LÍ THUYẾT SINH HỌC
Các qui luật của Men đen
I. PHƯƠNG PHÁP ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MEN ĐEN
Câu 1. Trình bày đối tượng, nội dung và nghĩa thực tiễn của di truyền học
- Đối tượng: di truyền học nghiên cứu bản chất và qui luật của hiện tượng di truyền và biến dị
- Nội dung: Đề cập tới cơ sở vật chất, cơ chế và tính qui luật của hiện tượng di truyền và biến dị cụ thể xác định các vấn đề sau:
+ Cấu trúc vật chất và cách thức mà nhờ đó bố mẹ truyền cho con những đặc tính giống mình
+ Nhuyên nhân làm cho con sinh ra mang những đặc điểm khác nhau và khcas với bố mẹ
- Ý nghĩa: Di truyền học có vai trò quan trọng không chỉ về lí thuyết mà còn có giá trị thực tiễn cho khoa học và chọn giống và y học đặc biệt là công nghệ sinh học hiện đại
Câu 2. Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men đen gồm những điểm nào
+ lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ
+ Dùng toán thống kê để phân tích số liệu thu được. Từ đó rút ra qui luật di truyền các tính trạng
Câu 3. Phát biểu nội dung qui luật 1 (qui luật phân li ) của Menđen
Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P
Câu 4 . Nêu khái niệm tính trạng, cặp tính trạng tương phản, nhân tố di truyền, kiểu hình, giống hay dòng thuầ chủng?
- Tính trạng là nhữngđặc điểm về hình thái cấu tạo, sinh lí của cơ thể: ở đậu Hà lan có tính trạng thân cao, quả lục, quả vàng
- Cặp tính trạng tương phản: Là 2 trạng thái biể hiện tráo ngược nhau của cùng laoij tính trạng
- Nhân tố di truyền: qui định các tính trang của sinh vật: VD nhân tố di truyền qui định màu sắc của hoa hoặc của hạt:
Giống hay dòng thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất các thế hệ sau giống thế hệ trước
bv PB: Xám, dài x Đen, cụt BV bv 1 bv bv 1 : G: BV, bv bv TLKG: TLKH: Xám, dài : 1 Đen, cụt Nhận xét: Có sự tổ hợp lại các tính trạng ở P làm xuất hiện biến dị tổ hợp: vàng, nhăn và xanh trơn vì TLKG và TLKH là: 1 : 1 : 1 : 1. Nhận xét: Không xuất hiện biến dị tổ hợp vì TLKG và TLKH là: 1 : 1. NHIỄM SẮC THỂ Câu 14. Cấu trúc hiển vi của NST - Nhìn thấy rõ nhất ở kỳ giữa của nguyên phân. Mỗi NST gồm hai Nhiễm sắc tử chị em (còn gọi là crômatit) gắn liền với nhau tại tâm động chia nó thành 2 cánh - Mỗi nhiễm sắc tử chị em (hay crômatit) gồm có hai thành phần: + Một phân tử ADN (axit đêôxiribônuclêic). + Chất nền là Prôtêin loại histôn. - Kích thước: + Dài khoảng: 0,5 - 50 micromet + Đường kính: 0,2 - 2 micromet - Hình thái, hình dạng: chữ V (cân, lệch, ), hình hạt, hình que, Câu 15. Trình bày được sự biến đổi hình thái của NST qua nguyên phân. Nêu Ý nghĩa? Nguyên phân: Các kỳ Những biến đổi cơ bản của NST Kỳ trung gian NST tháo xoắn cực đại thành sợi mảnh, cuối kỳ trung gian mỗi NST tự nhân đôi thành 1 NST kép. Kỳ đầu - NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt - Các NST đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động. Kỳ giữa - Các NST kép đóng xoắn cực đại. - Các NST kộp xếp thành hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Kỳ sau - Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. Kỳ cuối - Các NST đơn dón xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc. Kết quả: từ một tế bào mẹ ban đầu tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống như tế bào mẹ 2n NST Ý nghĩa - Nguyên phân giúp cơ thể lớn lên - Nguyên phân duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào. - Nguyên phân là cơ sở của sự sinh sản vô tính Câu 16 Trình diễn biễn của NST trong giảm phân. Ý nghĩa của giảm phân Các kỳ Những biến đổi của NST trong giảm phân Lần phân bào I Lần phân bào II Kỳ đầu - Các NST kép bắt đầu xoắn, co ngắn. - Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể bắt chéo nhau, sau đó lại tách dời nhau. - NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ đơn bội. Kỳ giữa - Các cặp NST kép tương đồng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. - NSt kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Kỳ sau - Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập và tổ hợp tự