Tiết 10: Lực kế - Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng - Nguyễn Thị Kim Hoa

 I – MỤC TIÊU :

1 – Kiến thức :

- Nhận biết được cấu tạo của một lực kế, GHĐ và ĐCNN của một lực

- Đo được lực bằng lực kế.

- Viết được công thức tính trọng lượng P = 10m, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P, m. Vận dụng được công thức P = 10m.

2 – Kĩ năng :

- Đo được một số lực bằng lực kế: Trọng lượng của quả gia trọng, quyển sách, lực của tay tác dụng lên lò xo của lực kế theo đúng quy tắc đo.

- Vận dụng công thức P = 10m để tính được P khi biết m và ngược lại.

3 – Thái độ :

- Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác trong thu thập thông tin của nhóm.

II – CHUẨN BỊ :

1- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN :

- 6 quả gia trọng có khối lượng 200g

- 6 lực kế có GHĐ 5N

- 6 bộ cân Rôbecvan

2- CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH :

- Xem trước bài học ở nhà

- Bảng nhóm và SGK

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1714Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 10: Lực kế - Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng - Nguyễn Thị Kim Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngaøy soaïn : 15 –10 - 2012
Tieát : 10	
 I – MỤC TIÊU : 
1 – Kiến thức :
- Nhận biết được cấu tạo của một lực kế, GHĐ và ĐCNN của một lực 
- Đo được lực bằng lực kế.
- Viết được công thức tính trọng lượng P = 10m, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P, m. Vận dụng được công thức P = 10m.
2 – Kĩ năng :
- Đo được một số lực bằng lực kế: Trọng lượng của quả gia trọng, quyển sách, lực của tay tác dụng lên lò xo của lực kế theo đúng quy tắc đo.
- Vận dụng công thức P = 10m để tính được P khi biết m và ngược lại.
3 – Thái độ :
- Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác trong thu thập thông tin của nhóm.
II – CHUẨN BỊ :
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN :
6 quả gia trọng có khối lượng 200g
6 lực kế có GHĐ 5N
6 bộ cân Rôbecvan
CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH :
Xem trước bài học ở nhà
Bảng nhóm và SGK
III – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
- Kiểm tra sĩ số HS, sự chuẩn bị dụng cụ học tập của học sinh , chia nhóm học tập.
2. Kiểm tra bài cũ (5’) : 
a/ Lò xo kéo giãn ra thì lực đàn hồi tác dụng lên đâu ? Lực đàn hồi có phương và chiều như thế nào?
 Trả lời: Lò xo kéo dãn ra, thì nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên vật tiếp xúc(hoặc gắn với hai đầu nó). Phương của lực đàn hồi cùng phương và ngược chiều với lực tác dụng vào lò xo làm nó dãn ra. 
b/ Lực đàn hồi phụ thuộc vào yếu tố nào? Em hãy chứng minh lực đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật?
 Trả lời: Lực đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của lò xo. Nếu ta móc vật có trọng lượng P2= 2P1 thì độ giãn của lò xo l2 = 2l1 .
 3. Giảng bài mới: 
* Tiến trình bài dạy : 
T.gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
24’
** Hoạt động 1: Tìm hiểu lực kế. Đo lực bằng lực kế
Pha 1 : Tình huống xuất phát – câu hỏi nêu vấn đề
- GV cho học sinh quan sát quả gia trọng và nêu câu hỏi “Làm cách nào xác định độ lớn của lực hút trái đất tác dụng lên vật”
- Tổ chức thảo luận chung vấn đề cần xác định : Đo lực bằng lực kế
Pha 2 : Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh
- Yêu cầu học sinh viết vào vở thực nghiệm các phương án chỉ rõ các bước để có thể giải quyết vấn đề đặt ra.
- Tổ chức thảo luận nhóm, thống nhất phương án
Pha 3 : Đề xuất giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm
- GV điều khiển lớp thảo luận nhanh các phương án. Ghi bảng các phương án chính
Pha 4 : Tiến hành thực nghiệm tìm tòi- nghiên cứu
- Phát các dụng cụ thực hành cho các nhóm
- Trong quá trình thí nghiệm GV có thể hướng cho nhóm sử dụng phương án lực kế tìm hiểu cấu tạo và cách sử dụng lực kế 
Pha 5 : Kết luận và hợp thức hóa kiến thức
- Tổ chức thảo luận chung, phân tích các phương án, chỉ rõ những điểm hợp lý hoặc không hợp lý đi tới 2 phương án sử dụng được :
+ Dùng lực kế để đo lực
+ Dùng cân có thể xác định được trọng lượng của vật, nhưng khó xác định được các loại lực khác.
- Làm việc chung cả lớp
- Theo dõi tiếp nhận tình huống 
- Thảo luận chung, đi tòi vấn đề cần giải quyết
- Làm việc nhóm đề xuất một số phương án xác định độ lớn lực hút trái đất tác dụng lên vật
+ Dùng cân Rô béc van
+ Dùng lực kế
+ Dùng cân đồng hồ 
+ Dùng bình chia độ 
- Làm việc chung cả lớp thảo luận phân tích các phương án.
+ Dùng cân Rô bec van : Khả thi
+ Dùng lực kế : Khả thi
+ Dùng cân đồng hồ : Khả thi
+ Dùng bình chia độ : Không khả thi
- Làm việc theo nhóm theo phương án đã thống nhất trong nhóm
- Theo dõi trình bày và kết quả của các nhóm. Thảo luận, phân tích các kết quả và các phương án thực hiện.
- Thống nhất và ghi vào vở :
+ Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực.
+ Loại lực kế thường dùng là lực kế lò xo.
+ Lực kế có một chiếc lò xo, một đầu gắn vào vỏ lực kế đầu kia gắn một cái móc và cái kim chỉ thị. Kim chỉ thị chạy trên một bảng chia độ.
+ Khi sử dụng lực kế : Trước hết phải điều chỉnh số 0, nghĩa là khi chưa đo lực kim chỉ thị nằm đúng vạch số 0. Cho lực cần đo tác dụng vào móc của lò xo lực kế. Cầm vỏ lực kế và hướng sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo.
I. TÌM HIỂU LỰC KẾ:
1. Lực kế là gì?
- Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực.
- Loại lực kế thường dùng là lực kế lò xo.
2. Mô tả một lực kế lò xo đơn giản.
- Lực kế có một chiếc lò xo, một đầu gắn vào vỏ lực kế đầu kia gắn một cái móc và cái kim chỉ thị.
- Kim chỉ thị chạy trên một bảng chia độ.
II. ĐO MỘT LỰC BẰNG LỰC KẾ.
- Điều chỉnh số 0
- Cho lực cần đo tác dụng vào lò xo của lực kế
- Cầm lực kế hướng sao cho lò xo lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo
7’
* Hoạt động 2: Tìm hiểu mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng.
- - Yêu cầu HS trả lời C6.
- GV thông báo:
m = 100g → P = 1N. Hoặc : m = 0,1kg → P = 1N.
m = 1kg → P = 10N.
Gợi ý:
m = 0,1kg → P = 1N.
m = 1kg → P = 10N.
- 
- Cá nhân HS trả lời phần b, c.
- HS tìm ra mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng:
P = 10.m
m có đơn vị là 
P có đơn vị là 
III. CÔNG THỨC LIÊN HỆ GIỮA KHỐI LƯỢNG VÀ TRỌNG LƯỢNG.
Trọng lượng và khối lượng của cùng một vật liên hệ với nhau bằng hệ thức:
P = 10.m
Trong đó;
m: khối lượng của vật – đơn vị tính kilôgam (kg).
P: trọng lượng của vật – đơn vị tính Niutơn (N).
7’
* Hoạt động 3: Vận dụng
- Yêu cầu HS trả lời C7 và C9.
- Kiểm tra câu trả lời của HS.
- Gọi HS đọc phần “Có thể em chưa biết”. 
- Nếu còn thời gian giới thiệu tóm tắt kiến thức bằng bản đồ tư duy
- Cá nhân HS suy nghĩ trả lời C7, C9.
- HS rút ra kiến thức cơ bản của bài học.
- HS trong lớp lắng nghe.
IV – VẬN DỤNG : 
C7 : Vì trọng lượng của một vật luôn luôn tỉ lệ với khối lượng của nó, nên trên bảng chia độ của lực kế ta có thể không ghi trọng lượng mà ghi khối lượng của vật. Thực chất “cân bỏ túi” chính là lực kế lò xo
C9 : 32000 N
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1 phuùt)
* Soạn bài tập 10.1 đến 10.15 trong SBT.
* Đọc trước bài “Khối lượng riêng – Trọng lượng riêng”.
 IV. RUÙT KINH NGHIEÄM – BOÅ SUNG:
P = 10.m
m = P/10

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 10. Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng - Nguyễn Thị Kim Hoa - Trường THCS Bình Địn.doc