Tiết 24, Bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

I/ MỤC TIÊU BÀI DẠY

1) Yêu cầu về kiến thức:

- HS cần: Nắm được khái niệm về quy luật địa đới , nguyên nhân và biểu hiện của quy luật này

- Trình bày được khái niệm và biểu hiện của quy luật địa ô và quy luật đai cao

2) Yêu cầu về kĩ năng:

Rèn luyện năng lực tư duy( phân tích sự tác động giữa các thành phần, hiện tượng tự nhiên)

3) Về thái độ hành vi:

- Nhận thức đúng đắn về quy luật tự nhiên từ đó biết vận dụng, giải thích các hiện tượng địa lí tự nhiên một các đúng đắn

II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC

Phóng to các hình SGK: 12.1, 18.2, 19.11, 21

Bản đồ các kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính trên thế giới

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1831Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 24, Bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn22/11/2007 Ngày giảng : 25/11/2007
Tiết :24 
Bài: 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới 
I/ Mục tiêu bài dạy 
Yêu cầu về kiến thức:
HS cần: Nắm được khái niệm về quy luật địa đới , nguyên nhân và biểu hiện của quy luật này
Trình bày được khái niệm và biểu hiện của quy luật địa ô và quy luật đai cao
Yêu cầu về kĩ năng:
Rèn luyện năng lực tư duy( phân tích sự tác động giữa các thành phần, hiện tượng tự nhiên) 
Về thái độ hành vi:
- Nhận thức đúng đắn về quy luật tự nhiên từ đó biết vận dụng, giải thích các hiện tượng địa lí tự nhiên một các đúng đắn
II/ Thiết bị dạy học
Phóng to các hình SGK: 12.1, 18.2, 19.11, 21
Bản đồ các kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính trên thế giới 	 
II) Hoạt động dạy và học
Kiểm tra bài cũ 5’
Câu hỏi: Thế nào là quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vở địa lí, biểu hiện của quy luật
Đáp án: Là quy luật quy định về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí
Biểu hiện: Các thành phần tự nhiên luôn có sự ảnh hưởng phụ thuộc lẫn nhau nếu một thành phần thay đổi kéo theo sự thay đổi của các thành phần còn lại và cảu toàn lãnh thổ
Dạy bài mới
Chúng ta đã được học và biết rằng càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, càng lên núi cao càng lạnhà các kiểu thảm thực vật , đất , chế độ gió cũng khác nhau
Hoạt động của thầy và trò
t
Nội dung chính
HĐ 1: Cá nhân
Bước 1: HS đọc SGK, hoàn thành phiếu học tập.
HS lên trình bày. GV đưa phiếu thông tin phản hồi, giải thích khái niệm của quy luất địa đới. 
? Tại sao các thành phần tự nhiên & cảnh quan địa 1í lại thay đổi một cách có qui luật như vậy?
GV vẽ nhanh hình ảnh lên bảng. Yêu cầu HS nhận xét sự thay đồi của tia sáng Mặt Trời khi đến Trái Đất từ Xích đạo về hai cực, ảnh hưởng của nó? → tự rút ra nguyên nhân của quy luật địa đới. là
Tia sáng mặt Trời 
 Trái Đất
GV khắc sâu kiến thức bài 28: Tất cả các thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngoại lực (cụ thể là bức ạ Mặt Trời).
HĐ 2: Nhóm
Bước 1: 
Nhóm 1: Quan sát H 29.1, xác định các vành đai nhiệt trên Trái Đất, nhận xét.
Nhóm 2: Quan sát H 15.1 xác định các đai khí áp & các đới gió trên Trái Đất, nhận xét.
Nhóm 3: Đọc SGK, dựa vào H. Các đới khí hậu (trên bảng) & dựa vào kiến thức đã học hãy cho biết nguyên nhân hình thành các đới khí hậu, kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất. 
Nhóm 4: Dựa vào H 26.1 & 26.2 hãy cho biết:
? Sự phân bố của các thảm thực vật & các nhóm đất có tuân theo quy luật địa đới không?
? Hãy lần lượt kể tên từng thảm thực vật từ cực về Xích đạo?
? Hãy lần lượt kể tên từng nhóm đất từ cực về Xích đạo.
Bước 2: Đại diện HS các nhóm lên trình bày, dựa vào các hình phóng to trên bảng. GV mô tả lại sự phân bố một cách có quy 1uật của các yếu tố quá trình tự nhiên vừa nêu trên. Khắc sâu nguyên nhân hình thành.
Chuyển ý. Ta đã biết các thành phần địa lí & cảnh quan đều thay đổi một cách có quy luật từ Xích đạo về 2 cực. Thế nhưng hình 29.2, & H 29.3 lại biểu hiện sự thay đổi các đới cảnh quan theo hướng Đông Tây và theo độ cao. Tại sao?
HĐ 3: Cả lớp
GV yêu cầu HS tìm đọc Khái niệm & nguyên nhân của việc hình thành quy luật phi địa đới. Giáo viên giải thích nguyên nhân. Giải thích thật cặn kẽ các mối quan hệ nhân quả gián tiếp, từ nguồn năng lượng trong lòng đất → các dãy núi → qui luật đai cao; sự phân bố lục địa & đại dương → quy luật địa ô.
HĐ 4: Nhóm 
HS nghiên cứu SGK, quan sát kỹ H 29.2, thảo luận phần khái niệm, nguyên nhân & phần biểu hiệu của tính địa ô. Lưu ý sự thay đổi các đới thực vật theo chiều T - Đ ở các vĩ độ 400B & 200N, lưu ý đến sự phân bố đất & đại dương để giải thích nguyên nhân, .
HS lên trình bày, GV củng cố kiến thức.
HĐ 5: Nhóm
Các nhóm nghiên cửu SGK, quan sát kỹ hình 29.3, thảo luận về khái niệm, nguyên nhân & biểu hiện của tính đai cao. Yêu cầu các nhóm quan sát sự thay đổi các vành đai thực vật từ chân núi lên đỉnh núi qua hình ảnh các vành đai thực vật theo độ cao trên núi Chim-bô-ra-giô (lên bảng) & Hình 29.3 So sánh. - Từ đó nêu được mối quan hệ giữa qui luật địa đới & Phi địa đới.
: HS lên trình bày, yêu cầu sử dụng các hình trên bảng. GV củng cố kiến thức có thể bổ sung các câu hỏi sau:
? Phân biệt: nguyên nhân làm cho nhiệt độ giảm từ Xích đạo về 2 cực & nguyên nhân. làm cho nhiệt độ giảm theo độ cao.
?- Hãy chứng minh Quy luật địa đới & phi địa đới luôn diễn ra đồng thời & tương hỗ nhau.
3
3
5
5
3
3
5
3
5
I - Quy luật địa đới
1. Khái niệm:
Là sự thay đổi có quy luật của
tất cả các thành phần địa lí & cảnh quan địa lí theo vĩ độ.
2. Nguyên nhân
Góc chiếu của tia sáng Mặt trời tới bề mặt đất nhỏ dần từ xích đạo về 2 cực → lượng bức Xạ mặt trời cũng giảm theo.
3. Biểu hiện
a. Sự phân bố của các vòng đai nhiệt.
Thế giới có 5 vòng đai nhiệt. 
b. Các đã áp và các đới gió trên Trái Đất.
- Có 7 đai áp
- Có 6 đới gió hành tinh.
c. Các đới khí hậu trên Trái Đất
 Có 5 đới khí hậu chính.
d. Các đới đất và các thảm thực vật.
- Có 10 kiểu thảm thực vật. 
- Có l0 đới đất.
II - Quy luật phi địa đới
1. Khái niệm
Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành
phần địa lí & cảnh quan.
2. Nguyên nhân
Do nguồn năng lượng bên trong lòng đất → Phân chia bền mặt đất thành: lục địa, đại dương, địa hình núi cao
3. Biểu hiện
a. Quy luật địa ô
 - Khái niệm:
Là sự thay đôi có quy luật của
các thành phần tự nhiên và các cảnh quan theo kinh độ.
- Nguyên nhân: Do sự phân bố đất, biển & đại dương.
- Biểu hiện: Sự thay đổi các thảm thực vật theo kinh độ.
b. Quy luật đai cao
- Khái niệm: Sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên & các cảnh quan địa lí theo độ cao của địa hình.
- Nguyên nhân: Do sự thay đổi nhiệt ẩm theo độ cao.
- Biểu hiện: Sự phân bố các vành đai thực vật theo độ cao.
IV) Củng cố và đánh giá 4’
IV - ĐáNH GIá
1. Các đới gió phân bố từ hai cực về xích đạo lần lượt là:
A. Gió Tây ôn đới, gió Đông cực, Mậu dịch.
B. Mậu dịch, Gió Tây ôn đới, gió Đông cực.
C. Gió Đông cực, gió tây ôn đới, Mậu dịch.
2. Hãy nối ý a với ý B sao cho phù hợp:
 A. Các quy luật
B. Biểu hiện
l Quy luật địa đới
2. Quy luật phi địa đới
- Sự phân bố các vòng đai nhiệt
- Sự thay đổi các cảnh quan theo kinh độ
- Các đới đất & các thảm thực vật
- Các đai khí áp & các đới gió trên TĐ
- Sự thay đổi các thảm thực vật theo đai cao
3. Điểm khác nhau cơ bản giữa quy luật địa đới & quy luật phi địa đới là:
A. Nguyên nhân hình thành.
B. Hình thức biểu hiện.
C. Sự phân bố lục địa & đại dương.
D. Sự phân bố các đai khí áp.
V - HOạT ĐộNG NốI TIếP
Làm bài tập l, 2 trang 100 SGK.
VI - PHụ LụC
Phiếu học tập:
Dựa vào SGK, hoàn thành bảng sau:
Quy luật địa đới
Khái niệm
Nguyên nhân
Biểu hiện
V) Phần bổ xung sau bài dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 21. Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới.doc