Tiết 21, Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức :

 -Học sinh mô tả được nở vì nhiệt của chất rắn

 - Học sinh nắm được thể tích , chiều dài vật rắn tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.

 - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

2. Kỹ năng :

 - Biết đọc biểu bảng để rút ra những kết luận cần thiết.

 - Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất rắn để giải thích một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.

3. Thái độ :

 - Rèn khả năng quan sát , ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin trong nhóm

II. CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên chuẩn bị cho cả lớp :

 - Tranh vẽ tháp Epphen .

 - Một quả cầu kim loại và một vòng kim loại.

 - Hai đèn cồn

 - Một chậu nước

 - Khăn lau.

 - Bảng ghi độ tăng chiều dài của các thanh kim loại khi tăng nhiệt độ .

 

doc 6 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1693Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 21, Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 21 
TIẾT :21
 BÀI 18 SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : 
 -Học sinh mô tả được nở vì nhiệt của chất rắn
 - Học sinh nắm được thể tích , chiều dài vật rắn tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
 - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
2. Kỹ năng :
 - Biết đọc biểu bảng để rút ra những kết luận cần thiết.
 - Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất rắn để giải thích một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
3. Thái độ :
 - Rèn khả năng quan sát , ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin trong nhóm
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên chuẩn bị cho cả lớp :
 - Tranh vẽ tháp Epphen .
 - Một quả cầu kim loại và một vòng kim loại.
 - Hai đèn cồn
 - Một chậu nước
 - Khăn lau.
 - Bảng ghi độ tăng chiều dài của các thanh kim loại khi tăng nhiệt độ .
2. Học sinh : 
 - Phiếu học tập .
 - Sách vở và dụng cụ học tập .
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1.Ổn định lớp :(1phút)
 - GV giới thiệu BGK 
2. Kiểm tra bài cũ : (1 phút)
 - Vì tiết trước ôn tập nên tiết này không kiểm tra bài cũ , giáo viên dành1phút để giới thiệu chương mới 
Ở chương trước chúng ta đã học xong chương cơ học , phần còn lại của học kỳ này chúng ta sẽ nghiên cứu tiếp chương nhiệt học . Ở chương này chúng ta sẽ tìm hiểu các hiện tượng có liên quan đến nhiệt và qua đó các em sẽ giải thích được một số các hiện tượng vật lý xảy ra xung quanh ta như : tại sao các tấm tôn lợp mái nhà thường có dạng lượn sóng , tại sao bia, nước ngọt khi đóng vào các chai thủy tinh người ta lại không đổ thật đầy chai , tại sao quả bóng bàn bị móp sau khi nhúng vào nước nóng lại phồng lên như cũ , tại sao sáng sớm thường có sương mù và còn nhiều , nhiều những hiện tượng thú vị khác nữaHôm nay bài học đầu tiên của chương cô và các em sẽ nghiên cứu về sự nở vì nhiệt của chất rắn . ( GV ghi tựa bài lên bảng )
4.Bài mới :( 2 phút)
Giáo viên treo tranh tháp Epphen và giới thiệu về tháp cho học sinh ( Có thể hỏi học sinh : các em có nhận ra hình ảnh trong tranh là gì ? Ở đâu ? )
Epphen là tháp nổi tiếng thế giới , tháp bằng thép cao 320m nặng 7000 tấn do kỹ sư người Pháp tên là Epphen thiết kế . Tháp được xây dựng vào năm 1889 tại quảng trường Mars nhân dịp Hội chợ quốc tế lần thứ nhất tại Pari. Hiện nay tháp được dùng làm Trung tâm phát thanh và Truyền hình và là điểm du lịch nổi tiếng của nước Pháp . Các phép đo vào ngày 1/1/1890 và ngày 1/7/1890 cho thấy trong vòng 6 tháng tháp cao thêm 10 cm . Tại sao lại có sự kỳ lạ đó ? Chẳng lẽ một cái tháp bằng thép lại có thể lớn lên được hay sao ?
Để trả lời câu hỏi trên chúng ta đi tiếp phần tiếp theo của bài nhé
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
* Hoạt động 1 : Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất rắn ( 13 phút )
-Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm , yêu cầu học sinh thu thập thông tin tìm hiểu các bước thí nghiệm.
-Giáo viên phát phiếu học tập cho nhóm trưởng.
-Hỏi : Các em hãy nêu các bước tiến hành thí nghiệm ?
-Sau khi học sinh nêu trình tự các bước thí nghiệm giáo viên nêu yêu cầu của mình cho mỗi bước thí nghiệm
-Giáo viên làm thí nghiệm cho học sinh quan sát , yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng , thảo luận nhóm ghi nhận xét của nhóm mình vào phiếu học tập.
-Yêu cầu 3 nhóm nêu nhận xét của nhóm mình .
-Sau khi quan sát các hiện tượng xảy ra các em hãy trả lời câu hỏi sau : 
-Tại sao sau khi hơ nóng , quả cầu không lọt qua vòng kim loại ?
- Tại sao khi nhúng vào nước lạnh , quả cầu lại lọt qua vòng kim loại ?
-Khi quả cầu gặp nóng nở ra thì đại lượng vật lý nào thay đổi ?
-Tương tự khi gặp lạnh quả cầu co lại thì thể tích của quả cầu sẽ giảm đi.
- Vậy khối lượng của quả cầu có thay đổi không ?
-Khối lượng của quả cầu không thay đổi nghe các em, nếu có thì người ta chỉ cần chờ cho trời lạnh đi mua vàng rồi về phơi nắng đem bán cũng có lời to rồi phải không các em ?
-Học sinh quan sát dụng cụ thí nghiệm .
-Đọc SGK thu thập thông tin , nhóm trưởng nhận phiếu học tập .
-Học sinh nêu 3 bước tiến hành thí nghiệm .
-Theo dõi yêu cầu của giáo viên để làm đúng hướng dẫn .
-Học sinh quan sát thí nghiệm , thảo luận nhóm , ghi nhận xét của nhóm mình vào phiếu học tập.
-Cử đại diện nhóm phát biểu
-Làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên :
-Vì quả cầu gặp nóng nên nở ra.
- Vì quả cầu gặp lạnh nên co lại.
-Thể tích quả cầu sẽ tăng lên .
-Khối lượng của quả cầu không thay đổi .
CHƯƠNG II : NHIỆT HỌC
SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN
I. QUAN SÁT THÍ NGHIỆM :
a . Dụng cụ thí nghiệm:
 - Một quả cầu và một vòng kim loại đều bằng thép.
 - Đèn cồn
b . Tiến hành :
c .Nhận xét :
2.TRẢ LỜI CÂU HỎI :
C1 :
Quả cầu nóng lên -> Nở ra (V tăng )
C2 :
Quả cầu lạnh đi -> Co lại 
( V giảm )
* Hoạt động 2 : Rút ra kết luận ( 5 phút )
- Giáo viên yêu cầu :Các em hãy dùng viết chì điền từ đã cho sẵn trong khung điền vào chỗ trống trong câu C3
-Giáo viên treo bảng phụ yêu cầu 1 học sinh lên trả lời câu hỏi C3. 
-Cho học sinh nhận xét và chốt lại : Vậy qua thí nghiệm vừa rồi chúng ta rút ra nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của quả cầu thép?
- Hiện tượng tương tự cũng xảy ra cho các chất rắn khác như thủy tinh , bê tông , sắt , nhôm. . . cho thấy các chất rắn đều nở ra khi nóng lên , co lại khi lạnh đi .
-Sự nở ra như vậy của quả cầu gọi là sự nở khối,tuy nhiên khi xét riêng sự nở ra về chiều dài của chất rắn có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và kỹ thuật phần này các em sẽ được học trong bài sắp tới .
- Học sinh làm việc cá nhân trả lời câu C3
- Học sinh nhận xét câu trả lời của bạn .
- Học sinh trả lời câu hỏi
3. RÚT RA KẾT LUẬN :
 C3 :
tăng 
lạnh đi
* Chất rắn nở ra khi nóng lên , co lại khi lạnh đi
* Hoạt động 3 : So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau ( 5 phút )
Chất rắn nở ra khi nóng lên , co lại khi lạnh đi vậy các chất rắn khác nhau dãn nở vì nhiệt có giống nhau hay không chúng ta tiếp tục tìm hiểu nhé .
-Giáo viên treo bảng ghi độ tăng chiều dài , giới thiệu cho học sinh quan sát : Các thanh kim loại đều có chiều dài ban đầu 100cm và đều cho nhiệt độ của các thanh này tăng lên thêm 50 0C . 
-Qua bảng trên em hãy cho biết trong 3 chất trên chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất , chất nào nở vì nhiệt ít nhất ?
-Em có nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau ?
-Học sinh theo dõi bảng , trả lời các câu hỏi của giáo viên .
- Nhôm nở vì nhiệt nhiều nhất , sắt nở vì nhiệt ít nhất .
- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau .
C4 :
* Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
* Hoạt động 4 : Vận dụng ( 10 phút )
-Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc C5 , giới thiệu liềm( chỉ ra phần cán và phần khâu) và nêu câu hỏi : Tại sao khi tra khâu vào cán người ta phải nung nóng khâu rồi mới tra ?
- Các em hãy nghĩ cách làm cho quả cầu dù đang còn nóng vẫn thả lọt qua vòng kim loại. 
-Tại sao em nghĩ ra cách làm đó ?
-Gọi 2 học sinh lên làm thí nhiệm kiểm chứng .
- Các em hãy trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu bài : Có phải tháp Epphen tự lớn lên hay không ? Biết rằng vào tháng 1 ở Pháp là mùa đông ( nhiệt độ trung bình khoảng 00C -> 40C) , tháng 7 ở Pháp là mùa hè ( nhiệt độ trung bình khoảng 170C - > 180C )
- Học sinh làm việc cá nhân trả lời các câu C :
- Người ta nung nóng khâu để khâu nở ra dễ tra vào cán .
- Nung nóng luôn cả chiếc vòng .
- Vì vòng và quả cầu đều cùng là thép .
- Vì khi nhiệt độ tăng lên tháp bị nóng và nở ra.
4 . VẬN DỤNG :
C5 :
C6 : 
C7 :
* Hoạt động 5 : Củng cố ( 5 phút )
- Qua bài học hôm nay các em rút ra được kết luận gì về sự nở vì nhiệt của chất rắn ?
-Đây cũng chính là nội dung phần ghi nhớ của bài.
-Qua nội dung vừa học các em làm cho cô bài tập sau ( giáo viên treo câu hỏi vận dụng 1 lên bảng , đây cũng chính là bài tập 18.1 của các em , các em có thể dùng viết chì làm vào sách bài tập)
-Gọi 1 học sinh lên bảng trả lời, học sinh khác nhận xét . Giáo viên chốt lại câu trả lời đúng .
- Giáo viên treo câu hỏi vận dụng 2 lên bảng , nêu nội dung câu hỏi cho 1 học sinh trả lời , giáo viên nhận xét.
-Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn rất ít ( 6 tháng mà tháp chỉ cao thêm 10 cm ) tuy nhiên khi dãn nở vì nhiệt nếu gặp vật cản chất rắn sẽ gây ra lực rất lớn .
- Sau khi học bài này các em thấy chúng ta không nên đang ăn thức ăn quá nóng chuyển sang ăn thức ăn quả lạnh hoặc ngước lại vì làm như thế sẽ làm rạn nứt men răng gây sâu răng .
- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau tuy nhiên cũng có các chất rắn mà sự nở vì nhiệt của chúng gần giống nhau nên trong xây dựng người ta có thể đổ các trụ bê tông cốt thép vì thép và bê tông nở vì nhiệt giống nhau .
-Học sinh nêu kết luận .
-Học sinh làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên :
- Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.
- Bạn học sinh đó sẽ lấy được quả cầu ra khỏi chiếc vòng vì nhôm nở vì nhiệt nhiều hơn sắt
* ghi nhớ : ( SGK )
Dặn dò: ( 3 phút )
Về nhà các em học bài và tự trả lời lại các câu C .
Làm bài tập từ 18.2 -> 18.4
Chuẩn bị tiết sau học bài sự nở vì nhiệt của chất lỏng 
IV. MỘT SỐ LƯU Ý :

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 18. Sự nở vì nhiệt của chất rắn (2).doc