Tiết 15, Bài 15: Vẽ trang trí Tạo dáng và trang trí mặt nạ (Tiết 1) - Đặng Thị Quyên

PHẦN I – MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Học sinh hiểu cách tạo dáng và trang trí mặt nạ, tham khảo tư liệu về mặt nạ trong đời sống các nước trên thế giới.

2. Học sinh vẽ trang trí mặt nạ dùng vào dịp tết Trung thu, lễ Noel, lễ hội hóa trang

3. Học sinh thỏa sức sáng tạo kiểu mặt nạ của riêng mình và dùng màu sắc mà mình yêu thích để trang trí sao cho lạ mắt, hấp dẫn

PHẦN II – CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

1. Giáo viên

- Tư liệu tranh ảnh về mặt nạ (mặt nạ Việt Nam và các nước khác)

- Giấy màu, bìa màu, vẽ mặt nạ

- Các mẫu mặt nạ trang trí khác (mặt nạ thật)

2. Học sinh

- Vở ghi, vở thực hành MT8

- Giấy vẽ, giấy thủ công, bìa màu; kéo, hồ dán, màu vẽ các loại; bút chì, bút lông

- Bài sưu tầm về mặt nạ và mẫu mặt nạ thật (mỗi tổ 2 mẫu bằng nhựa hoặc bằng giấy)

PHẦN III – NỘI DUNG BÀI HỌC, TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Bước 1: Ổn định tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số lớp

- Nhắc nhở trật tự lớp học

Bước 2: Kiểm tra bài cũ:

- Thu bài Đề tài gia đình, nhận xét về bài vẽ

Bước 3: Dạy bài mới:

• Giới thiệu bài (Cô đeo mặt nạ rồi để học sinh tìm hiểu về nguồn gốc và xuất xứ của mặt nạ)

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 4756Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 15, Bài 15: Vẽ trang trí Tạo dáng và trang trí mặt nạ (Tiết 1) - Đặng Thị Quyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN MĨ THUẬT 8
Tuần 15 – Bài 15: Vẽ trang trí
TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ MẶT NẠ
(Tiết 1)
Dạy tại lớp: 8A7 
Ngày dạy: 02/12/2011 – Tiết 2
Tên giáo viên: Đặng Thị Quyên
Trường: THCS Cát Linh
PHẦN I – MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học sinh hiểu cách tạo dáng và trang trí mặt nạ, tham khảo tư liệu về mặt nạ trong đời sống các nước trên thế giới.
Học sinh vẽ trang trí mặt nạ dùng vào dịp tết Trung thu, lễ Noel, lễ hội hóa trang
Học sinh thỏa sức sáng tạo kiểu mặt nạ của riêng mình và dùng màu sắc mà mình yêu thích để trang trí sao cho lạ mắt, hấp dẫn
PHẦN II – CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
Giáo viên
Tư liệu tranh ảnh về mặt nạ (mặt nạ Việt Nam và các nước khác)
Giấy màu, bìa màu, vẽ mặt nạ
Các mẫu mặt nạ trang trí khác (mặt nạ thật)
Học sinh
Vở ghi, vở thực hành MT8
Giấy vẽ, giấy thủ công, bìa màu; kéo, hồ dán, màu vẽ các loại; bút chì, bút lông
Bài sưu tầm về mặt nạ và mẫu mặt nạ thật (mỗi tổ 2 mẫu bằng nhựa hoặc bằng giấy)
PHẦN III – NỘI DUNG BÀI HỌC, TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số lớp
Nhắc nhở trật tự lớp học
Bước 2: Kiểm tra bài cũ: 
Thu bài Đề tài gia đình, nhận xét về bài vẽ
Bước 3: Dạy bài mới:
Giới thiệu bài (Cô đeo mặt nạ rồi để học sinh tìm hiểu về nguồn gốc và xuất xứ của mặt nạ)
Hoạt động
Hoạt động của thầy (cô)
Hoạt động của học sinh
1
Hướng dẫn quan sát-nhận xét
- GV hỏi:
a. Em thấy mặt nạ dùng vào dịp nào? Ở đâu? Cho ai?
b. Mặt nạ còn xuất hiện ở lĩnh vực nào? Để làm gì?
c. Có những loại mặt nạ gì? Chất liệu làm mặt nạ?
d. Kiểu dáng của mặt nạ như thế nào?
e. Màu sắc, hoa văn trang trí trên mặt nạ như thế nào?
- GV cho học sinh xem thêm tư liệu và ghi bảng theo bản đồ tư duy
I/Quan sát-nhận xét
- HS trả lời:
+. Dùng vào dịp tết Trung thu, lễ hội hóa trang; dành cho trẻ em, người lớn
+. Mặt nạ trên sân khấu nghệ thuật, trang trí nhà cửa để làm đẹp không gian, làm rõ nhân vật, thần linh
+. Mặt nạ người, mặt nạ thú; Làm bằng giấy, nhựa, da thú, lông, đá, đồng, gỗ, ngà voi, sừng trâu bògốm sứ, thủy tinh
+. Kiểu che mắt, che nửa mặt, cả mặt, chùm qua đầu
+. Rất nổi bật, phù hợp hình dáng mặt nạ, gây ấn tượng
2
Hướng dẫn cách tạo dáng và trang trí mặt nạ:
a. Chọn loại mặt nạ theo kiểu mặt người hoặc thú
b. Tạo dáng:
- Tìm hình
- Chia mảng
- Cách điệu
Các chi tiết chính và phụ
c. Trang trí:
- Kẻ trục đối xứng
- Vẽ nét (cứng hoặc mềm)
- Thêm các chi tiết độc đáo
- Vẽ màu theo sắc độ
 .Màu da, lông
 .Màu tóc, bờm, sừng
 .Màu mắt, miệng, mũi
GV vẽ minh họa lên bảng
II/Cách tạo dáng và trang trí mặt nạ:
1.Chọn loại mặt nạ mà em thích
- Mặt người
- Mặt thú
2. Tạo dáng:
- Tìm hình: theo hình cơ bản
- Chia mảng: chính, phụ
- Cách điệu: Các chi tiết độc đáo
Các bộ phận chính và phụ
3. Trang trí cho mặt nạ
 a.Kẻ trục trên mặt nạ
 b.Vẽ đường nét: Mắt, mũi, miệng, tai, sừng, râu tóc, lông, bờm
 c.Vẽ màu
 .Màu da, lông
 .Màu tóc, bờm, sừng
 .Màu mắt, miệng, mũi
3
Hướng dẫn làm bài:
- Em hãy trang trí mặt nạ theo ý thích
- Vẽ hoặc cắt dán trên giấy khổ A4
- Dán giấy màu hoặc tô màu tự do
III/Thực hành:
1. Học sinh trang trí mặt nạ theo ý thích
2. Vẽ vào giấy A4 hoặc cắt dán bằng bìa màu
3. Có thể dán bằng giấy màu hoặc tô màu tùy ý thích
4
Đánh giá kết quả học tập:
a. Chọn một số bài tốt để nhận xét; Nhắc nhở những bài chưa đạt yêu cầu
b. Củng cố cách chia mảng đối xứng hoặc tự do
c. Cách viền nét tạo điểm nhấn cho mặt nạ
d. Màu sắc: Cần phối hợp chặt chẽ, có màu chủ đạo, màu bổ túc
IV/Rút ra bài học:
1. Các bài vẽ đẹp và chưa đẹp
2. Cách chia mảng đối xứng hoặc không đối xứng
3. Cách tạo điểm nhấn cho mặt nạ và hạn chế chi tiết rườm rà
4. Màu sắc cần nổi bật và tạo ra ấn tượng cho người xem
TRÌNH BÀY BẢNG TRÊN LỚP
Bài 15: Vẽ trang trí
I/ Quan sát-nhận xét
Mặt nạ
Kiểu dáng, chất liệu
Xuất xứ
Trang trí
mặt nạ
Các dịp lễ hội
Con thú
Hóa trang bằng màu sắc
Con người
Mô phỏng
Đa dạng | Phong phú
Thời kỳ nguyên thủy
II/ Cách vẽ mặt nạ:
1. Chọn kiểu dáng và loại mặt nạ ưa thích
2. Phác hình mảng: chính/phụ; thêm các chi tiết đặc sắc
3. Vẽ chi tiết:
 +. Mắt, mũi, miệng
 +. Đầu, râu, tóc
=> Hoa văn trang trí
4. Vẽ màu: 
- Màu da
- Màu mắt, mũi, miệng, tai, tóc
- Màu hoa văn
Chọn theo sắc độ (3-5 màu)
+ Màu đậm
+ Màu vừa
+ Màu sáng
PHẦN IV – THỰC HÀNH (tại lớp)
Gọi học sinh lên bảng làm bài trên hình mặt nạ cắt sẵn
học sinh ở dưới vẽ phác hình vào giấy A4
PHẦN V – BÀI TẬP
Hoàn thành bài mặt nạ (phần hình)
Tuần sau tiếp tục vẽ màu
Tuần 16-17-18: Ôn tập học kỳ và thi HK1

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 15. Vẽ trang trí - Tạo dáng và trang trí mặt nạ (3).doc