I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh nêu được đặc điểm cấu tạo và lối sống một số loài giun đốt thường gặp như: Giun đỏ, Rươi, Đỉa, Vắt, Sa sùng.
- Học sinh thấy được sự đa dạng và vai trò của giun đốt đối với đời sống con người.
2. Kỹ năng:
- Kỹ năng bộ môn: + Kỹ năng quan sát hình vẽ một số giun đốt ( giun đỏ, đỉa rươi, vắt, sa sùng.)
+ Kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp.
- Kỹ năng sống: + Kỹ năng phân tích đối chiếu, khái quát để phân biệt được đại diện của ngành Giun đốt.
+ Kỹ năng tìm kiếm, xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh hình để tìm hiểu về cấu tạo và hoạt động sống của từng đại diện giun đốt qua đó rút ra đặc điểm chung của ngành giun đốt cũng như vai trò của chúng đối với hệ sinh thái và con người.
+ Kỹ năng hợp tác , lắng nghe tích cực.
+ Kỹ năng ứng xử, giao tiếp trong khi thảo luận.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.
Tiết 17: Ngày soạn:20/102011 Ngày giảng:24/102011 Bài 17: MỘT SỐ GIUN ĐỐT KHÁC VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN ĐỐT Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh nêu được đặc điểm cấu tạo và lối sống một số loài giun đốt thường gặp như: Giun đỏ, Rươi, Đỉa, Vắt, Sa sùng... Học sinh thấy được sự đa dạng và vai trò của giun đốt đối với đời sống con người. Kỹ năng: Kỹ năng bộ môn: + Kỹ năng quan sát hình vẽ một số giun đốt ( giun đỏ, đỉa rươi, vắt, sa sùng...) + Kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp. Kỹ năng sống: + Kỹ năng phân tích đối chiếu, khái quát để phân biệt được đại diện của ngành Giun đốt. + Kỹ năng tìm kiếm, xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh hình để tìm hiểu về cấu tạo và hoạt động sống của từng đại diện giun đốt qua đó rút ra đặc điểm chung của ngành giun đốt cũng như vai trò của chúng đối với hệ sinh thái và con người. + Kỹ năng hợp tác , lắng nghe tích cực. + Kỹ năng ứng xử, giao tiếp trong khi thảo luận. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích. Phương pháp, phương tiện: Phương pháp: Dạy học nhóm. Trực quan. Trình bày một phút. Vấn đáp – Tìm tòi. Phương tiện: - Giáo viên: + Tranh hình 17.1, 17.2,17.3 + Ảnh, video hoạt động sống của một số đại diện của ngành Giun đốt. + Máy chiếu. + Bảng phụ 1: Đa dạng của ngành Giun đốt. STT Đa dạng Đại diện Môi trường sống Lối sống 1 Giun đất 2 Đỉa 3 Rươi 4 Giun đỏ 5 Sa sùng 6 Vắt 7 Bông thùa Cụm từ gợi ý Đất ẩm, nước ngọt, nước mặn, nước lợ. Tự do, chui rúc, định cư, nửa ký sinh ngoài. - Học sinh: + Chuẩn bị trước bài 17: “Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt. + Kẻ bảng 1: Đa dạng của ngành giun Đốt vào vở Tiến trình lên lớp: Ổn định tổ chức lớp:(3’) - Sĩ số: - Vắng: Kiểm tra bài cũ:(5’) ? Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất. Đáp án: - Giun đất có cơ thể dài, gồm nhiều đốt. - Phần đầu có miệng. - Có vòng tơ xung quanh mỗi đốt . - Có đai sinh dục chứa lỗ sinh dục cái, hai lỗ sinh dục đực ở mặt bụng. - Có hậu môn ở phía đuôi. Bài mới:( 30’) Đặt vấn đề: Bài trước chúng ta đã mổ, quan sát và rút ra đặc điểm cấu tạo của giun đất – một đại diện của ngành Giun đốt. Vậy các đại diện khác thì sao? Chúng có đặc điểm cấu tạo và lối sống như thế nào? Hôm nay cô và các em sẽ đi tìm hiểu tiếp: Bài 17: MỘT SỐ GIUN ĐỐT KHÁC VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN ĐỐT Hoạt động 1: Một số giun đốt thường gặp.