A / Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Học sinh trả lời được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm .
- Trình bày các khái niệm miễn dịch(MD).
- Phân biệt được MD tự nhiên và MD nhân tạo .
- Có ý thức tiêm phòng bệnh dịch .
2. Rèn luyện kĩ năng :
-Quan sát tranh hình SGK, nghiên cứu thông tin .
- Kỹ năng khái quát hoá kiến thức, kỹ năng vận dụng kiến thức giải thích thực tế.
3. Giáo dục:
Ý thức rèn luyện bảo vệ cơ thể phát triển khả năng miễn dịch .
TIẾT 14: BẠCH CẦU – MIỄN DỊCH Ngày soạn : 18 /10/2009 Ngày dạy : 23/10/2009(8B,A) (8C) A / Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Học sinh trả lời được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm . - Trình bày các khái niệm miễn dịch(MD). - Phân biệt được MD tự nhiên và MD nhân tạo . - Có ý thức tiêm phòng bệnh dịch . 2. Rèn luyện kĩ năng : -Quan sát tranh hình SGK, nghiên cứu thông tin . - Kỹ năng khái quát hoá kiến thức, kỹ năng vận dụng kiến thức giải thích thực tế. 3. Giáo dục: Ý thức rèn luyện bảo vệ cơ thể phát triển khả năng miễn dịch . B / Phương pháp : Trực quan + vấn đáp + tìm tòi . C / Chuẩn bị: Tranh phóng to H 14.1 ,14.2 ,14.3, tư liệu về miễn dịch . D/ Tiến trình lên lớp: I - Ổn định lớp: II – Kiểm tra bài cũ: Trình bày thành phần của máu , chức năng của huyết tương & bạch cầu . Môi trường trong cơ thể là gì ? III- Bài mới : Hoạt động 1.Tìm hiểu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng GV yc HS nghiên cứu thông tin ở SGK. + Thế nào là kháng nguyên, kháng thể? ( KN là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra kháng thể ). + Sự tương tác của kháng nguyên & kháng thể theo cơ chế nào?( cơ chế chìa khoá và ổ khoá). HS: N/C Thông tin quan sát H14.2 trả lời câu hỏi và rút ra kết luận . GV yc HS nghiên cứu thông tin SGK. - VK, VR, Khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gặp những hoạt động nào của bạch cầu ? ( 3 hàng rào phòng thủ ) - Sự thực bào là gì ? (SGK) - Những bạch cầu nào thường tham gia thực bào ? ( BC mô nô và BC trung tính ) - Tế bào B chống lại các KN bằng cách nào ? (Tiết kháng thể vô hiệu hoá KN). - Tế bào T đã phá huỷ các tế bào cơ thể nhiều VK, VR, bằng cách nào ? (Phá huỷ tế bào đã bị nhiễm bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng ) I.Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu * Khái niệm: Kháng nguyên(KN). Kháng thể (KT) (SGK) * Tương tác giữa KN & KT theo cơ chế chìa khoá và ổ khoá . * Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách: + Thực bào : Bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hoá. + Lim phô B: tiết kháng thể vô hiệu hoá KN. + Lim phô T : Phá huỷ tế bào đã bị nhiễm bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng Hoạt động 2. Tìm hiểu về miễn dịch Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng GV yc HS: Đọc thông tin quan sát H14.3, 14.4 trả lời câu hỏi rút ra kết luận. GV: Hãy giải thích hiện tượng mụn ở tay sưng tấy rồi tự khỏi ( Khi tay bị sưng tấy BC sinh ra chống lại kháng nguyên). HS: Vận dụng kiến thức rồi trả lời. GV: Cho ví dụ về một số hiện tượng miễn dịch . +Miễn dịch là gì ? (Là khả năng cơ thể không mắc một số bệnh) HS: N/C Thông tin trả lời câu hỏi. GV: Có những loại miễn dịch nào ? Sự khác nhau giữa các loại miễn dịch đó là gì ? GV yc HS: N/C SGK Kết hợp kiến thức thực tế & các thông tin khác trả lời câu hỏi : + Em hiểu gì về dịch SARS & dịch cúm do vi rút H5N1 Gây ra vừa qua ? (dịch SARS & dịch cúm do vi rút H5N1 Gây ra do vi rut gây ra phá hủy kháng thể của cơ thể) +Hiện nay trẻ em đã được tiêm phòng những bệnh dịch nào ? Và kết quả như thế nào ? ( Bạch cầu, ho gà, uốn ván, viêm não NB) * Kết luận chung HS đọc kết luận cuối bài . II. Miễn dịch : 1.Khái niệm: Là khả năng cơ thể không mắc một số bệnh 2. Có 2 loại miễn dịch : - MD tự nhiên : Khả năng tự chống bệnh của cơ thể . - MD nhân tạo : tạo cho cơ thể khả năng MD bằng vacxin. IV. Kiểm tra đánh giá : - Thế nào là KN, KT? Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể ? -Thế nào là MD ? Có những loại MD nào? V . Dặn dò: - Học bài trả lời câu hỏi SGK , đọc mục “ Em có biết” , tìm hiểu về cho máu và truyền máu. - Ra về phải nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông. VI.Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Duyệt TTCM
Tài liệu đính kèm: