Bài 10: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC
1- Quan niệm về đạo đức.
a) Đạo đức là gì ?
Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.
Ví dụ: Quan niệm về “Trung – Hiếu”
b) Phân biệt đạo đức với pháp luật, phong tục, tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người.
* Đạo đức
- Con người tự đề ra, tự giác thực hiện, dư luận xã hội điều chỉnh
- Con cái hiếu thảo.
* Pháp luật: Nhà nước quy định, bắt buộc thực hiện, xử lý bằng sức mạnh của Nhà nước
- Tuân theo Hiến pháp, PL.
2- Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội.
* Đối với cá nhân:
- Góp phần hoàn thiện nhân cách
- Có ý thức và năng lực, sống thiện, có ích, có lòng nhân ái.
* Đối với gia đình:
- Là nền tảng của gia đình
- Tạo nên sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình.
- Là nhân tố xây dựng gia đình hành phúc.
* Đối với xã hội:
- Là điều kiện để xã hội phát triển bền vững.
Tóm lại: Xây dựng, củng cố và phát triển nền đạo đức mới XHCN có ý nghĩa hết sức to lớn. Nó là điều kiện để chúng ta xây dựng và phát triển con người, nền văn hoá VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
sản xuất ra HH của từng người gọi là thời gian LĐ cá biệt – thời gian LĐ cá biệt tạo ra giá trị cá biệt của HH. + Lượng giá trị HH không tính bằng thời gian LĐ cá biệt, mà tính bằng thời gian LĐ xã hội cần thiết để sản xuất ra HH. + Thời gian LĐ xã hội cần thiết để sản xuất ra HH là thời gian cần thiết cho bất cứ LĐ nào tiến hành với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ trung bình, trong những điều kiện trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định. (Thời gian LĐ xh cần thiết tạo ra giá trị xh của HH - VD sgk tr: 17) + Để có lãi và giành ưu thế cạnh tranh, người sản xuất phải tìm mọi cách giảm giá trị cá biệt HH thấp hơn giá trị xã hội của HH. Giá trị xh HH gồm 3 bộ phận: Giá trị TLSX đã hao phí - Giá trị SLĐ của người sản xuất HH (chi phí sx); Giá trị tăng thêm (lãi) Giá trị xh HH = chi phí sx + lợi nhuận 2. Tiền tệ: a) Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ? - Tiền xuất hiện là kết quả quá trình phát triển lâu dài của sx, trao đổi HH và các hình thái giá trị. (4 hình thái giá trị phát triển từ thấp đến cao dẫn đến sự ra đời của tiền tệ) + Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên Xuất hiện khi xh công xã nguyên thuỷ tan rã, sản phẩm trao đổi rất ít, tỉ lệ trao đổi chưa cố định và mang tính ngẫu nhiên. VD: 1 con gà = 10 kg thóc. (giá trị của gà được biểu hiện ở thóc, còn thóc là phương tiện để biểu hiện giá trị của gà). + Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng Khi HH phát triển hơn nữa, số lượng HH được đem ra trao đổi nhiều hơn thì một HH có thể trao đổi với nhiều HH khác. VD: 1 con gà = 10 kg thóc, hoặc = 5 kg chè, hoặc = 2 cái rìu, hoặc = 0,2 gam vàng...(giá trị của HH được biểu hiện ở nhiều HH khác) * Nhưng việc trao đổi trực tiếp gặp nhiều khó khăn; người có gà muốn đổi lấy thóc, nhưng người có thóc lại cần chè... Do đó, phải có HH đóng vai trò vật ngang giá chung, làm môi giới giữa hai vật trao đổi. + Hình thái chung của giá trị VD: 1 con gà = 10 kg thóc = 5 kg chè = 1 m vải (đóng vai trò vật ngang 2 cái rìu = chung, các vùng khác nhau, vật 0,2 gam vàng = ngang giá chung cũng khác nhau). + Hình thái tiền tệ Khi LLSX và phân công LĐ phát triển, sx HH và thị trường ngày càng mở rộng thì có nhiều HH vật ngang giá chung làm cho trao đổi giữa các địa phương gặp khó khăn, đòi hỏi phải có vật ngang giá chung thống nhất; khi vàng, bạc được cố định thì hình thái tiền tệ giá trị xuất hiện. (vàng chiếm ưu thế) 1con gà = 10 kg thóc = 5 kg chè = 0,2 gam vàng 2 cái rìu = 1 m vải = - Vàng có vai trò tiền tệ: * Thứ nhất, vàng là một loại HH có giá tri sd và giá trị đóng vai trò vật ngang giá chung. Giá trị của vàng đo bằng lượng LĐXH cần thiết để sx ra nó, là thứ kim loại hiếm, chứa đựng lượng giá trị lớn. * Thứ hai, Có thuộc tính tự nhiên đặc biệt thích hợp với vai trò làm tiền tệ (thuần nhất, không hư hỏng, rễ chia nhỏ...) Khi tiền tệ xuất hiện thì thế giới HH phân làm hai cực: HH thông thường - HH (vàng) đống vai trò tiền tệ. (BC tiền tệ – sgk tr 20) b) Chức năng của tiền tệ - Thước đo giá trị + Tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của HH. Giá trị HH được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định gọi là giá cả HH. + Giá cả HH quyết định bởi các yếu tố: giá trị HH, giá trị tiền tệ, quan hệ cung – cầu HH. Do đó, trên thị trường giá cả có thể bằng, thấp hơn hoặc cao hơn giá trị. (Nếu các đk khác không thay đổi giá trị HH cao thì giá cả của nó cao và ngược lại). - Phương tiện lưu thông Theo công thức: H - T - H (tiền là môi giới trao đổi) Trong đó, H-T là quá trình bán, T-H là quá trình mua. VD: sgk. - Phương tiện cất trữ Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ lại, khi cần đem ra mua hàng; vì tiền đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị (cất trữ của cải- phải bằng vàng) - Phương tiện thanh toán Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán (trả tiền mua chịu HH, trả nợ, nộp thuế...) Làm cho quá trình mua bán nhanh hơn, người sx và trao đổi HH phụ thuộc vào nhau hơn. VD: sgk - Tiền tệ thế giới Trao đổi HH vượt khỏi quốc gia thì tiền làm chức năng tiền tệ thế giới. Tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cải từ nước này sang nước khác, nên phải là tiền vàng hay được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế; việc trao đổi tiền nước này với nước khác theo tỉ giá hối đoái. (là tỉ giá đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiền nước khác) VD: 1USD = 16.000 đ VN(thời giá 2006) * Đây là QL chung của lưu thông tiền tệ. Tiền vàng là tiền có giá trị; nếu số lượng vàng nhiều hơn mức cần thiết cho lưu thông HH thì đi vào ccát trữ và ngược lại. (Tiền giấy chỉ là kí hiệu không có giá trị thực). 3. Thị trường a) Thị trường là gì? *Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ. - Thị trường xuất hiện và phát triển của thị trường gắn liền với sự ra đời và phát triển của sx và lưu thông HH. + Thị trường ở dạng giản đơn (hữu hình) gắn với không gian, thời gian nhất định: (Các chợ, tụ điểm mua bán, cửa hàng...) + Trong nền kinh tế thị trường hiện đại: Việc trao đổi HH, dịch vụ diễn ra linh hoạt thông qua hình thức môi giới trung gian, quảng cáo, tiếp thị...để khai thông quan hệ mua – bán và kí kết các hợp đồng kinh tế. - Các nhân tố cơ bản của thị trường là: hàng hoá, tiền tệ, người mua, người bán. Từ đó hình thành quan hệ: hàng hoá - tiền tệ, mua – bán, cung – cầu, giá cả hàng hoá. b) Các chức năng cơ bản của thị trường - Chức năng thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng chủng loại, hình thức, mẫu mã, số lượng, chất lượng HH. Vì vậy, người sx mang HH ra thị trường, những HH phù hợp nhu cầu thị hiếu xh sẽ bán được. (giá trị HH được thực hiện) - Chức năng thông tin Thị trường cung cấp thông tin về quy mô cung – cầu, giá cả, chất lượng, cơ cấu chủng loại, đk mua – bán..các HH, dịch vụ. Thông tin này là că cứ giúp người bán đưa ra quyết định kịp thời nhằm thu lợi nhuận; còn người mua điều chỉnh sao cho có lợi. - Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng + Sự biến động của cung - cầu, giá cả thị trường đã điều tiết các yếu tố sx từ ngành này sang ngành khác, luân chuyển HH từ nơi này sang nơi khác. + Khi giá cả một HH tăng sẽ kích thích xh sx nhiều HH hơn, nhưng lại làm cho nhu cầu của người tiêu dùng về HH đó hạn chế. Ngược lại, khi giá cả một HH giảm sẽ kích thích tiêu dùng và hạn chế việc sx HH đó. Bài 3: QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HOÁ 1.Nội dung quy luật giá trị - SX và lưu thông HH phải dựa trên thời gian lao động xã hội cần thiết để sx ra HH. Nội dung ql giá trị được biểu hiện trong sx và lưu thông HH: + Trong sản xuất: QL giá trị yêu cầu người sx phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt (TGLĐCB) để sx HH phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết (TGLĐXHCT) * Nhận xét sơ đồ 1: phần a - Người (1) TGLĐCB = TGLĐXHCT, thực hiện đúng y/c ql giá trị, nên thu được lợi nhuận trung bình. - Người (2) TGLĐCB < TGLĐXHCT, thực hiện tốt ql giá trị, nên thu được lợi nhuận nhiều hơn mức lợi nhuận trung bình. - Người (3) TGLĐCB > TGLĐXHCT, vi phạm y/c ql giá trị, nên bị thua lỗ. + Trong lưu thông: QL giá trị yêu cầu việc trao đổi giữa hai HH A và B phải dựa trên TGLĐXHCT (phải theo nguyên tắc ngang giá). a) Đối với 1 hàng hoá: (Sơ đồ 2) Giá cả hh có thể bán cao, thấp so với giá trị của nó, nhưng xoay xung quanh trục giá trị hh. b) Đối với tổng hh và trên toàn xh: *Ql giá trị y/c: Tổng giá cả hh sau khi bán = tổng giá trị hh trong sx. KL: Y/c này là đk đảm bảo cho nền KT hh vận động và phát triển cân đối. Khi xem xét không phải 1 hàng hoá mà tổng hàng hoá và trên phạm vi toàn xh, ql giá trị y/c tổng giá cả HH sau khi bán bằng tổng giá trị HH trong quá trình sx. ( nếu không thực hiện đúng sẽ vi phạm ql giá trị, làm cho nền kinh tế mất cân đối). 2. Tác động của quy luật giá trị a) Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá -Là phân phối lại các yếu tố TLSX và sức LĐ từ ngành này sang ngành khác, nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác... thông qua sự biến động của giá cả HH trên thị trường. b) Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng xuất lao dộng tăng lên - Hàng hoá được trao đổi mua bán theo giá trị xã hội của hàng hoá. Vì vậy, người sx, kinh doanh muốn thu nhiều lợi nhuận, phải tìm cách cải tiến kĩ thuật, nâng cao tay nghề, hợp lý hoá sx, thực hành tiết kiệm...làm cho GTCB thấp hơn GTXH của HH. - Việc cải tiến kĩ thuật làm cho LLSX và năng xuất LĐ xh được nâng cao. (VD sgk tr30) - NSLĐ tăng làm cho số lượng HH tăng, giá trị 1 HH giảm và lợi nhuận tăng. c) Phân hoá giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá - Do đk sx, KT – CNo, khả năng nắm bắt n/c thị trường khác nhau; nên GTCB từng người khác nhau – ql giá trị đối xử như nhau. - Một số người có GTCB thấp hơn GTXH của HH nên có lãi, mua sắm TLSX, đổi mới kĩ thuật, mở rộng sx. Và ngược lại, một số người thua lỗ, phá sản; dẫn đến sự phân hoá giàu – nghèo. 3. Vận dụng quy luật giá trị a) Về phía Nhà nước - Xây dựng và phát triển KT thị trường định hướng XHCN. (VD sgk tr 32) - Điều tiết thị trường nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực. (VD sgk tr32) b) Về phía công dân - Phấn đấu giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, thu nhiều lợi nhuận. - Chuyển dịch cơ cấu sx, cc mặt hàng và ngành hàng cho phù hợp với nhu cầu. (VD sgk tr 33) - Đổi mới KT – CNo, hợp lý hoá sx, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng HH. VD sgk tr 34) Bài 4: CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HOÁ 1.Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh a) Khái niệm cạnh tranh: Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh HH nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận. b) Nguyên nhân đẫn đến cạnh tranh: + Trong nền sản xuất HH, do tồn tại nhiều chủ sở hữu khác nhau, tồn tại với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập trong quá trình sản xuất, kinh doanh nên phải cạnh tranh với nhau. + Do đk sx của mỗi chủ thể kinh tế lại khác nhau, nên chất lượng HH và chi phí sx khác nhau, kết quả sx, kinh doanh giữa họ không giống nhau..., *Để giành lấy các đk thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sx và lưu thông HH, dịch vụ, tất yếu giữa họ có cạnh tranh với nhau. 2. Mục đích của cạnh tranh và các loại cạnh tranh a) Mục đích của cạnh tranh Bài 5: CUNG – CẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HOÁ 1. Khái niệm cung, cầu. a) Khái niệm cầu Cầu là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kỳ nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định. (Cầu là n/c có khả năng thanh toán, n/c tiêu dùng của người mua đảm bảo bằng số lượng tiền mà họ có sẵn tương ứng) - VD sgk tr 44 (HS có thể nêu các VD khác) b) Khái niệm cung Là khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kỳ nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sx và chi phí sx xác định - HS tự nêu VD phân tích, liên hệ thực tiễn. 2. Mối quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá a) Nội dung của quan hệ cung – cầu Quan hệ cung – cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sx với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ. 3. Vận dụng quan hệ cung – cầu - Đối với nhà nước - Đối với người sản xuất, kinh doanh - Đối với người tiêu dùng Bài 6: CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC 1. Khái niệm CNH, HĐH; tính tất yếu khách quan và tác dụng của CNH, HĐH đất nước a) Khái niệm CNH, HĐH * CNH: Là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sx từ sử dụng sức lđ thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lđ dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí. (là xd cơ sở vc – kt của CNXH, đưa nước ta từ một nước có nền KT NN lạc hậu thành một nước có nền KT công – nông nghiệp hiện đại) * HĐH: Là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sx, kinh doanh, dịch vụ và quản lí KT – XH. b) Tính tất yếu khách quan và tác dụng của CNH, HĐH đất nước - Tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH: 2. Nội dung cơ bản của CNH, HĐH ở nước ta Phát triển mạnh mẽ LLSX Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí , hiện đại và hiểu quả Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của QHSX XHCN và tiến tới xác lập địa vị thống trị của QHSX XHCN trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân (Sưu tầm) Bài 7: THỰC HIỆN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN VÀ TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÍ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC 1. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần a) Khái niệm thành phần kinh tế và tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần - Khái niệm thành phần kinh tế Là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về TLSX - Tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta Thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta tồn tại nền KT nhiều thành phần là tất yếu khách quan vì: + Thời kỳ quá độ vẫn tồn tại một số thành phần KT của xh trước, chưa thể cải biến ngay; đồng thời quá trình xd qhsx mới XHCN xuất hiện một số thành phần KT mới: nhà nước, tập thể...Các thành phần KT cũ và mới tồn tại KQ và có QHệ với nhau, tạo thành cơ cấu KT nhiều thành phần trong thkỳ quá độ. + Nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH với LLSX thấp kém và nhiều trình độ khác nhau, nên có nhiều hình thức sở hữu về TLSX khác nhau. Hình thức sở hữu về TLSX là căn cứ trực tiếp để xác định thành phần KT. b) Các thành phần kinh tế ở nước ta ĐH Đảng toàn quốc lần thứ X xđ: Nước ta có 5 thành phần KT: - Kinh tế nhà nước là thành phần kt dựa trên hình thức sở hữu nhà nước về TLSX. ( gồm các doanh nghiệp nhà nước, quỹ dự trữ quốc gia, quỹ bảo hiểm nhà nước và tài sản thuộc sở hữu nhà nước) * Cần phân biệt KT nhà nước với doanh nghiệp nhà nước: KT NN tồn tại với tư cách là một thành phần KT (giữ vai trò chủ đạo); còn doanh nghiệp NN là một bộ phận của KT NN, một hình thức tổ chức sx – kinh doanh (giữ vai trò “nòng cốt”) - Kinh tế tập thể là thành phần kt dựa trên hình thức sở hữu tập thể về TLSX. ( gồm nhiều hình thức hợp tác đa đạng, trong đó HTX là nòng cốt – dựa trên n/tắc tự nguyện, cùng có lợi, qlí dân chủ có sự giúp đỡ của nhà nước – phát triển cùng kt NN ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kt quốc dân). - Kinh tế tư nhân (kt cá thể, tiểu chủ; kt TBTN) được khuyến khích phát triển trong những ngành nghề sx, kinh doanh mà PL không cấm. - Kinh tế TBNN ( sở hữu hỗn hợp về vốn giữa nhà nước với TB trong nước hoặc TB nước ngoài, hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh...Đòi hỏi KQ là hình thức kt trung gian, là “cầu nối” đưa sx nhỏ lạc hậu lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN) - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ( 100% vốn nước ngoài) sx, kinh doanh để xuất khẩu, xd kết cấu hạ tầng kt – xh gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm việc làm. Cần tạo đk thuận lợi, cải thiện môi trường kt và pháp lí để phát triển các đối tác, thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy kt tăng trưởng và phát triển. c) Trách nhiệm công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần - Tin tưởng và chấp hành tốt chính sách phát triển KT nhiều thành phần - Tham gia lao động sx ở gia đình - Vận động người thân tham gia đầu tư vào sx, kinh doanh - Tổ chức sx, kinh doanh các ngành, nghề và mặt hàng mà pháp luật không cấm - Chủ động tìm kiếm việc làm trong các thành phần KT 2. Vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước a) Sự cần thiết, khách quan phải có vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước - Lịch sử hình thành và phát triển Nhà nước, mỗi thời kỳ khác nhau, vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước có mức độ khác nhau. - Giai đoạn đầu cơ chế thị trường tự điều chỉnh, chưa có sự can thiệp của Nhà nước. Chỉ đến đầu TK XX, KTTT hiện đại thì có sự quản lí của Nhà nước là một tất yếu khách quan, đối với KTTT TBCN và cả KTTT XHCN. - Trong CNXH Nhà nước đại diện chế độ sở hữu toàn dân về TLSX, điều tiết và quản lí kinh tế đảm bảo nền KT – XH phát triển ổn định và đúng định hướng XHCN. Chỉ có Nhà nước XHCN mới có khả năng giải quyết có hiệu quả và triệt để những hạn chế của KTTT, phát huy mặt tích cực của nó. b) Nội dung quản lí kinh tế của Nhà nước - Quản lí các doanh nghiệp kinh tế thuộc thành phần kinh tế Nhà nước + Các doanh nghiệp KT thuộc thành phần KT Nhà nước dựa trên hình thức sở hữu Nhà nước về TLSX. + Với tư cách là người chủ sở hữu, Nhà nước trực tiếp quản lí các doanh nghiệp Nhà nước. (thông qua hình thức như: đầu tư 100% hoặc trên 50% vốn điều lệ; bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị; thanh tra, kiểm tra hoạt động KT, tài chính các doanh nghiệp Nhà nước trong việc phát triển vốn, chống tham nhũng). - Quản lí và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường, đảm bảo cho nền kinh tế thị trường mà Nhà nước ta xây dựng phát triển theo đúng định hướng XHCN + Thông qua việc định hướng phát triển KT nhiều thành phần. + Tạo môi trường pháp lí cho các chủ thể sx kinh doanh theo hướng phát triển bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch, có trật tự kỉ cương. + Điều tiết nền KT theo hướng giảm tối đa sự can thiệp hành chính quá nhiều vào hoạt động của thị trường và doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm tính bền vững, các cân đối chung, hạn chế rủi ro và tác động tiêu cực của thị trường. c) Tăng cường vai trò và hiệu lực quản lí kinh tế của Nhà nước ( giải pháp) - Tiếp tục đổi mới các công cụ kế hoạch hoá, pháp luật, chính sách và cơ chế quản lí KT theo hướng: đồng bộ, tôn trọng các nguyên tắc của thị trường, mở cửa hội nhập; tạo môi trường thuận lợi dể khuyến khích thúc đẩy sx kinh doanh; thúc đẩy tăng trưởng và phát triển KT – XH; tăng cường PL, giữ vững định hướng XHCN; có tính đến sự phù hợp thông lệ quốc tế (ta là thành viên WTO) - Tăng cường lực lượng vật chất của Nhà nước để điều tiết thị trường. ( thông qua việc tăng cường lực lượng dự trữ quốc gia hàng hoá chiến lược và dự trữ sx, đổi mới KT – CNo và trình độ quản lí...) - Tiếp tục cải cách hành chính bộ máy Nhà nước, chế độ công chức theo hướng công khai, minh bạch, tinh gọn, có năng lực; trong sach và vững mạnh. PHẦN THỨ BA: CÔNG DÂN VỚI PHÁP LUẬT Bài 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG 1. Khái niệm pháp luật. a. Pháp luật là gì? Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước. b. Các đặc trưng của pháp luật. -Pháp luật có tính quy phạm phổ biến: Vì pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. -Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung, vì : + Pháp luật do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước. +Pháp luật là quy định bắt buộc đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức, ai cũng phải xử sự theo pháp luật. -Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức, vì hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. + Phải được diễn đạt chính xác, một nghĩa để ai đọc cũng hiểu được đúng và thực hiện chính xác. +Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành những hình thức văn bản nào đều được quy định chặc chẽ trong Hiến pháp và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 2. Bản chất của pháp luật. a. Bản chất giai cấp của pháp luật. -Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện. Nhằm giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước . -Nhà nước Việt Nam đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. HCM: “ Pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động...” b.Bản chất xã hội của pháp luật: *Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội . -Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, phản ảnh những nhu cầu lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp trong xã hội. -Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội . 3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức. c. Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức -Nhà nước luôn cố gắng đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội vào trong các quy phạm pháp luật, trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân, gia đình và văn hóa. -Khi trở thành các nội dung của quy phạm pháp luật thì các giá trị đạo đức không chỉ được tuân thủ bằng niềm tin, lương tâm của các cá nhân hay sức ép của dư luận xã hội mà còn đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước. Vậy pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức. 4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội. a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội. -Nhà nước phải quản lí xã hội bằng pháp luật vì nhà nước sẽ phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình. -Quản lí bằng pháp luật là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả nhất vì: +Pháp luật là các khuôn mẫu có tính phổ biến và bắt buộc chung nên quản lí bằng pháp luật sẽ đảm bảo dân chủ, công bằng và phù hợp với lợi ích chung, tạo sự đồng thuận trong xã hội +Pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách thống nhất trong toàn quốc và được đảm bảo bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước nên hiệu lực thi hành cao. -Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật là Nhà nước phải ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và của toàn xã hội. b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình . -Hiến pháp quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; các luật về dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, thuế... cụ thể hóa nội dung, cách thực hiện các quyền công dân trong từng lĩnh vực cụ thể. -Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua các luật về hành chính, hình sự, tố tụng, trong đó quy định thẩm quyền, nội dung,
Tài liệu đính kèm: