Giáo án Mỹ thuật 8 kì 2

Tiết 18. Vẽ theo mẫu

 VẼ CHÂN DUNG

I.Mục tiêu.

*Kiến thức: - Học sinh hiểu thế nào là tranh chân dung.

*Kỹ năng: - Biết cách vẽ tranh chân dung.

*Thái độ: -Vẽ được chân dung bạn hay người thân.

II.Chuẩn bị.

1.Đồ dùng dạy học:

Giáo viên; -Tranh ảnh chân dung.

-Hình minh hoạ cách vẽ tranh chân dung.

Học sinh; -Tranh ảnh chân dung.

-Đồ dùng vẽ của học sinh.

2.Phương pháp dạy học: -Trực quan, vấn đáp.

III. Tiến trình dạy học.

1.Tổ chức: 8A. . 8B .8C .

 2.Kiểm tra. Sự chuẩn bị đồ dùng của HS

3.Bài mới.( GV giới thiệu bài)

 

doc 33 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1219Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mỹ thuật 8 kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cổ động.
*Kỹ năng: - Biết cách sắp xếp mảng hình, mảng chữ để tạo được một bức tranh cổ động.
* Thái độ: - HS vẽ được 1 tranh cổ động theo ý thích, qua đó yêu thích môn học hơn
II.Chuẩn bị.
1.Đồ dùng dạy học:
Giáo viên; - Hình minh hoạ cách vẽ tranh cổ động.
- Tranh cổ động của các hoạ sỹ Việt Nam, Thế giới.
Học sinh; - Sưu tầm tranh cổ động.
- Đồ dùng vẽ.
2.Phương pháp dạy học: - Trực quan, vấn đáp, luyện tập.
III. Tiến trình dạy học.
1.Tổ chức: 8A..... 8B..........8C....
2.Kiểm tra.
	- Kể tên 1 số hình ảnh về hoạt động lao động?
3.Bài mới.( GV giới thiệu bài)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Thiết bị tài liệu
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS quan sát nhận xét
GV treo một số tranh cổ động và tranh đề tài gợi ý học sinh nhận xét:
? Thế nào là tranh cổ động.
? Sự khác nhau giữa tranh cổ động và tranh đề tài.
? Tranh thường được treo ở đâu.
? Tranh cổ động gồm có mấy phần.
? Có những loại tranh cổ động nào.
GV tóm tắt, bổ sung nêu đặc điểm của tranh cổ động: bố cục thường là các mảng hình lớn tạo nên sự khoẻ khoắn, mạnh mẽ, dễ nhìn, dễ hiểu. Hình ảnh trong tranh cô đọng, chữ ngắn gọn, rõ ràng. Tính tượng trưng cao thể hiện ở hình vẽ và màu sắc, tranh đặt ở những nơi có nhiều người qua lại
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS cách vẽ
GV vừa hướng dẫn bằng minh họa vừa đặt câu hỏi:
? Hình ảnh nào là chính, phụ.
? Dùng kiểu chữ nào là phù hợp.
? Bố cục mảng hình và mảng chữ.
? Màu sắc thể hiện như thế nào.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập.
4. Củng cố, đánh giá kết quả học tập.
GV gợi ý HS trao đổi qua các câu hỏi:
? Tranh cổ động có đặc điểm gì.
? Vì sao Tranh cổ động đặt ở những nơi công cộng.
? Em có suy nghĩ gì về màu sắc trong Tranh cổ động.
5. HDVN:
Sưu tầm tranh cổ động và tập nhận xét về ; đề tài, bố cục, hình ảnh, màu sắc.
Lựa chọn đề tài để vẽ tranh cổ động
I. Quan sát, nhận xét
 1. Tranh cổ động là gì?
+Tranh cổ động còn gọi là tranh áp phích, quảng cáo, nhằm tuyên truyền các chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, các hoạt động xã hội
+Tranh đặt ở nơi công cộng
+Tranh có hình ảnh minh hoạ gây ấn tượng mạnh và có chữ kèm theo.
 2. Đặc điểm của tranh cổ động
 - Hình ảnh cần cô đọng, dễ hiểu
 - Chữ trong tranh cần ngắn gọn, dễ đọc
 - Màu sắc gây ấn tượng mạnh mẽ
II. Cách vẽ tranh cổ động.
 - Tìm hiểu nội dung
Tìm mảng chữ, hình ảnh ( bố cục)
Chọn màu sắc và vẽ màu.
III. Bài tập
 Vẽ 1 tranh cổ động (tự chọn nội dung)
Học sinh cùng giáo viên thảo luận câu hỏi
Học sinh lựa chọn đề tài và làm bài thực hành.
Tranh ảnh cổ động
Hình minh họa cách vẽ
Bài vẽ của học sinh
Giảng 
Tiết 23. Vẽ trang trí
vẽ tranh cổ động (2 tiết)
I.Mục tiêu.
*Kiến thức: -Củng cố thêm cho học sinh về ý nghĩa, đặc điểm của tranh cổ động.
*Kỹ năng: - Biết cách sắp xếp mảng hình, mảng chữ để tạo được một bức tranh cổ động.
*Thái độ: - Hoàn thành một bức tranh cổ động tại lớp
II.Chuẩn bị.
1.Đồ dùng dạy học:
Giáo viên; - Tranh cổ động của các hoạ sỹ Việt Nam, Thế giới.
Học sinh; - Đồ dùng vẽ.
2.Phương pháp dạy học: - Trực quan, vấn đáp, luyện tập.
III. Tiến trình dạy học.
1.Tổ chức: 8A................ 8B....8C.... 
2.Kiểm tra. ? Tranh cổ động có đặc điểm gì.
3.Bài mới.( GV giới thiệu bài)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Thiết bị tài liệu
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS làm bài
GV nhắc lại yêu cầu của bài tập: vẽ tranh cổ động theo ý thích và giúp HS chọn đề tài : Phòng chống HIV, Môi trường Xanh-Sạch-Đẹp
GV gợi ý học sinh tìm:
Hình ảnh chính, phụ.
Bố cục mảng hình, mảng chữ.
Màu sắc.
4. Củng cố, đánh giá kết quả học tập.
GV treo tranh và yêu cầu HS nhận xét và tự xếp loại về:
Đề tài, bố cục
Hình vẽ, màu sắc
GV tóm tắt và bổ sung, xếp loại một 
số bài .
- Các bước tiến hành vẽ tranh cổ động?
5. HDVN:
Sưu tầm và tập phân tích tranh cổ động.
Chuẩn bị cho bài học sau.
Học sinh làm bài thực hành
Học sinh tự xếp loại theo khả năng cảm thụ của mình.
Giảng.. 
Tiết 24. Vẽ tranh 
đề tài ước mơ của em
I.Mục tiêu.
*Kiến thức: - Học sinh biết khai thác nội dung đề tài Ước mơ của em.
*Kỹ năng: - Vẽ được bức tranh thể hiện ước mơ theo ý thích.
*Thái độ: - Chăm ngoan, học giỏi, yêu quê hương đất nước.
II.Chuẩn bị.
1.Đồ dùng dạy học:
Giáo viên; - Tranh trong bộ ĐDDH Mỹ thuật 8.
- Tranh ảnh nói về mơ ước của học sinh.
Học sinh; - Tranh, ảnh sưu tầm được.
- Đồ dùng vẽ.
2.Phương pháp dạy học: - Trực quan, vấn đáp.
III. Tiến trình dạy học.
1.Tổ chức: 8A... 8B.................8C... 
 2.Kiểm tra.
 - Các bước tiến hành vẽ tranh cổ động?
3.Bài mới.( GV giới thiệu bài)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Thiết bị tài liệu
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài.
GV: cho HS xem tranh và đặt câu hỏi
? Tranh có nội dung gì, 
? Có những hình tượng nào, bố cục được sắp xếp ra sao.
? Hình vẽ và màu sắc được thể hiện như thế nào.
? Có thể vẽ những tranh nào về đề tài Ước mơ của em.
GV phân tích cách thể hiện bức tranh qua cách bố cục, màu sắc, hình vẽ.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS cách vẽ tranh
GV yêu cầu HS nhớ lại cách vẽ ở những bài vẽ trước.
GV minh hoạ bảng
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài
GV gợi ý HS tìm chọn nội dung để vẽ: ước mơ thành nhà kiến trúc sư, du hành vũ trụ..
GV theo dõi gợi ý cho từng học sinh nhưng không gò ép theo cách nghĩ của mình.
4. Củng cố, đánh giá kết quả học tập.
GV treo một số bài vẽ và gợi ý HS nhận xét:
+ Cách chọn đề tài?
+ Hình ảnh và màu sắc?
GV yêu cầu HS tự xếp loại theo bài vẽ theo cảm nhận riêng.
5. HDVN:
Chuẩn bị tranh ảnh về lều trại.
Đồ dùng vẽ.
I. Tìm và chọn nội dung đề tài
Học sinh nghe giáo viên
 giới thiệu về đề tài.
Ước mơ là khát vọng về những điều mong muốn tốt đẹp của con người ở mọi lứa tuổi như; được sống hạnh phúc, mạnh khoẻ, giàu có, làm bác sỹ...
II. Cách vẽ tranh.
Chọn nội dung có ấn tượng sâu sắc nhất để vẽ tranh
Vẽ hình chính trước, hình phụ vẽ sau
Vẽ màu: hợp với nội dung tranh
 III. Bài tập
 Vẽ 1 tranh đề tài: Ước mơ của em
Học sinh làm bài
Học sinh tự xếp loại bài vẽ
Tranh ảnh chân dung thiếu nhi
Hình minh họa cách vẽ
Bài vẽ của học sinh
Giảng.. 
Tiết 25. Vẽ trang trí
trang trí lều trại
(Kiểm tra 1 tiết)
I.Mục tiêu.
*Kiến thức: - Học sinh hiểu vì sao cần trang trí lều trại, trang trí cổng trại.
*Kỹ năng: - Biết cách trang trí và trang trí được cổng trại hoặc lều trại theo ý thích.
*Thái độ: - Học sinh gắn bó với sinh hoạt tập thể.
II.Chuẩn bị.
1.Đồ dùng dạy học:
Giáo viên; - Một số tranh ảnh về lều trại.
- Bài vẽ lều trại của học sinh năm trước.
Học sinh; - Tranh ảnh và lều trại sưu tầm được.
- Đồ dùng vẽ của học sinh.
2.Phương pháp dạy học: 
III. Tiến trình dạy học.
1.Tổ chức: 8A....... 8B..........8C 
2.Kiểm tra.
	Sự chuẩn bị của HS
3.Bài mới.( GV giới thiệu bài)
Đề bài
	I. Phần trắc nghiệm:
	1- Cách vẽ chân dung là phương án nào dưới đây?
	a, Vẽ phác hình khuôn mặt
b, Tìm tỷ lệ các bộ phận
c, Vẽ chi tiết
d, Là tất cả các phương án trên
2- Bức tranh “ấn tượng mặt trời mọc” được lấy làm tên cho trường phái hội hoạ. Đúng hay sai?
	3- Tranh cổ động còn gọi là tranh............?
	II. Phần tự luận
	Vẽ, trang trí 1 cổng trại và mái trại theo ý thích.
 Đáp án
	I. Phần trắc nghiệm:
	1- phương án (d)
	2- Đúng
	3. Tranh áp phích, tranh quảng cáo
	II. Phần tự luận
	-Vẽ và trang trí được một cổng trại đẹp về màu sắc và hình dáng, kẻ được chữ trang trí trên cổng trại.
	-Vẽ được hình của mái trại cân đối, biết cách trang trí màu sắc của mái trại, hoạ tiết mái trại phù hợp
	- Biết trang trí thêm cờ, hoa cho mái trại thêm đẹp hơn
	* Cách đánh giá bài kiểm tra 
	 + Điểm 9 – 10: Trả lời đúng câu hỏi phần trắc nghiệm, phần tự luận vẽ được cổng trại, mái trại và biết trang trí hoạ tiết và màu sắc đẹp.
	 + Điểm 7 – 8: Trả lời đúng câu hỏi phần trắc nghiệm, phần tự luận gần đúng với yêu cầu.
	 + Điểm 5 - 6: Trả lời đúng câu hỏi phần trắc nghiệm, phần tự luận còn dở dang chưa tô kín màu.
	 + Điểm dưới 5: các trường hợp còn lại
	4 Củng cố: 
	- Thu bài kiểm tra
	- Đánh giá giờ kiểm tra
	5. HDVN: 
- Chuẩn bị bài sau giới thiệu tỷ lệ người.
Giảng. 
Tiết 26. Vẽ theo mẫu
giới thiệu tỷ lệ người
I.Mục tiêu.
*Kiến thức: - Học sinh biết sơ lược về tỷ lệ cơ thể người.
*Kỹ năng: - Học sinh hiểu được vẻ đẹp cân đối của cơ thể người.
*Thái độ: -Yêu quê hương đất nước, cầu mong con người có cuộc sống tốt đẹp.
II.Chuẩn bị.
1.Đồ dùng dạy học:
Giáo viên; - Tranh ảnh toàn thân trẻ em, thiếu niên, thanh niên.
- Hình minh hoạ cách vẽ tỷ lệ người.
Học sinh; - Sách giáo khoa, đồ dùng vẽ.
2.Phương pháp dạy học: - Trực quan , thuyết trình, vấn đáp.
III. Tiến trình dạy học.
1.Tổ chức: 8A...... 8B........ 8C.
2.Kiểm tra..
	Sự chuẩn bị của HS
3.Bài mới.( GV giới thiệu bài)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Thiết bị tài liệu
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS quan sát nhận xét
GV giới thiệu một số tranh ảnh về tỷ lệ cơ thể người, gợi ý học sinh nhận xét về chiều cao của trẻ em, thiếu niên thanh niên.
GV tóm tắt: chiều cao của con người thay đổi theo độ tuổi, có người thấp, người cao, vẻ đẹp của con người phụ thuộc vào sự cân đối của tỷ lệ các bộ phận.
GV giới thiệu 3 toàn thân và đặt câu hỏi để học sinh suy nghĩ.
? Căn cứ vào đâu để xác định tỷ lệ, kích thước các bộ phận trên cơ thể người.
? Thế nào là người lùn, người vừa, người cao.
? Tỷ lệ người như thế nào là đẹp.
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tìm tỷ lệ người.
GV chỉ ra ở hình gợi cách vẽ để học sinh thấy.
Trẻ em mới sinh đến 1 tuổi: khoảng từ 3 – 3,5 đầu.
Trẻ em từ 4 – 5 tuổi: khoảng từ 4 – 4,5 đầu.
Người trưởng thành: khoảng từ 7 – 7,5 đầu là người cao; 7 đầu là trung bình; Dưới 6 đầu là thấp.
GV yêu cầu Học sinh quan sát Hình 1,2 SGK và tự tìm ra cách đo tỷ lệ một số bộ phận của cơ thể người so với đầu.
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài.
GV chia nhóm và yêu cầu học sinh tập ước lượng chiều cao của nhau.
4.Củng cố, đánh giá kết quả học tập.
 - Tỷ lệ cơ thể trẻ em và người trưởng thành như thế nào?
GV nhận xét giờ học và động viên khích lệ học sinh.
5. HDVN:
Tập ước lượng chiều cao của bạn, người thân
Quan sát và tập vẽ dáng ngươì đi đứng.
I. Quan sát, nhận xét
Học sinh quan sát tranh ảnh
Người ta lấy đầu làm đơn vị đo chiều cao cơ thể người và rút ra tỷ lệ như sau:
+ Trẻ sơ sinh đến 1 tuổi khoảng từ 3- 3,5 đầu
+ Trẻ từ 1- đến 4 tuổi khoảng 4- 5 đầu
HS trả lời theo hiểu cá nhân.
II. Tỷ lệ cơ thể người trưởng thành
Người cao: Khoảng 7- 7,5 đầu
Người tầm thước: Khoảng 6,5- 7 đầu (Trung bình)
Dưới 6 đầu là người thấp (Lùn)
Học sinh theo dõi hình minh hoạ
III. Bài tập
 Quan sát và tập ước lượng chiều cao của 1 bạn cùng lớp
Học sinh tập quan sát và ước lượng bằng mắt, sau đó nhóm nhận xét.
Tranh ảnh chân dung thiếu nhi
Hình minh họa tỷ lệ người
Bài vẽ của học sinh
Giảng.. 
Tiết 27. Vẽ theo mẫu
Tập vẽ dáng người
I.Mục tiêu.
*Kiến thức: - Học sinh nắm bắt được hình dáng người trong các tư thế ngồi, đi, chạy nhảy
*Kỹ năng: - Vẽ được một vài dáng vận động cơ bản.
*Thái độ: - áp dụng vào vẽ các bài tranh vẽ theo đề tài
II.Chuẩn bị.
1.Đồ dùng dạy học:
Giáo viên; - Một só tranh ảnh các dáng người đi, đứng, chạy, nhảy.
- Hinh gợi ý cách vẽ.
Học sinh; - Đồ dùng vẽ.
2.Phương pháp dạy học: - Trực quan, vấn đáp.
III. Tiến trình dạy học.
1.Tổ chức: 8A.... 8B............. 8C..
2.Kiểm tra.
 - Tỷ lệ cơ thể trẻ em và người trưởng thành như thế nào?
3.Bài mới.( GV giới thiệu bài)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Thiết bị tài liệu
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS quan sát nhận xét
GV giới thiệu hình vẽ trang 154 SGK và gợi ý để học sinh nhận ra các dáng người đang vận động và động tác của tay, chân, đầu
GV gợi ý để học sinh quan sát nhận xét về:
GV tóm tắt:
+ Chọn dáng người tiêu biểu.
+ Khi quan sát dáng người cần chú ý đến thế chuyển động của đầu, mình, chân tay
+ Nắm bắt ngay nhịp điệu và sự lập lại của mỗi động tác.
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh cách vẽ dáng người.
GV cho 1 học sinh làm mẫu cho cả lớp quan sát ở vài dáng khác nhau.
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài.
GV hướng dẫn học sinh làm bài theo 2 phương án:
+ Cho 3 – 4 học sinh vẽ trên bảng.
+ Còn lại vẽ theo nhóm.
GV quan sát và gợi ý học sinh cách vẽ: vẽ nét chính sau mới vẽ chi tiết.
4. Củng cố, đánh giá kết quả học tập.
- Các bước tiến hành vẽ dáng người?
GV hướng dẫn học sinh nhận xét một số bài vẽ về:
Tỷ lệ các bộ phận.
Thể hiện hình dáng người động, tĩnh.
5. HDVN:
Tập vẽ dáng người: đá bóng, nhảy dây, đá cầu
Chuẩn bị bài 28 và sưu tầm tranh truyện.
I. Quan sát, nhận xét
HS quan sát hình minh hoạ
- Hình dáng thay đổi khi đi, đứng, chạy, nhảy sẽ làm cho tranh sinh động hơn.
- Tư thế của dáng người và tay khi vận động không giống nhau.
HS nghe và ghi nhớ kiến thức
II. Cách vẽ dáng người.
HS quan sát hình gợi ý cách vẽ
Quan sát nhanh hình dáng
Vẽ phác những nét chính, chú ý đến vị trí, tỷ lệ của đầu, mình, chân tay cho phù hợp.
Dựa vào nét chính vẽ nét chi tiết (Tóc, quần, áo...)
III. Bài tập
 Tập vẽ dáng người ở các tư thế khác nhau: Đi, đứng, chạy...
Học sinh thay nhau làm mẫu.
Mỗi mẫu vẽ 2 hình
Học sinh nhận xét, đánh giá theo cảm nhận riêng.
Học sinh mỗi em chuẩn bị một cuốn truyện tranh.
Tranh ảnh các thể loại
Hình minh họa cách vẽ
Bài vẽ của học sinh
Giảng. 
Tiết 28. Vẽ tranh
minh hoạ truyện cổ tích
I.Mục tiêu.
*Kiến thức: - Phát triển khẳ năng tưởng tượng và biết cách minh hoạ truyện cổ tích.
*Kỹ năng: - Vẽ minh hoạ được một tinh tiết trong truyện.
*Thái độ: - Học sinh yêu thích truyện cổ tích trong nước và thế giới.
II.Chuẩn bị.
1.Đồ dùng dạy học:
Giáo viên; - Một số truyện tranh cổ tích và bộ ĐDDH lớp 8.
- Hình gợi ý cách vẽ minh hoạ.
Học sinh; - Một số truyện cổ tích.
- Đồ dùng vẽ của học sinh.
2.Phương pháp dạy học: - Quan sát, luyện tập.
III. Tiến trình dạy học.
1.Tổ chức: 8A....... 8B........8C.
2.Kiểm tra.
- Các bước tiến hành vẽ dáng người?
3.Bài mới.( GV giới thiệu bài)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Thiết bị tài liệu
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài.
Thế nào được gọi là tranh minh hoạ?
GV gợi ý học sinh:
+ Chọn một truyện cổ tích của Việt Nam hoặc của thế giới để minh hoạ.
+Tranh minh hoạ làm cho tác phẩm rõ và hấp dẫn hơn.
+ Có thể vẽ tranh theo cốt truyện.
+ Có thể vẽ theo tình tiết nổi bật, hấp dẫn nhất của tác phẩm.
+Tranh minh hoạ có lời hoặc không.
GV yêu cầu một HS giới thiệu một số tranh truyện cổ tích.
GV phân tích, nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh cách minh hoạ tryện cổ tích.
GV gợi ý cho mỗi học sinh tìm được một ý để vẽ.
GV nhắc lại cách tiến hành minh hoạ tranh như cách vẽ tranh đề tài.
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài.
GV gợi giúp học sinh:
Chọn một ý nào đó của truyện mà học sinh thích.
Vẽ hình, vẽ màu theo nội dung, cần có đậm nhạt hợp lý.
4. Củng cố, đánh giá kết quả học tập.
 Các bước tiến hành vẽ tranh minh hoạ?
GV gợi ý học sinh nhận xét một số bài về:
Nội dung đã rõ chưa.
Cách thể hiện bố cục, hình ảnh, màu sắc.
GV bổ sung nhận xét của học sinh và xếp loại.
5. HDVN:
Hoàn thiện bài vẽ.
Chuẩn bị tranh ảnh tư liệu bài 29 
( sưu tầm ở báo chí)
I. Quan sát, nhận xét
 - Là vẽ theo 1 truyện, làm cho nội dung tác phẩm rõ hơn và hấp dẫn người đọc hơn. Có thể truyện cổ tích Việt Nam hoặc thế giới.
- Nét vẽ, hình vẽ, màu sắc mang tính trang trí và tượng trưng
- Tranh minh hoạ có thể có lời dẫn hoặc không có lời
II. Cách vẽ tranh.
 1.Tìm hiểu nội dung
- Nắm chắc nội dung câu truyện
- Hình ảnh chính làm rõ nội dung, hình ảnh phụ cho tranh sinh động.
 2. cách vẽ
Tìm và chọn nội dung.
Tìm bố cục mảng chính, mảng phụ có liên quan.
Tìm và thể hiện màu phù hợp với nội dung.
III. Bài tập
Vẽ 1 hoặc 2 tranh minh hoạ cho 1 truyện cổ tích mà em thích (Màu sắc tự chọn)
Học sinh làm bài thực hành
Học sinh nhận xét và xếp loaị các bài vẽ theo cảm nhận riêng
Một số truyện cổ tích
Hình minh họa cách vẽ
Bài vẽ của học sinh
Giảng 
Tiết 29. Thường thức mỹ thuật
một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu
Của trường pháI hội hoạ ấn tượng
I.Mục tiêu.
*Kiến thức: -Học sinh hiểu biết thêm về trường phái hội hoạ ấn tượng.
*Kỹ năng: -Nhận biết được sự đa dạng trong nghệ thuật hội hoạ của trường phái ấn tượng
*Thái độ: -Biết tôn trọng nền văn hoá nghệ thuật cổ của nhân loại.
II.Chuẩn bị.
1.Đồ dùng dạy học:
Giáo viên; -Sưu tầm tranh, ảnh tư liệu 
Học sinh; -Sách giáo khoa, tranh ảnh sưu tầm được.
2.Phương pháp dạy học: - Thuyết trình, vấn đáp kết hợp với minh hoạ.
III. Tiến trình dạy học.
1.Tổ chức: 8A... 8B..... 8C..
2.Kiểm tra.
 - Các bước tiến hành vẽ tranh minh hoạ?
3.Bài mới.( GV giới thiệu bài)
Mỹ thuật phương Tây cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chứng kiến sự ra đời và kế tiếp lẫn nhau của các trường phái mỹ thuật. Khởi đầu là trường phái hội hoạ ấn tượng; trường phái này có những tư tưởng đổi mới, đoạn tuyệt với cách vẽ truyền thống hàn lâm, cổ điển với những quy tắc, quy phạm rất nghiêm ngặt. Sự đóng góp của trường phái hội hoạ ấn tượng cho mỹ thuật hiện đại rất lớn. Do điều kiện thời gian nên bài này chỉ giới thiệu một vài tác giả, tác phẩm tiêu biểu của hội hoạ ấn tượng.
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
GV tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm.
Nhóm trưởng lên nhận phiếu học tập.
Các thành viên trong nhóm nghiên cứu tài liệu sưu tầm và SGK.
Nhóm trưởng tổng hợp và viết vào phiếu.
GV đặt câu hỏi:
? Hãy nêu vài nét về hoạ sỹ 
? Tranh vẽ như thế nào.
? Nội dung của tranh diễn tả cái gì.
Hoạ sỹ Clôt Mô-nê
Tác phẩm: ấn tượng mặt trời mọc
Ông sinh năm 1840, mất năm 1962. Ông là hoạ sỹ tiêu biểu nhất của hội hoạ ấn tượng. Ông bắt đầu vẽ ngoài trời từ năm 1886, nhiều bức tranh được hoàn thành tại chỗ như bức “Những thiếu phụ ở trong vườn”
Hoạ sỹ là người hăm hở, miệt mài nhất với những khám phá về ánh sáng và màu sắc , có thể vẽ đi vẽ lại một cảnh rất nhiều lần với những không gian, thời gian khác nhau.
Dần dần, Mô-nê đoạn tuyệt với việc đóng khung các nhân vật trong đường viền. Ông quan tâm tới vẻ tươi rói, rực rỡ của cảnh vật bằng nét bút phóng khoáng nhưng chính xác , thay đổi nhưng lại thích ứng với đối tượng mà hoạ sỹ muốn diễn tả
Bức tranh vẽ năm 1872 tại cảng Lơ-ha-vơ gây lên sự bàn tán sôi nổi (gợi ấn tượng, cảm giác, bố cục không rõ)
Tranh vẽ cảnh buổi sớm tại hải cảng. Nhìn kỹ sẽ thấy trong sự mờ ảo của hậu cảnh, một vầng màu da cam ánh lên qua lớp sương mù dày đặc, đang chiếu xuống khoảng không gian màu xanh lá cây pha tím mang những vết màu xanh lơ, in hình bóng cây cối, bến nước, con thuyền.
Cùng với màu sắc, những nét bút ngắt đoạn, rời rạc, nguệch ngoạc trên sóng nước tạo nên sự sống xao động trên tác phẩm. Tất cả cảnh vật trong tranh dường như chuyển động, nước long lanh phản chiếu và thu hút ánh sáng đã toả ra nhiều sắc thái khác nhau. Cảnh vật thiên nhiên lúc mặt trời mọc như còn mờ hơi sương, đang từ từ bừng sáng. 
Hoạ sỹ Ma-nê
Tác phẩm: Bữa ăn trên cỏ
Ông sinh năm 1832, mất năm 1883. Xuất thân trong giới thượng lưu, hoạ sỹ là người lịch lãm, học vấn uyên bác, là bậc thầy đầy uy tín với đồng nghiệp trẻ. Ông đã dẫn dắt các hoạ sỹ trẻ chối từ các đề tài hàn lâm khô cứng ở các phòng vẽ, hướng họ tới đời sống hiện đại bằng ngôn ngữ hội hoạ trực cảm, nhạy bén.
Về nghệ thuật tranh của hoạ sỹ vẫn hoàn chỉnh theo kiểu cổ điển. Trường phái hội hoạ ấn tượng của ông thể hiện rõ nhất ở những đề tài sinh hoạt thời hiện đại và lưu lại trên tranh nhiều nét phóng túng tưởng như tình cờ.
Có thể gọi hoạ sỹ Ma-nê là “thế hệ bản 
lề” tạo đIều kiện tất yếu cho cánh cửa nghệ thuật, mở ra cuộc giao lưu giữa thế hệ cũ và mới..
Bức tranh sáng tác năm 1862 đã trở thành mục tiêu công kích dữ dội của các hoạ sỹ hàn lâm đương thời, đại diện cho hội hoạ kinh điển. Bức tranh gửi tham dự Triển lãm Quốc gia Pháp(1863) và bị loại bỏ, bị Hội đồng nghệ thuật lúc bấy giờ đánh giá thấp về nội dung và nghệ thuật.
Tranh vẽ về đề tài sinh hoạt thành thị, từ bỏ vẽ cảnh nông thôn mà phong cách cổ điển và hiện thực rất ưa chuộng. Tranh không vẽ theo thang màu từ sáng đến tối bình thường mà dùng từng mảng sáng thực và cố ý làm tăng cường độ tương phản. Màu tự nhiên của các hình ảnh đều được cường điệu, làm cho đậm hơn thực. Bố cục được phác nhanh và mạnh bằng các mảng màu trong và thẫm với nhát bút dứt khoát và phóng khoáng
Hoạ sỹ Van Gốc
Tác phẩm: Cây đào ra hoa
Ông sinh năm 1853, mất năm 1890. Ông là hoạ sỹ người Hà Lan, sinh ra trong một gia đình mục sư nghèo.
Năm 1886, ông tới Pháp sống và sáng tác cho đến cuối đời. Đây là thời kỳ sáng tác phong phú nhất của ông với những đề tài phản ánh sinh hoạt của người nông dân, những người lao động bình thường và những phong cảnh đẹp..Nếu như khi ở Hà Lan, gam màu của ông thường buồn và ảm đạm thì nay, do tiếp xúc với hội hoạ ấn tượng, bảng màu trong tranh của ông trở lên tươi sáng hơn
Tranh của Van Gốc có những nét đặc biệt, màu sắc rực rỡ phối hợp với hình, cộng với nét bút mạnh mẽ, không gian căng tràn đã tạo ra trong tranh đầy kịch tính 
Bức tranh ra đời năm 1889. Đây là thời kỳ có nhiều chuyển biến với những gam màu trong sáng trong tranh của hoạ sỹ.
Tranh diễn tả phong cảnh, lấy những hình ảnh những cây đào đang nở hoa để nói lên vẻ đẹp của vùng nông thôn nước Pháp. Hoạ sỹ có cách sử dụng màu vàng độc đáo, với các sắc vàng xanh, vàng trắng, vàng nâu, vàng tím nhạt,tạo nên sự lấp lánh của màu vàng trên toàn bộ bức tranh. Nét vẽ của ông mạnh mẽ và chính xác tạo nên cái xao động, xào xạc của cánh đồng.
Hoạ sỹ Xơ-ra
Tác phẩm: Chiều chủ nhật trên đảo Grăng Giát-tơ
Hoạ sỹ sinh năm 1859, mất năm 1891. Ông vẽ hình hoạ rất giỏi, nhưng có sở thích nghiên cứu khoa học về lý thuyết màu sắc. Ông bắt đầu vẽ ngoài trời năm 1880. Trong khi sáng tác, ông đặc biệt chú trọng nghiên cứu và quan sát màu sắc trong thiên nhiên.
Ông yêu thích cách tìm tòi, cách phân giải màu sắc của hoạ sỹ Mô-nê, nhưng ông lại phát triển sâu hơn, triệt để hơn và cũng cực đoan hơn. Bằng cách chia mỗi mảng trong bố cục thành vô vàn các đốm nhỏ màu nguyên chất thích hợp cho đến khi đạt được hiệu quả mong muốn. Ông đã bỏ công ngồi hằng ngày, hằng tháng để chấm trăm ngàn các chấm nhỏ đến khi phủ kín mặt tranh. Vì vậy người ta gọi ông là cha đẻ của “Hội hoạ

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Mỹ thuật 8 kì 2.doc