I. Mục tiêu :
- Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật.
- Tìm được ví dụ về thực hiện công và truyền nhiệt.
- Phát biểu được định nghĩa và đơn vị nhiệt lượng.
II. Chuẩn bị :
- GV : Đọc trước bài 21 SGK, SGV.
- HS : Xem trước bài 21 SGK.
GIÁO ÁN VẬT LÝ 8 Bài 21: NHIỆT NĂNG Tiết 26 theo PPCT Ngày soạn : 24/02/2009 Ngày dạy : 03/03/2009 Người dạy : Hồ Hữu Tín Lớp dạy : 8/9 I. Mục tiêu : - Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật. - Tìm được ví dụ về thực hiện công và truyền nhiệt. - Phát biểu được định nghĩa và đơn vị nhiệt lượng. II. Chuẩn bị : - GV : Đọc trước bài 21 SGK, SGV. - HS : Xem trước bài 21 SGK. III. Tiến trình bài dạy : Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS ¯ Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài: Bài 21 : “Nhiệt năng” - Ổn định lớp. - Kiểm ta bài cũ : + Mô tả và giải thích thí nghiệm Brown ? + Mối quan hệ giữa chuyển đông của các nguyên tử và phân tử ? - Làm thí nghiệm quả bóng rơi, đồng thời nhắc lại định luật bảo toàn cơ năng. Vậy cơ năng của quả bóng đã mất đi hay đã chuyển hoá thành 1 dạng năng lượng khác ? Để được hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài 21 : “ Nhiệt năng” - Lớp trưởng báo cáo sỉ số. - 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét. - Ghi bài vào tập. ¯ Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm nhiệt năng. I. Nhiệt năng. - Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật. - Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. - Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm động năng của 1 vật. - Yêu cầu HS cho biết định nghĩa nhiệt năng của 1 vật. - Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ ? Giải thích ? - Nhận xét chung và kết luận. - Làm thế nào để biết nhiệt năng của 1 vật thay đổi. - Nhắc lại. - Trả lời. - Trả lời. - Ghi bài. - Trả lời. ¯ Hoạt động 3: Các cách làm thay đổi nhiệt năng. II. Các cách làm thay đổi nhiệt năng. ¯ Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng của vật là : Thực hiện công và truyền nhiệt. - Yêu cầu HS đọc phần 1,2-SGK. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm để đưa ra các cách làm thay đổi nhiệt năng của 1 vật. (3 phút) - Nhận xét các ví dụ mà HS nêu ra và yêu cầu HS phân loại từng ví dụ đó là thuộc cách thực hiện công hay truyền nhiệt. - Vì sao khi thực hiện công lại làm nhiệt năng của 1 vật thay đổi? - Nhận xét & kết luận. - Vì sao trong quá trình truyền nhiệt lại làm nhiệt năng của 1 vật thay đổi ? - Nhận xét & kết luận. - Rút ra kết luận chung. - Đọc SGK. - Thảo luận nhóm và ghi các ví dụ lên bảng. - Theo dõi và trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Ghi bài vào tập. ¯ Hoạt động 4: Tìm hiểu nhiệt lượng. III. Nhiệt lượng. - Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng. - Kí hiệu : Q - Đơn vị : Jun (J). - Khi cho 2 vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc : + Nhiệt độ sẽ truyền từ vật nào sang vật nào ? + Nhiệt độ các vật thay đổi thế nào ? - Yêu cầu HS cho biết nhiệt lượng là gì ? - Nhận xét. - Rút ra kết luận chung. - Yêu cầu HS giải thích tại sao đơn vị của nhiệt lượng là Jun. - Nhận xét. - Thông báo muốn cho 1g nước nóng thêm 10C thì cần nhiệt lượng khoảng 4J. - Trả lời. - Đọc SGK. - Ghi bài vào tập. - Trả lời. - Ghi nhận. - Ghi nhận. ¯ Hoạt động 5: Vận dụng. IV. Vận dụng. C3: Nhiệt năng của miếng đồng giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đồng đã truyền nhiệt cho nước. C4: Từ cơ năng sang nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công. C5: Một phần cơ năng của quả bóng đã chuyển hoá thành nhiệt năng của quả bóng, của không khí gần quả bóng và mặt sàn. - Yêu cầu HS trả lời từng câu hỏi. C3 : Nung nóng 1 miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và của nước thay đổi như thế nào ? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt ? - Nhận xét. C4 : Xoa 2 bàn tay vào nhau ta thấy tay nóng lên. Trong hiện tượng này đã có sự chuyển hoá từ năng lượng từ dạng nào sang dạng nào ? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt ? - Nhận xét. C5 : Hãy dùng những kiến thức đã học trong bài để giải thích hiện tượng nếu ra ở đầu bài. - Nhận xét. - Cá nhân HS trả lời. - Ghi bài vào tập. - Cá nhân HS trả lời. - Ghi bài vào tập. - Cá nhân HS trả lời. - Ghi bài vào tập. ¯ Hoạt động 6 : Củng cố, giao việc và nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. - Yêu cầu HS về nhà học thuộc bài, làm các bài tập trong SBT. - Xem trước bài 22 “ Dẫn nhiệt”. - Nhận xét & đánh giá tiết học. - 2-3 HS đọc phần ghi nhớ. - Ghi nhận.
Tài liệu đính kèm: