Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán

PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

 Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống quốc dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành các biểu tượng về toán học cho giáo dục Mầm non là 1 nội dung quan trọng không thể thiếu được trong việc góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục Mầm non mà trong đó Toán học là 1 môn khoa học, cung cấp những kỹ năng cơ bản nhất để cho trẻ có thể vận dụng vào trong thực tế.

 Cho trẻ làm quen với toán là trẻ được tiếp xúc tìm hiểu, quan sát sự vật hiện tượng xung quanh 1 cách có mục đích, hình thành ở trẻ các biểu tượng và phát triển ngôn ngữ, kích thích trẻ tìm tòi khám phá ham hiểu biết, rèn các thao tác tư duy như: Khái quát, tổng hợp, so sánh, phân loại 1 cách có hệ thống đầy đủ và chính xác. Từ đó trẻ sẽ hiểu thêm về thiên nhiên xã hội, trẻ thêm yêu cuộc sống xung quanh, ngoài ra giúp trẻ giải quyết những mâu thuẫn cơ bản trong cuộc sống và trong học tập, cung cấp cho trẻ một số kiến thức toán sơ đẳng góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ một cách tốt nhất.

 Ngay từ nhỏ trẻ đã được tiếp xúc với người lớn và các sự vật hiện tượng đến nhận thức xung quanh. Tất cả những cái trẻ nhìn thấy đều ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ, dần dần trẻ có được những khái niệm giản đơn nhất về thế giới xung quanh có nhu cầu muốn tìm tòi, khám phá về tính chất, đặc điểm của sự vật hiện tượng, tập hợp các số lượng, hình dạng, màu sắc, kích thước, vị trí, sắp xếp của chúng trong không gian.

 

doc 19 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1025Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệm tổ hợp phép đếm, số lượng, hình dạng, kích thước định hướng không gian bằng các định nghĩa mà phải chính xác dựa trên tâm lý của trẻ và khái niệm toán học sơ đẳng, để có phương pháp dạy cụ thể, phối hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ biến những khái niệm toán học trừu tượng thành những biểu tượng quen thuộc mà trẻ có thể lĩnh hội một ấn tượng và sâu sắc nhất, hình thành những kiến thức ban đầu về toán học sơ đẳng cho trẻ.
Xuất phát từ những lí do trên tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “ Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng đồ chơi, hấp dẫn cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với toán”. Để tìm ra những biện pháp tốt nhất áp dụng vào môn học này để cho trẻ tiếp thu các biểu tượng toán sơ đẳng một cách có hiệu quả nhất.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Là những biện pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi hấp dẫn dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với toán ở trường mầm non Pa Nang.
- Phạm vi nghiên cứu:
Tôi tiến hành nghiên cứu trên 2 lớp trẻ 5 tuổi người dân tộc Vân Kiều ở thôn Tà Mên và thôn Bù với số lượng trẻ là 14 trẻ trong đó có 09 nam và 5 nữ. Thời gian từ ngày 05/12/2015 đến ngày 05/3/2016
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu:
Xây dựng biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn trong hoạt động làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo lớn người dân tộc thiểu số ở trường mầm non Pa Nang.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động làm quen với toán cho trẻ dân tộc thiểu số.
- Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ làm quen với toán ở trường mầm non Pa Nang.
- Đề xuất những biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn trong hoạt động làm quen với toán.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu về việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ làm quen với toán qua tài liệu, sách báo, tranh ảnh.
- Quan sát hoạt động của trẻ làm quen với toán.
- Điều tra bằng phiếu đối tượng là giáo viên về việc dạy làm quen với toán cho trẻ.
- Tìm tài liệu tổng kết, báo cáo về chuyên đề dạy làm quen với toán ở trẻ mẫu giáo 5 tuổi người dân tộc.
- Lấy ý kiến chuyên gia, giáo viên dạy giỏi, ý kiến đóng góp của các nhà quản lý chỉ đạo cấp trên về chuyên đề này.
- Thực nghiệm về một số biện pháp.
Trong đó các phương pháp điều tra bằng phiếu và phương pháp thực nghiệm là chủ đạo, còn các phương pháp khác cùng bổ trợ thêm cho các phương pháp này.
5. Đóng góp của SKKN
- Hy vọng đề tài này thành công sẽ giúp cho nhà trường nâng cao chất lượng trong hoạt động làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi người dân tộc thiểu số và làm nền tảng cho trẻ vào lớp 1 phổ thông được dễ dàng.