( 15’) Mục tiêu: Học sinh nêu được cấu tạo và lối sống của một số loại giun đốt thường gặp trong tự nhiên Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Một số giun đốt thường gặp. 1. Giun đỏ - Môi trường sống: Sống thành búi ở cống, rãnh - Cấu tạo: Thân phân đốt, thuôn hai đầu. - Hô hấp: qua da, uốn sóng. 2. Đỉa. - Môi trường sống: Ở cạn và nước ngọt, một số ít ở nước mặn. - Cấu tạo ngoài: Thân phân đốt, mềm, da nhầy. Có giác bám và nhiều ruột tịt ở hai đầu. - Hoạt động sống: nửa ký sinh ngoài. 3. Rươi - Môi trường sống: nước lợ - Cấu tạo: + Cơ thể phân đốt, thuôn 2 đầu, chi bên có tơ. + Đầu có mắt, khứu giác, xúc giác. - Hoạt động sống: + Hô hấp qua da. + Sống bò, chui rúc qua các kẽ đá, cát, bùn. - Giới thiệu : Giun đốt có khoảng 15 nghìn loài, sống ở nước ngọt, nước mặn, trong bùn, trong đất. Một số giun đốt sống ở cạn và ký sinh. Trong ngành Giun đốt, ngoài giun đất, còn gặp một số đại diện khác có cấu tạo tương tự, sống trong môi trường nước ngọt và nước mặn như giun đỏ, đỉa, rươi. Chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm cấu tạo ngoài và lối sống của chúng. Đầu tiên là Giun đỏ. - Chiếu tranh 17.1- SGK - Yêu cầu học sinh quan sát tranh, suy nghĩ trả lời câu hỏi: ?Giun đỏ thường sống ở đâu? Gọi học sinh trả lời. Đáp án: Sống thành búi ở cống, rãnh. Nhận xét, kết luận ?Em hãy nêu hình dạng của giun đỏ? Gọi học sinh trả lời. Đáp án: Giun đỏ dài, thuôn 2 đầu, thân phân đốt. Nhận xét, kết luận. ? Giun đỏ hô hấp như thế nào Gọi học sinh trả lời. Đáp án: Giun đỏ hô hấp qua da bằng cách uốn sóng Nhận xét, kết luận. Chuyển ý: Giun đỏ có đặc điểm như vậy. Còn Đỉa thì sao? Chúng ta cùng tìm hiểu đại diện tiếp theo: - Chiếu tranh 17.2 – SGK - Yêu cầu học sinh quan sát, nghiên cứu trả lời câu hỏi: ?Môi trường sống của đỉa? - Gọi học sinh trả lời Đáp án: phần lớn ở cạn và nước ngọt, một số ở nước mặn. - Nhận xét, kết luận. ? Hình dạng, đặc điểm cấu tạo ngoài của đỉa? - Gọi học sinh trả lời Đáp án: Thân phân đốt, mềm, da nhầy. Có giác và nhiều ruột tịt ở hai đầu. - Nhận xét, kết luận ?Hoạt động sống của đỉa? - Gọi học sinh trả lời Đáp án: Đỉa sống nửa ký sinh ngoài. Chú ý: trong Sgk có ghi là đỉa sống ký sinh là chưa chính xác. Và giới thiệu đỉa dùng máu người làm thức ăn. - Nhận xét, kết luận - Giới thiệu cho học sinh biết về lối sống nửa ký sinh ngoài của đỉa. Bình thường, đỉa có thể sống tự do trong môi trường ngoài một thời gian rất dài mà không cần thức ăn. Nhưng khi phát hiện ra con mồi là động vật hoặc con người chúng sẽ di chuyển rất nhanh đến bám ký sinh ở cơ thể con người bằng giác bám và hút máu bằng ruột tịt ở hai đầu. Khi đã hút đủ lượng máu cần thiết( hút no máu) đỉa sẽ tự rời ra khỏi cơ thể vật chủ và tiếp tục sống ở môi trường ngoài. Chuyển ý: chúng ta vừa tìm hiểu 2đại diện là giun đỏ và đỉa. Sau đây cô và các em sẽ cùng tìm hiểu sang một đại diện thứ 3 cũng rất quen thuộc với chúng ta đó là rươi. - Yêu cầu học sinh quan sát tranh, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi : ? Môi trường sống của rươi? - Gọi học sinh trả lời Đáp án: Rươi sống ở môi trường nước lợ. - Nhận xét, kết luận. ? Nêu hình dạng, đặc điểm cấu tạo ngoài của rươi. - Gọi học sinh trả lời. Đáp án: Thân phân đốt, thuôn 2 đầu, chi bên có tơ phát triển. Đầu có mắt, xúc giác và khứu giác. - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, kết luận. ? Hoạt động sống của rươi? - Gọi học sinh trả lời Đáp án: Rươi hô hấp qua da. Sống bò, chui rúc qua các kẽ đá, cát, bùn. - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, kết luận. - Giới thiệu: một số loại giun đốt khác ngoài các đại diện trên ( vắt, sa sùng...) - Chiếu bảng 1/ 60- SGK - Yêu cầu học