Sáng kiến kinh nghiệm Rèn viết chính tả cho học sinh lớp 4

Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ

I . LỜI NÓI ĐẦU.

Chính tả là một trong những phân môn tiếng Việt ở Tiểu học, có tầm quan trọng đặc biệt. Phân môn chính tả dạy cho học sinh tri thức - kỹ năng viết đúng hợp với chuẩn và những quy tắc về cách viết chuyển từ lời nói sang dạng thức viết. Phân môn chính tả giúp học sinh phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ ở dạng thức viết vào hoạt động giao tiếp, ngoài ra chính tả còn dạy cách tổ chức, kết hợp các chữ đúng quy ước xã hội để làm thành chất liệu hoá ngôn ngữ.

Môn chính tả cung cấp cho học sinh những quy tắc sử dụng hệ thống chữ viết, giúp cho trẻ nắm vững các quy tắc đó và hình thành kỹ năng viết và đọc, hiểu chữ Việt thông thạo tiếng Việt.

Vậy, rèn cho học sinh viết đẹp là luyện cho các em tính cẩn thận, kiên trì, sáng tạo, óc thẩm mỹ, tính kỷ luật. Phân môn chính tả còn góp phần vào hình thành nhân cách cho học sinh bởi vì:

"Nét chữ - Nết người"

Chính vì thấy được tầm quan trọng của phân môn chính tả nên tôi đã lựa chọn vấn đề này để nghiên cứu và rút ra một vài kinh nghiệm bước đầu của việc dạy chính tả trong thời gian vừa qua.

 

doc 11 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 815Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn viết chính tả cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI :
SKKN: "RÈN VIẾT CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4"
Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ
I . LỜI NÓI ĐẦU.
Chính tả là một trong những phân môn tiếng Việt ở Tiểu học, có tầm quan trọng đặc biệt. Phân môn chính tả dạy cho học sinh tri thức - kỹ năng viết đúng hợp với chuẩn và những quy tắc về cách viết chuyển từ lời nói sang dạng thức viết. Phân môn chính tả giúp học sinh phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ ở dạng thức viết vào hoạt động giao tiếp, ngoài ra chính tả còn dạy cách tổ chức, kết hợp các chữ đúng quy ước xã hội để làm thành chất liệu hoá ngôn ngữ.
Môn chính tả cung cấp cho học sinh những quy tắc sử dụng hệ thống chữ viết, giúp cho trẻ nắm vững các quy tắc đó và hình thành kỹ năng viết và đọc, hiểu chữ Việt thông thạo tiếng Việt.
Vậy, rèn cho học sinh viết đẹp là luyện cho các em tính cẩn thận, kiên trì, sáng tạo, óc thẩm mỹ, tính kỷ luật. Phân môn chính tả còn góp phần vào hình thành nhân cách cho học sinh bởi vì:
"Nét chữ - Nết người"
Chính vì thấy được tầm quan trọng của phân môn chính tả nên tôi đã lựa chọn vấn đề này để nghiên cứu và rút ra một vài kinh nghiệm bước đầu của việc dạy chính tả trong thời gian vừa qua.
Hiện nay, nhất là học sinh Tiểu học (khối lớp 4), tình trạng viết chữ sấu, viết sai chính tả (sai âm đầu, vần, thanh...) còn xảy ra khá phổ biến. Đối với việc đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình thử nghiệm, tiến tới thay sách giáo khoa thì việc rèn kỹ năng viết đẹp, viết đúng chính tả cho học sinh đòi hỏi ngày một cao hơn. Mặt khác việc học ngoại ngữ biết và thông thạo ngoại ngữ để phục vụ cho công cuộc đổi mới, mở cửa và hội nhập (là một trong những tiêu chuẩn không thể thiếu được trong quá trình đào tạo). Thì việc rèn, dạy cho học sinh phát âm chuẩn, viết chuẩn, viết đẹp tiếng Việt lại càng cần thiết.
Như vậy, viết đúng, viết chuẩn chính tả và viết rõ ràng, viết đẹp là một vấn đề mà mỗi giáo viên (đặc biệt là giáo viên Tiểu học) cần lưu tâm rèn luyện cho học sinh của mình trong mọi hoạt động dạy học (nói chung) và trong giờ chính tả (nói riêng), bởi những năm tháng ở bậc Tiểu học các em sẽ hình thành và dần ổn định về nét chữ và thói quen viết cẩn thận, viết đẹp. Muốn học sinh có kỹ năng thành thạo khi viết người giáo viên phải hiểu rõ tâm lý từng lứa tuổi và phải nắm rõ mục tiêu bậc Tiểu học.
Năm học 2011 - 2012, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 4 ngay trong những tháng học đầu tiên, tôi nhận thấy các em rất ham học, mặc dù tiếp nhận thử nghiệm môn Tiếng Việt lớp 4 với những yêu cầu kiến thức khó hơn. Nhưng về chữ viết thì các em còn rất nhiều sai sót.
II. MỤC ĐÍCH.
Nghiên cứu và áp dụng rèn chữ viết chính tả (viết đúng, viết đẹp) cho học sinh lớp 4 góp phần nâng cao chất lượng học tập ở các môn học.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG.
- Đối tượng áp dụng: Học sinh.
- Phạm vi : Lớp 4 - Trường Tiểu học Văn Nghĩa - Lạc Sơn – Hoà Bình
IV. NHIỆM VỤ:
- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện tri thức cơ bản về hệ thống chữ viết về hệ thống ngữ âm Tiếng Việt. Cung cấp kiến thức cơ bản về hệ thống quy tắc chuẩn, thống nhất chính tả Tiếng Việt. Rèn luyện thuần thục kỹ năng viết, đọc hiểu chữ viết Tiếng Việt. Trang bị cho học sinh một công cụ quan trọng để học tập và giao tiếp (ghi chép, viết đọc, hiểu bài đọc...).
- Phát triển ngôn ngữ và tư duy khoa học cho học sinh. Chính tả quan hệ với tập viết, tập đọc với luyện từ và câu... là những môn của Tiếng Việt góp phần bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp của con người thông qua sử dụng ngôn ngữ (bằng tính khoa học, tính chính xác, tính thẩm mỹ...)
Phần thứ hai: NỘI DUNG
I - CƠ SỞ LÍ LUẬN.
Như chúng ta đã biết, công cụ giao tiếp của con người chính là chữ viết. Con người muốn trao đổi mọi thông tin cũng phải nhờ chữ viết. Tất cả những tri thức về khoa học, kỹ thuật, văn hoá được lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác cũng chính là do chữ viết. Chữ viết giúp ta hiểu được suy nghĩ tình cảm, thái độ của mọi người xung quanh hiểu biết về cả thế giới với tất cả các hoạt động trên, các lĩnh vực kinh tế khoa học...
Đối với học sinh Tiểu học, chữ viết tạo khả năng phát âm đúng, đẹp làm tăng thêm nguồn cảm xúc cho các em, từ đó nảy sinh sự khéo léo, kiên nhẫn, cẩn thận. Chữ viết cho tác dụng lớn trong việc giáo dục thẩm mỹ và đạo đức cho học sinh. Mặt khác chữ viết còn có khả năng góp phần nâng cao ngôn ngữ. Rèn chữ viết đúng, viết đẹp là một phương pháp hỗ trợ đắc lực cho việc truyền đạt tri thức của giáo viên.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
Việc rèn, viết đúng, là hình thành một kỹ năng đòi hỏi người học phải ham học hỏi và kiên trì rèn luyện. Ở lứa tuổi các em thiên về nhận biết tổng quát đối tượng, hiếu động, dễ quên, thiếu kiên trì. Vì vậy người giáoviên phải có lòng nhiệt tình, tính kiên trì và tình thương yêu đối với học sinh. Quan tâm đến các em từ chỗ ngồi đến ánh sáng, tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách đặt vở viết... Thực hiện tốt các yêu cầu trên là một trong những yếu tố góp phần vào sự thành công trong việc rèn viết đúng, viết đẹp cho học sinh.
Việc rèn chữ viết đúng, viết đẹp cho học sinh có đạt kết quả hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Lớp học, bàn ghế, ánh sáng, bút viết... và sự hướng dẫn của giáo viên.
Về cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đảm bảo, ánh sáng tương đối đủ tiêu chuẩn, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi... Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm tới việc rèn chữ, giữ vở của học sinh, thường xuyên tổ chức các chuyên đề về dạy tập viết, dạy chính tả cho giáo viên, phát động phong trào "Rèn chữ - Giữ vở" cho học sinh. Đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề, có tình thương và trách nhiệm với học sinh... Những điều kiện đó đã có tác động tích cực tới vấn đề mà tôi nghiên cứu.
Tuy nhiên, vấn đề chữ viết của học sinh trong lớp tôi làm chủ nhiệm vẫn còn một số tồn tại đáng kể:
- Vở ghi hàng ngày của các em còn tuỳ tiện, bút dùng không đúng quy định, có em còn sử dụng bút bi (do cha mẹ các em có quan niệm là dùng bút bi có nhiều tiện lợi: không phải bơm mực và không dây bẩn).
- Một số em còn nói ngọng các phụ âm, phát âm sai dấu: thanh hỏi, thanh ngã (ví dụ: Con muỗi thì phát âm thành con muối) v.v... Các lỗi sai khá phổ biến ở các em khi viết là nhầm lẫn giữa các tiếng có âm tr/ch, gi/r/d, ng/ngh, g/gh... và ở các vần khó như uênh, uyết, uya...
- Nhiều em còn viết sai chính tả, chữ viết ẩu, trình bày tuỳ tiện, không rõ ràng...
Từ những tồn tại thực tế đó càng làm tôi suy nghĩ, tìm giải pháp giúp các em phát âm chuẩn, viết đúng chính tả, tiến tới viét rõ ràng và viết đẹp.
Với kinh nghiệm dạy học và qua trao đổi với bạn bè đồng nghiệp tôi được biết các em viết sai lỗi chính tả, viết xấu có nhiều nguyên nhân cơ bản sau:
- Do thói quen phát âm thế nào thì viết thế ấy (ví dụ chai rượu - chai riệu, mưu mẹo - miu mẹo) hoặc do nói ngọng từ bé (mỡ màng - mớ màng).
+ Do không hiểu nghĩa của từ, ví dụ "dành" (để dành) khác với "giành" (tranh giành) 
+ Viết sai, viết sấu do cẩu thả, tuỳ tiện.
Tôi thấy, nếu không kịp thời khắc phục những tình trạng trên thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập cũng như việc hình thành nhân cách, óc thẩm mỹ của học sinh. Các em có thể nảy sinh tư tưởng chán nản, mệt mỏi trong học tập.
III. THỰC TRẠNG.
Hiểu được được nguyên nhân dân đến việc viết sai, viết sấu của học sinh, tôi đã tiến hành rèn cho các em, giúp các em khắc phục dần những lỗi đó: Không chỉ rèn riêng cho các giờ chính tả như trước đây mà trong mọi tiết học khác tôi luân chú ý tới điều này.
Trước hết, tôi quy định cho học sinh cả lớp về vở viết: Mua vở cùng một loại, bọc bìa, dán nhãn vở cẩn thận. Bút viết phải dùng bút mực (không dùng bút bi), mực viết phải cùng màu trong một quyển vở. Bài chính tả ghi đầy đủ thứ, ngày, tháng, gạch chân dưới tên môn.... Do kiên trì thực hiện những quy định trên nên chỉ sau một thời gian học sinh trong lớp đã hình thành thói quen này.
Cùng với việc hướng dẫn các em có ý thức giữ gìn vở sạch, chữ viết cẩn thận đúng quy cách là việc rèn cách phát âm đúng (đây là việc rất quan trọng, vì nếu phát âm sai thì các em rất dễ viết sai). Về việc này tôi thực hiện nghiêm túc, kiên trì trong các giờ Tập đọc và đã có những kết quả nhất định. Để giúp các em sửa được lỗi phát âm sai các phụ âm, tôi luôn giành thời gian thích hợp cho các em luyện đọc đúng, chuẩn chính tả trong phần luyện đọc. Bước đầu tiên, tôi cho các em phát hiện những từ ngữ khó đọc, dễ phát âm nhầm lẫn rôi cho những em phát âm đúng đọc mẫu, sau đó cho các em hay phát âm sai đọc theo (có thể đọc lại nhiều lần). Từ chỗ các em đọc đúng sẽ giúp các em viết đúng.
Tuy nhiên, thời gian luyện đọc trong các giờ tập đọc không nhiều nên tôi đặc biệt chú trọng luyện phát âm, viết đúng chính tả của học sinh trong các giờ Chính tả. Một điều quan trọng có ảnh hưởng tới việc phát âm, viết đúng của học sinh là hoạt động đọc bài cho học sinh viết Chính tả của giáo viên. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có giọng đọc và phát âm thật chuẩn, không ngọng, vì có như vậy thì học sinh mới viết đúng được.
Ở lớp do tôi làm chủ nhiệm có nhiều em hay nhầm lẫn giữa tr và ch. Để giúp các em phát âm đúng, viết đúng, khi giảng dạy tôi chú ý nhiều đến những chữ có âm đầu là ch và tr. Khi đọc tôi chú ý phát âm thật chuẩn, khi làm bài tập tôi hướng dẫn học sinh tự phát hiện, rồi đọc, tiếp đó là lên bảng viết đúng các tiếng, các từ có âm đầu là tr và ch. Ví dụ: khi dạy chính tả cần phân biệt tr với ch. Sau khi viết song bài chính tả nghe - viết, học sinh làm bài tập, với yêu cầu bài tập là: "Viết lại những chữ bị nhoè trong đoạn văn, biết rằng những chữ bị nhoè bắt đầu bằng tr hay ch". Tôi cho học sinh làm việc cá nhân: điền bút chì mờ vào sách giáo khoa. Trong khi đó tôi dán lên bảng 2 tờ giấy to ghi thứ tự các ô để điền các chữ đó, rồi cho học sinh chơi trò tiếp sức thi đua giữa hai nhóm, nhóm nào song trước, đúng nhất là nhóm thắng cuộc. với cách làm này nhiều học sinh được tham gia làm bài,các em rất phấn khởi và nhớ kỹ các từ vừa điền. làm tương tự với các bài khác có vận dụng như vậy.
Theo tôi việc ghi nhớ và luôn luôn nhắc nhở cho học sinh ôn luyện hệ thống quy tắc chính tả tiếng việt là một việc làm cần thiết bởi tiếng việt của chúng ta khá phức tạp và rất dễ nhầm lẫn. Chính vì vậy tôi giành một số thời gian nhất định cho học ôn lại các quy tắc đó. Ngoài việc dạy theo sách vở tôi còn hướng dẫn học sinh nhận biết phân biệt chính tả qua thực tế, những đồ vật trong gia đình rất gần gũi với các em. Ví dụ: để phân biệt ch với tr tôi gợi ý cho các em phát hiện: những đồ vật vào trong gia đình em được bắt đầu bằng âm ch ? Học sinh sẽ nêu được đó là: chăn, chai, chiếu, chảo, chậu... Từ đó học sinh sẽ nhớ lâu hơn và viết đúng hơn.
Cùng với việc luyện đọc, luyện viết đúng trong giờ chính tả, từ khâu chấm chữa bài chính tả cũng rất cần thiết. Bởi khi cho học sinh đổi vở giáo viên đọc để soát lỗi cho nhau, học sinh nhận ra cách viết đúng sai, chữ đẹp sấu để rút ra kinh nghiệm, chính vì vậy tôi rất chú ý tới việc làm này.
Tiếp sau đó tôi thu vở và chấm một số bài ngay tại lớp rồi nhận xét lỗi chính tả về chữ viết của học sinh. Những lỗi sai của học sinh tôi gạch chân bằng bút đỏ, có lỗi cần thiết tôi chữa ra lề. Rồi lưu ý học sinh tự sửa lỗi để các em nhớ và tránh sai sót trong những bài chính tả sau. Đối với lỗi mà nhiều em cùng mắc, tôi ghi lỗi sai đó lên bảng yêu cầu một em viết lại cho đúng, lưu ý với các em viết sai cần ghi nhớ để tự sửa lỗi của mình.
Có thể nói khi đã hay viết sai chính tả thì bất cứ ở văn bản nào học sinh cũng có thể viết sai và đặc biệt hay sai nhất ở văn bản có tính sáng tạo của các em đó là bài tập viết. Sai chính tả ở đây, theo ý hiểu của tôi phần nhiều do các em không hiểu một cách thấu đáo nghĩa của những từ ngữ các em dùng. Chính vì vậy, khi chữa lỗi chính tả trong giờ trả bài tập làm văn giáo viên cũng cần chú ý: cần giúp các em hiểu rõ nghĩa của các từ ngữ mà các em dùng để có thể viết đúng chính tả và dùng từ hay hơn trong diễn đạt. 
Nói tóm lại, việc cho học sinh viết đúng chính tả cần được tiến hành trong tất cả các môn học và đặc biệt trong môn Tiếng Việt.
Đối với học sinh lớp tôi, các em không chỉ viết sai chính tả mà một số em còn viết ẩu, viết sấu, chữ không chuẩn kích cỡ theo quy định, các nét không ngay ngắn, đánh dấu thanh một cách tuỳ tiện. Vì thế cho nên song song với việc rèn cho học sinh phát âm đúng, viết đúng chính tả tôi còn chú ý rèn cho học sinh viết rõ ràng tiến tới viết đẹp. Việc các em chữ sấu, không rõ ràng phần lớn. Ví dụ: ở khối lớp 1, 2 các em đang quen viết rất ít, thời gian ghi bài hay viết chính tả ít hơn khối 4. Các bài viết ở lớp 4 lúc này kiến thức mỗi bài dài hơn phải ghi nhiều và nhanh hơn khiến cho không ít em ghi ẩu lâu dần chữ xấu đi lúc nào không hay.
Việc quan tâm đến rèn chữ viết cho học sinh trong lớp là việc làm thường xuyên, song tôi đặc biệt chú trọng đến các em hay viết sai, viết sấu. Tôi gần gũi, nhắc nhở, động viên các em để các em có hướng phấn đấu khắc phục. 
Việc rèn viết đúng, viết đẹp cho học sinh là cả một quá trình phấn đấu lâu dài và cần có sự nỗ lực của cả thầy và trò: thầy thì đầu tư thời gian công sức, trò cần tự giác, tích cực học tập mới thu được kết quả như mong muốn.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
* Khi chưa thực hiện: 
Tổng số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
24
2
3
14
5
* Sau khi thực hiện: 
Tổng số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
24
5
6
13
0
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Trong quá trình thực hiện tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau:
- Trong giờ dạy chính tả, người giáo viên có thể đề ra phương pháp thích hợp: Phương pháp trực quan và phương pháp thực hành.
- Xuất phát từ dung lượng hoạt động của thầy và hoạt động của trò để có phương pháp đàm thoại gởi mở.
- Xuất phát từ phương thức hoạt động tiếp nhận các nội dung tri thức. Giáo viên có thể dùng phương pháp minh hoạ, giải thích tái hiện, tái tạo, tìm hiểu tình hình vấn đề...
- Xuất phát từ các hoạt động, có các phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp, khái quát hoá và hệ thống hoá.
- Phát hiện những lỗi và khắc phục những lỗi chính tả do phát âm địa phương, yêu cầu học sinh phải luyện tập và củng cố thường xuyên các kỹ năng chính tả trong tiết học chính tả và trong tất cả các tiết học ở bộ môn khác.
- Trao đổi giữa thầy và trò, trong đó thầy nêu ra các câu hỏi gợi ý dẫn dắt, học sinh quan sát các tài liệu và hiện tượng chính tả, suy nghĩ, so sánh, nhận biết... rút ra kết luận. Nội dung các câu hỏi phải vừa sức, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, quan sát, tái hiện và tự mình giải đáp kết luận.
Phần thứ ba: KẾT LUẬN
Sau một thời gian nghiên cứu tổng kết, bản thân tôi đã chú trọng nâng cao chất lượng viết đúng, viết đẹp cho học sinh bằng những việc làm thường xuyên, liên tục.
Trong quá trình rèn viết đúng, viết đẹp người giáo viên giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh chủ động thực hành một cách có sáng tạo. Rèn viết đúng, viết đẹp là đặc thù của phân môn chính tả. Viết đúng, viết đẹp góp phần nâng cao chất lượng của môn Tiếng Việt nói riêng và tất cả các môn học nói chung, đó là giáo dục các em về nhân cách, về nhận thức và óc thẩm mỹ ... góp phần phát triển trí tuệ và năng lực của học sinh Tiểu học.
Tuy nhiên để thành công trong việc rèn cho học sinh viết đúng, viết đẹp, người giáo viên cần có lòng nhiệt tình, có lòng yêu nghề, mến trẻ. Ngoài ra phải luyện cho mình cách phát âm chuẩn, chữ viết phải rõ ràng, sạch đẹp, chuẩn chính tả. Đồng thời người giáo viên phải là tấm gương sáng để học sinh soi vào, học tập.
Khi dạy học, người giáo viên phải biết kết hợp rèn cho học sinh có ý thức viết đúng, viết đẹp trong tất cả các bài viết, các quyển vở ghi chứ không chỉ trong vở chính tả. Đặc biệt trong phần luyện đọc, luyện viết, chấm bài, chữa lỗi... phải luôn luôn nhắc nhở để học sinh ghi nhớ: "Tiếng Việt rất phong phú". Các em viết chữ đúng, đẹp là đã góp phần bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Trên đây là một vài suy nghĩ của bản thân tôi về việc rèn chính tả cho học sinh lớp 4.
Kính mong các đồng chí bổ sung, góp ý cho tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
MỤC LỤC
Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ	Trang 1
I . Lời nói đầu.	Trang 1
II. Mục đích.	Trang 2
III. Đối tượng và phạm vi áp dụng	Trang 2	
IV. Nhiệm vụ:	Trang 2
Phần thứ hai: NỘI DUNG	Trang 3
I . Cơ sở lí luận	Trang 3
II. Cơ sở thực tiễn	Trang 3
III. Thực trạng.	Trang 4
IV. Kết quả đạt được	Trang 6
V. Bài học kinh nghiệm	Trang 7

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN REN VIET CHINH TA LOP 4 Chuan 20172018_12177069.doc