PHẦN 2. NỘI DUNG
 Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
1.Cơ sở lí luận 
 1.1 Đặc điểm nhận thức của trẻ 5-6 tuổi.
Trẻ mẫu giáo có đặc điểm là chú ý không chủ định. Trẻ thường chú ý đến những đối tượng khi đối tượng đó gây một kích thích mạnh hoặc một sự ngạc nhiên nhất là tạo cho trẻ sự hứng thú, chú ý có chủ đích được phát triển thông qua quá trình giáo dục. Nó được hình thành và phát triển mạnh với những loại kích thích mới mẻ trong số đó là kích thích với ngôn ngữ nói. Ngoài ra trẻ còn chú ý rất nhiều đến các sự vật hiện tượng mới lạ ở xung quanh sự chú ý rất nhiều đến các sự vật hiện tượng mới lạ ở xung quanh sự chú ý của trẻ bắt đầu tập trung vào các thuộc tính mới như thời gian, không gian, tính chất vật lý, hóa học, cơ học ...của các sự vật hiện tượng hàng ngày.
Đến cuối tuổi mẫu giáo, trẻ bắt đầu có khả năng quan sát có hệ thống những hiện tượng tự nhiên – xã hội xung quanh nếu được giáo dục tốt ở các lớp dưới. Óc quan sát giúp trẻ tìm hiểu sự vật, hiẹn tượng một cách có ý thức, có mục đích, giảm bớt sự nhầm lẫn, giúp trẻ tri giác chính xác hơn.
Ở trẻ 5-6 tuổi, năng lực ghi nhớ và nhớ lại phát triển rất mạnh, nhưng chủ yếu vẫn là ghi nhớ không chủ định. Trẻ ghi nhớ những gì gây hứng thú hoặc những gì gây ấn tượng mạnh cho trẻ. Cuối tuổi mẫu giáo bắt đầu hình thành tri nhớ logic. Trẻ ghi nhớ cái gì có nghĩa tốt hơn những cái không có nghĩa khi đó chất lượng ghi nhớ sẽ tốt hơn.
Trẻ 5-6 tuổi đã biết tư duy trực quan hành động vẫn chiếm ưu thé. Tuy nhiên tùy thuộc nhiệm vụ hoạt động mà ở trẻ vẫn phát triển các loại trẻ tư duy bằng hình ảnh trực quan, tư duy, trừu tượng do ngôn ngữ của trẻ phát triển. Những nhận xét, suy luận đánh giá của trẻ không hoàn toàn theo ý nghĩa chủ quan, giúp trẻ đến gần với hiện thực khách quan hơn.
1.2 Tầm quan trọng của đồ chơi với giáo dục Mầm non 
	Đồ chơi có tác dụng lớn lao đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Đồ chơi giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, trãi nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân được phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện.
	Trẻ nhỏ cần rất nhiều cơ hội để học và khám phá thông qua chơi hàng ngày, chơi là cách học phù hợp nhất khi chúng ta muốn trẻ tìm tòi khám phá. Qua chơi trẻ được phát triển hiểu biết, kỹ năng trong rất nhiều tình huống khác nhau. Đồ chơi là yếu tố thúc đẩy trẻ thực hiện nhiều hành động và thao tác khác nhau cso tác dụng rèn luyện thể lực cho trẻ. Đồ chơi là cơ sở vật chất, là phương tiện để trẻ chơi.
	Đồ chơi giúp trẻ làm quen với những tính chất, của nhiều đồ vật, biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt và lao động của con người. Đồ chơi còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ giữa người với người ftrong xã hội, dần biết hòa nhập vào các mối quan hệ đó. Hoạt động với đồ chơi vừa làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi vừa làm cho hoạt động của trẻ thêm khéo léo, dẻo dai, mềm mại và phát triẻn cân đối hài hòa, chuẩn bị cho trẻ vào trường tiểu học tham gia tốt vào cuộc sống xã hội.
2.Cơ sở thực tiễn 
 2.1 Vài nét về địa bàn trường.
Từ trung tâm thị trấn Đakrông, đi theo hướng Tây Nam đến trung tâm xã Pa Nang là 23 Km, xã có diện tích là 6530,10 ha với tổng số dân là 3243 người, trong đó 100% trẻ thuộc dân tộc Vân kiều. Toàn xã có 1 trường mầm non với 15 lớp nằm rải rác ở 9 thôn làng.
Thuận lợi:
 - Được sự quan tâm chỉ đạo của Sở - Phòng giáo dục và chính quyền địa phương, nhà trường.
- Sự ủng hộ nhiệt tình của giáo viên, tất cả giáo viên được bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn.
- Tất cả các thôn bản đều có lớp mẫu giáo.
Khó khăn :
 - Đường xa đi lại rất khó khăn, đặc biệt về mùa mưa đường xuống các thôn làng trơn, lầy lội, qua nhiều suối sâu.
- 100 % trẻ là người dân tộc thiểu số, ngôn ngữ bất đồng, không giao tiếp với người kinh.
- Nhận thức của phụ huynh học sinh còn hạn chế chưa thấy được tầm quan trọng của việc học.
- Đời sống kinh tế phụ huynh gặp nhiều khó khăn, ít có thời gian quan tâm đến trẻ.	
- Cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện dạy học của trường còn thiếu.
- Các cháu không được giao tiếp nhiều với môi trường xung quanh nên hạn chế nhiều về vốn tiếng Việt và trình độ phát triển nhận thức rất hạn chế do yếu kém trong việc cho trẻ làm quen với toán.
- Trình độ giáo viên không đồng đều.
- Đội ngũ giáo viên còn thiếu, có nhiều giáo viên hợp đồng.
2.2 Thực trạng:
 Trong năm học 2016 – 2017 tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu thấy được các cháu con em là người Vân Kiều nên ít được sự quan tâm, chăm sóc, bồi dưỡng từ ông, bà, bố mẹ, anh chị về khả năng hiểu biết của trẻ còn hạn chế một số cháu chưa được học lớp 4-5 tuổi hay các cháu còn nhút nhát chưa biết cách cầm bút, cách ngồi và nhận biết về toán còn kém chưa xác định được dạng, hình khối, kích thước, mấu sắc, số lượng
	Đồ dùng trực quan còn quá ít, đôi lúc chưa đủ lưu loát không phát huy được tính tích cực của trẻ khi tham gia các hoạt động.
	Một số trẻ khi thực hành trên đồ vật xếp tương ứng 1- 1 trẻ bị lúng túng trong giờ học không tập trung có biểu hiện phân tán không muốn học 
 * Điều kiện phục vụ của lớp.
	Về cơ sở vật chất đã được nhà trường quan tâm đáp ứng nhu cầu đồ dùng, đồ chơi đảm bảo 2 cháu 1 bàn, mỗi cháu 1 ghế. Tuy vậy một số đồ dùng phục vụ môn toán cũng như môn học khác còn nhiều hạn chế nên việc học tập của các cháu chưa được đảm bảo.
 * Kết quả thực trạng :
	- Đầu năm học 2016 – 2017 qua khảo sát trên trẻ 30 cháu 5-6 tuổi ở ngay tại lớp tôi phụ trách tôi đã rút ra một số vấn đề sau:
	- Số trẻ tham gia vào hoạt động làm quen với biểu tượng toán hào hứng và tập trung 55%.
	- Số trẻ có biểu hiện thiếu tập trung phân tán chú ý không hững thú học tập là 45%
	Có khoảng 55% các cháu yêu thích học toán như các cháu biết xác định cao thấp, màu sắc, số lượng, hình khối, kích thước nhận biết được khá tốt. Còn lại 35% trung bình 10% cháu yếu kém không phân biệt được hình khối, số lượng đó là những cháu chưa đi học lớp 4-5 tuổi.
	Từ ngững vấn đề trên việc tìm ra biện pháp tốt nhất để hình thành những biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ 5-6 tuổi một cách chính xác, bến vững, phát huy được tính tích cực của trẻ là thiết thực là cấp bách và cũng là điều quan trọng trong thực tế hiện nay, bản thân tôi đã đề ra một số các hệ thống các biện pháp tổ chức thực hiện để “ Sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán ”
Chương 2. Nội dung và giải pháp
1.Nội dung	
Những biện pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi hấp dẫn cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động làm quen với toán
2. Xây dựng giải pháp
Mục đích xây dựng những giải pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số ở trường mầm non Pa Nang làm quen với toán. Đồng thời kiểm nghiệm tính đúng đắn và khả thi của đề tài đã đặt ra.
 Với trẻ 5-6 tuổi việc làm quen với biểu tượng toán là hoạt động cần thiết, không những tạo cho trẻ có được tính nhanh nhẹn, thông minh, hoạt bát, sáng tạo trong khi trẻ thực hiện hoạt động ở trên lớp cũng như trong các hoạt động khác mà còn góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mẫu giáo. Bên cạnh đó còn giúp trẻ có tâm thế vững vàng trước khi bước vào lớp 1, muốn trẻ hào hững tham gia và yêu thích học toán thì phải xây dựng nề nếp thói quen tốt trong học tập cho trẻ có tâm thế vững vàng trước khi bước vào lớp 1, muốn trẻ hào hứng tham gia và yêu thích học toán thì phải xây dựng nề nếp thói quen tốt trong học tập cho trẻ như cách ngồi học đúng tư thế, cách trẻ trả lời câu hỏi của cô, cách giơ thẻ số và cách sử dụng trực quan khi tham gia các hoạt động như thế nào? Cách thực hiện các bước trong hoạt động làm quen với toán ra sao? phải phan nhóm số trẻ có khả năng nhận biết nhanh, chậm, bình thường, để tiện theo dõi và có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng đồng thời kết hợp với phụ huynh học sinh để cùng giáo dục trẻ. Trong quá trình giảng dạy thực nghiệm tôi đã tìm ra một số phương pháp đơn giản nhưng hợp lý và phù hợp như sau:
	Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của trẻ về biểu tượng toán mang nặng cảm tính nên tôi đã sử dụng thủ thuật gây hứng thú cho trẻ ngay từ tiết học đầu tiên, nhằm tạo cho trẻ một tâm trạng vui vẻ, phấn khởi khơi gợi tính tò mò ham hiểu biết của trẻ.
1- Sử dụng mô hình, sa bàn, bài thơ câu chuyện . 	
	- Tôi đã sử dụng mô hình, sa bàn hoặc câu chuyện, bài thơ một trò chơi để dẫn dắt trẻ tham gia vào hoạt động làm quen với biểu tượng toán.
	Ví dụ: “ Nhận biết phân biệt khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật ”tôi chọn chủ điểm Quê hương - Thủ Đô – Bác Hồ tôi đã dùng mô hình lăng Bác được xếp theo hình thức sau: 
- Lăng Bác xếp bằng khối chữ nhật 
	- Hàng rào xung quanh lăng Bác xếp bằng khối vuông 
	- Cột trụ cổng vào Lăng Bác xếp bằng khối trụ 
	- Bóng đèn trên cột trụ được xếp bằng khối cầu.
	Khi gợi mở cho trẻ vào chủ điẻm vào bài giáo viên nói: Hôm nay cô cùng các con sẽ đi thăm một nơi rất đẹp ở thủ đô Hà Nội, khi đi đến trước mô hình cô hỏi trẻ : Chúng mình đang được đến thăm nơi nào vậy nhỉ ? Mô hình lăng Bác có gì đặc biẹt không ? Trẻ nêu được là “ Lăng Bác được xếp bằng khối chữ nhật, hàng rào xếp bằng khối vuông ..... đó là những khối đã được học rồi ạ.”Cô nhắc lại và nhấn mạnh yêu cầu, để hiểu kỹ hơn về đặc điểm riêng của từng khối đó hôm nay cô và các con sẽ cùng khám phám tìm hiểu nhé.( Cô và trẻ vào bài để tìm hiểu nội dung bài học ).
	Nhưng đối với bài làm quen với biểu tượng về số lượng tôi cũng gợi ý dẫn dắt trẻ đưa trực quan ra bằng bài thơ.
	Ví dụ: Bài số 8 ( tiét 1 ) chủ điểm thế giới thực vật. Tôi đọc cho trẻ nghe bài thơ : “ Mèo đi câu cá ”, sau đó tôi hỏi trẻ : Trong bài thơ nói về ai? Trẻ trả lời Nói về anh em nhà mèo đi câu cá! Tôi đã chuẩn bị sẵn đồ dùng trực quan của mình và trẻ gióng nhau là 2 nhóm: Mèo và số lượng 8 tôi nói: Vậy chúng mình cùng nhau xếp tương ứng mèo và cá để tạo nhóm mới nào ..!.
	Việc gây hứng thú ngay từ đầu tiên tiết học bằng đồ dùng trực quan không những tạo được sự chú ý cho trẻ ngay từ đầu mà còn tạo cho trẻ một tâm lý thoải mái để trẻ dễ dàng tiếp thu nội dung trọng tâm của tiết học 
2- Việc lựa chọn và sử dụng trực quan đúng lúc, đúng chỗ 
	Xuất phát từ đặc diểm nhận thức của trẻ 5-6 tuổi là tư duy trực quan hình tượng nhưng do có 1 số trẻ chưa học qua chương trình mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ. Nên trong quá trình dạy trẻ tôi thường kết hợp giữa vật thật, tranh ảnh với mô hình với nhau .
	Đồ dùng trực quan phải đủ, đẹp hấp dẫn, phù hợp với tiét học, đúng chủ điểm, trẻ phải có đồ dùng trực quan như cô để thao tác và sử dụng cùng một lúc với cô nhịp nhàng.
	Thao tác cô đưa ra trực quan phải rõ ràng, dứt khoát để trẻ không lúng túng khi làm theo cô.
	Cô hướng dẫn trẻ sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình học tập phải đúng lúc.
	Các đồ dùng trực quan tôi chuẩn bị cho trẻ theo mức độ phác tạp dần. Khi trẻ sử dụng thành thạo tôi động viên khuyến khích trẻ. Nếu trẻ còn lúng túng chưa thành thạo trẻ sẽ được hướng dẫn tỉ mỉ và sẽ được sửa luôn nếu sai sót.
	Đối với trực quan có nhược điểm riêng biệt, đặc biệt sử dụng câu đố để đưa trực quan ra hỏi trẻ.
	Để liên kết các nội dung trong một tiết học được liêm hoàn và chuyển sang nội dung mới một cách linh hoạt, đưa trực quan ra một cách hợp lý không có động tác thừa hay các câu hỏi lặp đi lặp lại nhàm chán, tôi thường sử dụng các câu chuyện sáng tạo.
	Ví dụ: Có một bạn Sóc rất ngoan, hôm nay trên đường đi học bạn Sóc gặp cô, và bnạ Sóc đã nói thầm vào tai cô đấy.!Chúng mình có muốn biết bạn Sóc đã nói gì không ? ( Trẻ hào hứng nghe và rất muốn được biết điều mà Sóc nói với cô giáo ) Tôi lại nói tiếp : Bạn Sóc nhờ cô hỏi các bạn lớp mình xem có biết ngày 19/5 là ngày gì không nào? ( Trẻ trả lơif đúng ). Tôi nói tiếp: Bạn Sóc cảm ơn các bạn lớp mình đã giúp cho bạn ấy biết bí mật của ngày 19/5 nên đã tặng lớp mình một món quà ( Món quà đó là một trò chơi ôn luyện được chuẩn bị trước ).
	Khi đưa trực quan là nội dung tích hợp cảu các môn học khác, vào hoạt động làm quen với biểu tượng tóab bằng câu hỏi nhje ngành, hợp lý điều đó đã phát huy được tình tích cực một cách cao nhát ở trẻ, khi tham gia các hoạt động.
	Ví dụ: Để khắc sâu kiến thức về khối cầ, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật tôi đặt câu hỏi?
	Bạn nào thích chơi khối cầu và khối trụ?
	Bạn nào thích chơi khối vuong và khối chữ nhật?
	Trẻ tự trả lời, tôi sẽ phân thành các nhóm.
+ Nhóm thích chơi khối cầu, khối trụ về nhóm nặn khối cầu, khối trụ.
	+ Nhóm thích chơi khối vuông, khối chữ nhật về nhóm tìm hình bằng giấy màu tương ứng để dán các mặt khối, điều này trẻ hào hứng thi đua, khi cùng nhau tham gia vào các hoạt động.
	Với việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý, hấp dẫn trẻ tôi đã tạo ra các tình huống liên tục trong suốt quá trình trẻ tham gia các hoạt đọng “ Làm quen với biểu tượng toán ” giú trẻ tiếp thu kiến thức một cách chính xác và bền vững.
3- Sưu tầm một số đồ chơi mới.
	Trò chơi là một trong những trực quan vô cùng quan trọng trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán, trẻ được “ Học mà chơi – Chơi mà học ”. Là một đặc điểm nổi bật của trẻ mẫu giáo thông qua các hình thức chơi, trẻ sẽ nhận nhiệm vụ học một cách tự nhiên, nhẹ nhàng khong căng thẳng không gò ép. Trẻ hào hứng chơi khi trong trò chơi xuất hiện những trực quan hấp dẫn, bất ngờ.
	Ví dụ: Như trò chơi “Chiếc túi kỳ lạ ”
	Tuy nhiên các trò chơi không nên lặp đi lặp lại ở cùng một tiết học, sẽ dẫn đến trẻ bị nhàm chán, không hứng thú tham gia hoạt động. Yêu cầu của trò chơi phải được nâng dần lên qua mỗi lần chơi thì mới phát huy tính sáng tạo, tính tích 
cực của trẻ, chính vì vậy tôi đã nghiên cứu, xác định nội dung bài dạy để chọn trò chơi cho phù hợp, tùy từng trò chơi mà tôi tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm, tổ, cá nhân và tập thể.
	Trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán tôi thường sử dụng trò chơi học tập, và lựa chọn trongnhiều trò chơi học tập để áp dụng với từng bài cho phù hợp.
	Ví dụ: Trò chơi “ Về đúng nhà ” 
	Tôi thường sử dụng trong phần ôn luyện cho tập hợp số lượng, pháp đếm.
	Ví dụ: : Hình dạng chữ số tôi thường sử dụng cho tiết học ôn luyện và nhận biết chữ số.
	Qua việc sử dụng trò chơi trong các giờ làm quen với biểu tượng toán, tiết học trở nên sôi nổi, trẻ được tham gia hoạt động một cách toàn diện, tinh thần thoải mái nên có thể không bị mệt mỏi và căng thẳng. Điều này đã tạo cho trẻ hứng thú hăng say trong quá trình tham gia hoạt động học tập.
4- Xây dựng môi trường học tập trong và ngoài lớp.
	Môi trường cũng là một yếu tố trực quan trực tiếp, tác động hàng ngày đến trẻ. Chính vì vậy, việc xây dựng cảnh quan môi trường xung quanh được tôi đặc biệt quan tâm.
	Trang trí, sắp xếp lớp học, phòng học hài hòa hợp lý sẽ tạo được sự chú ý, sẽ hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào giờ học theo giai đoạn, theo chủ điểm, theo nội dung từng bài.
	Tùy vào nội dung của từng bài để bố trí trực quan xung quanh lớp giỏ đồ chơi, tranh treo tường chô hợp lý để trẻ luyện tập cũng như liên hệ thực tế.
	Ví dụ: Chủ điểm gia đình.
	+ Treo tranh về gia đình ít con để trẻ đếm số lượng người và giáo dục trẻ 
	+ Đồ dùng gia đình xếp ở giỏ đồ chơi để trẻ có thể luyện đếm.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
a. Mục đích của thực nghiệm:
Chúng tôi tiến hành kiểm nghiệm nhằm nâng cao chất lượng làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non Pa Nang. Đồng thời kiểm nghiệm tính đúng đắn và khả thi của đề tài đã đặt ra.
b. Cách tiến hành:
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên 30 trẻ mẫu giáo 5 tuổi ở lớp mẫu giáo thôn Tà Rẹc và 24 cháu ở lớp mẫu giáo thôn A La.
 Trong quá trình nghiên cứu tìm tòi, triển khai áp dụng các thủ thuật sử dụng trực quan, các yếu tố nêu trên vào hoạt động cho trẻ làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng. Tôi đã thu được kết quả rất khả quan như sau: 
1- Kết quả trên trẻ
	Thái độ : Trẻ hứng thú hoạt động chung của lớp.
	Trẻ hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến 
	Trẻ có nề nếp và thói quen học tập tốt và trật tự.
	+ Về cảm xúc tình cảm: Trẻ hào hứng tiếp nhận kiến thức một cách thoải mái thông qua các hoạt động nhóm, tập thể....
	+ Về ý trí: 
Trẻ tập trung vào nội dung cô hướng dẫn.
Thời gian tập trung nhận thức vấn đề tốt hơn.
+ Kết quả cụ thể : 
	- Trẻ hào hứng học tập, tập trung chú ý: 100% 
	- Trẻ mạnh dạn hồn nhiên : 100% 
	- Trẻ trả lời đúng câu hỏi cô đưa ra là 98%.
2. Kết quả của cô giáo.
- Cô giáo đã tạo được môi trường học tập và vui chơi cho trẻ trong và ngoài lớp có khoa học.
- Bổ sung được nhiều đồ chơi cho tiết dạy.
- Giờ dạy “ Cho trẻ làm quen với biểu tượng toán ” tôi được Ban giám hiệu và đồng nghiệp nhận xét đánh giá là có sáng tạo và đầy đủ đồ dùng trực quan.
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận 
 Từ những kết quả nghiên cứu trên cơ sở tôi rút ra kết luận sau: Việc hình thành biểu tượng về toán sơ đẳng cho trẻ 5-6 tuổi là một trọng tâm những nội dung lớn của chương trình giáo dục cho trẻ Mầm non. Nhằm phát triển trí tuệ và các mặt khác của nhân cách toàn diện, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị cho trẻ học toán ở phổ thông.
	Việc làm này không chỉ có ý nghĩa lớn lao đối với các nhà nghiên cứu mà đối với các trường Mầm non và đặc biệt là các giáo viên Mầm non cần nắm vững những nội dung chương trình và thường xuyên mở rộng nội dung chương trình.
	Ngoài việc cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng mới mà còn phải thường tổ chức cho trẻ luyện tập bằng các biện pháp phù hợp nhằm ôn luyện, cũng cố và nâng cao chất lượng các biểu tượng về hình khối cho trẻ.
	Tôi xây dựng hệ thống tổ chức trò chơi học tập nhằm ôn luyện, cũng cố làm quen những kiến thức, kỹ năng về hình khối như phân biệt nhận biết các dạng từ đơn giản đến phác tạp, kết quả thu được phù hợp với giả thuyết khoa học mà tôi đã đưa ra.
	Trong quá trình nghiên cứu thực trạng, tôi nhận thấy biểu tượng hình khối của trẻ còn nghèo nàn, hạn chế.
	Nguyên nhân hoàn toàn không phụ thuộc vào phía trẻ. Không phải là do trẻ không có khả năng lĩnh hội những kiến thức, kỷ năng cơ bản và mở rộng về nội dung toán học sơ đẳng nói chung mà do chúng ta chưa giúp trẻ ghi nhớ sâu sắc và mở rộng những biểu tượng toán học sơ đẳng đó.
	Chính vì vậy, công việc nghiên cứu tìm tòi những biện pháp dạy học có hiệu quả để hỗ trợ phương pháp hình thành biểu tượng về hình khối nói riêng và biểu tượng về toán học nói chung là rất cần thiết và luôn luôn đổi mới những người tâm huyết với trẻ.
*Bài học kinh nghiệm : 
	Qua qúa trình học tập và giảng dạy, nghiên cứu của đề tài tôi nhận thấy ngay từ khi mới sinh ra trẻ em như một tờ giấy trắng chưa hình thành các biểu tượng về toán ban đầu của trẻ, vì thế người lớn nói chung và các cô Mầm non nói riêng là trực tiếp tác động đến trẻ nhằm dần dần hình thành cho trẻ những biểu tượng ban đầu về cuộc sống. Trẻ 5-6 tuổi vốn hiểu biết còn ít, vì vậy những biểu tượng về toán ban đầu cho trẻ chỉ là dạng sơ khai mới mẻ. Vì thế để hình thành được biểu tượng về toán trẻ cần dựa vào vốn tích lũy của bản thân vốn ngôn ngữ nhất định để diễn đạt trong việc hưỡng dẫn trẻ nhận thức các biểu tượng sơ dẳng vè toán làm tăng thêm vốn hiểu biết về trẻ.
	Vì vậy, muốn đạt được kết quả cao trong hoạt động làm quen với toán. Trước khi lên lớp tôi soạn bài đầy đủ, nắm chắc giáo án, phương pháp lên lớp theo đúng trình tự loại tiết để giảng dạy và đan xen với mọi hoạt động để trẻ nắm chắc các nội dung bài học.
	Tôi luôn luôn tìm tòi học hỏi, nội dung mọi hoàn cảnh địa phương để phát triển và nâng cao tay nghề, linh động trong quá trình dạy học, nhất là đồ dùng, đồ chơi đẹp, sáng tạo hấp dẫn để đưa trẻ vào thế giới ham học, tìm tòi 
	Khi có những thay đổi trong chuyên đề tôi đã kịp thời áp dụng ngay và xi ý kiến nhà trường tạo điều kiện cho 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN_12203521.doc