Thường thức mĩ thuật Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975 - Nguyễn Tiến Dũng

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1) Kiến thức: HS hiểu và nắm bắt được một số kiến thức chung về Mĩ thuật VN

2) Kĩ năng: Nhớ được một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu cũng như biết cảm thụ phân tích tranh ở các chất liệu khác nhau.

3) Thái độ: - HS hiểu biết thêm về cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung, giới mĩ thuật nói riêng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam

- HS nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy - học:

* Giáo viên

- Tài liệu về một số tác giả, tác phẩm sáng tác trong thời gian từ năm 1954 -1975

- Sưu tầm các phiên bản tranh các chất liệu: sơn dầu, sơn mài, lụa, màu bột, khắc gỗ, tượng tròn, phù điêu

* Học sinh

- Sưu tầm tranh ảnh, bài viết liên quan đến bài học

2. Phương pháp dạy học:

- Phương pháp trực quan.

- Phương pháp quan sát.

- Phương pháp vấn đáp.

- Phương pháp thảo luận.

- Phương pháp thực hành.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 13358Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thường thức mĩ thuật Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975 - Nguyễn Tiến Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy: 30/10/2014
 TiÕt 9: Th­êng thøc MÜ thuËt:
Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam
giai đoạn 1954 -1975
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1) Kiến thức: HS hiểu và nắm bắt được một số kiến thức chung về Mĩ thuật VN
2) Kĩ năng: Nhớ được một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu cũng như biết cảm thụ phân tích tranh ở các chất liệu khác nhau.
3) Thái độ: - HS hiểu biết thêm về cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung, giới mĩ thuật nói riêng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam
- HS nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy - học:
* Giáo viên
- Tài liệu về một số tác giả, tác phẩm sáng tác trong thời gian từ năm 1954 -1975
- Sưu tầm các phiên bản tranh các chất liệu: sơn dầu, sơn mài, lụa, màu bột, khắc gỗ, tượng tròn, phù điêu 
* Học sinh
- Sưu tầm tranh ảnh, bài viết liên quan đến bài học
2. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp thảo luận.
- Phương pháp thực hành.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
* Ổn định tổ chức: 
* Kiểm tra ĐDHT.
* Giới thiệu bài (3 phút)
Thời gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ1: TÌM HIỂU VÀI NÉT VỀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ
I - VÀI NÉT VỀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ
15 phút
(?) Giao đoạn 1954-1975 bối cảnh XH nước ta có những đặc điểm gì?
* GV giới thiệu bài:
- Thời kì này nước ta tạm chia làm hai miền: miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam dới chế độ Mĩ - Ngụy
- Các hoạ sĩ là những chiến sĩ trên mặt trận văn hoá - văn nghệ
- Từ những ghi chép trong chiến tranh chống Pháp, các hoạ sĩ đã sáng tác nhiều tác phẩm có gía trị như:
- Tháng 8-1964, đế quốc Mĩ mở rộng chiến tranh không quân phá hoại miền Bắc. Nhiều hoạ sĩ tới các vùng tuyến lửa ác liệt ở Quảng Bình, Vĩnh Linh, Quảng Ninh, Hải Phòng  hoặc vượt Trường Sơn vào Nam chiến đấu, sáng tác như các hoạ sĩ :
- HS trả lời
à Các tác phẩm : “nhớ một chiều Tây Bắc” – Phan Kế An
- “Qua cầu khỉ” – hoạ sĩ Nguyễn Hiêm
- “Con đọc bầm nghe” – hoạ sĩ Trần Văn Cẩn
à Huỳnh Phương Đông; Nguyễn Thế Vinh; Thái Hà; Lê Lam, Hà Xuân Phong 
- Các hoạ sĩ tiến bộ ở miền Nam như: 
 Đinh Cường; Nguyễn Chung; Tôn Thất Văn; Huỳnh Bá Thành  cũng có thái độ tích cực phản đối chế độ Nguỵ quyền. Các tác phẩm của họ đã thực sự gây được tiếng vang
HĐ 2: MỘT SỐ THÀNH TỰU CƠ BẢN CỦA MĨ THUẬT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1975
II - THÀNH TỰU CƠ BẢN CỦA MĨ THUẬT CÁCH MẠNG VIỆT NAM
20 phút
- Đây là giai đoạn các hoạ sĩ có nhiều tác phẩm lớn với nội dung đề tài phong phú
- Mĩ thuật phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu và đào tạo đông đảo đội ngũ các hoạ sĩ sáng tác
- Giới thiệu một số tác phẩm của các thể loại và chất liệu:
(?) Đặc điểm của chất liệu Sơn mài?
(?) Nêu lên một số tác phẩm tiêu biểu của chất liệu này?
- GV giới thiệu một số tác phẩm sơn mài tiêu biểu:
(?) Đặc điểm của chất liệu tranh lụa?
(?) Nêu lên một số tác phẩm tiêu biểu của chất liệu này?
- GV giới thiệu sơ qua về đặc điểm và chất liệu của tranh lụa:
- Nét nổi bật của nghệ thuật tranh lụa Việt Nam :
(?) Đặc điểm của chất liệu Khắc gỗ?
(?) Nêu lên một số tác phẩm tiêu biểu của chất liệu này?
- GV giới thiệu về đặc điểm và chất liệu của tranh khắc gỗ
- GV giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu:
(?) Đặc điểm của chất liệu Sơn dầu?
(?) Nêu lên một số tác phẩm tiêu biểu của chất liệu này?
- GV giới thiệu sơ qua về chất liệu, đặc điểm của sơn dầu:
- GV giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu:
(?) Đặc điểm của chất liệu Màu bột?
(?) Nêu lên một số tác phẩm tiêu biểu của chất liệu này?
- GV giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu:
- GV giới thiệu sơ qua về đặc điểm và chất liệu của màu bột
(?) Đặc điểm của chất liệu Điêu khắc ?
(?) Nêu lên một số tác phẩm tiêu biểu của chất liệu này?
- GV giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu: 
- GV giới thiệu sơ qua về đặc điểm và chất liệu của điêu khắc
- Các tác phẩm tiêu biểu
à Các đề tài: Chiến tranh cách mạng; sản xuất công, nông; văn hoá - giáo dục
- Các tác phẩm còn được thể hiện bằng các chất liệu khác nhau như: Sơn mài, lụa, sơn dầu, khắc gỗ. Nhiều tác phẩm nổi tiếng
* Tranh sơn mài:
- Là chất liệu truyền thống được các hoạ sĩ sáng tạo để sử dụng trong sáng tác
- Tranh sơn mài giữ một vị trí quan trọng trong nền hội hoạ hiện đại Việt Nam 
- Tác phẩm: “Xô Viết Nghệ Tĩnh” là tác phẩm sáng tác tập thể 
- Tác phẩm: “Nông dân đấu tranh chống thuế” - Nguyễn Tư Hiêm
- Qua bản cũ - Lê Quốc Lộc
- Trái tim và nòng súng - Huỳnh Văn Gấm 
* Tranh lụa:
- Là chất liệu truyền thống, có nhiều tác phẩm ghi đậm bản sắc riêng, đằm thắm, không ồn ào, nhẹ nhàng mà sâu lắng 
-> Tìm được bảng màu riêng, lối dùng màu đơn giản mà vẫn tạo nên sự phong phú của sắc
- Các tác phẩm: “Con đọc Bầm nghe”- hoạ sĩ Trần Văn Cẩn; “Hành quân mưa”- Phan Thông;“Ghé thăm nhà”- Nguyễn Trọng Kiệm 
* Tranh khắc gỗ:
- Chịu ảnh hưởng của dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống - tranh khắc gỗ dễ hiểu, gần gũi với công chúng và có thể in ra nhiều bản 
-> Các tác phẩm:
- Ngày chủ nhật - Nguyễn Tiến Chung
- Ba thế hệ - Hoàng Trầm
- Mùa xuân - Đinh Trọng Khang
- Hai ông cháu -Huy Oánh
- Du kích miền núi - Nguyễn Trọng Hợp
* Tranh sơn dầu:
- Là chất liệu của phương Tây du nhập vào nước ta từ khi có trường CĐMTĐD. Đã được các hoạ sĩ Việt Nam sử dụng rất thành thạo, có sắc thái riêng và đậm đà tính dân tộc 
-> Các tác phẩm: 
- Ngày mùa - Dương Bích Liên
- Cảnh nông thôn - Lưu Văn Sìn
- Nữ dân quân miền biển -Trần Văn Cẩn
* Tranh màu bột:
- Là chất liệu gọn nhẹ, đơn giản, dễ sử dụng được các hoạ sĩ Việt Nam dùng để vẽ 
-> Các tác phẩm:
- Đền voi phục
- Một xóm ngoại thành
- Ao làng
- Hà Nội đêm giải phóng
- Em nào cũng được học
* Điêu khắc:
-> Các tác phẩm: tượng tròn, phù điêu, gò kim loại
- Chất liệu: Thạch cao, đá, gỗ, xi măng, đồng 
- “Nắm đất miền Nam”
- Võ Thị Sáu
- Vót chông
- Chiến thắng Điện Biên Phủ 
- Nguyễn Văn Trỗi
- Cắm thẻ ruộng
HĐ3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
5 phút
- GV đặt câu hỏi ngắn để củng cố bài học:
(?) Khái quát bối cảnh XH và sự phát triển của MT Việt Nam giai đoạn 1954-1975?
(?) Nêu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu?
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
 * DẶN DÒ:
2 phút
- Sưu tầm các bài viết và tranh in trên báo của các hoạ sĩ 
- Chuẩn bị bài học sau
.............................................* * *................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 10. Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 - Nguyễn Tiến Dũng.doc