do về 2 cực tế bào. - Từng NST kép tách ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. Kỳ cuối - Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội (kép) – n NST kép. - Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là đơn bội (n NST). - Kết quả: từ 1 tế bào mẹ (2n NST) qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 tế bào con mang bộ NST đơn bội (n NST). Ý nghĩa - Là cơ sở để hình thành giao tử có n NST và qua thụ tinh giữa giao tử đực và cái mà bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) được phục hồi. - Sự trao đổi chéo đều của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân đó tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc dẫn đến sự đa dạng về kiểu hình Câu 17. Nêu sự khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân *) Giống nhau: - Sao chép ADN trước khi phân bào. - Đều chia thành 4 kì. - Sự phân đều mỗi loại NST về các TB con. - Màng nhân và nhân con biến mất cho đến gần cuối. - Hình thành thoi vô sắc. *) Khác nhau: Stt Nguyên phân Giảm phân 1 Xảy ra ở cả TB sinh dục và tế bào sinh dưỡng (xoma) Chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục 2 Một lần phân bào: 2 TB con Hai lần phân bào: 4 tế bào con 3 Số NST giữ nguyên: 1 TB 2n -> 2 TB 2n Số NST giảm đi một nửa: 1 tế bào 2n -> 4 tế bào n 4 NST nhân đôi 1 lần, 1 lần chia NST nhân đôi 1 lần, 2 lần chia 5 Thường các NST tương đồng không bắt cặp Các NST tương đồng bắt cặp ở kì trước I 6 Không có trao đổi chéo (TĐC) Có thể có TĐC giữa các cặp NST tương đồng 7 Tâm động chia ở kì giữa Tâm động không chia ở kì giữa I mà chia ở kì giữa II. Câu 18. a. Hoạt động của nhiễm sắc thể ở kì đầu, kì giữa và kì sau, kì cuối trong giảm phân có gì khác với trong nguyên phân? b. Kết quả của giảm phân I có điểm nào khác căn bản so với kết quả của giảm phân II? Trong hai lần phân bào của giảm phân, lần nào được coi là phân bào nguyên nhiễm, lần nào được coi là phân bào giảm nhiễm? Các kì Giảm phân I Nguyên phân Kì đầu Có sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các NST trong cặp tương đồng Không có Kì giữa Các NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của th i phân bào Các NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Kì sau Có sự phân li độc lập của các NST kép trong cặp tương đồng về mỗi cực của tế bào Mỗi NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn và đi về 2 cực của tế bào. Kì cuối Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới với số lượng là n kép NST Mỗi NST đơn ở mỗi cực chui vào 2 nhân mới vừa hình thành để tạo ra 2 tế bào con có bộ NST là 2n đơn Câu 19. So sánh sự phát sinh giao tử đực và cái? Thụ Tinh là gì? - Giống nhau: + Các tb mầm (noãn nguyên bào và tinh nguyên bào) thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần. + Noãn bào bậc và tinh bào bậc 1 đều thực hiện giảm phân để cho ra giao tử. Khác nhau: Phát sinh giao tử cái Phát sinh giao tử đực - Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho thể cực thứ 1 (kt nhỏ) và noãn bào bậc 2 (kích thước lớn). - Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho 1 thể cực thứ 2 (kích thước nhỏ) và 1 tế bào trứng (kt lớn). - Kết quả: từ 1 noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho 3 thể định hướng và 1 tế bào trứng . - Tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 2 tinh bào bậc 2. - Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân cho 2 tinh tử, các tinh tử phát triển thành tinh trùng. - Kết quả: Từ 1 tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh trựng (n NST). Khái niệm thụ tinh: Thụ tinh là sự kết hợp ngẫu nhiên giữa 1 giao tử đực và 1 giao tử cái tạo thành hợp tử. Thực chất của sự thụ tinh là sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội (n NST) tạo ra bộ nhân lưỡng bội (2n NST) ở hợp tử. Câu 20. Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh - Giảm phân tạo giao tử chứa bộ NST đơn bội. - Thụ tinh khôi phục bộ NST lưỡng bội. Sự kết hợp của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đảm bảo duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài sinh sản hữu tính. - Giảm phân tạo nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc, sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử khác nahu làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp ở loài sinh sản hữu tính tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá. Câu 21 Nêu cơ chế xác định giới tính - Đa số các loài, giới tính được xác định trong thụ tinh. - Sự phân li và tổ hợp cặp NST giới tính trong giảm phân và thụ tinh là cơ chế xác định giới tính ở sinh vật. VD: cơ chế xác định giới tính ở người. P. 44A+ XX x 44A+ XY G 22A + X 22A + X , 22A + Y F 44A+ XX 44A+ XY Tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ 1: 1 do số lượng giao tử đực( mang X) và giao tử (mang Y) tương đương nhau, quá trình thụ tinh của 2 loại giao tử này với trứng X sẽ tạo ra 2 loại tổ hợp XX và XY ngang nhau. Câu 22. Vì sao tỉ lệ con trai và con gái xấp xỉ 1:1? Việc sinh con trai hay gái do người chồng hay người vợ? Có nên chẩn đoán giới tính hay không? Vì sao? HS: Tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ 1: 1 do số lượng giao tử đực( mang X) và giao tử (mang Y) tương đương nhau, quá trình thụ tinh của 2 loại giao tử này với trứng X sẽ tạo ra 2 loại tổ hợp XX và XY ngang nhau. - Sinh con trai hay gái do người mẹ đúng hay sai? ADN VÀ GEN Câu 23 Nêu cấu trúc của ADN, ARN và Protein và chức năng của chúng? 1. ADN * Cấu tạo hóa học của ADN - ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P. - ADN thuộc loại đại phân tử và cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nuclêôtit (gồm 4 loại A, T, G, X). - Phân tử ADN của mỗi loài sinh vật đặc thù bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit. Trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit tạo nên tính đa dạng của ADN. - Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phát triển cho tính đa dạng và đặc thù của sinh vật. * Cấu truc không gian: - Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch đơn song song, xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải. - Mỗi vòng xoắn cao 34 angtơron gồm 10 cặp nuclêôtit, đường kính vòng xoắn là 20 angtơron. - Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết bằng các liên kết hiđro tạo thành từng cặp A -T; G-X theo nguyên tắc bổ sung. - Hệ quả của nguyên tắc bổ sung: + Do tính chất bổ sung của 2 mạch nên khi biết trình tự đơn phân của 1 mạch có thể suy ra trình tự đơn phân của mạch kia. + Tỉ lệ các loại đơn phân của ADN: A = T; G = X " A+ G = T + X (A+ G): (T + X) = 1. Chức năng : - ADN là nơi lưu trữ thông tin di truyền (thông tin về cấu trúc prôtêin). - ADN thực hiện sự truyền đạt thông tin di truyền qua thế hệ tế bào và cơ thể. 2. ARN - ARN cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P. - ARN thuộc đại phan tử (kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN). - ARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nuclêôtit (ribônuclêôtit A, U G, X) liên kết tạo thành 1 chuỗi xoắn đơn. - Chức năng của ARN - ARN thông tin (mARN) truyền đạt thông tin quy định cấu trúc prôtêin. - ARN vận chuyển (tARN) vận chuyển axit amin để tổng hợp prôtêin. - ARN ribôxôm (rARN) là thành phần cấu tạo nên ribôxôm 3. Protein - Prôtêin là chất hữu cơ gồm các nguyên tố: C, H, O... - Prôtêin thuộc loại đại phân tử. - Prôtêin cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân là các axit aa khoảng 20 loại aa khác nhau. - Vì prôtêin cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với hơn 20 loại aa khác nhau đã tạo nên tính đa dạng và đặc thù của prôtêin. + Tính đặc thù của prôtêin do số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các aa quyết định. Sự sắp xếp các aa theo những cách khác nhau tạo ra những phân tử prôtêin khác nhau. - Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin còn thể hiện ở cấu trúc không gian: + Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp các aa trong chuỗi aa. + Cấu trúc bậc 2: là chuỗi aa tạo các vòng xoắn lò xo. + Cấu trúc bậc 3: do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp theo kiểu đặc trưng - Chức năng của Protein 1. Chức năng cấu trúc của prôtêin: - Prôtêin là thành phần quan trọng xây dựng nên các bào quan và màng sinh chất, hình thành nên các đặc điểm giải phẫu, hình thái của các mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể (tính trạng cơ thể). 2. Chức năng xúc tác quá trình trao đổi chất: 3. Chức năng điều hoà quá trình trao đổi chất: => Pr liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể Câu 24. So sánh cấu trúc của ADN với mARN ? . Về cấu trúc - Giống nhau + Thuộc loại đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn + Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit - Khác nhau ADN mARN +Số mạch + Kích thước + Khối lượng + Cỏc Nucleotit + Liên kết Hiđrô 2 Lớn hơn mARN Lớn hơn mARN 4 loại A, T, G, X Có giữa các nuclêôtit đứng dối diện của 2 mạch 1 Nhỏ hơn ADN Nhỏ hơn ADN 4 loại A, U, G, X Khụng cú Câu 25. Cơ chê tổng hợp ADN (quá trình nhân đôi) - ADN tự nhân đôi diễn ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian. - ADN tự nhân đôi theo đúng mẫu ban đầu. - Quá trình tự nhân đôi: + 2 mạch ADN tách nhau dần theo chiều dọc. + Các nuclêôtit trên 2 mạch ADN liên kết với nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo NTBS. + 2 mạch mới của 2 ADN dần được hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ và ngược chiều nhau. + Kết quả: cấu tạo 2 ADN con được hình thành giống nhau và giống ADN mẹ, trong đó mỗi ADN con có 1 mạch của mẹ, 1 mạch mới tổng hợp từ nguyên liệu nội bào. (Đây là cơ sở phát triển của hiệ tượng di truyền). Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và giữ lại 1 nửa (nguyên tắc bán bảo toàn CÂU 26 Quá trình tổng hợp ARN Quá trình tổng hợp ARN diễn ra trong nhân tế bào, tại NST vào kì trung gian. - Quá trình tổng hợp ARN + Gen tháo xoắn, tách dần 2 mạch đơn. + Các nuclêôtit trên mạch khuôn vừa tách ra liên kết với nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung A – U; T – A; G – X; X – G. + Khi tổng hợp xong ARN tách khỏi gen rời nhân đi ra tế bào chất. - Quá trình tổng hợp ARN theo nguyên tắc dựa trên khuôn mẫu là 1 mạch của gen và theo nguyên tắc bổ sung. - Mối quan hệ giữa gen và ARN: trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự nuclêôtit trên ARN. Câu 27. So sánh quá trình nhân đôi của ADN và quá trình tổng hợp ARN 2. Cơ chế tổng hợp - Giống nhau + Thời điểm tổng hợp : Ở kỳ trung gian khi các NST ở dạng sợi mảnh + Địa điểm tổng hợp: Trong nhân TB + Nguyên tắc tổng hợp: Khuôn mẫu và bổ sung + Cú sự tháo xoắn của ADN + Cần cỏc enzim xúc tác + Cần nguyên liệu là các nucleotit - Khác nhau ADN mARN + Nguyên tắc tổng hợp + Số mạch khuụn + Sự thỏo xoắn + Số mạch được tổng hợp + Hệ thống enzim tổng hợp + Nguyờn liệu tổng hợp Bổ sung: A-T 2 mạch Toàn bộ phõn tử ADN 2 mạch Khác với ARN 4 nuclờụtit: A, T,G, X Bổ sung: AADN-UARN 1 mạch Cục bộ trên phân tử ADN tương ứng với từng gen tổng hợp 1 mạch Khỏc với ADN 4 nuclờụtit: A, U,G, X Câu 28 Nêu mối quan hệ giữa ARN và protein - mARN là dạng trung gian trong mối quan hệ giữa gen và prôtêin. - mARN có vai trò truyền đạt thông tin về cấu trúc của prôtêin sắp được tổng hợp từ nhân ra tế bào chất. - Sự hình thành chuỗi aa: + mARN rời khỏi nhân ra tế bào chất để tổng hợp chuỗi aa. + Các tARN một đầu gắn với 1 aa, đầu kia mang bộ 3 đối mã vào ribôxôm khớp với mARN theo nguyên tắc bổ sung A – U; G – X. + Khi ribôxôm dịch 1 nấc trên mARN (mỗi nấc ứng với 3 nuclêôtit) thì 1 aa được lắp ghép vào chuỗi aa. + Khi ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài của mARN thì chuỗi aa được tổng hợp xong. - Nguyên tắc hình thành chuỗi aa: Dựa trên khuôn mãu mARN và theo nguyên tắc bổ sung A – U; G – X đồng thời cứ 3 nuclêôtit ứng với 1 aa. Trình tự nuclêôtit trên mARN quy định trình tự các aa trên prôtêin Câu 29. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng Sơ đồ: Gen (1 đoạn của ADN) → mARN → Protein → Tính trạng Mối liên hệ: + Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN. + mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi aa cấu tạo nên prôtêin. + Prôtêin biểu hiện thành tính trạng cơ thể. - Bản chất mối liên hệ gen " tính trạng: + Trình tự các nuclêôtit trong ADN (gen) quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN qua đó quy định trình tự các aa cấu tạo prôtêin. Prôtêin tham gia cấu tạo, hoạt động sinh lí của tế bào và biểu hiện thành tính trạng So sánh ADN Prôtêin - Cấu tạo từ 5 nguyên tố hóa học: C, H, O, N, P. - Cấu tạo từ 4 nguyên tố hóa học: C, H, O, N và có thể cấu tạo từ một số yếu tố khác. - Có khối lượng và kích thước lớn hơn Prôtêin . - Có khối lượng và kích thước nhỏ hơn ADN. - Các nuclêôtit trên hai mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị. - Các axit amin trên chuỗi axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit. - Cấu tạo đa phân gồm nhiều đơn phân là các nuclêôit. Có 4 loại nuclêôtit: A, T, G, X. - Cấu tạo đa phân gồm nhiều đơn phân là các axit amin Có khoảng 20 loại axit amin liên kết với nhau thành chuỗi axit amin. - Có hai mạch đơn trong cấu trúc. - Có một mạch đơn trong cấu trúc bậc 1, cấu trúc bậc hai và cấu trúc bậc 3. Nhiều hơn hai mạch trong một số cấu trúc bậc 4. - Chức năng: mang thông tin quy định cấu trúc của một loại Prôtêin . - Chức năng: cấu trúc do gen quy định, tham gia vào hoạt động và cấu trúc của cơ thể, hình thành nên tính trạng ở sinh vật. ĐỘT BIẾN Câu 30 Nêu đột biến gen? nguyên nhân? Vai trò - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit. - Các dạng đột biến gen: mất, thê, thay thế, đảo vị trí một hoặc một số cặp nuclêôtit Nguyên nhân và cơ chế phát sinh: - Do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể làm rối loạn quá trình tự sao của phân tử ADN (sao chép nhầm), xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người gây ra. - Vai trò : - Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình bình thường có hại cho sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin. - Đột biến gen đôi khi có lợi cho bản thân sinh vật và con người, rất có ý nghĩa trong chăn nuôi, trồng trọt. Câu 31.Có mấy loại đột biến gen? Trong các loại đột biến thì loại nào là gây hậu quả lớn nhất? Vì sao? Các loại: Mất một hoặc một số cặp nu Thêm một hoặc một số cặp nu Thay thế 1 hoặc một số cặp nu Đột biến mất hoặc thêm cặp nu gây hậu quả lớn nhất vì mất hoặc thêm cặp nu làm thay đổi cấu của tất cả các bộ ba trên gen từ điểm xảy ra đột biến cho tới hết. Điều này sẽ làm thay đổi trật tự các nu trên mARN do vậy làm thay đổi trình tự các axit amin trên protein do gen đó mã hóa. Khi Protein bị thay đổi trình tự các axit amin thì dẫn tới mất hoặc thực hiện 1 chức năng khác, ảnh hưởng tới sức sống, sinh sản, sinh trưởng - Đột biến thay thế ít nghiên trọng hơn vì cùng lắm chỉ thay đổi 1 bộ ba trên gen => thay đổi axit amin trong phân tử Protein. Thay thế 1 cặp Nu cúng mã hóa 1 loại a xit amin trong phân tử Protein ko ảnh hưởng gì đến cấu trúc của phân tử Protein Câu 32 Đột biến cấu trúc NST là gì? Các loại đột biến? Nguyên nhân? - Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn Trong các dạng trên thi đột biến mất đoạn là nguy hiểm nhất Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST - Nguyên nhân đột biến cấu trúc NST chủ yếu do tác nhân lí học, hoá học trong ngoại cảnh làm phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng, xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người. - Đột biến cấu trúc NST thường có hại cho sinh vật vì trải qua quá trình tiến hoá lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hoà trên NST. Biến đổi cấu trúc NST làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp các gen trên đó. - Một số đột biến có lợi, có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá Câu 33. Thể dị bội là gì? Cơ chế phát sinh -KN: Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng. - Các dạng: + Thêm 1 NST ở 1 cặp nào đó (2n + 1). + Mất 1 NST ở 1 cặp nào đó (2n -1) + Mất 1 cặp NST tương đồng (2n – 2).... - Thể một nhiễm: 2n - 1 - Thể 3 nhiễm: 2n + 1 - Thể khuyết nhiễm: 2n - 2 - Thể 3 nhiễm kép: 2n +1 +1 - Hậu quả: Thể đột biến (2n + 1) và (2n -1) có thể gây ra những biến đổi về hình thái (hình dạng, kích thước, màu sắc) ở thực vật hoặc gây bệnh ở người như bệnh Đao, bệnh Tơcnơ - Cơ chế phát sinh thể dị bội: Vẽ sơ đồ . ● Sơ đồ minh họa Tế bào sinh giao tử: ║ ( mẹ hoặc bố) ║ ( bố hoặc mẹ) Giao tử: │ (n) │ (n) ║ ( n + 1) ( n - 1) Con: ║│ │ Thể ba nhiễm ( 2n + 1) Thể một nhiễm ( 2n - 1) ● Giải thích cơ chế: - Trong giảm phân sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng nào đó tạo thành 1 giao tử mang 2 NST trong 1 cặp và 1 giao tử không mang NST nào của cặp đó. - Sự thụ tinh của các giao tử bất thường này với các giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể dị bội (2n +1 ) và (2n – 1) NST Câu 34. Thế nào là hiện tượng đa bội thể - Hiện tượng đa bội thể là trường hợp cả bộ NST trong tế bào sinh dưỡng tăng theo bội của n (lớn hơn 2n): 3n, 4n, n.... - Cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội của n gọi là thể đa bội. - Tế bào đa bội có số lượng NST tăng lên gấp bội " só lượng ADN cũng tăng tương ứng vì thế quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn " kích thước tế bào của thể đa bội lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu với ngoại cảnh tốt. - Hiện tượng đa bội thể khá phổ biến ở tv được ứng dụng hiệu quả trong chọn giống cây trồng. + Tăng kích thước thân cành để tăng sản lượng gỗ (dương liễu...) + Tăng kích thước thân, lá, củ để tăng sản lượng rau, hoa màu. + Tạo giống có năng suất cao, chống chịu tốt với các điều kiện không thuận lợi của môi trường. Câu 35. Thường biến là gì ?. So sánh thường biến với đột biến KN - Thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường - So sánh thường biến với đột biến Thường biến Đột biến + Là những biến đổi kiểu hình, không biến đổi kiểu gen nên không di truyền được. + Phát sinh đồng loạt theo cùng 1 hướng tương ứng với điều kiện môi trường, có ý nghĩa thích nghi nên có lợi cho bản thân sinh vật. + Là những biến đổi trong vật chất di truyền (NST, ADN) nên di truyền được. + Xuất hiện với tần số thấp, ngẫu nhiên, cá biệt, thường có hại cho bản thân sinh vật. Câu 36. Mối quan hệ giưa kiểu gen – môi trường và kiểu hình Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. + Các tính trạng chất lượngphụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen. + Các tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng nhiều vào môi trường ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC Câu 37. Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì ? Tại sao người ta dùng phương pháp đó để nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở người ở người - Phả hệ là bản ghi chép các thế hệ. - Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của 1 tính trạng nhất đinhnj trên những người thuộc cùng 1 dòng họ qua nhiều thế hệ. - Dùng để xác định đặc điểm di truyền trội lặn do 1 gen hay nhiều gen quy định, có liên kết với giới tính hay không - Người ta dùng phương pháp đó để nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở người ở người vì : - Người sinh sản chậm và đẻ ít - Vì lí do xã hội không thể áp dụng phương pháp lai hoặc gây đột biến - Phương pháp này đơn giản hiệu quả cao Câu 38. Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở điểm nào?. Ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh Đồng sinh cùng trứng Đồng sinh khác trứng - 1 trứng được thụ tinh với 1 tinh trùng tạo thành 1 hợp tử. - ở lần phân bào đầu tiên của hợp tử, 2 phôi bào tách rời nhau, mỗi phôi bào phát triển thành 1 cơ thể riêng rẽ. - Đều tạo ra từ 1 hợp tử nên kiểu gen giống nhau, luôn cùng giới. - 2 trứng được thụ tinh với 2 tinh trùng tạo thành 2 hợp tử. - Mỗi hợp tử phát triển thành 1 phôi. Sau đó mỗi phôi phát triển thành 1 cơ thể. - Tạo ra từ 2 hoặc nhiều trứng khác nhau rụng cùng 1 lúc nên kiểu gen khác nhau. Có thể cùng giới hoặc khác giới. Ý nghĩa: + Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp chún
Tài liệu đính kèm: