Tiết 29: Sự nóng chảy và sự đông đặc (Tiếp) - Năm học 2014-2015

I/ Mục tiêu:

 1) Kiến thức:

- Nhận biết được đông đặc là quá trình ngược của nóng chảy và những đặc điểm của quá trình này,

 2) Kỹ năng:

- Vận dụng được kiến thức về sự đông đặc để giải thích một số hiện tượng đơn giản.

- Biết khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm, cụ thể là từ bảng này biết vẽ đường biểu diễn và từ đường biểu diễn rút ra kết luận.

 3)Thái độ: - Cẩn thận, tỉ mỉ

 - Yêu thích môn học

II/ Chuẩn bị:

1) Giáo viên:

 Bảng phụ vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến dựa vào bảng 25.1 SGK

2) Học sinh:

 Mỗi HS một tờ giấy kẻ ô vuông thông dụng khổ vở HS để vẽ đường biểu diễn

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1334Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 29: Sự nóng chảy và sự đông đặc (Tiếp) - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/04/2015
Tiết PPCT: 29
SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC (tiếp)
I/ Mục tiêu:
	1) Kiến thức: 
- Nhận biết được đông đặc là quá trình ngược của nóng chảy và những đặc điểm của quá trình này,
	2) Kỹ năng: 
- Vận dụng được kiến thức về sự đông đặc để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
- Biết khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm, cụ thể là từ bảng này biết vẽ đường biểu diễn và từ đường biểu diễn rút ra kết luận.
	3)Thái độ: - Cẩn thận, tỉ mỉ
	 - Yêu thích môn học
II/ Chuẩn bị:
1) Giáo viên:
	Bảng phụ vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến dựa vào bảng 25.1 SGK
2) Học sinh: 
	Mỗi HS một tờ giấy kẻ ô vuông thông dụng khổ vở HS để vẽ đường biểu diễn
III/ Hoạt động dạy học
1. Bài cũ
	- Sự nóng chảy là gì và nêu đặc điểm của sự nóng chảy?
2. Bài mới
Hoạt động GV – HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống dạy học
- Yêu cầu HS dự đoán điều gì sẽ xảy ra đối với băng phiến khi thôi không đun nóng và để băng phiến nguội dần.
- HS dự đoán.
GV đặt vấn đề vào bài học
II. Sự đông đặc
1. Dự đoán
Hoạt động 2: Tìm hiểu thí nghiệm về sự đông đặc
- Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm hình 24.1 SGK
- GV giới thiệu cách làm thí nghiệm và cách theo dõi để ghi lại được kết quả nhiệt độ và trạng thái của băng phiến như bảng 25.1 SGK
Bảng 25.1
Thời gian đun (ph)
Nhiệt độ
(t0C)
Thể rắn hay lỏng
0
86
lỏng
1
84
lỏng
2
82
lỏng
3
81
lỏng
4
80
lỏng và rắn
5
80
lỏng và rắn
6
80
lỏng và rắn
7
80
lỏng và rắn
8
79
rắn
9
77
rắn
10
75
rắn
11
72
rắn
12
69
rắn
13
66
rắn
14
63
rắn
15
60
rắn
Hoạt động 3: Phân tích kết quả thí nghiệm
- GV hướng dẫn lại cho HS cách vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian dựa vào số liệu ở bảng 25.1:
+ Trục nằm ngang là trục thời gian, trục thẳng đứng là trục nhiệt độ. Trục thời gian bắt đầu từ 0 phút, trục nhiệt độ bắt đầu từ 60oC (1cm ứng với 1 phút; 0,5cm ứng với 1oC)
+ Cách biểu diễn các giá trị trên các trục.
+ Cách xác định 1 điểm biểu diễn trên đồ thị 
+ Cách nối các điểm thành đường biểu diễn sự nóng chảy.
- Theo dõi và hướng dẫn HS vẽ
- Thu bài của một số HS và nhận xét về đố thị biểu diễn
- Treo bảng phụ biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến dựa vào bảng 25.1 SGK
- Yêu cầu HS căn cứ vào đường biểu diễn trên bảng trả lời các câu hỏi C1, C2, C3 ở trong SGK?
2. Phân tích kết quả thí nghiệm
C1: 800C thì băng phiến bắt đầu đông đặc. 
C2: 
- 0 ® 4 phút: đoạn thẳng nằm nghiêng
- 4 ® 7 phút: đoạn thẳng nằm ngang
- 7 ® 15 phút: đoạn thẳng nằm nghiêng 
C3: 
- 0 ® 4 phút: nhiệt độ giảm
- 4 ® 7 phút: nhiệt độ không thay đổi
- 7 ® 15 phút: nhiệt độ giảm
Hoạt động 4: Rút ra kết luận
- GV hướng dẫn HS chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong câu C4?
- GV kết luận về sự đông đặc và đặc điểm của sự đông đặc
- Yêu cầu HS theo dõi bảng 25.2 – Nhiệt độ nóng chảy của một số chất
- Yêu cầu HS so sánh đặc điểm của sự nóng chảy và sự đông đặc
3. Rút ra kết luận
C4:a. ... (1) 800C ... gọi là nhiệt độ đông 
 đặc ... (2) bằng ... 
 b. ... (3) không thay đổi. 
Kết luận:
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc
- Phần lớn các chất đông đặc ở một nhiệt độ xác định
- Trong thời gian đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi 
 Nóng chảy
 ( ở nhiệt độ xác định )
Rắn
Lỏng
 Đông đặc
 ( ở nhiệt độ xác định )
Hoạt động 5: Vận dụng
- Sử dụng những kiến thức đã học hoàn thành các câu hỏi C5, C6, C7
III. Vận dụng
C5 : Nước đá . 
+ 0 ® 1 phút: nhiệt độ của nước đá tăng dần từ –4oC ® 0oC . 
+ 1 ® 4 phút :nước đá nóng chảy, nhiệt độ không thay đổi . 
+ 4 ® 7 phút : nhiệt độ của nước tăng dần .
C6 : + Đồng nóng chảy : từ thể rắn sang thể lỏng, khi nung trong lò đúc .
 + Đồng lỏng đông đặc : từ thể lỏng sang thể rắn, khi nguội trong khuôn đúc .
C7 : Vì nhiệt độ này là xác định và không thay đổi trong quá trình nước đá đang tan
Hoạt động 6: Giao nhiệm vụ về nhà
- Nắm nội dụng ghi nhớ của bài học.
- Làm các bài tập còn lại trong SBT.
- Đọc trước bài “ Sự bay hơi và ngưng tụ”

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 25. Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo) (3).doc