 tiết) môn Giáo dục công dân 9

KIỂM TRA VIẾT (1 TIẾT)

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Đánh giá mức độ tiếp thu cũng như vận dụng kiến thức đã học của học sinh.

2. Kỹ năng: HS tự đánh giá lại tình hình học tập của bản thân mình.

3. Thái độ: Củng cố lại những kiến thức cơ bản và rèn luyện ứng xử trong các mối quan hệ cho HS.

II. Chuẩn bị.

Thầy: đề kiểm tra, đáp án.

Trò: học kĩ các bài.

III. Các bước lên lớp:

1. Ổn định tổ chức.

Kiểm tra sĩ số học sinh.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Giảng bài mới.

 

doc 5 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1088Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra viết (1 tiết) môn Giáo dục công dân 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Tiết 9
Ngày soạn: 4/10/2013
Ngày dạy: 
KIỂM TRA VIẾT (1 TIẾT)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Đánh giá mức độ tiếp thu cũng như vận dụng kiến thức đã học của học sinh.
2. Kỹ năng: HS tự đánh giá lại tình hình học tập của bản thân mình.
3. Thái độ: Củng cố lại những kiến thức cơ bản và rèn luyện ứng xử trong các mối quan hệ cho HS.
II. Chuẩn bị.
Thầy: đề kiểm tra, đáp án.
Trò: học kĩ các bài.
III. Các bước lên lớp: 
1. Ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giảng bài mới.
ĐỀ 1 TIẾT
Đề kiểm tra GDCD 9
Thời gian : 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
I.Mục tiêu đề kiểm tra.
Đánh giá quá trình nhận thức của học sinh.
II. Hình thức đề kiểm tra
	Hình thức : TNKQ và tự luận.
Cách tổ chức kỉểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra trong 45 phút.
III. Thiết lập ma trận.
Chủ đề
 Nhận biết
 Thông hiểu
 Vận dụng
 Vận dụng thấp 
Vd cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chủ đề 1: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đệp của dân tộc.
Biết được đặc điểm của truyền thống dân tộc.
Giải quyết được tình huống liên quan đến tình huống giữ gìn truyền thống dân tộc.
Số câu, tỉ lệ:
Số câu 1
Số điểm: 0,5
Số câu 1
Số điểm: 2
Chủ đề 2: Hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
Nhớ được số liệu cơ bản về tình hữu nghị. Biết được ý nghĩa của sự hợp tác.
Hiểu được việc làm nào là yêu hòa bình.
Hiểu được trách nhiệm và ví dụ cụ thể về lòng yêu hòa bình.
Số câu, tỉ lệ.
Số câu: 4
số điểm: 2
Số câu 1
Số điểm 0,5
Số câu: 1
Số điểm: 2
Chủ đề 3: Chí công vô tư, dân chủ và kỉ luật.
Biểu hiện của chí công vô tư. 
Nhớ khái niệm và ý nghĩa của chí công vô tư.
Nhận ra hành vi của kỉ luật và dân chủ trong đời sống.
Hiểu và lấy được ví dụ về chí công vô tư.
Số câu.Số điểm
Số câu 1
Số điểm 0,5
Số câu: 1
Số điểm 1,5
Số câu 2
Số điểm 1
Số câu 1(ý)
Số điểm 0,5
Tổng số câu.
Tổng số điểm.
Tỉ lệ %
Số câu: 5
Số điểm: 2,5
Tỉ lệ: 25%
Sốcâu: 1
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu 1(ý)
Số điểm 2,5
Tỉ lệ 25%
Số câu 1
Số điểm 2
Tỉ lệ: 20%
IV. Biên soạn đề kiểm tra.
I/ Trắc nghiệm (4đ): 
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu các ý trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong thời đại ngày nay.
a. Là những kinh nghiệm quý giá. 
b. Chỉ quan trọng đối với một số người. 
c. Không cần tồn tại. 
d. Cần phải tiếp thu tất cả văn hóa nước ngoài để làm giàu thêm.
2. Đến tháng 10 năm 2002, Việt Nam có quan song phương và đa phương với:
a. 46 Tổ chức quốc tế. b. 47 Tổ chức quốc tế. 
c. 48 Tổ chức quốc tế. d. 49 Tổ chức quốc tế. 
3. Để biểu hiện lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hằng ngày ta cần.
a. Không quan hệ với dân tộc khác để hạn chế xung đột. 
b. Biết bảo vệ ý kiến của mình đến cùng.
c. Bắt mọi người phục tùng ý muốn của mình. 
d. Biết lắng nghe người khác.
4. Trong các ý sau, ý nào không thể hiện phẩm chất chí công vô tư:
a. Tham gia tất cả các hoạt động của lớp. 
b. Không nên tham gia các hoạt động tập thể vì sẽ ảnh hưởng đến học tập.
c. Ông Hòa luôn giúp đỡ người nghèo. 
d. Khi bình bầu khen thưởng cần dựa vào tiêu chí thi đua của tập thể.
5. Trong cuộc sống cần có sự hợp tác với nhau vì.
a. Để được người khác trả ơn. 	b. Để được khen ngợi. 
c. Để hoàn thành công việc chung. 	d. Để người khác vui.
6. Trong công việc, học tập,... cần phải tuân theo kỉ luật bởi vì.
a. Kỉ luật do nhà nước ban hành. 
b. Kỉ luật là những quy định chung của một tập thể đặt ra.
c. Kỉ luật là những quy định chung đối với tất cả mọi người. 
d. Kỉ luật là những quy định cơ bản của Pháp luật.
Câu 7. Tính đến tháng 3 năm 2003, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với. 
a. 165 quốc gia. b. 166 quốc gia.
c. 167 quốc gia d. 168 quốc gia
Câu 8. Hãy đánh dấu X vào ô đúng hoặc sai trong các ý sau khi nói về tính dân chủ:
Nội dung
Đúng
Sai
1. Tất cả mọi thành viên trong lớp đều được quyền tham gia các hoạt động của trường, lớp.
2. Chỉ có cán sự lớp mới được tham dự Đại hội đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ
II/ Tự luận (6 đ):
Câu 1(2đ): 
a. Bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của ai?
b. Hãy nêu bốn hoạt động cụ thể nhằm bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh.
Câu 2(2đ): 
a. Thế nào chí công vô tư? Cho ví dụ.
b. Vì sao chúng ta cần phải rèn luyện phẩm chất chí công vô tư?
Câu 3(2đ): Tình huống: 
 An thường tâm sự với các bạn: "Nói đến tuyền thống của dân tộc Việt Nam, mình có mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm. Không lẽ mình cứ giữ gìn mãi những truyền thống ấy”
	Em có đồng ý với An không? Vì sao? Em sẽ nói gì với An?
V. ĐÁP ÁN
I/ Trắc nghiệm(4đ): 
Câu/Đề
Đề 1
Đề 2
Đề 3
Đề 4
Câu 1
a
Câu 2
b
Câu 3
d
Câu 4
b
Câu 5
c
Câu 6
b
Câu 7
c
Câu 8
1đúng, 2sai
II/ TỰ LUẬN (6đ) :
Câu 1(2đ):
a.(1đ) Bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của mỗi quốc gia, dân tộc và của toàn nhân loại.
b.(1đ) Bốn hoạt động bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh:
- Mít tinh, biểu tình phản đối chiến tranh.
- Xây dựng quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc.
- Giao lưu với thanh thiếu niên nước ngoài thông qua các hoạt động văn hóa, trại hè....
- Viết thư thăm hỏi các anh bộ đội đang làm nhiệm vụ ở Biên giới, hải đảo.....
 (Học sinh tự cho các VD khác nếu đúng đều được điểm tối đa)
Câu 2(2đ): 
a.(2đ): * Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân (0,5đ).
* Ví dụ: Học sinh cho ví dụ đúng (0,5đ)
b.(1đ): Cần phải rèn luyện phẩm chất chí công vô tư vì:
- Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng xã hội, góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ được mọi người tin cậy và kính trọng. 
Câu 3(2đ): 
- Không đồng ý (0,5đ)
- Giải thích: Không đồng ý vì bạn An đã đánh giá thấp và không coi trọng truyền thống của dân tộc mình (0,5đ)
Nên nói với bạn An: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là giá trị tinh thần chứ không phải là vật chất vì thế không thể nói là lạc hậu, hơn nữa nó được hình thành theo chiều dài lịch sự của dân tộc được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, các truyền thống là những đúc kết về mặt nhân cách, cách cư xử, về khí tiết.... của ông cha ta để lại. Việt Nam không chỉ có một truyền thống mà rất nhiều truyền thống đáng tự hào khác. Vì vậy chúng ta cần biết kế thừa và phát huy các truyền thống tốt đẹp đó (1đ).
4. Củng cố:
5. Hướng dẫn về nhà: 
Soạn bài mới
IV. Phần rút kinh nghiệm.
Lớp
Giỏi
Khá 
TB
Yếu kém
9A/32
9B/32
Nhận xét
Kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 10 GDCD 9.doc