Tiết 14, Bài 14: Bạch cầu - Miễn dịch - Nguyễn Phi Sang

 i/ mục tiêu bài học :

 1/ kiến thức :

 - trình bày được 3 hàng rào bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân gây nhiễm.

 - nêu được khái niệm miễn dịch, miễn dịch tự nhiên, miễn dịch nhân tạo.

 - liên hệ thực tế giải thích : vì sao nên tiêm phòng.

 2/ kỹ năng :

- rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ.

- rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm và làm việc với sgk.

 3/ thái độ :

 - giáo dục học sinh có ý thức phòng tránh bệnh dịch ( tiêm phòng đều đặn, giữ gìn sức khoẻ cho bản thân).

 ii/ chuẩn bị :

 1 / giáo viên : bảng kiến thức

 2/ học sinh :

 + đọc trước nội dung bài

 + nghiên cứu kĩ hình 14.1, 14.3 sgk/45, 46.

 + dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận sgk/46, 47

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1379Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 14, Bài 14: Bạch cầu - Miễn dịch - Nguyễn Phi Sang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 14
BÀI 14 : BẠCH CẦU – MIỄN DỊCH 
Ngày dạy: / / 
 I/ Mục tiêu bài học :
 1/ Kiến thức :
 - Trình bày được 3 hàng rào bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân gây nhiễm.
 - Nêu được khái niệm miễn dịch, miễn dịch tự nhiên, miễn dịch nhân tạo.
 - Liên hệ thực tế giải thích : vì sao nên tiêm phòng.
 2/ Kỹ năng :
Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ.
Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm và làm việc với sgk.
 3/ Thái độ :
 - Giáo dục học sinh có ý thức phòng tránh bệnh dịch ( tiêm phòng đều đặn, giữ gìn sức khoẻ cho bản thân).
 II/ Chuẩn bị : 
 1 / Giáo viên : Bảng kiến thức
 2/ Học sinh : 
 + Đọc trước nội dung bài 
 + Nghiên cứu kĩ hình 14.1, 14.3 sgk/45, 46.
 + Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận sgk/46, 47
 III/ Phương pháp dạy học : 
 - Trực quan, vấn đáp, giảng giải và thảo luận nhóm.
 IV/ Tiến trình: 
 1/ Oån định lớp : 
 Lớp 8A1: TS: 	VCP:	VKP:	
 2/ Kiểm tra bài cũ :
Câu hỏi
Trả lời
Điểm
HS1: * Máu gồm những thành phần hoá học nào? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu?
HS2: * Môi trường trong cơ thể gồm những thành phần nào? Chúng có quan hệ với nhau như thế nào?
* Làm BT 3 sgk/ 44
HS1: * Phần I
 HS2: Phần II
* Tuỳ thuộc vào câu trả lời của HS.
10
8
2
 3/ Bài Mới : 
GTB:Có thể dùng 1 ví dụ liên hệ thực tế về các vết thương bị làm mủ để vào bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
HĐ1: Tìm hiểu về các hoạt động của bạch cầu.
* Mục tiêu: Trình bày được 3 hàng rào bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân gây nhiễm.
GV:treo tranh phóng to hình 14.1, 14.2, 14.3, 14.4; yêu cầu HS quan sát. GV hướng dẫn HS đọc thông tin sgk và tiến hành thảo luận nhóm.
GV: treo bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận :
? Kháng nguyên là gì ? ( là những phần tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra các kháng thể )
? Kháng thể là gì ? ( là những phần tử prôtêin do cơ thể tiết ra để chống lại các kháng nguyên)
?Thực bào là gì ? Những loại bạch cầu nào thường thực hiện thực bào? ( là hiện tượng các bạch cầu, chủ yếu là bạch cầu trung tính và BC mônô hình thành chân giả bắt ,nuốt và tiêu hoá các vi khuẩn )
? Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào ? ( bằng cách tiết ra các kháng thể, rồi các kháng thể sẽ gây kết dính các kháng nguyên)
 ? Tế bào T đã phá huỷ các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn, vi rút bằng cách nào ? ( bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng rồi tiết ra các prôtêin đặc hiệu làm tan các tế bào đã bị nhiễm đó)
HS: thảo luận và làm bài tập. Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: nhận xét, đưa ra đáp án đúng và hướng dẫn HS rút ra kết luận. 
HĐ2: Nêu được khái niệm về các loại miễn dịch 
* Mục tiêu: Nêu được khái niệm miễn dịch, miễn dịch tự nhiên, miễn dịch nhân tạo.Liên hệ thực tế giải thích : vì sao nên tiêm phòng.
GV :Khi có dịch bệnh( dịch tả, dịch đau mắt đỏ lan đến một khu vực nào đó thì tại sao lại có những người mắc bệnh nhưng lại cũng có những người không mắc bệnh ? Có phải những người không mắc bệnh là những người có khả năng miễn dịch đối với dịch bệnh này? Để trả lời được câu hỏi này thì ta cần đi nghiên cứu thông tin trong phần bài về miễn dịch.
HS : đọc thông tin sgk, trao đổi nhóm để trả lời 4 câu hỏi :
? Miễn dịch là gì ?
? Thế nào là miễn dịch tự nhiên ? Có mấy loại miễn dịch tự nhiên ?
? Thế nào là miễn dịch nhân tạo ? Có mấy loại miễn dịch nhân tạo ?
? Sự khác nhau giữa miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo là gì ?
HS: Tiến hành trao đổi nhóm, thảo luận trả lời các câu hỏi. Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
I/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA BẠCH CẦU.
 - Kháng nguyên: là những phần tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra các kháng thể.
 - Kháng thể : là những phần tử prôtêin do cơ thể tiết ra để chống lại các kháng nguyên.
 - Thực bào : là hiện tượng các bạch cầu ( chủ yếu là bạch cầu trung tính và BC mônô) hình thành chân giả bắt ,nuốt và tiêu hoá các vi khuẩn. 
 - Tế bào limphô B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách tiết ra các kháng thể, rồi các kháng thể sẽ gây kết dính các kháng nguyên
 - Tế bào T đã phá huỷ các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn, vi rút bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng rồi tiết ra các prôtêin đặc hiệu làm tan các tế bào đã bị nhiễm đó.
II/ MIỄN DỊCH.
- Miễn dịch là khả năng cơ thể không mắc một bệnh truyền nhiễm nào đó dù đang sống nơi có vi khuẩn gây bệnh.
- Có 2 loại miễn dịch :
+ Miễn dịch tự nhiên : là khả năng cơ thể tự chống bệnh nhờ kháng thể. ( Loại này có sau khi cơ thể đã bị nhiễm bệnh ). Có 2 loại miễn dịch tự nhiên là : Miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch tập nhiễm.
+ Miễn dịch nhân tạo : là chủ động tạo cho cơ thể khả năng miễn dịch nhờ các vaccin.( Loại này có được khi cơ thể chưa nhiễm bệnh ). Có 2 loại miễn dịch nhân tạo là : Miễm dịch chủ động và miễn dịch thụ động. 
 4/ Củng cố và luyện tập :
 - HS đọc phần ghi nhớ sgk /47
 - Trả lời câu 1,2,3 sgk/ 47. Gợi ý trả lời :Câu 1: (phần I ), Câu 2: ( GV có thể gợi ý để HS tự trả lời)
 Câu 3: ( 1 số bệnh ngày nay được tiêm chủng rộng rãi cho trẻ em như : lao, sởi, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan, viêm não nhật bản  )
 5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà
 - Học bài và trả lời câu hỏi 1,2,3sgk / 47; Làm vào vở bài tập.Đọc mục “Em có biết” sgk/ 47
 - Chuẩn bị bài “Đông máu và nguyên tắc truyền máu”
 + Nghiên cứu kĩ hình 15sgk/49 và sơ đồ về sự đông máu.
 + Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận sgk/ 48, 49, 50
V > RÚT KINH NGHIỆM
1.Nội dung :
*Ưu điểm:	
* Tồn tại:	
*Hướng khắc phục:	
2.Phương pháp :
*Ưu điểm:	
*Tồn tại:	
*Hướng khắc phục:	
3.Hình thức tổ chức :
*Ưu điểm:	
* Tồn tại:	
*Hướng khắc phục:	

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 14. Bạch cầu - Miễn dịch - Nguyễn Phi Sang - Trường THCS Bưng Bàng.doc