sinh dựa trên kiến thức vừa tìm hiểu làm và hoàn thành bảng 1. - Gọi học sinh lên làm( 2 học sinh mỗi học sinh 3 ý) - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, chiếu bảng chuẩn. Trả lời Tự ghi bài Trả lời Tự ghi bài Trả lời Tự ghi bài Trả lời Tự ghi bài Trả lời Tự ghi bài Trả lời Tự ghi bài Lắng nghe Trả lời Nhận xét, bổ sung Tự ghi bài Trả lời Tự ghi bài Trả lời Nhận xét, bổ sung Tự ghi bài Lắng nghe Hoàn thành bảng Lên làm bài Nhận xét, bổ sung STT Đa dạng Đại diện Môi trường sống Lối sống 1 Giun đất Đất ẩm Chui rúc 2 Đỉa nước ngọt, nước mặn Nửa ký sinh ngoài 3 Rươi Nước mặn Tự do, chui rúc 4 Giun đỏ nước ngọt Cố định 5 Sa sùng Nước mặn Tự do 6 Vắt Cành cây Nửa ký sinh ngoài Cụm từ gợi ý Đất ẩm, nước ngọt, nước mặn, cành cây, nước lợ Tự do, chui rúc, định cư, nửa ký sinh ngoài. - Yêu cầu học sinh chữa bài vào vở bài tập. Chuyển ý: Cô và các em vừa tìm hiểu đặc điểm một số đại diện thường gặp trong ngành giun đốt. Vậy ngành giun đốt có vai trò gì trong đời sống con người? Cô và các em cùng chuyển sang phần. - Chữa bài tập Hoạt động 2: Vai trò của giun đốt ( 15’) Mục tiêu: Học sinh biết được lợi ích và tác hại của giun đốt từ đó có ý thức bảo vệ động vật có ích. II. Vai trò của giun đốt. - Lợi ích: + Làm thức ăn cho người và động vật. + Làm cho đất tươi xốp, thoáng khí, màu mỡ. + Sử dụng trong y học. -Tác hại: Hút máu cho động vật và con người, gây bệnh cho con người - Chiếu tranh 1 số vai trò của giun đốt. - Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nêu một số vai trò của giun đốt. - Gọi học sinh trả lời - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, kết luận. . - Chiếu một số hình ảnh về tác hại của giun đốt. - Yêu cầu học sinh quan sát tranh, nêu một số tác hại của giun đốt. - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Giới thiệu một số tác hại của đỉa. - Chiếu clip đỉa kí sinh trong cơ thể người. - Nêu nguyên nhân của việc đỉa kí sinh trên cơ thể người. - Yêu cầu học sinh trình bày biện pháp phòng tránh. - Yêu cầu học sinh rút ra tác hại của giun đốt. - Nhận xét, kết luận. - Yêu cầu học sinh làm bài tập trang 61- SGK. ? Hãy tìm các đại diện giun đốt điền vào chỗ trống cho phù hợp với ý nghĩa thực tiễn của chúng. +Làm thức ăn cho con người................................... + Làm thức ăn cho động vật........................................ + Làm đất trồng xốp, thoáng.................................. + Làm đất trồng màu mỡ ............................................ + Làm thức ăn cho cá ............................................ + Có hại cho động vật và môi trường........................... - Gọi học sinh lên chữa bài tập( 2-3 em) - Nhận xét. - Yêu cầu học sinh chữa bài vào vở bài tập. Quan sát tranh Trả lời Nhận xét, bổ sung Tự ghi bài Quan sát tranh Nhận xét, bổ sung Lắng nghe Xem clip Lắng nghe Trình bày Trình bày Tự ghi bài - Làm bài tập Củng cố, đánh giá:( 5’) Câu hỏi trắc nghiệm : 1. Môi trường sống của đỉa là: A. Nước ngọt C. Nước lợ B. Nước mặn D. A và B 2. Lối sống của giun đỏ là: A. Nửa ký sinh B. Cố định C. Tự do D. B và C 3. Cấu tạo ngoài của rươi giống giun đỏ ở: A. Thân phân đốt, thuôn 2 đầu B. Chi bên có tơ C. Đầu có mắt, khứu giác và xúc giác D.B và C 4. Điểm nào sau đây chỉ sự giống nhau của đỉa và vắt: A. Lối sống nửa ký sinh ngoài. C. Ở cạn và nước ngọt B. Da nhờn D. Ở nước ngọt và nước mặn 5.Dặn dò: (3’) Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK Làm bài tập 4/ 61- SGK Đọc bài “ Trai sông”. Ôn tập chuẩn bị kiểm tra một tiết.
Tài liệu đính kèm: